[Funland] Hình ảnh vũ khí, trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trạng thái
Thớt đang đóng

dangnam0511

Xe máy
Biển số
OF-43413
Ngày cấp bằng
16/8/09
Số km
54
Động cơ
465,090 Mã lực
Hiện S-300 nhà ta mang tính răn đe là chủ yếu. Còn nhiệm vụ chính của nó là:
- Đánh chặn tên lửa đường đạn chiến thuật
- Đánh máy bay tàng hình và các loại máy bay khác ở cự ly xa.

Còn đạn ấy hả: 72 x ... = yyy quả. Trong tương lai không xa (3-5 năm tới), QC PK-KQ sẽ phát triển từ 2 trung đoàn (trung đoàn thiếu) thành 2 lữ đoàn Favorit (lữ đoàn thiếu), mỗi lữ đoàn sẽ trang bị ít nhất 2 tổ hợp S-300PMU1+++.

Chỗ to to đỏ đỏ : em tưởng bây giờ vẫn chỉ là baterry = tiểu đoàn thôi chứ ạ???

Mà bác tất bật với bên TTVNOL + quansu thế mà vẫn có thời gian lọ mọ bên này ạ.:D(b)
P/S : Giờ đã là S-300PMU1+++ rồi mà ạ, lên Favorit thì phải là S-300PMU2+ chứ ạ?
 

dangnam0511

Xe máy
Biển số
OF-43413
Ngày cấp bằng
16/8/09
Số km
54
Động cơ
465,090 Mã lực
Khổ, kụ phải biết là biết bao dự án, đề tài về vũ khí, khí tài mà các bác nhà ta thiết kế đều có một điểm chung là.... dek sx hàng loạt được và công nghệ thì... Tuy nhiên, cũng có những cái ngon, đơn cử là cái rada Rau muốn VN mà kụ Òm đã phọt trên kia đấy, Vịt nghiên cứu và sx 100%. Còn phần lớn các đề tài khác đều dùng để xây nhà, mua xe và... cho con đi du học;)
Không phải thế cụ ạ, mà là VN mua về và cải tiến thôi.
Còn có cụ hỏi là Vn hết nhân tài rồi hay sao thì không phải ạ. Các dự án nghiên cứu sx vũ khí thì 1 phần như cụ pain nói, 1 phần là do mặt bằng trình độ công nghiệp nặng của Vn hiện giờ đang rất rất thấp, các ngành công nghiệp như luyện kim, cơ khí chính xác, tự động hóa... hầu hết so với thế giới vẫn chỉ là con số 0 thôi ạ. Thực tế à như thế, tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng chế/cải tiến được 1 số thứ hay phết đơn giản, tiết kiệm nhưng rất hiệu quả.(b)
 

David_BaoMinh

Xe hơi
Biển số
OF-47883
Ngày cấp bằng
2/10/09
Số km
120
Động cơ
460,980 Mã lực
Cũng nhiều thứ hiện đại nhưng mà số lượng còn khiêm tốn quá các cụ nhể? 02/09 năm nay em nghe nói duyệt binh tai HN, hy vọng tận mắt chứng kiến các vũ khí hiện đại nhất của quân đội ta. chứ biển đông nó suốt ngày đe dọa thì tâm trí đâu mà làm ăn :)
 

polizia

Xe container
Biển số
OF-13671
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
7,809
Động cơ
634,779 Mã lực
Nơi ở
3801
Giờ mà cho xe tăng tàu bò diễu binh xong thì các bác bên bộ GT sướng lắm, lại có dự án cải tạo 1 loạt con đường.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Thì Kụ cứ ra đường Lăng mà xem , vẫn còn vết mơh mờ của xích xe tăng duyệt binh năm 85 đấy. Sau 2- 9 này, em phải tìm cửa chạy vào Bộ GT_VT phát, kiếm bộn>:D<

P/S: Xin lỗi kụ Òm, em spam tố bích của kụ. Kụ tới đê, em ủng hộ. Vodka cái lào\:D/
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực

Chỗ to to đỏ đỏ : em tưởng bây giờ vẫn chỉ là baterry = tiểu đoàn thôi chứ ạ???

