[Funland] Hình ảnh và bình luận về người lính Việt trong đại chiến thế giới I

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,856
Động cơ
364,682 Mã lực
Để thay đổi không khí, hôm nay nhà cháu chuyển đề tài sang Phần năm : Sau giờ chiến đấu :

Tập phim này, nhà cháu sẽ trình chiếu tiếp : các cụ An Nam ta, vui chơi dư lào, ca múa ra làm sao, và làm ‘xanh-sạch-đẹp’ doanh trại theo chỉ thị của Tổng cục Chính trị thời Cát-tó, nghiêm cẩn chừng nào.

Phần năm : Sau giờ chiến đấu
(tiếp theo kỹ trước)

Chấp hành nghiêm chỉ lệnh của Cục Doanh Trại – Tổng cục Hậu Cần, bộ đội Việt Nam, cho giù ở đâu, và thời nào, thì Cổng Doanh trại bao giờ cũng phải hoành tráng.

Khi ở trời Tây, đất châu Âu, vào thời Cát-tó, thì việc thể hiện nghị quyết Đ…ảng về văn hóa: ‘phát huy truyền thống đậm đà bản chất dân tộc’ càng được quán triệt và triệt để thi hành.
Thế cho nên, ở Tây thời Cát-tó, thì…..Cổng doanh trại là cái gì? Nói cho cùng nó là cái cổng làng nhà tớ, phải không các cậu Tai-lông, các cậu nhìn sẽ biết ngay làng tớ ở đây: ảnh một nhóm chiến sỹ thuộc ‘An Nam thủy binh bộ chiến Lữ đoàn’ trước cổng trại của mình, năm 1917, trên đất châu Âu..




Mặc giù là giữa lúc đại chiến thế giới năm 1914 - 1917: các chiến sỹ thuộc ‘An Nam thủy binh bộ chiến Lữ đoàn’ vẫn giữ các chế độ sinh hoạt trong ngày, bao gồm cả việc rèn luyện thể chất.
Hình ảnh các chiến sỹ,chơi trò kéo co tay, trên đất Tây Âu





Giờ thể thao của các cụ lính, các cụ chơi môn quyền Anh.
Chắc tương tự Bộ đội ta sau này, chơi võ tay không.





Baoleo xin đi qua 1 tý về việc rèn luyện thể lực của các cụ

Nom khu 'rèn luyện thể chất' của các cụ thời 'Cát-tó-***-duýt', dường như có cảm giác là các Cụ học theo sách của Cục Quân huấn- Bộ Tổng Tham Mưu của ta , viết dững năm 1960, và cải biên lại năm 2014 :-|


Khu 'rèn luyện thể chất' trong doanh trại tiểu đoàn bộ binh ngày nay - 2014, cũng vẫn là xà đơn, xà kép.
Tuy nhiên, các cụ có thêm cầu thăng bằng trên cao.
Cái này thì các cụ thời 'Cát-tó-***-duýt', có vẻ như đã thêm thắt vào, so với sách của Cục Quân huấn- Bộ Tổng Tham Mưu của ta :-|


 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,856
Động cơ
364,682 Mã lực
Phần năm : Sau giờ chiến đấu
(tiếp theo kỹ trước)

Cục Quân Y – Tổng cục Hậu cần quy định rất gắt gao về công tác đảm bảo vệ sinh. :-|
Bởi thế cho nên, cho giù ở xứ Tây phương, việc giữ gìn vệ sinh thân thể, luôn được các cụ lính Việt tuân thủ nghiêm ngặt.

