[Funland] Hình ảnh và bình luận về người lính Việt trong đại chiến thế giới I

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
HĐ Geneva năm 54 không bị chó khựa can thiệp thì đâu phải chia đôi đất nước! Chung quy mấy ngàn năm chỉ là do thằng chó khựa
ớ ớ sao lại chó khựa???
cháu tưởng ông Diệm có My chống lưng thì mới làm càn đc chứ. Chó khựa nào ở đây ợ ??
Cũng chả phải bởi Cẩu Khựa mờ đất nước ta bị chia đôi dưng chính nó ép ta ở hiệp định Giơ neo phải nhận vĩ tuyến 17 thay vì 15 làm giới tuyến.
Người Tàu không thích ta mạnh.
 

nnson_56

Xe buýt
Biển số
OF-25330
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
518
Động cơ
494,150 Mã lực
Người Việt trong đại chiến 1 như là nô lệ. Giỡ đã ngẩng cao đầu
cụ có dẫn chứng ko? trong seri ảnh cụ Baleo đưa lên đây, cháu chưa thấy điều đó, nếu cụ có, đưa lên để mọi người có cái nhìn toàn diện
 

nnson_56

Xe buýt
Biển số
OF-25330
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
518
Động cơ
494,150 Mã lực
Em lại nghĩ đây là các cụ vốn trường tây, con nhà có học: viết về nhà thầy bu cũng cỡ cụ Đồ mới đọc được chứ! Còn các cụ lính này ra mặt trận châu Âu em nghĩ còn biết tiếng Pháp ít nhiều, trong đó tiểu đoàn trưởng chắc chắn thông thạo Pháp ngữ để còn truyền đạt.
Sao em lại bỏ qua đoạn sử này hồi đi học nhỉ, tiếc!
đoạn này, sử ta chỉ nói "bắt dân ta đi làm bia đỡ đạn" thoai (như có cụ ngay trong thớt này cũng lặp lại), thế mới biết tại sao các cháu ngày nay ko chịu học sử, vì học làm gì trong khi chắc chắn nó sẽ dc viết lại
 

nnson_56

Xe buýt
Biển số
OF-25330
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
518
Động cơ
494,150 Mã lực




Phút dừng chân trên chiến trường, bắt trước các chiến sỹ Quân giải phóng trên đường Trường Sơn những năm 6x-7x, các cụ chiến binh thời 1x, cũng ca cóng trên các nẻo đường chiến trận trời Âu.




cụ này còn đem cả "nồi đồng" ra trận này
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Bộ đội nhà ta bây h mới chán, lính thì gày nhẳng gày nheo, tướng thì ục ịch lăn nhanh chạy. Nhìn lão thanh phùng mà thấy chán, như nhợn.
hố hố nhưng đảm bảo cái đầu của bác chả bằng nổi 1 góc của cái ng mà bác cho rằng béo ngang lớn ấy.
nói mà không biết nghĩ thê snày e còn chả đc nổi 1 góc
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,854
Động cơ
364,120 Mã lực
Hôm nay, nhà cháu lại quay lại Phần một, các bác ợ.

I/ Tiếp của Phần một : Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn : Luyện tập – Hành quân – Chiến đấu :

Như nhà cháu đã có chiếu giới thiệu ở các tập trước -> thì Xanh-ra-pha-en là một ‘thị trấn – Tổng kho – Binh trạm’ tiếp liệu quan trọng, của quân Đồng Minh thời Cát –tó.
Tại Binh trạm tổng ở Xanh-ra-pha-en, luôn có một ‘tiểu đoàn hậu cần’ của các cụ Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn –làm nhiệm vụ ‘quân vận – giao liên – kho bãi’.

Sau đây là một sê-ri ảnh, được chụp vào năm 1916, phản ánh các hoạt động của ‘tiểu đoàn quân vận – giao liên – kho bãi’ của các cụ lính Việt, thời Cat-tó, tại Tổng trạm giao liên Xanh-ra-pha-en.