Mà bác tất bật với bên TTVNOL + quansu thế mà vẫn có thời gian lọ mọ bên này ạ.:D(b)
P/S : Giờ đã là S-300PMU1+++ rồi mà ạ, lên Favorit thì phải là S-300PMU2+ chứ ạ?
Không phải là tiểu đoàn (battalion) mà là "Đoàn tên lửa S": Đoàn ở đây là Lữ đoàn, tuy nhiên do biên chế thiếu nên chỉ huy của Đoàn tên lửa S này là 1 đồng chí thượng tá. Còn baterry là khẩu đội = 1 xe mang bệ giá phóng.
Hệ thống tên lửa phòng không Favorit chỉ huy cùng lúc nhiều tổ hợp S-300PMU1 hoặc S-300PMU2, thế nên mói gọi là S-300PMU1+++. Mà S-300PMU1 hoàn toàn có thể nâng cấp lên chuẩn PMU2.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Không biết em F117 có thể tích hợp tên lửa chống rada HARM không, nếu có thì đúng là e ra da này nguy thật. Tầm 72km mới phát hiện & khóa phần tử bắn được thì e kia nó cũng có thể xác định được chính xác tọa độ của tiểu đoàn rada để gọi tên lửa hành trình hoặc trực tiếp phang HARM vào.
Các cụ cho hỏi tầm của các loại HARM trên thế giới là bao nhiêu ạ, có loại nào xa hơn tầm 72km này không ???
F117 khác gì 1 em ném bom đâu ợ
việc nó vác 1 em harm cũng chỉ là vác 1 em không đối đát bình thường
vấn đè đặt ra là với chỉ 72km phát hiện nó thì hơi khoai vì tầm của AGM-88Harm là 90km
hình như có khá nhiều loại là anti radiation nhưng nổi nhất là Harm highspeed anti radiation missile do Mỹ và ý hợp tác và Alarm air launched anti radar missile do anh và tây ban nha hợp tác
ngoài ra còn kha khá các phiên bản taqàm ngắn gắn trên trực thăng và cả tầm xa để lắp cố định hay trên xe
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
:)) Taị cụ ý làm bên quân đội nên em mới hỏi chớ ! TQ mấy chục năm trước đã nhái được máy bay MiG-17-19 giờ chả lẽ chúng ta không làm được ? VN không còn nhân tài sao ?
Em đố cụ tìm ra cho em được 1 ai đáng gọi là nhân tài người Việt bây giờ đấy. Nhân có tài mấy thì cũng phải được đào tạo ngon lành, thế mà cái ngành cơ bản nhất là giáo dục thì ra sao? Cơ bản không có thì đào đâu ra nhân tài? Thêm nữa, Vịt bây giờ cả đám ai cũng chỉ quan tâm đến quyền lợi, từ trên xuống dưới. Mấy ai quan tâm đến phát triển cho bằng anh bằng em đâu. Thế thì kể cả có tài nó cũng thui chột mị nó hết. Rã đám thôi cụ ạ.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em đố cụ tìm ra cho em được 1 ai đáng gọi là nhân tài người Việt bây giờ đấy. Nhân có tài mấy thì cũng phải được đào tạo ngon lành, thế mà cái ngành cơ bản nhất là giáo dục thì ra sao? Cơ bản không có thì đào đâu ra nhân tài? Thêm nữa, Vịt bây giờ cả đám ai cũng chỉ quan tâm đến quyền lợi, từ trên xuống dưới. Mấy ai quan tâm đến phát triển cho bằng anh bằng em đâu. Thế thì kể cả có tài nó cũng thui chột mị nó hết. Rã đám thôi cụ ạ.
Kụ cho em cái tiêu chí đánh giá thế nào là người tài cái?b-) Kụ nói thế e rằng bi đát quá nhưng em cho là còn rất nhiều người tốt đang tâm huyết tuy nhiên họ buộc phải nương theo đà của xã hội nên họ âm thầm cống hiến thôi.
 

