[Funland] Hình ảnh về trang bị của Lực lượng phòng vệ Nhật bản

cayenneturbo

Xe tải
Biển số
OF-43837
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
443
Động cơ
468,050 Mã lực
Các cụ cứ so sánh lực lượng làm gì, nếu đơn giản chỉ là lực lượng quân sự thì khựa nó nuốt chửng ĐL lâu rồi. Em nghĩ cái chính là nó thăm dò cái hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ thực hư ra sao thôi. Hồi trước hình như cũng có lần nó dọa tương thằng ĐL, Mẽo nó cho cái tàu sân bay với 1 mớ tàu lâu nhâu đi luôn vào giữa eo biển ĐL, cách khựa chắc vài chục km. Từ đó khựa trật tự hẳn.

Từ năm ngoái đến giờ các cụ thấy ông láng giềng xấu tính dùng tàu cá thăm dò 4 phía. Bụp nhau với Hàn bị Hàn nó tóm thằng thuyền trưởng cho mấy chục năm tù. Đánh cá trộm ở vùng biển Nga bị nó bắn cho thủng lỗ chỗ, tóm mấy cái tàu. Ra TBD làm càn bị HQ Mẽo nó tóm vì tội đánh cá "trái phép". Gây chuyện với VN, với Phi. Giờ gây chuyện với Nhật. Bài cả thôi, ông nào non gan thì nó lấn tới.

So sánh hơi khập khiễng nhưng em thấy thằng khựa này chả khác gì mấy ông áo vàng nhà mình về cái khoản "rung cây dọa khỉ", Nhật lùn mà nó cứ chắc chắn, đanh thép như mấy cụ ofer nhà mình cãi áo vàng thì khựa cũng chả có vẹo gì.
Nhận định của cụ chuẩn quá**==
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Hehe nhầm nó đang hàn, lửa hàn rõ thế :).

Type 10 của Nhật nom đắp thêm giáp cũng ngộ. E này hạng trung cao nặng hơn 40 tấn, chassi nhỏ hơn Type 90



 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
MAGACH 7 của Do thái


pháo 120mm
giáp phản ứng nổ BLAZER
hệ thống kiểm soát bắn mới tinh của Elbit/EL-OP sản xuất
động cơ 910 hp General Dynamics Land Systems Division AVDS 1790-5A diesel với hộp số tự động
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
[video=youtube;5tHAnZOwTcQ]http://www.youtube.com/watch?v=5tHAnZOwTcQ&feature=player_embedded[/video]
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
806
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Viễn cảnh một cuộc đụng độ Trung - Nhật trên biển


Việc tàu Trung Quốc và Nhật Bản đụng nhau gần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, cộng với những phản ứng nóng nảy từ đôi bên đã làm dấy lên các giả thuyết về một cuộc đụng độ trên biển giữa đôi bên.

Trong tình huống xảy ra chiến tranh, Nhật Bản có thể lép vế trước một đạo quân trên biển đông đảo về số lượng của Trung Quốc, nhưng như thế không có nghĩa Tokyo đã cầm chắc phần thua.
Căng thẳng giữa 2 người khổng lồ ở châu Á tiếp tục tăng cao sau khi chính phủ Nhật Bản mua nhiều đảo tranh chấp thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ các chủ sở hữu tư nhân trong tuần này.
"Vờn nhau” trên biển
Trong động thái phản ứng với thương vụ mua bán của Nhật Bản, Trung Quốc hôm 14/9 đã điều 6 tàu hải giám vào vùng biển mà Nhật tuyên bố có chủ quyền.
Yasuhiko Oku, một quan chức thuộc lực lượng Tuần duyên Nhật Bản cho biết các tàu tuần duyên Nhật đã lập tức tiếp cận và phát tín hiệu cảnh báo, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển tranh chấp.
Nhật Bản đang kiểm soát quần đảo tranh chấp, nhưng Trung Quốc không thừa nhận việc này. Đài truyền hình CCTV của Trung Quốc liên tục phát các đoạn video cho thấy một sĩ quan trên một tàu hải giám Trung Quốc thông báo qua sóng vô tuyến, yêu cầu phía Nhật Bản rút đi. "Hành động của các anh đang đe dọa chủ quyền của Trung Quốc. Bất kỳ hành động đơn phương nào của các anh liên quan tới quần đảo Điếu Ngư và các đảo liên quan đều là phi pháp. Hãy dừng ngay hành động phạm luật. Nếu không các anh sẽ chịu hậu quả do hành động của mình gây ra" - người này nói.