Hình ảnh này cho thấy, các cụ đang gánh nước về tắm giặt, nấu ăn.
Các cụ lính nhà ta mang theo cả cái nồi đồng điếu để lấy nước, rõ cái nết siêng năng của nhà nông. Cụ thì đi giầy, cụ thì đi đất.
Các bác phát biểu xem cái thùng các cụ dùng kín nước làm bằng chất liệu gì mà trông móp méo thế nhá.
Cái lạ mắt nhất đối với đồng đội Phú Lãng Sa hẳn phải là cảnh các cụ dùng đòn gánh để quẩy nước.
Dân Tây thì chỉ có xách, vác, bê, kéo chứ làm gì có động từ " gính nước "
Các cụ dùng cành cây làm đòn gánh, cái này thì đau vai lắm. Gía như có cái đòn gánh "dẻo dẻo mềm" ở quê nhà thì khá quá.







Đây là bể giặt công cộng của trại lính Angoulême.
Đã từng có tư liệu của bọn Tai Lông viết, đại ý:
-Khi những người lính An Nam tới trại, gây lên nhiều sự tò mò cho binh lính thuộc các sắc tộc khác. Lính An Nam có bộ răng sơn đen, ăn bằng những que gỗ nhỏ. Họ được đón nhận nồng nhiệt và tình bạn nhanh chóng được thiết lập. Sự cố duy nhất xảy ra với họ, là lần 1 lính An Nam đã tắm truồng tại bể giặt công cộng. Người này đã bị phạt bởi hành vi không đứng đắn, thậm chí tờ báo Opinion đã đăng tin này. :-|


 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,856
Động cơ
364,682 Mã lực
Xin xóa bài vì nhầm.

Cảm ơn bác Mannschaft phát hiện ra và nhắc nhở nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Thủng bụng, lòi ruột

Nhà cháu cũng không hiểu tại sao mà sau 75, Hải quân nhà cháu có xe “Giép lùn” là nhiều nhất so với quân- binh chủng khác.
Từ vùng 1 đến vùng 5, chỗ nào có hải quân cỡ “dê” trở lên, là ở đó có “Giép lùn”.
Mấy thằng “đầu binh, cuối cán” cỡ nhà cháu cũng có 1 chiếc.
.........................

Báo hại là sau đấy hàng tuần, nhà cháu vẫn phải khai rằng: lúc sắp lâm chung, thằng Cường vẫn di chúc lại với chính ủy là: chúc đơn vị ở lại đạt nhiều thắng lợi. Híc!!. :-|
hình nhưu cụ post nhầm thớt ạ
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,856
Động cơ
364,682 Mã lực
Cụ bên N C Chân hả cụ?
@ bác Bóng Chày: Nhà cháu làm ở phố bên cạnh Bùi Thị Xuân, bác ạ.
@ các bác: Hôm qua, nhà cháu có làm 1 chén cay, nên sáng nay nhầm nhọt hết cả, các bác ạ X_X
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,856
Động cơ
364,682 Mã lực
Các cụ ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lũ đoàn’ nghỉ giải lao tý thôi nhé, bây giờ, các cụ lại tiếp tục chiến đấu nào.
Hôm nay, nhà cháu lại trình chiếu chuyện các cụ đánh nhau ở trời Tây, thời Cát-tó.

I/ Tiếp của Phần một : Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn : Luyện tập – Hành quân – Chiến đấu :


Sau đây là loạt ảnh được trích ra từ tờ tạp chí ‘Tin Sư đoàn’ (hị)
Nếu dịch sát nghĩa, thì đây là: ‘Ảnh chính thức của VP Báo chí, do Central Press cung cấp’

Xin chú ý:
Những lời chú thích trong các tấm hình, là những lời chú thích của tờ ‘Tin Sư đoàn’ hồi năm 1916. Nên có những đoạn không phù hợp với nhận thức chính trị ngày nay.
Tuy nhiên, để đưa trung thực tư liệu tham khảo, baoleo ko chỉnh sửa.
Xin bạn đọc lưu ý để giữ vững quan điểm.


1. Ảnh chụp ngày 21/06/1916 với tựa đề:
Từ đất nước Việt Nam xa xôi đến với chiến trường Tây Âu:
Đây là hình ảnh của 1 tiểu đoàn ‘Lính thủy đánh bộ Việt Nam / Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ và 1 đơn vị Quân Y Việt Nam.

