[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trạng thái
Thớt đang đóng

Hai Long

Xe tải
Biển số
OF-25455
Ngày cấp bằng
9/12/08
Số km
331
Động cơ
492,870 Mã lực
Tôi hy vọng đằng sau những món đồ ta công khai đang có là "hàng khủng" và "siêu khủng" nữa.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,484 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Thời điểm hiện tại, báo chí cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng được bật đèn xanh để show hàng với mục đích răn đe. Các kụ đừng lo lộ bí mật, các hình ảnh về vũ khí khái tài thì vô tư nhưng vị trí triển khai, số lượng trực chiến mới là bí mật. Đặc biệt là về Hải quân, các kụ để ý mà xem, hình ảnh về tàu HQ la liệt cũng như các hình ảnh về Trường Sa tha hồ được đăng nhưng các kụ có thấy cụ thể số lượng hoặc cách bố phòng trên đảo như thế nào đâu?
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
HỆ THỐNG TRINH SÁT ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG KOLCHUGA


Kolchuga tại MAKS-2009

Kolchuga là hệ thống trinh sát điện tử thụ động được phát triển bởi Ukraine, nó có thể phát hiện các mục tiêu bay từ khoảng cách 800km (500 dặm) ở mọi độ cao. Người ta có thể gọi Kolchuga là hệ thống radar nhưng trên thực tế nó không hẳn là radar mà là một hệ thống trinh sát điện tử. Mỗi hệ thống gồm 3 đài thu tín hiệu sóng điện từ có thể bố trí cách nhau 10km, cùng 1 đài điều khiển xủ­ lý tín hiệu trung tâm, có thể phát hiện và bám sát các loại phương tiện bay bằng việc giao hội sóng điện từ giữa 3 đài thu tín hiệu. Kolchuga có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị). Các đài thu và trạm điều khiển trung tâm đều đ­ược đặt trên khung gầm xe vận tải việt dã Kraz 6x6.

Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì nó có thể phát hiện mục tiêu từ cự ly 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt tới 620km, tuy nhiên có rất ít loại phương tiện bay ở độ cao này. Dù vậy, Kolchuga được coi là một trong những hệ thống cảnh báo sớm đường không đặc biệt hiệu quả, nó có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình hiện có hoặc sẽ đượng trang bị trong tương lai thông qua sóng vô tuyến và sóng radar phát ra từ các máy bay tàng hình này. Đồng thời, nó cũng có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình nhờ sóng điện từ phát ra từ động cơ máy bay. Hơn nữa, do Kolchuga là hệ thống cảm biến thụ động nên nó có khả năng sống sót cao vì không phát sóng nên các loại tên lửa bức xạ diệt radar không có tác dụng (do không thể nương theo cánh sóng để bay tới diệt radar).









Các chuyên gia về vũ khí cho rằng Kolchuga có tính năng vượt trội hơn so với hệ thống 85V6-VEGA tương tự của Nga. Chính vì lý do đó mà Việt Nam, cho dù đánh giá cao thiết bị của Nga, nhưng đã chọn mua Kolchuga. Hiện nay, ngoài Ukraine thì chỉ có duy nhất Việt Nam trang bị và đã triển khai 3 hệ thống trinh sát điện tử thụ động loại này.
 
Chỉnh sửa cuối:

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
3,726
Động cơ
515,857 Mã lực
Các cụ cứ lo xa. Chắc gì Vịt ta đã có chỗ vũ khí trên, chẳng qua chỉ ghép ảnh chém gió thì sao :D
E nghĩ chém gió cũng đc, miễn là biết cách, chạy đua VK với ĐK kinh tế như ta so sao voi TQ đc??? Thuê mấy ông hàng mã VN chế tạo máy bay, tên lửa..đặt rải rác Trường Xa, Khựa vớ vẩn xanh mắt ấy chứ...>:). Vui thôi, e thấy thead này bổ ích quá
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Các cụ cứ lo xa. Chắc gì Vịt ta đã có chỗ vũ khí trên, chẳng qua chỉ ghép ảnh chém gió thì sao :D
Khổ quá, nhà bác phải có tý niềm tin vào Quân đội nhân dân Việt Nam chứ.