GTS

Xe tăng
Biển số
OF-8235
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
1,158
Động cơ
549,220 Mã lực
Các cụ lại chuyển đề tài rồi à, em nghĩ các cụ đều là những người tâm huyết mới post bài như thế.
Nhưng ra off (b) hợp hơn kẻo hỏng cái thớt hay.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
F117 khác gì 1 em ném bom đâu ợ
việc nó vác 1 em harm cũng chỉ là vác 1 em không đối đát bình thường
vấn đè đặt ra là với chỉ 72km phát hiện nó thì hơi khoai vì tầm của AGM-88Harm là 90km
hình như có khá nhiều loại là anti radiation nhưng nổi nhất là Harm highspeed anti radiation missile do Mỹ và ý hợp tác và Alarm air launched anti radar missile do anh và tây ban nha hợp tác
ngoài ra còn kha khá các phiên bản taqàm ngắn gắn trên trực thăng và cả tầm xa để lắp cố định hay trên xe
Thế thì dùng Rada thông thường mà phang F117 đã khoai, với loại mới chim ăn thịt lại càng khoai nhể ... hic.
Đành trông chờ vào hàng rào tiêm kích đánh chặn thoai ... mà nhà mình lại chủ yếu là cụ cao niên Mig21 ...
 

anhcobra

Xe container
Biển số
OF-11567
Ngày cấp bằng
13/11/07
Số km
7,421
Động cơ
598,343 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
người trong giang hồ
Các cụ trên nói cứ như là hiểu chân tơ kẽ tóc từng vẫn đề, từng ngành nghề của xã hội ý nhể, em nể lắm
 

tenlua

Xe hơi
Biển số
OF-64133
Ngày cấp bằng
15/5/10
Số km
135
Động cơ
438,810 Mã lực
Không phải là tiểu đoàn (battalion) mà là "Đoàn tên lửa S": Đoàn ở đây là Lữ đoàn, tuy nhiên do biên chế thiếu nên chỉ huy của Đoàn tên lửa S này là 1 đồng chí thượng tá. Còn baterry là khẩu đội = 1 xe mang bệ giá phóng.
Hệ thống tên lửa phòng không Favorit chỉ huy cùng lúc nhiều tổ hợp S-300PMU1 hoặc S-300PMU2, thế nên mói gọi là S-300PMU1+++. Mà S-300PMU1 hoàn toàn có thể nâng cấp lên chuẩn PMU2.
Nếu là "Đoàn tên lửa" mà chỉ có 2 tổ hộp S-300PMU1 với tổng cộng 12 xe phóng thì lạm dụng từ "đoàn " quá mà đoàn thì phải cho ra đoàn chứ "đoàn" mà thiếu tùm lum thế thì đúng là tự nâng mình thôi

1 tiểu đoàn S-300 phải có 16 xe phóng mới là tiểu đoàn được . Bác cứ nhìn biên chế của TQ là thấy, 1 tiểu đoàn S-300 của nó phải có tới 16 xe phóng, 2 tiểu đoàn với tổng cộng 32 xe phóng mới là 1 trung đoàn . Bởi vậy những bài viết về biên chế S-300 của TQ mới nói là S-300 của TQ với tổng cộng 160 xe phóng chia ra làm 10 tiểu đoàn

Trong khi đó hầu hết các bài viết về S-300 của VN chỉ dùng từ "battery" thôi, chứ chưa ai xài từ battalion cả
Theo biên chế S-300 quốc tế thì 1 battery = 8 xe phóng, 2 battery = 1 battalion (tiểu đoàn), và 2 battalion = 1 regiment (trung đoàn) , S-300 của VN cũng chỉ ở dạng battery thôi
 

USSR

Xe hơi
Biển số
OF-26598
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
129
Động cơ
488,690 Mã lực
Triển vọng hợp tác quân sự Việt-Nga: Việt Nam sẽ chi 4 tỷ USD để hiện đại hoá hệ thống phòng không quốc gia?

4/3/2010 6:33:00 PM



Hợp đồng bán vũ khí phòng không cho Việt Nam trị giá 4 tỷ USD là điều Nga trông đợi sau các hợp đồng cung cấp máy bay Su27SK, Su-30MK2V, tàu chiến Svetlyak, Molnya, tên lửa phòng không S-300PMU1, tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion Yakhont, tàu ngầm Kilo...