Vào những lúc bình thường, những binh sĩ trong hình trên là lính bô binh của một trung đoàn Annam của trại quân Nam Kỳ. Họ đã có mặt tại Âu châu hồi gần đây, để tham gia cùng với các binh đoàn thuộc địa khác, đến từ các thuộc địa vùng Bắc Phi và nơi khác của Pháp, là những người đang chiến đấu chống quân Đức tặc.
Tiểu đoàn quân trong ảnh này là một tiểu đoàn đã gia nhập quân Đồng minh tại một trại nào đó. Những binh sĩ Annam khác, như báo chí đã loan báo, đã duyệt binh qua Paris ngày hôm kia, “được trang bị hoàn hảo và lập thành các đại đội chính quy.” Chiếc nón mà những người lính đang đội được làm bằng thanh tre, phủ bên trên bằng vải kaki xám.
Hình dưới cho thấy một đơn vị tải thương Hồng Thập Tự của lính Annam.



2. Tại Xa-lô-ni-ca ngày 11/10/1916.

Giao tranh tại Mác-xê-đô-ni-a. Đội Quân Y người Việt đang làm nhiệm vụ tại Trạm Quân Y dã chiến tiền phương. Tháng 9 năm 1916.




3. Lính thợ mộc Việt Nam, xây dựng doanh trại năm 1916

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,856
Động cơ
364,682 Mã lực
I/ Tiếp của Phần một : Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn : Luyện tập – Hành quân – Chiến đấu :

(Tiếp loạt ảnh được trích ra từ tờ tạp chí ‘Tin Sư đoàn’ )



4. Năm 1916, tại mặt trận Sôm-mơ



5. Tại phòng tuyến Man-nơ năm 1916
Một con suối bên cạch doanh trại đóng quân của các binh sỹ Việt Nam. Các chiến binh đang tắm gội.
Khi còn ở đất nước quê hương họ, sống dọc theo các bờ biển hoặc là trong những làng mạc cạnh bên nhiều dòng sông và những con suối phụ lưu cắt ngang xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ, các tiểu đoàn lính và các tiểu đội lính thợ Annam tại Pháp đang tỉ mỉ trong việc làm vệ sinh cá nhân. Hình ảnh các nhóm đông binh sĩ trong thời gian nghỉ thường xuyên tụ tập dọc bên các con suối gần trại của họ để tắm giặt, đã tạo thành một nét đặc trưng tại những vùng xung quanh trại. Ngăn nắp và làm việc chăm chỉ như một quy tắc, những người lính Annam tại Pháp, ngoài việc làm lính chiến đấu ngoài mặt trận và trong các chiến hào—họ đã qua “trận thử lửa” tại Verdun—họ còn được dùng làm thợ mộc trong trại, công nhân sản xuất đạn dược, và những người trồng rau—như chúng tôi đã có hình minh họa trước đây.
‘Ảnh chính thức của VP Báo chí, do Central Press cung cấp’




6.Nấu ăn trong tại nơi đóng trú ngày 26/07/1916.
Lính Việt Nam đã thay mũ kiểu: ‘chao đèn’ sang mũ của Biệt kích.
Như đã được nói đến ở trang trước, binh sĩ thuộc địa Pháp từ xứ Annam, thuộc Đông Dương, sau khi đến Pháp, đã vứt bỏ chiếc nón bản xứ của họ trông giống như một cái “chóa đèn” và đã nhận được những chiếc mũ mới kiểu như mũ Tam O'Shanter của lính Biệt kích Núi (Chasseurs Alpins) của Pháp . Một số lính Annam đang đội những chiếc mũ này trong các hình trên, và các hình này xem thật thú vị vì nó cho thấy tầm vóc thể trạng của những người lính, và những cách thức sắp xếp ở trại của họ về mặt nấu nướng và các bữa ăn. Người ta có thể nhận thấy họ sử dụng muỗng nĩa thông thường của người Âu. Gương mặt họ tạo một ấn tượng vui vẻ và dễ ghép vào khuôn phép kỷ luật. Cũng như trường hợp của hai trang trước, các bức ảnh này được chụp tại Trại Gallieni, St. Raphael.—[Photos. Rol.]
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,856
Động cơ
364,682 Mã lực
I/ Tiếp của Phần một : Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn : Luyện tập – Hành quân – Chiến đấu :