1. Các cụ lính Việt đang dỡ hàng ở toa quân vận ở nhà ga Xanh-ra-pha-en xuống xe tải.



2. Cận cảnh các cụ lính Việt đang dỡ hàng .
Đại bộ phận các cụ lính Việt đều dận ‘ghệt’, riêng có một cụ, dường như vẫn giữ được quả ‘đúc Tầu’ :-|



3. Các cụ lính Việt trên đường ‘ke’ của nhà ga Xanh-ra-pha-en.
Các cụ này dường như mới từ quê nhà hậu phương Việt Nam, được hải vận ra tiền tuyến châu Âu. Bởi các cụ còn giữ được cái chiếu cói, mà chưa được đổi quân trang từ chiếu cói sang cái chăn chiên mầu *** ngựa. :D

 

lechidung79

Xe tăng
Biển số
OF-119822
Ngày cấp bằng
8/11/11
Số km
1,936
Động cơ
399,740 Mã lực
Quân mình hoành tráng hơn quân ta
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,854
Động cơ
364,120 Mã lực
I/ Tiếp của Phần một : Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn : Luyện tập – Hành quân – Chiến đấu :


Phần tiếp theo của sê-ri ảnh, được chụp vào năm 1916, phản ánh các hoạt động của ‘tiểu đoàn quân vận – giao liên – kho bãi’ của các cụ lính Việt, thời Cat-tó, tại Tổng trạm giao liên Xanh-ra-pha-en.

4. Kệ *** hàng hóa.
Các cụ lính Việt trên đường ‘ke’ của nhà ga Xanh-ra-pha-en đang nghỉ giải lao.
Một cụ đang bắn một bi thuốc lào.
Cụ này chắc đồng hương với anh Vươn ‘hoa cải’ hi
Bình loạn tý..

Cho đến tận hôm nay, 2014, các đời lính chút chít của các cụ thời thế chiến 1, vưỡn có 2 thứ gia bảo được các cụ truyền lại.

Một là khẩu ba-zô-ka bắn ‘ục’. Đột nhập vào bất cứ doanh trại nào của lính ta hôm nay-2014, đều có thể tóm được khẩu ba-zo-ka này ở đâu đó.
Hai là cái toa đen chở hàng quân vận. Thời thế chiến 1, các cụ bốc-dỡ hàng ở toa đen, có khẩu độ ray 1 mét. Thì nay, năm 2014, các đời lính chút chít của các cụ, vưỡn cứ bốc-dỡ hàng ở toa đen, chở hàng quân vận, vẫn ở khẩu độ ray 1 mét đấy.




5. Các cụ lính Việt đang bám thùng xe tải, băng qua thị trấn quân vụ Xanh-ra-pha-en.



6. Người dân thị trấn quân vụ Xanh-ra-pha-en đang hóng hớt, ngóng theo các cụ lính Việt.

 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Nhìn thể hình các cụ nhà ta ngày xưa so với Tây cũng đâu đến nỗi, sao bây giờ trông lép vế thế!:-?
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
Đọc hồi ký Lý Quang Diệu, cái đoạn ông ấy kính trọng người Anh đô hộ, chả có ý định đấu tranh giành độc lập tự do gì cả, thế mà Mã Lai hay Singapore bây giờ nó vẫn thế, chả liên quan quái gì đến chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thấy tủi thân phết! Chả biết đằng nào mà lần, hị hị :).
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,530
Động cơ
471,093 Mã lực
Các cụ nhà ta ngày xưa trang bị cũng tươm tất, phương tiện khá đấy chứ các cụ nhỉ
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,854
Động cơ
364,120 Mã lực
I/ Tiếp của Phần một : Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn : Luyện tập – Hành quân – Chiến đấu :

Trong Topic này, các bác thường được nghe nhắc tới địa danh Xanh ra pha en (Saint-Raphaël). Nơi in dấu chân rất nhiều người lính Việt, của nhiều đơn vị khác nhau.

Nơi đây, trong Thế chiến 1, được coi như 1 tổng kho tiếp vận với những ga xe lửa, đường ô tô.
Nó cũng là 1 quân trường khổng lồ với những trại lính dưới chân núi có độ cao từ 300m đến 600m.