Từ trên xuống dưới: Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1,
máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2, hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm cơ động Bastion/Yakhont, tàu tên lửa Tarantul III (Molnya) Projekt 1241.8, frigate tàng hình Gepard 3.9 (Projekt 1166.1), tàu ngầm Kilo (Projekt 636)​
Ngày thứ năm, 25.3.2010, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov thông báo quyết định giúp đỡ Việt Nam về mặt quân sự. Theo lời ông, Hà Nội sẽ nhận đuợc tín dụng để xây dựng căn cứ tàu ngầm và mua sắm các vũ khí trang bị khác của Nga. Serdyukov đã đàm phán về vấn đề này với người đồng nhiệm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh. Đồng thời, Nga cũng trông chờ thêm 1 hợp đồng lớn nữa với Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đã thăm Việt Nam từ ngày 22-24.3.2010. Việt Nam hiện là một trong những nước dẫn đầu về hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga, trong tương lai có thể giữ vị trí thứ hai sau Ấn Độ về khối lượng vũ khí mua của Nga.
Bộ Quốc phòng Nga trước chuyến thăm đã nhận xét rằng, "kể từ năm 2008, lượng hàng quân dụng Việt Nam mua của Nga gia tăng bền vững".
"Năm 2008, khối lượng các hợp đồng đã ký lần đầu tiên trong suốt lịch sử hợp tác đã vượt quá 1 tỷ USD, năm 2009 là 3,5 tỷ USD, trong quý I.2010, khối lượng đã đạt trên 1 tỷ USD. Trong thời kỳ này, đã ký các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Không quân, Phòng không và Hải quân Việt Nam", - hãng Interfax dẫn nguồn cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Nga.

CHXHCN Việt Nam luôn là đối tác quan trọng trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự ban đầu là của Liên Xô, sau là của Nga. Kể từ thời chiến tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp, vũ khí Liên Xô liên tục được cung cấp cho Việt Nam, ban đầu là qua Trung Quốc, còn sau khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng thì cung cấp trực tiếp. Đỉnh cao cung cấp vũ khí trang bị diễn ra thời kháng chiến chống Mỹ 1964-1975.

Chiến tranh kết thúc, quân đội Việt Nam đứng thứ ba thế giới về quân số khi đó được trang bị vũ khí do Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ sản xuất. Vũ khí Mỹ chủ yếu là chiến lợi phẩm và vũ khí trang bị của quân đội nguỵ Sài Gòn.

Nhờ Việt Nam, Liên Xô đã nhận được một số mẫu vũ khí hiện đại của Mỹ như máy bay cường kích А-37, tiêm kích F-5, trực thăng, động cơ. Tất cả đều có ích cho công nghiệp Nga trong việc nghiên cứu kinh nghiệm của kẻ thù tiềm tàng.

Trước khi quan hệ Việt-Trung trở nên căng thẳng vào năm 1978 dẫn tới cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, trong đó Moskva đứng về phía Hà Nội, Việt Nam đã nhận được vũ khí trang bị theo 2 kênh. Sau chiến tranh chống Mỹ, kênh Trung Quốc hầu như đóng lại, mặc dù Việt Nam từng nhận được từ Trung Quốc khá nhiều vũ khí, ví dụ như các máy bay MiG do Trung Quốc chế tạo. Từ đó, Liên Xô và Nga trở thành kênh cung cấp hầu như độc quyền cho quân đội Việt Nam.

Một mặt là tuy không bị cô lập quốc tế, song vì chưa bình thường hoá quan hệ với Mỹ nên Hà Nội không thể mua vũ khí ở các kênh khác. Vấn đề bình thường hoá quan hệ với Mỹ đã được giải quyết xong vào tháng 11.2003, khi Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phạm Văn Trà thăm chính thức Mỹ. Hai bên đã đạt được các thoả thuận cụ thể về hợp tác quân sự, còn ban lãnh đạo chính trị Việt Nam đã lần đầu tiên công khai đánh giá tích cực sự tham gia của Mỹ vào việc duy trì ổn định trong khu vực. Từ đó, đa số các "cửa hàng vũ khí" ở các nước trên thế giới đã mở ra với Hà Nội, nhưng Việt Nam cơ bản vẫn thuỷ chung với các nhà cung cấp và vũ khí Nga.