Tàu Tuần duyên Nhật Bản (trên) và tàu Hải giám Trung Quốc “vờn” nhau ở gần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Trong bối cảnh một cơn bão đang tiếp cận khu vực tranh chấp, tới chiều 14/9, toàn bộ 6 tàu Trung Quốc đã rời khỏi khu vực biển cách đảo hơn 30km. Nhưng bầu không khí căng thẳng vẫn còn nguyên.
Cùng ngày 14/9, nhiều cuộc biểu tình chống Nhật đã diễn ra ở các thành phố lớn của Trung Quốc và báo chí nước này còn kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản.
Không ít giọng điệu quá khích đã xuất hiện. Tuần này, tờ báo Beijing Evening News thậm chí còn khiến dư luận kinh ngạc khi kêu gọi việc dùng vũ khí nguyên tử trong cuộc tranh chấp, cho rằng đó sẽ là giải pháp giúp đơn giản hóa tình hình. Tháng trước, khi Nhật Bản đã bắt giữ và trục xuất những nhà hoạt động Trung Quốc tìm cách đặt chân lên đảo, một vị tướng cứng rắn tên là Luo Yuan đã kêu gọi Trung Quốc triển khai 100 con tàu bảo vệ Điếu Ngư/Sensaku.
Đông hơn không có nghĩa sẽ thắng
Những giọng điệu như thế đã khiến vài nhà phân tích tính tới khả năng đụng độ trên biển giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Theo trang Foreign Policy, để một cuộc chiến trên biển nổ ra có rất nhiều yếu tố tác động, trong đó bao gồm các toan tính chính trị phức tạp. Nhưng nếu loại bỏ khía cạnh chính trị và chỉ xét trên phương diện quân sự thuần túy, Hải quân Nhật Bản hiện có trong tay 48 tàu nổi chiến đấu chủ lực. Các con tàu này được thiết kế để có thể tấn công đội tàu chính của đối phương, trong khi có thể chịu tốt các cú phản đòn. Chúng gồm những khu trục hạm mang máy bay trực thăng hay còn gọi là tàu sân bay hạng nhẹ, khu trục hạm mang tên lửa có điều khiển trang bị hệ thống điều khiển chiến đấu Aegis hiện đại tối tân, các con tàu khu trục nhỏ hơn, tàu hộ tống các loại... Ngoài ra Nhật còn có 16 chiếc tàu ngầm chạy diesel.
Ở phía Trung Quốc, Hải quân nhân dân Trung Quốc có 73 tàu chiến lớn, 84 tàu tuần tra mang tên lửa, 63 tàu ngầm. Xét về số lượng, có thể thấy Hải quân Trung Quốc đứng ở thế vượt trội áp đảo. Song số lượng có thể khiến người ta nhầm lẫn rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ giành chiến thắng, nếu xung đột nổ ra và có 3 yếu tố chính gây nên sự nhầm lẫn này.
Trước tiên, theo lời chiến lược gia Edward Luttwak, vũ khí giống như "những chiếc hộp đen bí mật" cho tới khi người ta mang chúng ra sử dụng trong chiến đấu: chẳng ai có thể biết liệu vũ khí có thể hiện được sức mạnh như quảng cáo hay không. Chiến trận, chứ không phải các thông số kỹ thuật, mới là thứ đánh giá rõ rệt nhất giá trị của một công nghệ quân sự. Trung Quốc có nhiều vũ khí hơn, không có nghĩa chúng có chất lượng cao hơn vũ khí của Nhật Bản.