(Tiếp loạt ảnh được trích ra từ tờ tạp chí ‘Tin Sư đoàn’ )

7. ‘Lính thủy đánh bộ Việt Nam / Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ trong quân đội Đồng Minh. Ảnh chụp đặc tả ‘Trang bị’ và ‘Các bữa ăn’.
Bức ảnh phía trên cho thấy trang bị gọn gàng và kỹ lưỡng của các binh sĩ Annam, những người được đưa từ vùng Viễn Đông qua chiến đấu cho nước Pháp trên đất Pháp. Bức ảnh cho thấy họ đã được cung cấp mũ sắt của Pháp, và cả áo khoác không thấm nước. Trong bức ảnh phía dưới, một số lính đang dùng bữa, mà nhìn hình thì họ đang thích thú rõ rệt. Cũng giống như các binh sĩ bản xứ của chúng ta [nước Anh] tại Ấn Độ và Phi Châu, những người lính Annam được chỉ huy bởi các sĩ quan người Âu. Họ là người thuộc chủng tộc Mông Cổ, mặc dù có chút khác biệt với người Trung Hoa. Thực phẩm của họ bao gồm chủ yếu là gạo, với những lượng nhập khẩu từ Trung Hoa và xứ Nam Kỳ. Nước này đã trở thành một xứ bảo hộ của Pháp vào năn 1884.
‘Ảnh chính thức của VP Báo chí, do Central Press cung cấp’




8. Tập hợp để kiểm tra: ‘Lính thủy đánh bộ Việt Nam / Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ đội mũ sắt ‘Chống Mảnh’ kiểu mới.

Tất cả các xứ thuộc địa hải ngoại của Pháp đều cung ứng những đơn vị để phục vụ tại Âu châu. Những người Annam từ vùng Viễn Đông, các tiểu đoàn của họ phục vụ tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, được thấy trong những bức ảnh này. Trong ảnh phía trên, lính bộ binh đang được kiểm tra sau khi những chiếc nón bản xứ bằng tre được thay bằng các mũ sắt. Trong hình dưới, một sĩ quan đang kiểm tra độ vừa vặn của chiếc mũ...
‘Ảnh chính thức của VP Báo chí, do Central Press cung cấp’



9. Việc tín ngưỡng của các binh sỹ Việt.
Những người lính Annam phục vụ tại Pháp thì, đương nhiên, được quyền thực hành những việc thờ phượng của họ cũng như khi họ còn ở quê nhà. Người ta không nêu rõ những người lính trong các hình này là thuộc tín ngưỡng nào. Đại đa số dân Annam là tín đồ Phật giáo, mặc dù cũng có một số người theo Khổng giáo. Ky tô giáo cũng được truyền bá đáng kể vào đất nước này, thông qua nỗ lực của các nhà truyền giáo. Trong một bài viết về Annam trong tự điển “Bách khoa cho mọi người,” có viết rằng: “Tôn giáo, được vay mượn cũng như tất cả phần còn lại của nền văn hóa từ Trung Hoa, chủ yếu là Phật giáo. Có khỏang 420.000 người Công giáo. Sự tôn kính tột cùng được dành cho người chết, và việc thờ cúng tổ tiên là rất thịnh hành.
‘Ảnh chính thức của VP Báo chí, do Central Press cung cấp’
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,530
Động cơ
471,093 Mã lực
Trước đây cháu đọc sử nhà chỉ thấy khoe cụ Lê Hồng Phong là phi công người Việt đầu tiên. Hóa ra không phải vậy mà từ thời đệ nhất thế chiến đã có các cụ phi công người Việt rồi, mà không phải phi công thường mà là phi công chiến đấu oánh nhau với Đức tặc hẳn hoi. Các giáo sư sử đáng kính của chúng ta non nghề hay bị/tự chỉ đạo mà viết vậy hả các cụ

