I/ Tiếp của Phần một : Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn : Luyện tập – Hành quân – Chiến đấu :
Quân y viện của các cụ Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn ở ngoại vi Frejus
Quân y viện Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn số 67 tại Saint Raphael
Những hình ảnh về bệnh xá của riêng đơn vị Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn này rất độc đáo.
Nó cho thấy rằng, ngay từ thời Cát-tó, các cụ lính Việt đã áp dụng hệ thống biên chế quân y của bộ đội ta thời nay: các cấp từ trung đoàn trở lên, đều có bệnh xá riêng.
Theo chế độ - chính sách đã được ban hành, các chiến binh thuộc Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn có thể được điều tri vượt tuyến, lên tận cấp Trung ương, tại các Bệnh viên Trung ương Quân đội, đóng ở tận các thành phố Narbonne và Perpignan và trong trường hợp bị thương hay đau ốm, họ sẽ được tiếp nhận vào một số bệnh viện của tuyến cuối cùng như Marseille.
Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn được ứng xử chặt chẽ theo quy định 8 của Bộ chiến tranh, và từ ngày 1/1/1916 bưu điện có nghĩa vụ kiểm duyệt việc gọi người An Nam là "mandarins de la casserole” (táo quan?). Đặc biệt, những hình ảnh tục tĩu hoặc phóng đãng cũng như các bức ảnh người châu Á đánh giày do người Pháp gửi về gia đình mình cũng sẽ bị tịch thu.
Về phần mình, khi cập cảng Mac Sây (Marseille), những người Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn quan sát thành phố và cư dân của nó với một sự sắc sảo.
Sau này họ viết lại rằng người dân ở đây "rất khác với người Pháp ở Đông Dương, kể cả những ông lớn tốt bụng và những người dân lao động".
Lính Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn bị sốc khi thấy người già ăn xin và một trong số họ nói: "Với chúng tôi cảnh sát là những ông lớn, còn ở đây họ bị đối xử như những con chó".
Họ nhận thấy những tòa nhà ở Paris to hơn "cai nha go da" (cửa hàng bách hóa Godard) ở Hà Nội.
Máy móc nông nghiệp được so sánh với những ông thần tinh quái, nhiều trường học và bưu điện đều có cái "fi tạch tạch" (điện thoại) rất ngưỡng mộ.
Cơ hội giao du, chuyện trò với người dân chính quốc được những người lính Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn đánh giá cao.
(Les militaires indochinois en Europe (1914-1918) Maurice RIVES)