Cuối thập niên1990, đầu những năm 2000, Nga đã cung cấp cho Việt Nam 36 máy bay tiêm kích Su-27SK, các hệ thống tên lửa phòng không, nhiều tàu xuồng, trực thăng, đạn dược. Tuy nhiên, một phần đáng kể vũ khí trang bị của Việt Nam hiện đã cũ, cần phải thay thế hay hiện đại hoá. Ví dụ, một phần đáng kể xe tăng là các loại T-59/T-62 của Trung Quốc, có từ trước năm 1979, và Т-54/Т-55 của Liên Xô.

Cũng có các mẫu của Mỹ như xe tăng hạn nhẹ М-42 và hạng trung М-48, cũng như các xe tăng hiện đại nhất là gần 500 Т-72 mua trong thập niên 1990 ở Ba Lan.

Tình hình cũng tương tự với máy bay chiến đấu. Phần lớn không quân là máy bay thế hệ 3 như MiG-21, MiG-23 và cường kích Su-22. Đã đến lúc thay thế các trang bị này bằng các loại hiện đại hơn.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, giai đoạn mới hợp tác Việt-Nga bắt đầu vào năm 2008, khi doanh số hợp tác kỹ thuật quân sự lần đầu tiên vượt quá 1 tỷ USD. Khi đó, theo tin của tờ Vzglyad, hai bên đã ký kết hợp đồng bán tên lửa chống hạm Kh-35U Uran để trang bị cho các tàu tên lửa của Việt Nam, các tàu cảnh giới Projekt 10410 Svetlyak và xuồng tên lửa cỡ lớn Projekt 1241 Molnya.

Tổng cộng, theo lời Bộ trưởng Serdyukov, trong năm 2008-2009, Nga và Việt Nam đã ký các hợp đồng trị giá 4,5 tỷ USD, bao gồm 12 máy bay tiêm kíchей Su-30МК2, 8 máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, các tàu tên lửa Molnya, các frigate Gepard và 6 tàu ngầm Projekt 636.

Năm 2001-2002, các xí nghiệp Nga đã nhận được hợp đồng đóng 8 xuồng tên lửa Projekt 1241.8, 2 frigate Projekt 1166.1 và 1 hệ thống tên lửa bờ biển Bastion. Nhưng có lẽ lớn nhất là hợp đồng mua 6 tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 Varshavyanka (NATO gọi là Kilo cải tiến - Improved Kilo) ký ngày 15.12.2009 trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, trị giá 2 tỷ USD.

Hợp đồng này còn bao gồm cả việc đào tạo các thuỷ thủ đoàn Việt Nam, cung cấp trang thiết bị cần thiết khác và nay là cả cơ sở hạ tầng trên bờ cho các tàu ngầm này.

Nhiều khả năng các tàu ngầm này sẽ là biến thể tiến công 636М, trang bị hệ thống tên lửa vạn năng Club-S. Ở biến thể này, tính năng của tàu ngầm tiệm cận khả năng của tàu ngầm tên lửa đa năng. Đây là hợp đồng lớn nhất kể từ hợp đồng bán 8 tàu ngầm cùng lớp ký với Trung Quốc năm 2002, và có lẽ là hợp đồng lớn nhất của Rosoboronoexport kể từ năm 2007.

Theo lời Bộ trưởng Serdyukov, thì sắp tới sẽ có cả các hợp đồng lớn về vũ khí phòng không. Trong đàm phán, phía Việt Nam rất quan tâm tới các phương tiện phòng không Nga.
"Họ quan tâm hầu như tất cả những gì chúng ta có: các hệ thống tên lửa phòng không Tor, Buk, S-300, - ông Serdyukov nói. - Có những thứ chúng ta sẵn sàng bán kể cả ngay từ số đang có (của Bộ Quốc phòng Nga)", - hãng RIA Novosti đưa tin.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga có đủ số lượng S-300 các đời đầu dư ra sau khi quân đội Nga chuyển sang các vũ khí hiện đại hơn, cũng như một số hệ thống Buk. Nhưng hợp đồng lớn có thể sẽ được ký là việc cung cấp cho Việt Nam hệ thống tổ hợp phòng không quốc gia trị giá gần 4 tỷ USD. Nếu hợp đồng này được ký, Việt Nam sẽ đứng thứ hai sau Ấn Độ trong các đối tác mua vũ khí Nga, thế chân cho Trung Quốc.