Bổ sung thêm với các bác một tý nhé: nhà ta vẫn trang bị SAM-2/3, nhưng nó không còn là SAM-2/3 nguyên thủy nữa, và nếu được các hệ thống radar hiện đại chỉ thị mục tiêu và cảnh báo sớm thì những đồ "cũ" như vậy vẫn phát huy được uy lực của chúng.
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Theo thống kê, hiện nay VN đang thừa khoảng 2,1-2,4 triệu đàn ông < = 45 tuổi.
Con số này của TTung của là x 10 của VN.
Mức tăng trưởng KT của tung của = 8%. Của VN = 6%
Theo đúng quy luật thì khi dư thừa + KT có sự phát triển sẽ dẫn đến "war" (mặt trái của cực thịnh là suy). Có điều thời gian cũng như tính thời sự cục bộ mà nó mang lại mà thôi. Không tránh được đâu!
 

duongdat

Xe tải
Biển số
OF-2672
Ngày cấp bằng
6/12/06
Số km
243
Động cơ
565,430 Mã lực
Các cụ có nghĩ là cung cấp các thông tin về quân đội VN, các thông tin về vũ khí, xe tăng, trang thiết bị quân sự của ta ... là liên quan tới bí mật quốc gia không ạ?
Cá nhân em thì cho rằng như vậy, bởi ít nhiều các thông tin này ảnh hưởng tới quân sự - 1 lĩnh vực cần giữ bí mật tuyệt đối. Rất nguy hiểm khi đối phương biết ta sở hữu vũ khí gì, số lượng bao nhiêu. Hơn thế, lại có ảnh chi tiết như thế này, càng làm cho đối phương hài lòng.
Đôi lời cùng các cụ!
Ôi tên bác đúng là Tàu. Bác hỏi cứ như kiểu hỏi để mọi người trả lời xác thực cho bác là Việt Nam có những vũ khí trên để cho bác về làm báo cáo đấy nhỉ.

Em không dám chắc 100% nhưng em tin là Việt Nam có vũ khí gì, mua số lượng bao nhiêu kể cả từ thị trường chợ đen có khi mới từ trong ý định các bạn Tàu đã nắm được rồi. Tình báo để làm gì hả bác ? Chưa kể các loại vũ khí hiện đại nó có luật của quốc tế, mua bán phải công khai kìa. Bác yên tâm là số lượng vũ khí của mình có khi Tàu biết rõ hơn 80% quân nhân Việt đấy.

Bất kì nước nào cũng đều có hệ thống tình báo riêng để nắm bắt được lực lượng của các quốc gia đặc biệt ảnh hưởng tới mình. Việt Nam cũng phải nắm được lực lượng của Tàu thì mới biết mua vũ khí gì để đối phó lại chứ.
 

lucent

Xe buýt
Biển số
OF-3340
Ngày cấp bằng
10/2/07
Số km
679
Động cơ
562,980 Mã lực
Nơi ở
Trên đường
Báo chí mình nhiều khi cứ úp úp mở mở nhưng các cụ cứ lên hỏi anh Gu gồ kia kìa thì biết ngay VN mình mua bao nhiêu tầu ngầm, tầu chiến hay máy bay của Nga kia kìa.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Các cụ thông thạo máy bay chiến đấu cho em hỏi là sự khác nhau giữa SU-27 với SU-30MK2V như thế nào ợ ???
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Em có bản vẽ kĩ thuật đây rồi, nhưng mà chửa tìm thấy :(

SU-27


Su-30

Su-30MK2V của nhà miềng đây
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Khổ quá, nhà bác phải có tý niềm tin vào Quân đội nhân dân Việt Nam chứ.