(ĐSPL) - Theo đài Tiếng nói nước Nga, Lê Hồng Phong chính là người Việt đầu tiên tham gia Hồng quân và là phi công đầu tiên của Việt Nam.
Tháng 1/1924, Lê Hồng Phong (1902–1942) cùng 10 thanh niên sang Thái Lan, sau đó qua Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, ông cùng Lê Hồng Sơn, Lê Quang Đạt gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và được kết nạp vào tổ chức cách mạng Tâm Tâm Xã (còn gọi là Đoàn thanh niên Tân Việt). Ông là một trong 9 hội viên hạt nhân của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội.

http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/the-gioi/ai-1a-phi-cong-dau-tien-cua-viet-nam-a16433.html#.U8c1IZR_tqM
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Trước đây cháu đọc sử nhà chỉ thấy khoe cụ Lê Hồng Phong là phi công người Việt đầu tiên. Hóa ra không phải vậy mà từ thời đệ nhất thế chiến đã có các cụ phi công người Việt rồi, mà không phải phi công thường mà là phi công chiến đấu oánh nhau với Đức tặc hẳn hoi. Các giáo sư sử đáng kính của chúng ta non nghề hay bị/tự chỉ đạo mà viết vậy hả các cụ

(ĐSPL) - Theo đài Tiếng nói nước Nga, Lê Hồng Phong chính là người Việt đầu tiên tham gia Hồng quân và là phi công đầu tiên của Việt Nam.
Tháng 1/1924, Lê Hồng Phong (1902–1942) cùng 10 thanh niên sang Thái Lan, sau đó qua Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, ông cùng Lê Hồng Sơn, Lê Quang Đạt gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và được kết nạp vào tổ chức cách mạng Tâm Tâm Xã (còn gọi là Đoàn thanh niên Tân Việt). Ông là một trong 9 hội viên hạt nhân của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội.

http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/the-gioi/ai-1a-phi-cong-dau-tien-cua-viet-nam-a16433.html#.U8c1IZR_tqM
Cái khoản này em nghĩ thời đó tài liệu của Chính phủ Pháp chưa giải mật nên không biết hoặc là 1 lý do tế nhị nào đó không đưa vào.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,530
Động cơ
471,093 Mã lực
Cái khoản này em nghĩ thời đó tài liệu của Chính phủ Pháp chưa giải mật nên không biết hoặc là 1 lý do tế nhị nào đó không đưa vào.
Cháu ko nghĩ việc phi công Việt tham gia CTTG 1 là bí mật. Chắc chắn trong sách báo đương thời có đưa tin và công đồng người Việt ở Pháp cũng biết, vấn đề là trong một giai đoạn dài ở ta chỉ chấp nhận những gì gắn với CM mới là chính thống, đầu tiên. Vấn đề này thậm chí thấy ở cả lĩnh vực thể thao nữa. Bây h cũng lác đác thấy có sự thay đổi, lấy ngày Pháp thành lập để kỷ niệm (các doanh nghiệp, đại học, thậm chí là tỉnh)
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cháu ko nghĩ việc phi công Việt tham gia CTTG 1 là bí mật. Chắc chắn trong sách báo đương thời có đưa tin và công đồng người Việt ở Pháp cũng biết, vấn đề là trong một giai đoạn dài ở ta chỉ chấp nhận những gì gắn với CM mới là chính thống, đầu tiên. Vấn đề này thậm chí thấy ở cả lĩnh vực thể thao nữa. Bây h cũng lác đác thấy có sự thay đổi, lấy ngày Pháp thành lập để kỷ niệm (các doanh nghiệp, đại học, thậm chí là tỉnh)
Cụ nói cũng đúng với lại cũng 1 phần vì các cụ ấy đi lính cho pháp mà ta thì vừa đuổi pháp xong nên............ :))
 