Không loại trừ, sớm hay muộn cũng xuất hiện vấn đề Nga trở lại căn cứ Cam Ranh mà quân đội Liên Xô/Nga và Việt Nam sử dụng chung trong giai đoạn 1979-2002. Năm 2001, Nga quyết định không kéo dài hiệp định với Việt Nam và rút khỏi căn cứ này trước thời hạn và tháng 5.2002, những quân nhân Nga cuối cùng đã rời Cam Ranh. Tình huống này hoàn toàn logic căn cứ vào tham vọng đưa hạm đội Nga trở lại đại dương thế giới của nước Nga.

  • Nguồn: Căn cứ cho sự hợp tác / Gennady Nechayev // VZ.-25.3.2010
 

USSR

Xe hơi
Biển số
OF-26598
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
129
Động cơ
488,690 Mã lực
Bạn có tin không? Nhưng đó là sự thật!

Việt Nam sắp đưa vào trang bị hệ thống tên lửa đất-đối-hạm siêu hiện đại Bastion (Yakhont)

3/29/2010 8:06:00 PM ;)

Trong năm 2010, Việt Nam sẽ đưa vào trang bị hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion (Yakhont), tạp chí Kanwa (Canada) đưa tin. Họ tên lửa chống hạm Yakhont (BrahMos là biến thể Yakhont do liên doanh Nga-Ấn sản xuất) là loại tên lửa hành trình chống hạm siêu âm có tốc độ cao nhất thế giới hiện nay. Với tốc độ cao và tầm bắn xa, đây là vũ khí chống hạm cực kỳ lợi hại mà hầu như không hệ thống phòng thủ hạm tàu nào có thể đối phó được. Hệ thống tên lửa chống hạm phòng thủ bờ biển cơ động Yakhont Một nguồn thạo tin trong ngành đóng tàu Nga tiết lộ với tạp chí chuyên về quốc phòng-an ninh Đông Á Kanwa rằng, Việt Nam từ năm 2010 sẽ bắt đầu tiếp nhận 1 tiểu đoàn tên lửa bờ biển chống hạm Yakhont. Đây là lần đầu tiên hệ thống tên lửa đất-đối-hạm Yakhont được Nga xuất khẩu ra nước ngoài. Hệ thống Bastion (NATO gọi là SSC-X-5), là hệ thống tên lửa đất-đối-hạm hiện đại của Nga. Cốt lõi của hệ thống tên lửa Bastion chính là tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont (NATO gọi là SS-N-26). Yakhont là tên lửa đối hạm thế hệ mới do Liên hiệp NPO Mashinostroyeniya phát triển năm 1985 từ các hệ thống như P-120 Malakhit, P-270 Moskit và P-700 Granit. Tên lửa Yakhont có chiều dài 8,9 m, đường kính 0,71 m, tổng trọng lượng 3.000 kg; được lắp 4 cánh hình tam giác ở giữa thân và 4 cánh lái nhỏ hơn ở đuôi. Khi mới ra mắt năm 1993, Yakhont lập tức đáp ứng tất cả những yêu cầu do quân đội Nga đặt ra đối với một loại tên lửa chống hạm mới: tấn công chính xác, có tốc độ siêu âm ở tất cả các giai đoạn bay, có thể phóng từ nhiều loại phương tiện mang: máy bay, tàu nổi, tàu ngầm, xe bệ phóng trên mặt đất... Đặc biệt, đây là loại tên lửa thông minh, tác chiến theo nguyên lý “bắn-quên”, nghĩa là sau khi bấm nút phóng, tên lửa sẽ tự động đi tìm mục tiêu để tiêu diệt. Sau khi được phóng đi, khi cách mục tiêu 60-80 km, Yakhont sẽ bật đầu tự dẫn radar trên khoang để tìm kiếm mục tiêu. Khi phát hiện mục tiêu và tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách 25-30 km, tên lửa ngắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng đầu tự dẫn radar ở chế độ thụ động. Lúc này, 1 tên lửa trong cả loạt (thường là 3) tên lửa Yakhont được phóng đi sẽ bay lên cao và bật radar của mình dẫn đường cho các tên lửa bay thấp còn lại tấn công mục tiêu. Hệ thống tên lửa Bastion là giải pháp phi đối xứng để các quốc gia ven biển bảo vệ tốt lãnh hải (abovetopsecret) Brahmos là biến thể của tên lửa Yakhont do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất Được trang bị 1 động cơ ramjet nhiên liệu lỏng cực mạnh và 1 động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn, Yakhont có thể đạt tốc độ bay 2,6M (3200 km/h). Với tốc độ cao, khả năng bay sát mặt biển (cách mặt biển 5-15 m), không một hệ thống phòng thủ hạm tàu hiện nay nào có thể ngăn chặn được Yakhont. Yakhont được làm bằng vật liệu hấp thụ sóng radar nên giảm được tối đa khả năng bị phát hiện bởi radar trên tàu chiến và còn được trang bị hệ thống cảnh báo radar cùng với máy tính cực mạnh có thể giúp tên lửa tự “ứng phó” với hệ thống phòng không. Với phần chiến đấu 200 kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn. Trong hệ thống Bastion, tên lửa Yakhont được phóng từ xe bệ phóng K340P SPU dùng khung gầm xe tải MZKT-7930. Mỗi xe bệ phóng K340P có trọng tải 41 tấn và có thể mang theo 2 tên lửa. Xe bệ phóng K340P Tên lửa sẽ được phóng thẳng đứng với thời gian ngắn nhất giữa 2 lần phóng là 2,5 s. Xe tiếp đạn K342 TZM cũng dùng khung gầm MZKT-7930, được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn để tiếp đạn cho xe bệ phóng K340P. Ngoài ra, toàn bộ hệ thống còn được biên chế 1 xe chỉ huy K380 MBU trọng tải 25 tấn dùng khung gầm MZKT- 65273 có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3-4 phút. Toàn bộ hệ thống Bastion có thể hoạt động kết hợp với radar trên tàu hoặc trực thăng trinh sát. Hiện nhiều nước đã đặt hàng mua hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển này của Nga, trong đó, riêng Ấn Độ đã hợp tác với Nga để sản xuất phiên bản Yakhont riêng của mình với tên Brahmos. Theo báo chí nước ngoài, Việt Nam là nước đầu tiên đưa Bastion vào trang bị. Nguồn: Kanwa, 12.09; APA, 2.3.10, 2010; ĐV, 22.5.2009
 

