- Biển số
- OF-158680
- Ngày cấp bằng
- 29/9/12
- Số km
- 407
- Động cơ
- 354,076 Mã lực
Hóng cũng thấy hay hay, các cụ tiếp đi ạ
Tư liệu được cho là cổ nhất tính đến thời điểm này về tháp Rùa là của Paul Bourde, phóng viên thường trú báo Le Temps tại Hà Nội. Trong cuốn Từ Paris đến Bắc Kỳ (De Paris au Tonkin - Paris, 1885), Paul Bourde mô tả tháp Rùa như sau: “Ở đằng xa trên một hòn đảo có một cái chùa khác mang hình tháp, một công trình kiến trúc ba tầng của chủ hiệu bánh người Hoa”
Cuốn Những ngôi chùa Hà Nội (Les pagodes de Hanoi - xuất bản năm 1887) của Gustave Dumoutier (1850-1904) là tư liệu thứ hai về tháp Rùa. Tác giả viết: “Đó là một công trình bé nhỏ có nhiều tầng, các vòm cửa hình cánh cung nhọn, công trình này mới có khoảng chục năm nay. Nó được xây dựng trên vị trí một ngôi đền nhỏ trước đó thờ thần hồ. Bên trong, trên tường sơn hai chữ Vinh-Bao, là tên của viên quan đã xây công trình này. Ông ta trước đây ba năm làm Tri phủ phủ Thường Tín rồi về làm Thương biện phủ Hoài Đức, sau dính vào một vụ chính trị nên năm 1886 bị cách chức và quản thúc ở Hà Nội. Trên đỉnh công trình, một bên có chữ Vong-dinh và bên kia chữ Qui-son thap”. Ngoài ra còn tìm thấy một tấm bản đồ về sông hồ Hà Nội, bắt đầu vẽ từ tháng 12.1884, hoàn thành vào tháng 5.1885, không ghi ai vẽ, ngay sát tháp Rùa họ chú thích tháp Ba Kim bằng chữ Pháp.
Về tư liệu bằng chữ Việt viết “có đầu có cuối” nằm trong hai cuốn sách là Cổ tích và thắng cảnh (NXB Văn hóa, H.1959) của Doãn Kế Thiện, Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn (NXB Trẻ, năm 2003) của Nguyễn Vinh Phúc. Doãn Kế Thiện (1891-1965) là nhà báo, dịch giả chữ Hán, người nghiên cứu Hà Nội và là nhà Nho hoạt động cách mạng. Về tháp Rùa, cụ viết: “Gò Rùa là nơi chúa Trịnh dựng Tả Vọng đình để làm nơi nghỉ mát trong mùa hè. Năm 1884, một tên tay sai của thực dân Pháp là Bá Kim hay Thương Kim tin thuyết phong thủy nói gò này là kiểu đất “vạn đại công khanh” để được hài cốt tiền nhân vào đó con cháu sẽ muôn đời nối nhau làm quan cao chức trọng... Y dùng riêng một số tay chân làm thợ nề dự định ngay đêm khai móng chờ đến khuya tối giời, đem hài cốt cha mẹ để sẵn trong hai cái quách nhỏ ngầm chôn xuống giữa gò, rồi lấp kín định hôm sau sẽ xây thành nền tháp cao. Việc y làm rất kín đáo, tưởng không ai biết... nhưng một việc xảy ra không ngờ. Sáng hôm sau, y hớn hở cùng người nhà và thợ nề vừa ra tới gò thì bỗng kêu trời và ngã ra, hai cái quách gỗ bị quật lên từ lúc nào chỉ còn quách không, hai bộ hài cốt đều không thấy đâu nữa. Không thực hiện được âm mưu, nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp, không thể bỏ được y đành phải cắn răng tiếp tục làm cho xong việc. Riêng thực dân Pháp thì thưởng công cho y bằng cách gọi tên tháp ấy là tháp Bá Kim...”