[Funland] Hình ảnh Trường Sa năm 1988 - Đối mặt với tàu khựa

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Bắn tập chơi :D

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
Sau 13 năm thì em nghĩ đám CH47 nếu còn cũng nằm đất hết rồi. Nếu có thì nhà mình dùng Mi-6 có vẻ hợp lý hơn.

(có cái ảnh Mi6 bay đứng 1 chỗ ngay trên đầu 505 mà em tìm chưa ra).
Các bác OF kính.
MI 6 hay CH 47 chưa bao giờ xuất hiện ở Trường Sa cả. Và hai con này không đáp trên boong của HQ 505 được.

Chỉ duy nhất có 1 lần, vào khoảng 1978, HQ 505 có đem theo 1 con UH 1, đậu trên boong và ra Trường Sa.
Lần đó, các thủ trưởng Bộ ra nghiên cứu – khảo sát việc bố trí phòng thủ Trường Sa.
Đợt đó, HQ 505 đóng vai trò sân bay giã chiến, làm sân đáp để đưa các thủ trưởng Bộ đi thăm các đảo, của quần đảo Trường Sa, mà ta đóng quân.

Kíp bay của con UH 1 đợt ấy, rất thú vị là có phi công Hồ Duy Hùng, người đã chiếm đoạt thành công 1 chiếc UH 1 của VNCH năm 1974 khi nó đậu ở ven Hồ Xuân Hương – Đà Lạt.
Câu chuyện hy hữu này, được kể trong cuốn: ‘Bản án tản thất quân dụng’.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
Kể từ khi quân đội ta lên đóng quân tại quần đảo Trường Sa vào năm 1975, tính từ đó (1975) đến nay (2014), hình ảnh về quần đảo Trường Sa, có thể chia ra làm 3 thời kỳ.
Giai đoạn 1: Từ 1975 đến 1978.

Giai đoạn này có thể gọi là giai đoạn nguyên sơ-thuần túy tự nhiên.
Ở giai đoạn này, có những tấm ảnh để đời như là: chiến sỹ Hải quân, tuần tra trên mép sóng, với phông nền là chim bay rợp trời.

Giai đoạn này, trên khắp các đảo, hầu như chưa có sự can thiệp của bàn tay con người.
Lơ thơ vài cây dừa tự nhiên.
Bạt ngàn thảm rau muống biển.
Chim trời đậu dầy đặc trên mặt đảo. Có đảo, chiều dầy của lớp phân chim dầy đến hàng mét :-o (một sự thật mà các bác bây giờ, tưởng như đó là chuyện cổ tích)
Đây là thời kỳ mà Trần Đăng Khoa kể rằng: chim đẻ ngay vào ba-lô, chim tranh ngủ võng với lính, chim đậu sập cả mái lều.

Còn anh em khác kể lai: đi lại trên đảo, mắt luôn phải dòm xuống chân, sợ dẫm phải chim non hay trứng.

Nhưng cũng ở giai đoạn này, lính Hải quân khổ sợ vì các kiểu bệnh ngoài da, do lũ chim trời đem lại.

Giai đoạn này, lính Hải quân ngoài hải đảo, hệt như anh em trên rừng Trường Sơn những năm 1959-1963.
Nghĩa là: ít người biết đến, trả dám mong ước gì, và đời sống thì như những Rô-bin-sơn.

Giai đoạn 2. Từ khoảng 1978 đến 1990:

Đây là giai đoạn toàn bộ bề mặt các đảo được thay đổi trạng thái.
Hình thái chung là trọc lốc, như các bác đang xem các tấm ảnh do nhà báo Nguyễn Viết Thái chụp.
Chim trời đã tuyệt chủng. Phần thì sợ lính hay tiếng súng mà bay đi. Phần thì do anh em tự giải quyết, để khỏi phải mắc bệnh ngoài da.
Cây cối (dừa hay bàng vuông), do nhiều lý do, cũng trụi sạch.
Nướng sinh hoạt thì: nếu bể chứa nước được chia làm 5 phần, thì 4 phần là nước, 1 phần là …. gián.
Đây là giai đoạn gian khó ‘nhất nhần nhân’ của lính Hải quân trên quần đảo Trường Sa. >:)
Phần thì do căng thẳng bởi giặc Trung Quốc với chiến dịch CQ 88.
Phần thì do đời sống quá gian khổ, quá thiếu thốn, bởi khi ấy, cả nước cũng đang đói, câu chuyện bo-bo đang là thời sự.