USSR

Xe hơi
Biển số
OF-26598
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
129
Động cơ
488,690 Mã lực
Không biết có thật không? Nhưng thôi ta cứ hi vọng!

Nga chế tạo hơn 1000 tiêm kích PAK FA: Ấn Độ mừng, Trung Quốc lo

3/14/2010 9:45:00 PM



Nga sẽ chế tạo hơn 1000 chiếc PAK FA: 200 cho Ấn Độ, 200 trở lên cho Không quân Nga và 600 để xuất khẩu sang các nước khác. Nhiều nước, trong đó có Libya và Việt Nam, muốn mua tiêm kích thế hệ 5 của Nga. Kế hoạch của Nga hợp tác với Ấn Độ lập liên doanh sản xuất tiêm kích tàng hình có thể khiến Trung Quốc lo sợ.


Thủ tướng V. Putin và Giám đốc công ty Sukhoi M. Pogosyan nationaldefense.ru​
Nga sẽ chế tạo hơn 1000 máy bay tiêm kích thế hệ 5 trong vòng 40 thập kỷ, trong đó có ít nhất 200 chiếc cho Ấn Độ - khách hàng truyền thống mua vũ khí Nga, Giám đốc công ty Sukhoi Mikhail Pogosyan tuyên bố hôm thứ sáu, tại Neww Dehli (ảnh).

Việc thử nghiệm PAK FA được trông đợi từ rất lâu đã được tiến hành vào cuối tháng 1.2010 và Pogosyan đã tuyên bố Moskva sẽ có thể cạnh tranh với tiêm kích F-22 của Mỹ vốn được chế tạo hơn 10 năm trước.