TOM GM

Xe tải
Biển số
OF-154723
Ngày cấp bằng
30/8/12
Số km
387
Động cơ
356,880 Mã lực
Hay quá.
Làng em cũng có 1 cụ đăng lính thuộc địa, sau chiến tranh lấy bà đầm ở lại Mác xây.
Năm 95 về thăm quê, nom cụ ấy còn cao to hơn cả bà đầm, ngang với mấy cụ con, hehe. Chắc lúc tuyển quân cũng phải kỹ lắm.
Mời bác Baoleo ly rượu cho ngọt giọng.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,856
Động cơ
364,682 Mã lực
Trước đây cháu đọc sử nhà chỉ thấy khoe cụ Lê Hồng Phong là phi công người Việt đầu tiên. Hóa ra không phải vậy mà từ thời đệ nhất thế chiến đã có các cụ phi công người Việt rồi, mà không phải phi công thường mà là phi công chiến đấu oánh nhau với Đức tặc hẳn hoi. Các giáo sư sử đáng kính của chúng ta non nghề hay bị/tự chỉ đạo mà viết vậy hả các cụ.....
Về vấn đề này, nhà cháu đã có viết ở các trang trước, xin trích lại thế này:

Do thiếu thông tin, do cách giáo dục 1 chiều, kiểu: ‘đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ’, đã làm cho chúng ta, trong một thời gian dài, có cái nhìn 1 chiều không chính xác.

Chỉ có trong chuyện xem bóng đá của cụ Nguyễn Công Hoan, mới có cảnh các cụ dân, bị ép đi xem bóng đá.
Chứ 100% các cụ lính Việt, bao gồm cả các tiểu đoàn chiến đấu và các đơn vị quân nhân chuyên nghiệp trong các công binh xưởng trên đất châu Âu thời Cát-tó, đều là những người ‘Tình nguyện’, hiểu rõ việc mình tham gia đấy, các bác ạ.

Về việc gọi các cụ là: ‘bia đỡ đạn cho bọn thực dân’, nhà cháu xin được trình bầy thế này:

1/ Thế chiến 1 có 2 phe. Phe 1 gồm Đức tặc, Bun tặc, Hy Lạp tặc, Áo tặc, v.v… Phe 2 gồm: nước Nga Sa hoàng, Mỹ, Anh, Pháp và v.v…

2/ Truyền thông lề phải, bao gồm cả công tác giảng dạy trong nhà trường XHCN, luôn coi phe 1 là lề trái, và phe 2 là lề phải.

3/ Các cụ lính Việt nhà ta, tình nguyện gia nhập và chiến đấu trong thế chiến 1, là cùng với lực lượng Pháp

4/ Theo thuyết ‘tam đoạn luận’, các cụ lính Việt là thuộc lực lượng chính nghĩa đấy


Về việc gọi các cụ là: ‘bia đỡ đạn cho bọn thực dân’, nhà cháu xin được trình bầy thế này:

Họ là những Tình nguyện quân Quốc tế đời đầu của Việt Nam ta.
Ngay cả Bác Hồ kính yêu của chúng ta, trên cương vị Chủ tịch nước, cũng rất tôn trọng các cụ Tình nguyện quân Quốc tế đời đầu của Việt Nam.