Thứ hai, trong chiến tranh, con người đóng vai trò hết sức quan trọng. Những người lính biển trau dồi khả năng chiến đấu không nhờ việc ngồi trên bến cảng lau chùi vũ khí, mà nhờ vào việc thao diễn liên tục. Đội tàu của Hải quân Nhật Bản thường xuyên luyện tập một mình hoặc với hải quân các nước khác. Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc khá thụ động trong khía cạnh này. Ngoài việc triển khai tàu chống cướp biển ở Vịnh Aden hồi năm 2009, các đội tàu của Trung Quốc chỉ xuất hiện trong các cuộc thao diễn ngắn, khiến người lính có ít thời gian làm quen với môi trường chiến trận, nắm rõ công việc của họ và xây dựng các thói quen có lợi cho hoạt động chiến đấu trên biển.
Thứ ba, đụng độ trên biển không có nghĩa chỉ có các con tàu xả đạn vào nhau. Vị trí địa lý của hai người khổng lồ ở châu Á này nằm khá gần nhau. Các vùng đất của họ, kể cả những hòn đảo tiền tiêu, là những tàu sân bay không thể đánh chìm và là những trạm phóng tên lửa lý tưởng. Khi được vũ trang và tăng cường hệ thống bảo vệ, các vị trí này sẽ giúp thay đổi đáng kể cục diện của một cuộc chiến trên biển.
Canh bạc “siêu cường”
Điều quan trọng là Nhật Bản không cần phải đánh thắng Trung Quốc để giành chiến thắng trên biển. Nước này hiện đang kiểm soát Sensaku/ Điếu Ngư và tất cả những gì họ cần làm chỉ là từ chối không cho Trung Quốc có thể tiếp cận với đảo này.
Ngoài ra, Nhật Bản có lực lượng quân sự tập trung, trong khi Trung Quốc lại phải trải dài Hải quân nhằm bảo vệ đường bờ biển lớn của nước này. Các chỉ huy của Trung Quốc sẽ đối đầu với một vấn đề khó khăn: nếu họ tập trung lực lượng chống Nhật Bản, họ sẽ hở sườn ở các khu vực lợi ích khác.
Và cuối cùng, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải cân nhắc việc một cuộc chiến trên biển sẽ đẩy lùi khả năng khuếch trương sức mạnh của nước này ra sao. Trung Quốc đã đặt cược tương lai kinh tế và ngoại giao lên một đạo quân hướng mạnh ra biển. Năm 2006, chủ tịch Hồ Cẩm Đào từng ra lệnh cho các chỉ huy quân đội Trung Quốc phải xây dựng Hải quân có thể bảo vệ các tuyến đường biển huyết mạch của đất nước vào bất kỳ lúc nào.
Nhưng điều đó có nghĩa Trung Quốc sẽ cần tới rất nhiều tàu chiến. Và theo Foreign Policy, nếu Trung Quốc mất quá nhiều tàu trong một cuộc đụng độ với Nhật Bản, điều rất dễ xảy ra nếu giao tranh trên biển giữa hai người khổng lồ xuất hiện, Bắc Kinh sẽ chứng kiến động lực đi lên theo hướng siêu cường của nước này đảo ngược chỉ trong vòng một buổi chiều.
Theo TT&VH​
 

PhễuKFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-35347
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,677
Động cơ
506,018 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cuối cùng thì Nhật phải nhượng bộ tq thôi ko cưỡng được đâu sự thật tt tq quá lớn nếu nhật manh động thì coi như đi tong.
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
806
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Mợ Phễu nhầm òi, thế hỷ 21 chú có phải WWII đâu, tặng mợ thêm bài đánh giá.

Trung-Nhật đại chiến: Quý hồ tinh, bất quý hồ đa

Chuyên gia Nga dự báo kết quả xung đột quân sự Trung-Nhật có thể xảy ra.

Các chiến lược gia đánh giá cơ hội của Trung Quốc và Nhật Bản trong một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn.


Tình hình xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật bản và Trung Quốc đang tranh chấp nhau đang ngày một thêm căng thẳng. Hiện thời, các bên vẫn tránh những tuyên bố gay gắt hiếu chiến.

Các chiến lược gia quân sự đánh giá về tiềm lực quân sự của hai bên và dự báo ra sao về một cuộc xung đột quân sự giữa hai đại cường châu Á này?

Sức mạnh của các bên

Theo chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ (Nga), Tổng biên tập tạp chí Moscow Defence Brief, ông Vasily Kashin, hiện thời Trung Quốc chưa có ưu thế áp đảo về số lượng, còn về chất lượng, hạm đội Trung Quốc thua xa Hải quân Nhật Bản.

“Trung Quốc bắt đầu đóng các hạm tàu kha khá đâu đó từ năm 2007. Tất cả những gì đóng được trước đó chẳng có tác dụng gì. Họ có những tàu ngầm khá nguy hiểm đối với Nhật. Nhưng hạm đội Nhật đã được xây dựng với trọng tâm là tác chiến chống ngầm, hơn nữa là nhằm chống hạm đội Liên Xô. Tôi từng nghe thấy các chuyên gia Mỹ về chiến tranh hải quân đánh giá rằng, về mặt chiến tranh chống tàu ngầm – kinh nghiệm, trang thiết bị, phương thức thủ đoạn – hạm đội Nhật thậm chí còn trên tài Hải quân Mỹ. Cường độ huấn luyện chiến đấu trên biển cho binh sĩ tàu ngầm Trung Quốc cũng rất không ổn”, ông Kashin cho biết.

“Tình thế hiện nay của Trung Quốc cũng giống như tình cảnh của Liên Xô hồi cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Họ đang bắt đầu xây dựng một hạm đội viễn dương lớn, nhưng một là, trong quá trình đó, họ đang phải vượt qua vô số những khó khăn kỹ thuật nhỏ, hai là, họ phải thực hiện cú nhảy vọt về huấn luyện chiến đấu, chiến thuật và tổ chức. Hạm đội Liên Xô đương thời đã bắt đầu từ vị thế một hạm đội ven bờ, không có khả năng độc lập hành động ở xa bờ biển của mình, và trong suốt nhiều thập kỷ mới vươn lên thành hạm đội đại dương, còn Trung Quốc hiện nay mới chỉ ở đầu con đường này. Ngay trong những năm 1980, hạm đội Trung Quốc vẫn còn được xây dựng theo khái niệm phòng thủ gần: đó là hạm đội ven bờ với số lượng tàu chiến lớn tối thiểu, chủ yếu cấu thành từ các tàu xuồng nhỏ và một số lượng lớn pháo bờ biển. Sự phát triển hiện nay của hải quân Trung Quốc chỉ mới bắt đầu vào giữa thập niên 1990, còn những kết quả chất lượng thì điều đó mới bắt đầu mang lại chỉ vài năm trước. Sau lưng họ đơn thuần là không hề có kinh nghiệm hay trường phái cho phép họ cảm thấy tự tin”, ông Kashin nhận xét.

Phó Chủ tịch thứ nhất Học viện Các vấn đề địa-chính trị (Nga), Đại tá hải quân Konstantin Sivkov đánh giá cao hơn về khả năng của hạm đội và không quân Trung Quốc: “Về số lượng, các lực lượng quân sự Trung Quốc có ưu thế gấp hàng chục lần Nhật Bản. Quân đội Trung Quốc thời bình có quân số 2,5 triệu người, còn Nhật chỉ có khoảng 250 ngàn người. Nhưng cuộc chiến tranh giành quần đảo này (Senkaku) sẽ chủ yếu được tiến hành bằng các lực lượng của hạm đội và không quân.

