Những cách thất bại của nhà đầu tư cá nhân (từ giờ em sẽ gọi tắt là nhà đầu tư cho đỡ mất công gõ):
Các nghiên cứu trong trường phái "tài chính hành vi" đã đưa ra các khái niệm gọi là illusions - ảo tưởng (từ ảo tưởng này rất là hay, vì là ảo tưởng thì nó giống như là đang mơ, rất là đúng, rất là đẹp nhưng thực tế khi thức dậy nó mới đau đớn ) của nhà đầu tư, em thấy có một số tác giả Việt Nam dịch lại các nghiên cứu này rồi đặt cho cái tên là "sai lầm của nhà đầu tư" hay "thói quen của nhà đầu tư" v.v...thực ra cũng là một. Nhưng ở Việt Nam hay có cái thói quen là khi sử dụng kết quả của người khác thì giấu béng nó nguồn đi nên nhiều người tưởng đây là các nghiên cứu riêng tại Việt Nam nhưng thực ra toàn là đi lấy ở chỗ khác về cả .
Có nhiều loại illusions - ảo tưởng, tuy nhiên ở đây em chỉ chọn ra một vài thứ gần với thị trường Việt Nam, các cụ, mợ đọc xong thử sờ tay lên gáy xem nó có giống mình không nhé
- Loại thứ nhất gọi là "Representativeness" - ảo tưởng về một mô hình, một khuôn mẫu. Cái ảo tưởng này xuất hiện khi nhà đầu tư đang có được một vài thành công nhất định, thế là họ nghĩ mình đã phát minh ra 1 công thức, 1 mô hình hoặc 1 bí kíp để chiến thắng thị trường, để mà "dỡ nhà thằng khác về làm chuồng lợn nhà mình". Thất bại sẽ đến ở đây, vì họ nghĩ là bí kíp này sẽ tiếp tục đúng trong tương lai, nhưng nhọ 1 cái là thị trường luôn biến đổi chả biết đâu mà lần, bí kíp này có thể sai ngay trong ngày mai khi các điều kiện thị trường thay đổi => thế là lên đường thôi . Cái ảo tưởng này cũng giống như trong giới lô đề có cái bí kíp kiểu như "soi biển số xe tai nạn để đánh lô", may mắn mà ăn thì suýt xoa sao đúng thế, chả may nó trượt thì lại lấy lý do nào là "nam thò, nữ thụt", rồi là "đánh lô không lộn...." nói thật là nếu đánh 1 con lô, lại thêm 1 con thò, 1 con thụt, 1 con lộn => tổng cộng là 4 con thì tỷ lệ ăn cũng cao lắm, chả cần nhìn biển xe tai nạn cũng ăn được ý chớ .
Còn ví dụ cụ thể của hiện tượng ảo tưởng trong chứng khoán là: "Ôi, tôi phát hiện ra mã XXX này đang đi hệt như đường đi của mã YYY ngày xưa, đánh tất tay là ăn đủ ". Món này rất là sai lầm, vì "không có ai tắm 2 lân trong 1 dòng sông cả", vì khách quan mà nói hiếm tìm được 2 mã cổ phiếu có trạng thái giống hệt nhau, tỷ lệ này còn hiếm hơn trúng đề, lý do vì sao em sẽ giải thích ở các phần sau.
Em lấy thêm 1 dẫn chứng về cái ảo tưởng "representativeness" dẫn đến sự thất bại thảm hại của ông bạn em. Như em đã nói ở còm trước, từ năm 2005-2007 em nhân tài khoản lên cỡ 1 nghìn lần, tuy nhiên thời đó em vẫn chỉ là con tép vì là dạng ăn theo mà thôi. Ông bạn em thành công hơn em gấp nhiều lần vì là thằng cầm cái. Công thức chung trong thời gian đó là sử dụng đòn bẩy tài chính (vay vốn) tối đa thì mới có tốc độ lợi nhuận nhanh như thế được, cái này ai đã làm tài chính, kinh tế đều hiểu. Đến 1 phi vụ cuối cùng là khi IPO chính công ty thằng bạn em, nó mới bảo là "mình đã ăn hết tất cả các nơi khác rồi, bây giờ đến đúng công ty mình thì là lúc thiên thời, địa lợi, nhân hòa nên mình phải tất tay" thế là ném tất cả tiền vào đợt IPO đó. Vẫn tin tưởng và sử dụng công thức cũ: tiền chỉ đủ để đặt cọc khi đi đấu giá (tỷ lệ cọc là 10% giá khởi điểm) còn nếu trúng đấu giá thì trong thời gian chờ nộp tiền sẽ bán để ăn phần chênh. Đợt đó, em trượt vì giá đấu cao quá không chịu nổi, thằng bạn em trúng. Vài tháng sau thị trường rơi, hàng không bán được, đến hạn nộp tiền là phải đi cầm cố thế chấp các kiểu, xong thị trường vẫn rơi, đến lượt ngân hàng giải chấp khoản cầm cố là về mo.
