cháu vẫn đi sau chốt đoàn .
Lê Văn Duyệt (
1763 hoặc 1764
[1] –
28 tháng 8 năm
1832) còn gọi là
Tả Quân Duyệt, là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong
lịch sử Việt Nam. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa
Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với
Tây Sơn. Khi chiến tranh kết thúc và
nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một đại thần, phục vụ hai triều vua
Gia Long (tức
Nguyễn Ánh) và
Minh Mạng.
Ông nội ông là người gốc
Quảng Ngãi, vào
Tiền Giang lập nghiệp nên ông sinh ra tại
Tiền Giang. Lê Văn Duyệt gia nhập quân đội
Gia Định, cùng chúa
Nguyễn Ánh chống lại nhà
Tây Sơn từ năm
1781. Ông cầm quân thắng nhiều trận lớn, nên nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ của quân Gia Định tới chức chỉ huy Tả Quân vào thời điểm cuộc chiến kết thúc. Sau khi
nhà Nguyễn thành lập, ông trở thành một vị quan, tướng quân giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình, nhiều lần công cán ở cả phía
Bắc thành và hai lần được cử làm
Tổng trấn Gia Định Thành.
Việc cai trị của ông đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực
Nam kỳ, khiến cho vùng này từ một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thành một khu vực bình yên và giàu có.
[2] Thêm vào đó, Lê Văn Duyệt phản đối việc nối ngôi của
Minh Mạng đồng thời bảo vệ các tín đồ
Công giáo khỏi chính sách bế quan tỏa cảng và trọng Nho giáo của nhà vua.
[3] Những việc này đã khiến ông thường xuyên xung đột với nhà vua và dẫn đến việc triều đình đã hạch tội và cho phá mộ sau khi Lê Văn Duyệt mất. Vì việc này, người con nuôi của ông là
Lê Văn Khôi đã nổi dậy
chống lại triều đình. Sau khi cuộc nổi dậy bị dập tắt, Lê Văn Duyệt tiếp tục bị truy tội đến mãi đời
Thiệu Trị thì vụ án mới được xét lại, và ông mới được phục hồi danh dự.