Để tiến hành các nhiệm vụ tác chiến giành quần đảo này, Trung Quốc có thể huy động đến 400-500 máy bay chiến đấu, không dưới 20 tàu ngầm điện-diesel, có lẽ có đến 3 tàu ngầm nguyên tử có thể được huy động do quần đảo Senkaku ở xa biên giới Trung Quốc, một số lượng lớn tàu tên lửa nhỏ và tàu khu trục tên lửa. Nhật Bản có thể huy động chống Trung Quốc đến 150 máy bay tiêm kích chiến thuật, khoảng 10 tàu ngầm điện-diesel không hơn, khoảng 5-10 tàu khu trục và hộ vệ. Biên chế chiến đấu của hạm đội Nhật sẽ được điều động bảo vệ quần đảo này sẽ thua kém khoảng 3 lần so với lực lượng của Trung Quốc”, ông Sivkov nói.

“Lực lượng không quân chủ lực của Trung Quốc là các loại máy bay lạc hậu. Nhật Bản sẽ có ưu thế áp đảo về chất lượng. Trung Quốc không có máy bay chỉ huy/báo động sớm, Nhật Bản lại có các máy bay đó để bảo đảm khả năng kiểm soát không gian và chỉ huy không chiến, điều đó mang lại ưu thế lớn cho không quân tiêm kích Nhật Bản. Nhìn chung, có thể nói rằng, trong môi trường không gian, khả năng của Nhật và Trung Quốc sẽ là gần tương đương mặc dù Trung Quốc có ưu thế về số lượng.

Liên quan đến các lực lượng hải quân, các tàu ngầm Trung Quốc xét về tính năng chiến-kỹ thuật và công nghệ sản xuất gần tương đương trình độ thời đầu thập kỷ 1970, chúng khá ồn. Người Nhật có các tàu ngầm tiên tiến hơn và ít ồn hơn, chúng sẽ có khả năng tác chiến hiệu quả chống tàu ngầm Trung Quốc. Nhưng biên chế lực lượng tàu nổi Trung Quốc hiển nhiên sẽ vượt trội so với Nhật Bản, mặc dù họ ngang nhau về số lượng vũ khí tên lửa và tầm hoạt động”, Đại tá Sivkov đánh giá.

Dự báo thắng bại

Ông Kashin nhận định: “Chắc chắn, một cuộc xung đột quân sự tranh giành quần đảo sẽ kết thúc bằng một thất bại nhục nhã đối với họ (Trung Quốc). Nếu như xảy ra sự đụng độ của hai lực lượng ngang nhau, thì Trung Quốc sẽ hứng chịu tổn thất nặng nề và khó lòng gây ra tổn thất tương đương cho Nhật Bản. Ở thời điểm hiện tại, Nhật Bản có ưu thế nổi trội về trang bị kỹ thuật và ưu thế lớn về huấn luyện binh sĩ. Tất cả các hệ thống mới của Trung Quốc đều chưa được kiểm nghiệm, trình độ huấn luyện, chuẩn bị của các thủy thủ đoàn đặt ra những câu hỏi lớn. Hơn nữa, vũ khí của Trung Quốc thua kém tất cả những gì Nhật Bản đang có, họ cũng sẽ không thể phát huy hết tiềm năng của chúng. Chắc chắn, sẽ việc sẽ kết thúc bằng thất bại nhục nhã đối với họ, và đói với họ, điều đó sẽ rất đau đớn”.

“Hạm đội Nhật Bản là lực lượng rất đáng gờm. Nên mặc dù Trung Quốc đang có những thành tựu lớn, nhưng đến tiến đến cùng một trình độ như thế, trước hết về chiến thuật và đào tạo binh sĩ, họ sẽ phải mất nhiều năm nữa”.

Đại tá Konstantin Sivkov không tán thành với dự báo đó. Theo ông, tổn thất của Trung Quốc quả thực sẽ lớn, nhưng đơn độc Nhật Bản sẽ không ngăn được Trung Quốc.