Bổ sung thêm với các bác một tý nhé: nhà ta vẫn trang bị SAM-2/3, nhưng nó không còn là SAM-2/3 nguyên thủy nữa, và nếu được các hệ thống radar hiện đại chỉ thị mục tiêu và cảnh báo sớm thì những đồ "cũ" như vậy vẫn phát huy được uy lực của chúng.
Hoàn toàn đồng ý với bác Trùm .. nếu được dẫn đường tốt thì S75, S125 ... hoàn toàn có thể hạ bất cứ loại máy bay nào.
Tuy nhiên mấy em đồ cổ này lúc triển khai cũng lâu & lằng nhằng phết nhể ..
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,296
Động cơ
-484 Mã lực
Bổ sung thêm ảnh radar chiếu bắn 30N6MV của Đoàn tên lử&shy;a S1 (thuộc Sư đoàn PK Hà Nội):


Từ Huế trở ra, QC PKKQ hiện có sẵn hơn xxx trận địa tên lửa, khi có biến, địch sẽ khó biết trận địa thực ở đâu và trận địa giả có ra-cót ở đâu. Ra-cót (và hầu hết các loại vũ khí, trang bị có trong biên chế của QD NDVN là hàng nhà tự chế, bơm hơi, trông y như thật). Đó là chưa kể ở một số địa bàn chiến lược hiện nay ta chưa đủ quân (thời bình nên quân số rút gọn) để triển khai nhưng đã giấu sẵn các hệ thống tên lửa phòng không, có biến là đưa các kíp chiến đấu vào lôi hàng ra và có thể chiến đấu được ngay. Không quân cũng vậy, khi có biến, máy bay của ta không còn hoạt động ở sân bay căn cứ chính nữa mà chuyển đến các sân bay và vị trí giấu quân bí mật. Như này chẳng hạn:



 
Chỉnh sửa cuối:

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Tàn sát F-35: Ưu thế của máy bay Su so với máy bay Mỹ, châu Âu

3/13/2010 11:49:00 PM



Bộ quốc phòng Đài Loan lo ngại về ưu thế trên không của không quân Trung Quốc, các hãng tin dẫn báo chí Đài Loan.

Theo thông tin của bộ phận báo chí công ty Sukhoi, nhằm vãn hồi tình thế và tác động đến các chính trị gia có quyền ra quyết định, giới quân sự Đài Loan đã cho rò rỉ thông tin từ báo cáo mật của Bộ quốc phòng Đài Loan lên báo Liberty Times với những đánh giá về các cơ hội của không quân Đài Loan khi đối đầu với không quân Hoa lục.

Theo các chuyên gia Đài Loan, các máy bay tiêm kích Mirage 2000 và IDF (Indigenous Defense Fighters, do hãng Aerospace Industrial Development Corporation của Đài Loan và Lockheed Martin của Mỹ hợp tác sản xuất) của Đài Loan "không có khả năng đối chọi" với không quân Trung Quốc được trang bị các máy bay Su-27SKM, Su-30MKK và Su-30MK2.


Theo tính toán của các chuyên gia quân sự Đài Loan, các máy bay tiêm kích Nga kiểu Su-30МК vượt trội 2,8 lần so với Mirage 2000 và 1,7 lần so với IDF của Đài Loan.
Các đánh giá này một lần nữa xác nhận thứ hạng cao của trường phái máy bay Nga và OKB Sukhoi. Trước đó, các máy bay Su cũng được Mỹ và đồng minh (Anh, Pháp, Australia) đánh giá cao.

Tháng 2.2004: Trong các trận không chiến huấn luyện giữa các máy bay tiêm kích hạng nặng Su-30MKI của Ấn Độ và các máy bay tiêm kích hạng nặng F-15C/D Eagle của Mỹ diễn ra tại căn cứ không quân Elmendorf (bang Alaska), các máy bay Nga đã giành thắng lợi trong 3/4 trận đánh.

Hè 2004: Trong cuộc tập trận Cope India-2004, các máy bay Su-30MKI của Ấn Độ đã một lần nữa thể hiện kết quả tuyệt vời trong các trận đánh tập chống F-15C, kể cả về sức cơ động, thiết bị trên khoang và các hệ thống vũ khí.



Năm 2005: Tờ The Times of India đưa tin, Su-30MK của Không quân Ấn Độ đã chiến thắng các máy bay tiêm kích F-16C của không quân Singapore trong cuộc tập trận chung dài 2 tuần Sindex-Ankush tại căn cứ Gwalior ở Ấn Độ. Các trận không chiến tập bắt đầu từ các trận giao đấu tay đôi giữa các máy bay tiêm kích, sau đó, mỗi bên lần lượt được thêm 1 máy bay. Như vậy, trong các trận đối luyện, có sự tham gia của đến 10 máy bay tiêm kích (5:5).