Vậy Xanh ra pha en ở đâu?

Nó là một ‘Tổng’ nằm ven bờ Địa Trung Hải, đông nam nước Pháp. Nếu so ở cấp hành chính tương đương, nó đứng thứ 2 sau Mạc xây về chiều dài bờ biển (36km và 57 km).
.
Vào năm 1799, Napoléon Bonaparte xuất phát từ Ai Cập, bí mật đổ bộ lên đây. Sau đó về Pa ri tiến hành cuộc chính biến đã đi vào lịch sử nước Pháp.

Trong nửa sau của thế kỷ mười chín, khu trung tâm đã chịu ảnh hưởng của thị trưởng Felix Martin và nhà văn Alphonse Karr. Và do thuận lợi về mặt khí hậu, Xanh ra pha en phát triển thành một khu nghỉ mát ven biển nổi tiếng của các nghệ sĩ, vận động viên và các chính trị gia.

Xanh ra pha en ngày nay.

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,854
Động cơ
364,120 Mã lực
I/ Tiếp của Phần một : Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn : Luyện tập – Hành quân – Chiến đấu :

Như các bác đã tường minh.
Xanh-ra-pha-en là một thị trấn thuộc tỉnh Var trong vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur miền đông nam nước Pháp.
Nơi đây, không chỉ là một Tổng kho, một nhà ga đầu mối của quân Đồng Minh trong thế chiến 1, mà còn là một ‘Tổng Trạm giao liên’ chuyển quân quan trọng.
Sau đây, là sê-ri ảnh về một Lữ đoàn thủy quân lục chiến Việt Nam, đang tập kết, hành quân, phối trí lại lực lượng tại ‘Tổng Trạm giao liên’ Xanh-ra-pha-en .
Các ảnh này, được chụp năm 1916, lúc cuộc chiến tranh thế chiến 1 đang vào hồi quyết liệt.

1. Trong Tổng Trạm giao liên Xanh-ra-pha-en.
Các cụ thủy quân lục chiến Việt Nam thuộc tiểu đoàn 1, đang tập trung trước sân nhà ăn, nghe phổ biến Nghị quyết, trước khi xếp thành 6 hàng dọc, vào đánh chén cơm trưa.

Bình loạn tý.
Năm 1958, quân đội ta lần đầu tiên thực hiện chế độ nội vụ tiến lên chính quy-hiện đại.
Nghĩa là năm 1958 đó, quân ta lần đầu tiên được phát bát sắt tráng men, loại có lỗ tròn ở vành *** bát, để xỏ cái khuyên tròn vào đó, đặng đút đôi đũa tre vào khuyên, cuối là giắt đũa vào lỗ của 2 quai ba-lô, cái bát sắt tráng men, thế là vắt vẻo trên nóc ba-lô, như cái nhạc ngựa.
Cũng năm 1958 đó, lần đầu tiên, trước mỗi bữa ăn chính, quân ta làm quen với kiểu:
- 6 hàng dọc-tập hợp.
Sau đó, ông chính viên quán triệt nghị quyết, theo kiểu:
- đứng trên cái mặt hố xí vệ sinh mà xét, hôm nay các đồng chí vệ sinh tốt. Thôi, vào ăn. Hàng nhất-tiến. v.v….
Nay, nom hình các cụ thời thế chiến 1, mới thấy rằng, té ra, thời đó, các cụ đã học mót kiểu quán triệt Nghị quyết của các chính viên quân ta thời 1958 và nay. Hi



2. Nhà ăn tại Tổng trạm giao liên, thì bao giờ cũng hoành.
Trong ảnh, ta có thể thấy: nhà ăn đã được trang bị điều hòa hia chiều Hi-ta-chi, công nghệ In-véc-tơn. Cái cục nóng, bố trí lù lù trên cửa ra vào. Hi hi


 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,854
Động cơ
364,120 Mã lực
Để thay đổi không khí, hôm nay nhà cháu chuyển sang chiếu tiếp xi-nê-ma về Phần hai.