. Phần tháp Rùa trong Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn của Nguyễn Vinh Phúc khá đầy đủ, từ kiến trúc đến chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Ông Nguyễn Vinh Phúc (1927-2012) là nhà giáo, viết nhiều sách về Hà Nội và người ta gọi ông là nhà Hà Nội học. Ông Phúc đưa ra nhận định khi cho rằng Bonnal viết sai chữ Kim thành chữ Kiem và Nguyễn Hữu Kim chứ không phải Nguyen Huu Kiem. Ông kể đã được xem gia phả của chi trưởng và gia phả của chi thứ năm dòng họ Nguyễn Hữu ở làng Cựu Lâu (nay là khu vực Tràng Tiền, Hàng Khay) nên có thêm một số chi tiết mới: Bá Kim tên thật là Nguyễn Hữu Kim (1832-1901), có tên khác là Liên (Nguyễn Hữu Liên), hiệu Chu Ái. Bá Kim là hào mục làng Cựu Lâu được hàm Bá hộ, ông có một cửa hàng bán đồ khảm trai tên là Vĩnh Bảo... Trong tư liệu của người Pháp và Doãn Kế Thiện, không có một chữ nào đề cập đến chỗ ở, quê quán của Ba Ho Kiem, Vinh-Bao, Nguyen Huu Kiem hay Bá Kim, Thương Kim. Còn theo những trang viết của Nguyễn Vinh Phúc thì Ba Ho Kiem, Nguyen Huu Kiem, Vinh-Bao chỉ là một người và người đó tên là Nguyễn Hữu Kim, gọi theo chức quan là Bá Hộ Kim người làng Cựu Lâu.
Thì anh em ta đang ở cà phê mà. Cũng là chém giólần đầu nghe nói đến tháp rùa bị yểm,có thật hay lại trà đá chém gió ?
Thì anh em ta đang ở cà phê mà. Cũng là chém gió
Có ông đọc thần chú mấy câu nên Kim đồng hồ bị rơi đóaKim đồng hồ trên bưu điện hồ HK vừa bị rơi các cụ ạ , kinh quá
Ông chả chịu theo dõi gì cả, cụ ý chém tơi bời ở mấy trang trc kìaCụ 3c vào chém đê, thớt dài rùi
May mà không ai bị làm sao vì muộn rồi , bây giờ vẫn chưa có ai đến chuyển kim đi , nhìn xa thì bé lại gần to phết các cụ ạ . Có khi mai lại lên thời sự VTV cũng nênCó ông đọc thần chú mấy câu nên Kim đồng hồ bị rơi đóa
Ô cái này giờ em mới được nghe, hóng tiếp cụ 3cCó một lần em cũng nghe nói về vụ ở hồ gươm, vụ này xảy ra lâu rồi. Em chỉ nghe kể lại chứ không rõ thực hư. Nghĩa là sau khi đoàn văn công khựa mất mạng ở hồ tây năm 1955 thì vào đầu năm 1957, khựa cũng cử một đoàn văn công nữa đến mềnh. Nhưng biểu diễn lần này là ở hồ gươm chứ không ở hồ tây nữa. Lần này họ chọn buổi tối, không chọn ban ngày như ở hồ tây. Sau khi biểu diễn ở đền ngọc sơn xong thì đoàn này nghỉ và đi ăn tối. Sau hôm sau dân quanh đấy thấy có 3 người văn công bị chết đuối ở Hồ và dạt về phía tháp báo ân. Các cụ già nói là do tối khuya, có 1 thuyền độc mộc chở 3 người này ra hồ. gần đến gò thì thấy thuyền bị lật và sáng hôm sau mới thấy. Có điều là theo sách khưạ nói thì dưới hồ gươm chỉ cần để lá bùa gì đó em không rõ, chèn theo một cái cọc đồng là 0,99mm cắm thẳng xuống đúng vị trí đánh dấu của nó là coi như xong việc. Mà chính cái khó của mấu tay khựa là từ cái vị trí đánh dấu đấu có một mạch ngầm đấu thông với chùa gì mà bg là trụ sở UBTP. Mạch đấy gọi là mạch ngầm, đủ một người đi được. Còn 3 người mà chết đấy khưạ lôi đi luôn. Ds hình như là đều là quân nhân, làm ở cục chính trị của qđ khưạ. nếu chính ra thì cái mà mạch kéo dài từ hồ gươm đến UB bg thi nơi trấn đấy trùng với vườn hoa lý thái tổ, ngay dưới tượng cụ Lý ạ, em hóng thế, không rõ thực hư, có cụ nào giải ngố em tý