“Một khi xảy ra xung đột, Trung Quốc phần nhiều sẽ áp dụng chiến lược tấn công, trong khi Nhật Bản định hướng vào phòng ngự, và một khi xảy ra đụng độ trực tiếp, Trung Quốc có nhiều cơ hội giành chiến thắng hơn.

Trung Quốc với ưu thế lớn về lực lượng tàu tên lửa nhỏ và tàu khu trục tên lửa sẽ có thể làm được nhiệm vụ đánh bại các cụm tàu Nhật Bản và thực hành đổ bộ. Tính tới ưu thế lớn về số lượng của Trung Quốc về không quân và lực lượng dự bị lớn, không quân Trung Quốc về tổng thể vượt trội hàng chục lần so với không quân Nhật, và Nhật Bản tất nhiên sẽ không thể kham nổi”, ông Sivkov dự báo.

Ông Sivkov cũng cho rằng, “Công tác huấn luyện binh sĩ của Trung Quốc không thua kém Nhật, thậm chí về mặt nào đó còn hơn. Khác với Nhật Bản, Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận rất ráo riết, thường xuyên, và liên tục chi nhiều kinh phí cho việc này. Bởi vậy, với trình độ huấn luyện như nhau, Trung Quốc sẽ làm được nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng không quân Nhật trên lãnh thổ nước này, cho dù là cái giá phải trả là những tổn thất lớn, nhưng sẽ làm được nhiệm vụ giành ưu thế trên không tại khu vực tiến hành đổ bộ lên quần đảo này (Senkaku)”.

Lực lượng thứ ba

Mặc dù quân số Lực lượng phòng vệ của Nhật ít hơn gần 10 lần so với quân đội Trung Quốc, Nhật còn có một ưu thế khác đó là đồng minh Mỹ mà theo hiệp ước, Mỹ phải can thiệp vào cuộc xung đột một khi Nhật Bản bị xâm lược. Và các chuyên gia đều thống nhất với nhau trong các dự báo của mình về kết cục đối đấu giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Mỹ.

Theo ông Sivkov, yếu tố Mỹ bản thân nó loại trừ hoàn toàn khả năng của Trung Quốc mở chiến dịch quân sự tại khu vực quần đảo Senkaku. “Trong một cuộc đụng độ trực diện giữa hạm đội Trung Quốc và hạm đội Nhật-Mỹ, dù cho không quân Trung Quốc có số lượng đông đảo, thì không quân trên hạm của hạm đội Mỹ cùng với lực lượng không quân chiến thuật triển khai ở đảo Okinawa về mặt số lượng biên chế chiến đấu sẽ có khả năng giải quyết nhiệm vụ ngăn chặn cuộc tấn công và gây ra những tổn thất không thể chấp nhận được cho lực lượng máy bay tấn công của Trung Quốc. Đương nhiên, các sân bay Trung Quốc sẽ bị tên lửa hành trình Tomahawk tấn công, một phần lớn không quân Trung Quốc sẽ bị tiêu diệt, hạ tầng sẽ bị phá hủy và trong vòng 1-2 tuần có sự tham gia của Mỹ, không quân Trung Quốc cơ bản bị hủy diệt. Hạm đội Trung Quốc, hiển nhiên, sẽ bị đánh tan vì các tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles của Mỹ sẽ tham gia và chúng sẽ xử lý dễ dàng các lực lượng Trung Quốc.

Vũ khí hạm tàu của Trung Quốc khá mạnh, nhưng khả năng chống tàu ngầm của họ lại yếu, bởi vậy, các tàu Trung Quốc sẽ dễ dàng bị tên lửa hành trình tiêu diệt ở cự ly nằm ngoài tầm bắn của tên lửa Trung Quốc. Bởi vậy, nếu như cảm xúc kích động tiếp tục leo thang và sự việc đi đến xung đột quân sự thì tất cả sẽ chỉ dừng ở những đụng độ nhỏ trên biển và trên không, sau đó Mỹ đe dọa nhảy vào và Trung Quốc chắc chắn sẽ phải ngừng chiến dịch quân sự, nhưng thay vào đó họ sẽ áp dụng đòn trả đũa kinh tế mạnh mẽ”.