II/ Tiếp Phần hai : Chiến đấu trong quân chủng Không quân :



Một phi công Việt Nam nữa chiến đấu trong Thế chiến 1 trên đất Pháp, lần này là người Bắc Kỳ.
Ông là Cao Dac Minh sinh ngày 3 tháng 1 năm 1888 ở Son Tay, Bắc Kỳ.

Ông từng làm ‘Phiên dịch cao cấp’ ở Tòa sứ Sơn Tây, thư ký đặc biệt của quan đầu tỉnh, rồi của Thống sứ Bắc Kỳ.
Sau đó, ông cùng vợ con sang Paris, dạy trường ngôn ngữ Phương Đông, trú tại khu La-tinh.
Thế chiến thời Cát-tó nổ ra, ông tình nguyện xin đi đánh nhau cho phe Đồng Minh.

Thoạt đầu, ông làm lính thợ máy của phi đoàn 3 tại Dijon.
Mặc giù chưa có bằng lái, nhưng vẫn được các phi công tín nhiệm chọn để bay cùng trong các phi vụ ném bom quân Đức, với nhiệm vụ hoa tiêu.
Sau đó, ông lấy bằng lái số 1801 năm 1915 tại Pau.
Quay về Đông Dương năm 1918 phục vụ trong phi đội Đông Dương số 2.
Tử nạn khi điều khiển máy bay tiếp đất tại sân Phú Thọ, Sài Gòn ngày 27 tháng 12 năm 1918. Sau khi chết được phong từ hạ sĩ lên trung sĩ.






Ngoài ra còn 2 người nữa là hạ sĩ Phan Tat Tao (sinh 1892, Sơn Tây, Bắc Kỳ) và hạ sĩ Nguyen Xuan Nha (tên thánh "Felix" sinh 1895, Quang Yuan? Bắc Kỳ).

Người sau (Nguyen Xuan Nha) là phi công-xạ thủ súng máy phục vụ tại phi đội AR 253.

Có thể nói Nguyen Xuan Nha - là phi công người Việt đầu tiên hy sinh trong không chiến - cùng hy sinh là phi công lái máy bay trung sĩ Maurice Ombredann, trong 1 trận đánh với 4 máy bay Đức ở không phận pháo đài Marre gần Verdun ngày 6 tháng 3 năm 1918.

Qua tìm hiểu, nhà cháu được biết 1 số thông tin ít ỏi về ông Phan Tất Tạo.
Phan Tất Tạo sinh ngày 15 Tháng Ba năm 1892 tại Sơn Tây (Bắc Kỳ). Ông tình nguyện ra nhập đội ngũ phi công quân sự ngày 24 tháng 4 năm 1915 thuộc Trung đoàn 1. Số quân 1802. Ngày 19 tháng 10-1915 ông là phi công thử nghiệm cho loại máy bay Caudron. Một phát minh mới của ngành hàng không Pháp lúc bấy giờ.

Đây là máy bay Caudron G-4 đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát gần Verdun năm 1917.




Đây là không ảnh chụp đoạn giữa Loos và Hulluch tại Artois (Pháp) hồi 19h15 ngày 22 tháng 7 năm 1917.
Một bức ảnh mang dấu ấn của phi công trinh sát Việt Nam.

Trong ảnh trên, bên phải và dưới là chiến hào quân Đức. Bên trái và trên là chiến hào quân Anh. Khu vực giữa ngầm quy ước không ai chiếm và gọi là No man's land.


 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Đây là không ảnh chụp đoạn giữa Loos và Hulluch tại Artois (Pháp) hồi 19h15 ngày 22 tháng 7 năm 1917.
Một bức ảnh mang dấu ấn của phi công trinh sát Việt Nam.

Trong ảnh trên, bên phải và dưới là chiến hào quân Đức. Bên trái và trên là chiến hào quân Anh. Khu vực giữa ngầm quy ước không ai chiếm và gọi là No man's land.