Theo các nguồn tin Ấn Độ, Su-30K của Không quân Ấn Độ đã giành thắng lợi trong 8/10 trận đánh với các máy bay tiêm kích F-15 của Mỹ, còn các máy bay Su-30MKI đã chiến thắng trong toàn bộ 10 trận đánh với các máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon của Singapore.

Hè năm 2005: Trong cuộc tập trận chung Ấn-Pháp tại Pháp, các phi công Ấn Độ lái Su-30K đã đối đầu với các kiểu máy bay mới Mirage 2000С và Mirage 2000D (lắp radar RDI). Phía Pháp kinh ngạc trước trình độ của các phi công Ấn Độ, đặc biệt là khả năng của họ thích nghi nhanh với hệ thống của NATO. Bất chấp chế độ bảo mật về kết quả tập trận, các phi công Pháp đánh giá cao sức cơ động của Su-30 bất kể kích thước lớn của chúng.

Theo báo chí Ấn Độ, một trong các phi công Pháp nhận xét rằng, "trong cận chiến, Mirage cỏ vẻ "lo lắng hơn" so với Su-30. Quyết định tấn công phải đưa ra lập tức nếu không Su-30 với sức mạnh và khả năng cơ động của nó sẽ nhanh chóng quật đổ bạn".

Năm 2006 và 2007: Tại cuộc tập trận chung Exercise Indradhanush, các phi công Ấn Độ lái Su-30MKI đã thể hiện trình độ cao trong các trận không chiến huấn luyện chống các máy bay tiêm kích Tornado F3, Hawks và Eurofighter Typhoon của Anh.


Năm 2006: Trong cuôc tập trận Cope India-2006, các phi công Ấn Độ đã đối đầu thắng lợi trong các trận đánh tập không chiến lần này là với các máy bay F-16 của Không quân Mỹ.

Năm 2008: Tại căn cứ không quân Hickam, Hawaii đã tiến hành cuộc tập trận Mỹ-Australia, trong đó Không quân Australia được mời vì họ có kế hoạch mua nhiều máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II JSF (Joint Strike Fighter) của Mỹ trị giá 16 tỷ USD.

Sau đó, các tờ báo The Australian và The West Australian của Australia dẫn nguồn từ một báo cáo mật của quân đội Australia về kết quả các trận không chiến mô hình hoá giữa các máy bay tiêm kích tối tân F-35 của Mỹ và các máy bay Su nói rằng, các máy bay Su đã đánh tơi tả, "tàn sát", bắn máy bay Mỹ "rụng như sung".

Su-30MKI
F-35
Mấy năm trước, có thông tin lọt lên mặt báo chí nước ngoài nói rằng, Malaysia chọn mua Su-30MKM của Nga để trang bị cho không quân của mình phần lớn là do tình báo Malaysia lấy được báo cáo đánh giá so sánh Su-30МК và máy bay Mỹ mà hãng Boeing thu được trong quá trình mô hình hoá tại trung tâm kỹ thuật St. Louis.

  • Nguồn: Oborona,N3.2010; arms-expo.ru.
 

zPhanAnhz

Xe tải
Biển số
OF-38344
Ngày cấp bằng
15/6/09
Số km
414
Động cơ
474,840 Mã lực


:)) Em nhớ không nhầm thì đây là cụ Trùm nhà ta nhỉ ?
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Điểm yếu của xe tăng-thiết giáp Nga trong cuộc chiến ở Chechnya

4/11/2010 11:21:00 PM

Trong cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, quân đội Nga chịu tổn thất rất lớn về tăng-thiết giáp vì chiến thuật sáng tạo của đối phương, vì những sai lầm của chính họ và cả vì những nhược điểm của xe tăng-thiết giáp Nga.