“Không có sự hậu thuẫn của Mỹ, các lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ không thể giữ được quần đảo này một khi lãnh đạo Trung Quốc quyết định đánh chiếm quần đảo bằng mọi giá. Đồng thời, không quân Trung Quốc sẽ chịu tổn thất lớn, đến 150 máy bay. Không quân phòng vệ Nhật Bản sẽ tổn thất vài chục máy bay. Nhưng nếu như Mỹ toàn lực nhảy vào cuộc xung đột như dự định, thì các lực lượng Trung Quốc sẽ bị đánh bại”, Đại tá Sivkov bổ sung.

Ông Vasily Kashin nhận định: “Mỹ không đứng về bên nào về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng nếu xảy ra điều gì đó được diễn giải như cuộc tấn công chống Nhật Bản, thì họ sẽ nhảy vào can thiệp. Mỹ duy trì trong khu vực một lực lượng bao gồm tàu sân bay George Washington, lực lượng Thủy quân lục chiến ở Okinawa, không quân, quân đội ở Hàn Quốc. Nghĩa là ở ngay sát quần đảo tranh chấp, Mỹ có các lực lượng khá lớn, trong đó có một cụm tàu sân bay tiến công, mà trong trường hợp có nguy cơ xung đột, có khả năng trong vài giờ là có mặt khu vực chiến sự và tham chiến. Tương quan lực lượng bất lợi đối với Trung Quốc đến mức không thể nói đến chuyện Trung Quốc muốn tiến hành một cuộc xâm lược. Trung Quốc sẽ còn phải đi một chặng đường dài để có khả năng thực sự đe dọa Nhật Bản”.


Nguồn: VZ, 18.9.2012.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Hehe nhầm nó đang hàn, lửa hàn rõ thế :).

Type 10 của Nhật nom đắp thêm giáp cũng ngộ. E này hạng trung cao nặng hơn 40 tấn, chassi nhỏ hơn Type 90



Em tai mười này trông hịn nhể .. không biết nội thất của nó & trang bị ra răng hả các cụ .. ~X(
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
chưa có ai đc vào trong xe chụp ảnh cả ạ
đời 74 cũng tịnh không có trang bị thê snào thì không bết nhưng giá 1 xe lên đến hơn 11 triệu $ thì quá khủng
biết đc mỗi là vỏ nó làm bằng thép NANO nhẹ với tấm đắp là Gốm composite
mà em nó đang làm gì đây ạ :D
 

Lacetti SE 2009

Xe tải
Biển số
OF-154514
Ngày cấp bằng
29/8/12
Số km
257
Động cơ
355,900 Mã lực
Nơi ở
Nơi có Bia Mực
Website
perfectlife.com.vn

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
biển đỏ sao bị bắn hả bác ???
có lệnh điều phuơng tiện thì chấp tất
đi hàng 4 thế này còn chả sao
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Mợ Phễu nhầm òi, thế hỷ 21 chú có phải WWII đâu, tặng mợ thêm bài đánh giá.

Trung-Nhật đại chiến: Quý hồ tinh, bất quý hồ đa

Chuyên gia Nga dự báo kết quả xung đột quân sự Trung-Nhật có thể xảy ra.