Nhìn cái khung ảnh này các cụ dể dàng nhận thấy tại chiến hào cua người Đức lại có hình dích zắc vuông góc hơn là chiến hào của người Anh. Thực ra đây là 1 ý tưởng của Người Đức, họ làm như vậy là để giảm sóng xung kích khi bom đạn nổ trong chiến hào => nó sẽ giảm thiệt hại cho binh lính.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,854
Động cơ
364,120 Mã lực
II/ Tiếp Phần hai : Chiến đấu trong quân chủng Không quân :

Nhân nói đến cụ Nguyen Xuan Nha, là phi công-xạ thủ súng máy phục vụ tại phi đội AR 253 thời Cát-tó, xin mời các bác nhã giám: Cung cách huấn luyện xạ kích ‘không đối không’ thời tiền sử. =))

Đây là Mô-đun mô phỏng 'Buồng lái xạ kích' đời đầu

Nhà cháu e chừng, cái này, các cụ thời 'Cát-tó-đ…ít- duýt' học theo cách tập chay của lính ta, thời 78-89. :))

Tỷ dụ, hồi 7x-8x đấy, lính ta tập bài: 'xe chiến đấu bộ binh vượt của mở'.
Thế là lính ta, gồm 3 thành viên kíp xe, và 6 ông bộ binh ngồi trong, chả có xe BMP, mà cùng nhau chạy bộ trên ruộng.

Cũng ông lái xe chạy đầu, miệng hô 'gù gù' giả tiếng động cơ.
Ông trưởng xe, tay cầm cái que tre, giả làm kính tiềm vọng, cũng quay quay ra phết.
Còn 6 ông bộ chiến, cũng giả vờ đang ngồi trong thùng xe, miệng bắn ra 'ùng oàng' kinh thiên động địa.:))

Và cả 9 ông, đều phải chạy bộ sát nhau, cứ như con BMP người vầy, để còn hiệp đồng tác chiến với các con BMP 'người' khác trong đại đội.

Hoành còn hơn các cụ thời Thế chiến 1 :P




(Phần hai sẽ còn tiếp tục).
 

HuyCoj

Xe hơi
Biển số
OF-203741
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
111
Động cơ
321,350 Mã lực
những bức anh vô giá :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,854
Động cơ
364,120 Mã lực
I/ Tiếp của Phần một : Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn : Luyện tập – Hành quân – Chiến đấu :

Lần này, nhà cháu sẽ trình chiếu liên tục, rất nhiều tập, về các hoạt động tác chiến của các cụ
‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ trên các mặt trận giải phóng châu Âu. Bao gồm mặt trận phía Tây châu Âu như là Pháp, Đức, Bỉ.
Mặt trận phía Đông châu Âu như là Bun-ga-ri, Hy Lạp, Nam Tư, vân vân.
Các bác sẽ thấy, các cụ ‘Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ thật oai hùng. Các cụ đã chinh phạt khắp châu Âu, làm kẻ thù kinh sợ ‘dư thế lào’.


Tác chiến trên mặt trận phía Đông châu Âu:

Các phần trước, các bác đã được xem một số trích đoạn, về các hoạt động tác chiến của Thủy binh bộ chiến An Nam lữ đoàn tại mặt trận phía Tây, như Áo, Bỉ, Đức, Pháp, v.v…
Mặt trận phía tây, đã được nhà văn hào Eric Maria Remarque viết trong tác phẩm nổi tiếng:
"Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh".

Còn phía Đông thì sao?
Đây là Đại chiến đầu tiên lôi cuốn cả thế giới.
Năm 2010, các nhà làm phim Pháp có làm một bộ phim tư liệu về mặt trận phía Đông trong Thế chiến 1 tên là "Mặt trận bị lãng quên, mặt trận phía Đông", trong đó có mặt trận Salonique mà các cụ lính Việt có tham gia, các bác thử tìm xem:






Mặt trận Salonique. Cụ lính Việt (đội nón) đứng chung cùng các loại lính các nước Anh, Pháp, Nga, Anh Ấn, Serbie, Senegal, Italia. Ảnh trong sách của G.Ward Price "The Story of The Salonica Army".





Tranh khắc bản đồ khu vực hoạt động của đạo quân Salonique

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top