Vậy xin chúng ta, nên có cái nhìn tôn trọng.
(ảnh Bác Hồ viếng nghĩa trang các cụ lính thời Cát-tó, nhà cháu đã bốt ở các trang trước)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,856
Động cơ
364,682 Mã lực
I/ Tiếp của Phần một : Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn : Luyện tập – Hành quân – Chiến đấu :

(Tiếp loạt ảnh được trích ra từ tờ tạp chí ‘Tin Sư đoàn’ )


10. Những người lính thuộc ‘Lính thủy đánh bộ Việt Nam / Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ : Quân trang tại quê nhà (trái) và trang bị do Cục Đối ngoại trang cấp tại chiến trường Tây Âu. (phải).
Trong ảnh là hai người lính Annam của đơn vị thuộc địa Pháp từ vùng Viễn Đông bây giờ đang phục vụ tại châu Âu. Bên trái là một binh nhất trong quân phục mặc tại Đông Dương, nơi binh đoàn được tuyển mộ. Anh ta đội chiếc nón có dạng như cái chóa đèn mà những người dân bản xứ ở miền Viễn Đông đội. Nón đó được làm bằng rơm hay nan tre, và với các binh sĩ thì nó được phủ lên trên bằng lớp vải màu xám. Chiếc quạt cầm trên tay là món đồ phụ không thể thiếu được trong cuộc sống của những dân tộc vùng Viễn Đông. Những người Annam đến Pháp đội những chiếc nón này, và mang theo những chiếc quạt, nhưng cả hai đều đã bị vứt bỏ, quạt thì bị bỏ đi hoàn toàn. Cả hai sẽ chẳng được dùng lại cho tới khi những người lính Annam lên tàu trở về nước khi chiến tranh kết thúc. Trong hình bên phải là một người lính đội chiếc mũ mới, một chiếc mũ bêrê kiểu của lính biệt kích núi (Alpine Chasseurs).
‘Ảnh chính thức của VP Báo chí, do Central Press cung cấp’



11. Những người lính thuộc ‘Lính thủy đánh bộ Việt Nam / Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ tại Xanh-ra-pha-en.
Hình phía trên được chụp tại Trại Gallieni tại St. Raphael, nơi các binh sĩ Annam đến từ Đông Dương thuộc Pháp đang trú đóng, cho thấy một vài người trong số họ đang làm việc ở đó, có vẻ như đang chăm lo cho một trong các bếp dã chiến của họ. Trong hình dưới người ta có thể thấy họ được cung cấp các trang thiết bị vận tải hiện đại và khoa học, trong dạng những xe vận tải có động cơ, từ đó những thùng tiếp liệu hay đạn dược đang được bốc dở. Annam trở thành một xứ bảo hộ của Pháp vào năm 1884, và binh sĩ Pháp đã chiếm một phần của thành Huế, kinh đô của Annam. Việc nội trị của xứ này được điều hành bởi các quan chức người bản xứ dưới sự kiểm soát của Chính quyền Pháp. Nước Pháp duy trì một lực lượng người Âu tại Đông Dương và cả những binh sĩ người bản xứ do các sĩ quan Pháp chỉ huy. – (Photo. By Rol.)



12. Những người lính thuộc ‘Lính thủy đánh bộ Việt Nam / Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ tại Xa-lô-ni-ka ngày 8/11/1916.
Do có chuyên môn sâu và hẹp, nên các cụ lính Việt được đặc trách lái ‘con đại xa’. (hi).
Còn tụi Tai-lông, không có chuyên môn, nên cuốc bộ lủi thủi bên cạnh.

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,856
Động cơ
364,682 Mã lực
Các ảnh này được chụp vào mùa đông-năm 1916, tại mặt trận sông Man-nơ.