Tiêm kích PAK FA của Nga với ký hiệu Т-50 sẽ sẵn sàng cho sử dụng vào năm 2015. “Nếu nói về máy bay tiêm kích của chúng tôi thì hiển nhiên là nó có thị trường nếu như chúng tôi sẽ sản xuất hơn 1000 máy bay”, Mikhail Pogosyan nói bên lề chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nga Vladimir Putin.

“Chúng tôi có mọi cơ sở để cho rằng, trên thị trường thế giới sẽ không có sự cạnh tranh quyết liệt”, Pogosyan nói. Ông cũng cho biết, Nga sẽ sản xuất hơn 1000 tiêm kích PAK FA trong vòng 35-40 năm.

Sau chuyến bay thử đầu tiên của mẫu chế thử, Putin đã nói rằng, sẽ còn nhiều việc phải làm để hoàn thiện máy bay.

Các nhà phân tích nói rằng, kế hoạch của Nga hợp tác với Ấn Độ lập liên doanh sản xuất tiêm kích tàng hình có thể khiến Trung Quốc lo sợ. Pogosyan cho biết, thỏa thuận sản xuất chung máy bay tiêm kích đang ở giai đoạn đàm phán và không nói bao giờ hợp đồng sẽ được ký.

“Tôi cho rằng, hơn 200 máy bay sẽ được cung cấp (cho Ấn Độ). Tôi cũng cho rằng, Bộ Quốc phòng (Nga) sẽ mua không ít hơn số lượng này. Khoảng 600 máy bay tiêm kích sẽ được bán cho các nước khác”, Giám đốc Sukhoi nói. Theo các nhà phân tích, nhiều nước, trong đó có Libya và Việt Nam, đã tỏ ra muốn mua máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Nga.

“Ngoài Mỹ, chỉ có Nga thực hiện dự án thế hệ 5, trong khi người châu Âu đã từ bỏ các kế hoạch như vậy”, Pogosyan nói. “Có thể người Trung Quốc cũng sẽ cố gắng chế tạo một sản phẩm như thế, nhưng tôi nghĩ rằng, họ đang vấp phải một khối lượng lớn công việc cản trở họ chế tạo được một máy bay tiêm kích có khả năng cạnh tranh”, Pogosyan tuyên bố.
Tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50 bay thử​

Nguồn: MP, 14.3.10; inreuters.com, 12.3.10
 

tenlua

Xe hơi
Biển số
OF-64133
Ngày cấp bằng
15/5/10
Số km
135
Động cơ
438,810 Mã lực
Radar như Vostock hay Nebo chỉ có hiệu quả đánh theo kiểu phục kích thôi chứ nếu nó gặp F-15,F-16,F-16, F-18, B-2, B-52,...mang loại JASSM tầm 370 km thì radar đó tan xác ngay lập tức, mà đó chỉ là JASSM thôi, còn JASSM-ER đang phát triển có tầm tới 930 km luôn

http://en.wikipedia.org/wiki/AGM-158_JASSM
 

gia hung

Xe tải
Biển số
OF-8536
Ngày cấp bằng
19/8/07
Số km
445
Động cơ
541,980 Mã lực
thực ra tầm tên lửa xa quá thì cũng chả làm gì
càng có thời gian mà cuón gói nhanh
đánh nhau cốt ở cái sự dối trá tầm này chả ai chường mjăt ưỡn ngực đi đều bước đánh nhau như hồi napoleon cởi t..ruồng nữa
chưa kể là các bác quên là trái đất hình gì ạ ???
mà đấy chưa kể nốt là có 1 cái thông tin nho nhỏ là hình như bác Dũng có đề cập đến việc mua Mig29 fulcrum để dần thay thế mig21 bis nhà ta vẫn đang xài đồng thời sẽ đàm phán để có thêm gói nâng cấp mới nhất của mig21 từ chính Nga
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Radar như Vostock hay Nebo chỉ có hiệu quả đánh theo kiểu phục kích thôi chứ nếu nó gặp F-15,F-16,F-16, F-18, B-2, B-52,...mang loại JASSM tầm 370 km thì radar đó tan xác ngay lập tức, mà đó chỉ là JASSM thôi, còn JASSM-ER đang phát triển có tầm tới 930 km luôn

http://en.wikipedia.org/wiki/AGM-158_JASSM
Loại TL gì mà gấu thế .. bác cho tí thông tin đi
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top