Các nghiên cứu trong trường phái "tài chính hành vi" đã đưa ra các khái niệm gọi là illusions - ảo tưởng (từ ảo tưởng này rất là hay, vì là ảo tưởng thì nó giống như là đang mơ, rất là đúng, rất là đẹp nhưng thực tế khi thức dậy nó mới đau đớn ) của nhà đầu tư, em thấy có một số tác giả Việt Nam dịch lại các nghiên cứu này rồi đặt cho cái tên là "sai lầm của nhà đầu tư" hay "thói quen của nhà đầu tư" v.v...thực ra cũng là một. Nhưng ở Việt Nam hay có cái thói quen là khi sử dụng kết quả của người khác thì giấu béng nó nguồn đi nên nhiều người tưởng đây là các nghiên cứu riêng tại Việt Nam nhưng thực ra toàn là đi lấy ở chỗ khác về cả .
Có nhiều loại illusions - ảo tưởng, tuy nhiên ở đây em chỉ chọn ra một vài thứ gần với thị trường Việt Nam, các cụ, mợ đọc xong thử sờ tay lên gáy xem nó có giống mình không nhé
- Loại thứ nhất gọi là "Representativeness" - ảo tưởng về một mô hình, một khuôn mẫu. Cái ảo tưởng này xuất hiện khi nhà đầu tư đang có được một vài thành công nhất định, thế là họ nghĩ mình đã phát minh ra 1 công thức, 1 mô hình hoặc 1 bí kíp để chiến thắng thị trường, để mà "dỡ nhà thằng khác về làm chuồng lợn nhà mình". Thất bại sẽ đến ở đây, vì họ nghĩ là bí kíp này sẽ tiếp tục đúng trong tương lai, nhưng nhọ 1 cái là thị trường luôn biến đổi chả biết đâu mà lần, bí kíp này có thể sai ngay trong ngày mai khi các điều kiện thị trường thay đổi => thế là lên đường thôi . Cái ảo tưởng này cũng giống như trong giới lô đề có cái bí kíp kiểu như "soi biển số xe tai nạn để đánh lô", may mắn mà ăn thì suýt xoa sao đúng thế, chả may nó trượt thì lại lấy lý do nào là "nam thò, nữ thụt", rồi là "đánh lô không lộn...." nói thật là nếu đánh 1 con lô, lại thêm 1 con thò, 1 con thụt, 1 con lộn => tổng cộng là 4 con thì tỷ lệ ăn cũng cao lắm, chả cần nhìn biển xe tai nạn cũng ăn được ý chớ .
Còn ví dụ cụ thể của hiện tượng ảo tưởng trong chứng khoán là: "Ôi, tôi phát hiện ra mã XXX này đang đi hệt như đường đi của mã YYY ngày xưa, đánh tất tay là ăn đủ ". Món này rất là sai lầm, vì "không có ai tắm 2 lân trong 1 dòng sông cả", vì khách quan mà nói hiếm tìm được 2 mã cổ phiếu có trạng thái giống hệt nhau, tỷ lệ này còn hiếm hơn trúng đề, lý do vì sao em sẽ giải thích ở các phần sau.
Em lấy thêm 1 dẫn chứng về cái ảo tưởng "representativeness" dẫn đến sự thất bại thảm hại của ông bạn em. Như em đã nói ở còm trước, từ năm 2005-2007 em nhân tài khoản lên cỡ 1 nghìn lần, tuy nhiên thời đó em vẫn chỉ là con tép vì là dạng ăn theo mà thôi. Ông bạn em thành công hơn em gấp nhiều lần vì là thằng cầm cái. Công thức chung trong thời gian đó là sử dụng đòn bẩy tài chính (vay vốn) tối đa thì mới có tốc độ lợi nhuận nhanh như thế được, cái này ai đã làm tài chính, kinh tế đều hiểu. Đến 1 phi vụ cuối cùng là khi IPO chính công ty thằng bạn em, nó mới bảo là "mình đã ăn hết tất cả các nơi khác rồi, bây giờ đến đúng công ty mình thì là lúc thiên thời, địa lợi, nhân hòa nên mình phải tất tay" thế là ném tất cả tiền vào đợt IPO đó. Vẫn tin tưởng và sử dụng công thức cũ: tiền chỉ đủ để đặt cọc khi đi đấu giá (tỷ lệ cọc là 10% giá khởi điểm) còn nếu trúng đấu giá thì trong thời gian chờ nộp tiền sẽ bán để ăn phần chênh. Đợt đó, em trượt vì giá đấu cao quá không chịu nổi, thằng bạn em trúng. Vài tháng sau thị trường rơi, hàng không bán được, đến hạn nộp tiền là phải đi cầm cố thế chấp các kiểu, xong thị trường vẫn rơi, đến lượt ngân hàng giải chấp khoản cầm cố là về mo.