1. Các cụ trong quân phục mùa đông. Lưu ý là quân hiệu trên mũ sắt của các cụ, có hình mỏ neo. Đây là dấu hiệu cho thấy, các cụ thuộc: ‘ Lữ đoàn lính thủy đánh bộ Việt Nam’. Hay dịch sát nghĩa theo các bác góp ý là: các cụ thuộc ‘An Nam thủy binh bộ chiến lữ đoàn’. Hi
Nhiều cụ có gắn huy chương trên ngực.
Nhiều khả năng, sau đợt sơ kết chiến dịch sông Man-nơ, phóng viên nhiếp ảnh đến ghi hình các quân nhân ‘điển hình-tiên tiến’ để đưa về đăng trong tờ: ‘Tin chiến sỹ’ của sư đoàn. Hi



2. Tranh thủ thời gian giữa 2 đợt pháo kích, các cụ đang củng cố lại hầm hào – công sự chiến đấu.
Thế chiến 1, có 2 vũ khí lên ngôi thần thánh. Đó là pháo binh và xẻng bộ binh.
Các bác có thể thấy, tấm tôn gia cố trên đỉnh nóc hầm, bị lỗ chỗ mảnh đạn.
Tuy ác liệt, nhưng các cụ vẫn rất tươi cười, có cụ còn giơ khoe hộp đồ hộp, chiến lợi phẩm thu được của tụi Đức tặc.
Cái tứ của tấm hình này, là do thằng phóng viên ‘Tai-lông’, ăn cóp cái tứ của nghệ sỹ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính, khi chụp các chiến sỹ QGP tại thành cổ Quảng Trị năm 1972. hi.




3. Các cụ nghỉ ngơi bên cạnh bậc tam cấp xuất phát xung phong của chiến hào.
Có mấy thằng ‘Tai-lông’ đứng gần các cụ nhà ta.
Nom chừng, tụi ‘Tai-lông’ có vẻ bé con, so với các cụ nhà mình.



4. Như vậy, trang bị của các cụ thuộc: ‘ Lữ đoàn lính thủy đánh bộ Việt Nam’, khi tác chiến ở Tây Âu, do Cục Đối ngoại (hi) cấp phát, là hơn hẳn các cụ cùng binh chủng, nhưng tác chiến tại nội địa.
Mời các bác so sánh, trang bị của các cụ, thuộc một đại đội bộ binh, đang tập kết chuẩn bị hành quân tại nội địa, với trang bị của các cụ ở Hải ngoại, trong các hình đã ‘bốt’.




Khi sang tham chiến ở châu Âu, các cụ lính Việt nhà ta không còn đi chân đất nữa, mà đã được trang bị theo tiêu chuẩn ‘G-7’, dận ghệt đàng hoàng.
Một cụ lính trên mép chiến hào, nơi Tây Âu xa xôi.
Bình loạn 1 tý, hình như tay phó nháy thời thế chiến 1, đẵ ăn cóp cái tứ của bác Đoàn Công Tính nhà ta, ở trong 1 tấm hình ở thành cố Quảng Trị năm 1972.

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,856
Động cơ
364,682 Mã lực
Để thay đổi không khí, hôm nay nhà cháu chuyển đề tài sang phần 5.

Phần năm : Sau giờ chiến đấu
(tiếp theo kỳ trước)


Công tác chính trị luôn luôn được Tổng cục Chính trị coi trọng, cho giù đó là thời Cát-tó.

Các đoàn văn công của Tổng cục, cũng như các đoàn ‘Văn nghệ xung kích’ của mọi quân binh chủng, luôn luôn có mặt tại chiến hào, để phục vụ chiến sỹ.

1/ Thời Cát-tó, chưa có ‘híp hốp’, nên các cụ lính Việt bằng lòng với các vở tuồng, chèo, cải lương:







2/ Đặc tả đoàn văn công xung kích của Tổng cục chính trị tại trận địa, thời Cát-tó




3/ Đoàn văn công xung kích của Tổng cục chính trị tại Trường Huấn luyện




4/ Sân khấu trong Trường Huấn luyện





5/ Một cảnh trong vở diễn, bên chiến hào: Một tích tuồng


 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top