Xe tăng Nga bị diệt​

Tháng 12.1994, quân đội Nga tiến vào cộng hoà Chechnya và mưu toan chiếm Grozny, thủ đô Chechnya, trong hành tiến. Sau thất bại của đợt tiến công đầu tiên, quân đội Nga đã phải mất 2 tháng để đánh chiếm từng ngôi nhà một. Những người lính nghĩa vụ Nga mất tinh thần đã chịu tổn thất lớn bởi lực lượng vũ trang ly khai Chechnya, còn chiến tranh thì tiếp diễn đến tận hôm nay.

Trong tháng xung đột vũ trang đầu tiên, quân đội Nga đã loại bỏ 225 đơn vị tăng thiết giáp với tư cách tổn thất chiến đấu không thể phục hồi. Con số đó chiếm 10,23% lực lượng tăng-thiết giáp tham gia vào chiến dịch. Một số xe trong số đó được đưa về trường thử ở Kubinka để nghiên cứu.

Trung tướng A. Galkin, Cục trưởng Tăng-thiết giáp, ngày 20.2.1995 đã tổ chức hội nghị về kết quả nghiên cứu với sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Nga. Kết quả của hội nghị là việc Bộ Quốc phòng Nga ngừng mua tiếp xe tăng lắp động cơ turbine khí.

Chiến thuật đánh tăng-giáp của quân Chechnya

Các tay súng Chechnya được trang bị vũ khí do Liên Xô và Nga sản xuất, đa số các tay súng từng phục vụ trong quân đội Liên Xô. Toán chiến đấu của Chechnya gồm 15-20 người, chia thành các tổ hoả lực 3-4 người. Mỗi tổ gồm 1 xạ thủ súng rocket chống tăng (trang bị súng RPG-7 [B41] hoặc RPG-18), 1 xạ thủ súng máy và 1 xạ thủ bắn tỉa. Các tay súng còn lại của tổ làm nhiệm vụ vận chuyển đạn (giúp cho các xạ thủ súng rocket chống tăng và xạ thủ súng máy).

Các toán chiến đấu triển khai các tổ hoả lực của mình vào các đội săn tăng. Xạ thủ bắn tỉa và xạ thủ súng máy chia cắt bộ binh, còn xạ thủ rocket chống tăng tiêu diệt xe tăng-thiết giáp. Các đội được bố trí ở tầng 1, tầng 3, tầng 3 của các toà nhà và trong các tầng hầm.

Thông thường, 1 xe tăng bị 5-6 đội tấn công đồng thời. Xe tăng bị bắn vào nóc, vào 2 bên sườn hoặc phía sau xe. Nóc xe bị ném các chai xăng hoặc napalm. Các "thợ săn tăng" Chechnya thường tìm cách lừa các đoàn xe vào các các bẫy trên đuờng phố bằng cách tiêu diệt các xe đi đầu và đi cuối đoàn xe, sau đó lần lượt tiêu diệt cả đoàn xe.

Góc bắn thẳng đứng của pháo tăng Nga không cho phép xe tăng tác chiến chống "các thợ săn tăng" khi họ triển khai trong tầng hầm hoặc tầng 2-3, còn cuộc tấn công đồng thời của 5-6 đội làm cho các súng máy trên tăng trở nên vô dụng. Để đối phó với "các thợ săn tăng", quân Nga phối thuộc thêm các pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 và pháo phòng không 2S6 lắp trên xe tải vào biên chế các đoàn xe tăng-thiết giáp.

Những tổn thất đầu tiên của binh khí kỹ thuật Nga là do chiến thuật không phù hợp, chủ quan coi thường kẻ địch và sẵn sàng chiến đấu kém. Quân Nga tiến vào Grozny mà không bao vây thành phố và không cắt được các nguồn tiếp viện vào thành phố. Họ dự định đánh chiếm thành phố trong hành tiến, thậm chí không phải đổ bộ binh xuống chạy bộ. Do thiếu quân, các đoàn xe gồm các đơn vị hỗn hợp và đa số các xe bọc thép chở quân vận động với rất ít lính bộ binh đi cùng yểm trợ hoặc không có. Các đoàn xe đầu tiên này đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

Sau khi tái tổ chức, quân số bộ binh được tăng thêm và bắt đầu giải phóng có hệ thống từng ngôi nhà, từng khu phố. Tổn thất xe tăng-thiết giáp đã giảm đáng kể nhờ thay đổi chiến thuật. Bộ binh Nga tiến ngang với xe tăng-thiết giáp để yểm trợ và bảo vệ nó. Một số xe đã được lắp lưới thép cách thân xe 25-30 cm để chống đạn lõm của rocket chống tăng, chai cháy và bó bộc phá. Để tiêu diệt "các thợ săn tăng", quân Nga tổ chức các cuộc phục kích trên các tuyến đường tiếp cận của họ.