Các chiến lược gia đánh giá cơ hội của Trung Quốc và Nhật Bản trong một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn.
Kể cả kô có Mỹ chống lưng thì TQ vẫn chưa là đối thủ với Nhật trên biển. Bài viết cũng chỉ ra yếu kém của lực lượng tàu ngầm TQ và khả năng chống ngầm. Điều gì đảm bảo để kô có 1 Trân Châu Cảng thứ 2? Với lực lượng tàu ngầm của mình thì NB có khả năng block được các quân cảng của TQ. Năng lực phòng kô hạm đội của TQ cũng mới đang phát triển chưa đủ sức bảo vệ hạm đội đổ bộ. TQ có nhiều máy bay nhưng chỉ có 1 phần được huấn luyện tác chiến đối hải, kô quân Hải quân cũng đang manh nha. Đối với NB là quốc gia biển đảo nên KQ sẽ được chú trọng ưu tiên đối hải do vậy ưu thế về KQ ko hẳn thuộc về TQ.
 

sonle77

Xe buýt
Biển số
OF-130249
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
615
Động cơ
377,834 Mã lực
Nhật Bản được xếp hạng nước có lực lượng hải quân và không quân số 1 Châu Á.Nhưng Nhật Bản thiếu vũ khí hạt nhân nếu có vũ khí hạt nhân Nhật cũng là israel "Châu Á"
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
chưa bao h ISRAEL dám tuyên bố là có vũ khí hạt nhân 1 cách chính thức . dám tuyên bố 1 cái thì khác gì tự tay th...iến... lúc đấy thì Mèo cũng chả đỡ nổi.
Nhật cũng có thể có rồi cái này chưa ai dám khẳng định
 

sonle77

Xe buýt
Biển số
OF-130249
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
615
Động cơ
377,834 Mã lực
Theo thông tin không chính thức israel sở hữu tầm 120-150 đầu đạn hạt nhân.Israel chưa bao giờ khẳng định mình không có đầu đạn hạt nhân.Nhật chắc cũng có nhưng dấu thôi chứ cường quốc kinh tế cần phải có vũ khí hạt nhân như bùa hộ mệnh :D
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
đến cái xe tăng type 74 mà còn chưa có ai chụp nổi xem trong có gì nói gì đến vũ khí hạt nhân
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
Em nghĩ thật là ngớ ngẩn khi nghĩ rằng Khựa với Lùn sẽ chiến nhau. Em mà là thằng Khựa chẳng hạn, chả dở hơi mà đi đụng vào thằng Lùn. Nó tinh thông võ nghệ kỹ năng như Ninja, lại có tinh thần của Samurai, có ngân khố rất lớn, lại có thằng Mẽo chống lưng thì có dở hơi mà đi đụng vào. Chửi rủa 1 chút cho cái đám đầu nóng dân tộc chủ nghĩa hạ hỏa, sau đó moi tiền của Lùn mới là thượng sách. Nếu phải động thủ em sẽ tát mấy thằng yếu xìu ở Phương Nam. Mấy chằng này bé tí, nghèo rớt mùng tơi, trang bị huấn luyện đều quá kém, bạn bè lại chả có, tham nhũng thì tùm lum thuộc loại nhất nhì TG. Phải đánh thì chọn thằng nào chắc thắng mà đánh, tội gì, nhể :)) :)) :)).
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
Bài này có nhiều chi tiết không chính xác. Nó đánh giá quá thấp thực lực của Khựa. Việc Khựa sẽ trở thành cường quốc về biển là điều hiển nhiên, chắc chắn sẽ là như vậy, thậm chí trong thời gian ngắn, dưới 10 năm nữa. Nhưng Nhật có phải là cường quốc biển hay không thì lại còn phải xem. Nó cũng quá đề cao công nghiệp quốc phòng Nhật, sự thật thì cũng chưa thể nói là "thế giới làm được gì, Nhật làm được như vậy". Nó có thể sẽ như thế, nếu như Nhật tham gia chạy đua vũ trang, nhưng ngay giờ thì chưa như vậy. Nói thẳng ra, nếu bây giờ xảy ra 1 cuộc chiến tổng lực Trung - Nhật thì cái phao lớn nhất của Nhật để tránh khỏi bị tiêu diệt là Mỹ. Có Mỹ chống lưng thì Khựa không thể đánh Nhật. Chứ nếu không, chỉ nguyên đống tên lựa Khựa bắn sang Nhật thì nhiều khả năng Nhật lại... trở về năm 1945.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top