Điểm yếu của xe tăng-thiết giáp Nga

Phần chủ yếu xe tăng-thiết giáp bị tiêu diệt bởi vũ khí chống tăng phóng từ vai và đạn rocket chống tăng. Mỗi xe tăng-thiết giáp bị diệt phải hứng trung bình 3-6 quả đạn sát thương. Mục tiêu ưa thích của các xạ thủ rocket chống tăng Chechnya là thùng dầu và động cơ.

Xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-1 dùng để chuyên chở bộ đội đổ bộ đường không. Vì vậy, nó có vỏ giáp yếu. BMD-1 dễ bị tiêu diệt khi bị bắn vào đầu xe, sườn xe, từ phía sau và từ bên trên. Phần trước tháp có vỏ giáp tăng cường nên ít sơ hở hơn, còn phần sau thì lại sơ hở.


Những điểm yếu của xe BMD-1​
Vỏ giáp của xe chiến đấu bộ binh BMP-2 có vững chắc hơn. Tuy nhiên, vỏ giáp nóc xe yếu, còn các thùng dầu nằm ngay ở các cửa hậu, lái xe cũng sơ hở.


Những điểm yếu của xe BMP-2​
Xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-70 cũng sơ hở ở những vị trí giống như xe BMD và BMP.


Những điểm yếu của xe BTR-70​
Trong tháng giao tranh đầu tiên ở Chechnya, 62 xe tăng Nga đã bị tiêu diệt. Hơn 98% (tức là 61 xe tăng) đã bị tiêu diệt khi bị bắn vào các khu vực không được giáp phản ứng nổ bảo vệ. Tại Chechnya, Nga đã sử dụng các xe tăng Т-72 và Т-80. Chúng không sơ hở khi bị bắn chính diện bởi vì đầu xe được bọc giáp tốt và bảo vệ bằng giáp phản ứng nổ.


Những điểm yếu của xe tăng T-72 (trên) và T-80 (dưới)​
Xe tăng bị tiêu diệt bởi các quả đạn bắn vào sườn xe, phía sau và nóc xe, cửa nắp của lái xe. Ở giai đoạn đầu xung đột, đa số các xe tăng tham gia chiến đấu không có giáp phản ứng nổ. Chúng đặc biệt dễ bị tấn công tiêu diệt, kể cả khi bị bắn chính diện.

Kết luận

Các tay súng Chechnya đã sáng tạo ra những thủ đoạn hiệu quả tiêu diệt xe tăng-thiết giáp Nga trên đường phố một thành phố lớn. Nhiều trong số các thủ đoạn này có thể được quân đội các nước khác áp dụng để tác chiến chống xe tăng-thiết giáp do Nga sản xuất trong các trận đánh đô thị. Đó là các thủ đoạn:

  1. Các đội săn tăng phải được biên chế 1 xạ thủ súng máy và 1 xạ thủ bắn tỉa để bảo vệ xạ thủ súng rocket chống tăng chống bộ binh.
  2. Các vị trí phục kích diệt tăng phải được chọn tại các vùng của thành phố hạn chế sự di chuyển của xe tăng-thiết giáp như theo các kênh hẹp.
  3. Vị trí phục kích phải bảo đảm cắt đứt đường rút và khoá chặt các xe tăng-thiết giáp tại khu vực tiêu diệt.
  4. Cần sử dụng mấy đội, bố trí các đội đó ở các mức độ cao khác nhau - trong tầng hầm, trên các tầng 1-3 của các toà nhà. Việc sử dụng RPG-7 và RPG-18 gặp khó khăn là do luồng phụt phản lực của súng, chớp lửa của phát bắn và tốc độ bắn thấp. Để tiêu diệt chắc chắn xe tăng-thiết giáp, các đội khác nhau phải đồng thời phóng 5-6 quả đạn. Rõ ràng là vũ khí chống tăng của các trận đánh đô thị tương lai phải loại có nhiều đạn, các dấu hiệu gây bộc lộ, lực giật hậu và trọng lượng ở mức tối thiểu, khả năng bắn từ không gian kín.
  5. Cần bắn xe tăng-thiết giáp từ trên cao, từ 2 bên sườn và từ phía sau. Các phát bắn vào phần giáp đầu xe là không hiệu quả và chỉ làm lộ xạ thủ súng rocket chống tăng.
  6. Trước hết phải tiêu diệt các pháo phòng không tự hành phối thuộc đi cùng xe tăng-thiết giáp.
Nguồn: Russian-Manufactured Armored Vehicle Vulnerability in Urban Combat: The Chechnya Experience / Lester W. Grau, Foreign Military Studies Office, Fort Leavenworth, KS. // Red Thrust Star, January 1997

Các loại xe tăng & thiết giáp nói trên đều được trang bị trong lực lượng Tăng-Thiết giáp của VN. Không hiểu khi có chiến nổ ra thì mấy anh nhà mình tính sao đây?^:)^^:)^^:)^
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực

Các loại xe tăng & thiết giáp nói trên đều được trang bị trong lực lượng Tăng-Thiết giáp của VN. Không hiểu khi có chiến nổ ra thì mấy anh nhà mình tính sao đây?^:)^^:)^^:)^

Chiến với ai vậy cụ?
Đánh bộ binh và thiết giáp có chăng đánh với Khựa (trộm vía), thì đồ Nga lại táng hàng Nga, có nhái cũng vẫn là hàng Nga.
Thằng nào có chiến thuật tốt hơn thì thắng thôi ạ (cùng uy lực).
 

USSR

Xe hơi
Biển số
OF-26598
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
129
Động cơ
488,690 Mã lực
Tin vỉa hè: Hàng mới nhập!


Hệ thống tên lửa đa năng mọi thời tiết Khrizantema-S

4/19/2010 7:55:03 AM

Hệ thống tên lửa đa năng mọi thời tiết, ngày đêm Khrizantema-S dùng để tiêu diệt xe tăng hiện đại và tương lai, kể cả xe tăng được lắp giáp phản ứng nổ, tàu nổi cỡ nhỏ, mục tiêu bay thấp, các công trình phòng ngự, sinh lực trong công sự và ở địa hình trống trải.


Các ưu điểm:

- khả năng tác chiến chống tăng-thiết giáp cả ngày lẫn đêm, trong điều kiện thời tiết tốt và xấu và khi có khói bụi;

- dẫn tự động tên lửa đến mục tiêu bằng kênh radar;

- có kênh điều khiển thứ hai kiểu bán tự động;

- khả năng đồng thời bắn 2 mục tiêu;

- thời gian bay ngắn nhờ tên lửa có tốc độ siêu âm;

- khả năng chống nhiễu vô tuyến và hồng ngoại cao;

- độ chính xác và tốc độ bắn cao;

- các phần chiến đấu có hiệu quả cao.


Tính năng kỹ-chiến thuật:

- Tầm bắn tối đa (suốt ngày đêm), m: 6000

- Tốc độ bay của tên lửa: siêu âm

- Hệ dẫn: Kết hợp
+ tự động bằng tia radar sóng mm;
+ bán tự động bằng tia laser.

- Khung gầm: BMP-3

- Số lượng tên lửa trên giá đạn: 15

- Nạp đạn cho bệ phóng: tự động
Cho phép tiêu diệt các mục tiêu bọc giáp nhẹ, tàu xuồng, công trình công binh, sinh lực, khả năng bắn đồng thời 2 mục tiêu, chống nhiễu vô tuyến và hồng ngoại có tổ chức và không có tổ chức.
1 trung đội Khrizantema-S với 3 xe chiến đấu có khả năng đẩy lùi cuộc tấn công của 1 đại đội tăng 14 chiếc, tiêu diệt không dưới 60% số tăng này.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top