Nhưng giai đoạn này, thì cả nước nghe đến tên Trường Sa rồi. Và lính thì bắt đầu được phép rụt rè bầy tỏ nguyện vọng.

Có hai chuyện, mà liên quan đến tận hôm nay-2014. Đó là chuyện bóng hồng ra đảo và chuyện thư cho chiến sỹ.
Hôm nay chỉ xin kể 1 chuyện thôi, chuyện bóng hồng.

Ấy là vào khoảng năm 1983-1984. Tư lệnh quân chủng, tướng Cương ra quần đảo. Anh em rụt rè đề nghị là xin cho vài ẻm ra đảo chơi, để anh em đo mắt lại 1 tý.
Thế nhưng khi nói ra mồm, câu ấy được các đ/c chính viên dịch thành: xin tư lệnh cho văn công ra thăm đảo.>:)
Cụ Cương thật thà, tưởng thật, bèn bố trí các nghệ sỹ nhân dân kiểu như Bích Việt trở lên ra hát.
Lính vẫn buồn. Các bu thì ở nhà mà trông cháu, ra đây làm gì cho vất vả.:(
Ca sỹ Bích Việt tinh lắm.
Lúc chia tay, Bích Việt bảo lính rằng: hôm nay, BV đến đây, như là mẹ, như là chị, như là người yêu của anh em. Bây giờ, BV cho mỗi người, hôn BV 1 cái. Nói xong, BV khóc, lính khóc tất.
Chuyện này lại đến tai Tư lệnh Cương, khoản này thì cụ hiểu ra ngay :D,
Và từ đó về sau, cụ chỉ toàn gửi các em đang là học viên các trường nghệ thuật ra thôi.
Lính cần chó gì nghe hát. Nó chỉ cần có 1 em áo hồng, đi ra đi vào, thế là đời tươi rồi.

Giai đoạn 3. Từ khoảng 1990 đến nay:
Đây có thể gọi là giai đoạn sinh thái.
Các đảo bắt đầu được trồng cây xanh, các công trình kiên cố được mọc lên, đời sống được cải thiện, được cả nước quan tâm cho quà.
Văn công thì thôi rồi, mùa thăm đảo thì no ứ ự. Đến mức lính phải phân công nhau để ngồi nghe hát.
Vật chất cũng sướng hơn. ĂN LÀ MIỄN PHÍ.
Và bây giờ, nói thật nhé. Sỹ quan muốn ra đảo, là phải ‘chạy’ đấy. :P

Ảnh của giai đoạn 2 và gia đoạn 3, thì các bác OF được xem nhiều rồi.
Baoleo tôi sẽ ‘bốt’ ảnh của giai đoạn 1 nhá.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
Trên quần đảo Trường Sa, một sáng bình minh


 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
Xin gửi các bác ngự lãm quả ảnh, chụp ở đảo Trường Sa lớn năm 1982.
Nhìn quả ảnh này, các bác có thể thấy câu trả lời cho việc: Hải quân ta, đã mang lựu pháo lên đảo Trường Sa lớn như thế nào.
Mà không chỉ xe tăng bơi như loại K 63-85, tấm hình này còn giải đáp cho việc: con tăng T 34-85 (trong hình được trích đăng), loại tăng các cụ Hồng quân Liên Xô đánh bọn Đức tặc thời 1945, loại tăng xuống nước là ..chít, đã leo lên đảo Trường Sa lớn dư lào.
Ghi chú rằng: chỉ có đảo Trường Sa lớn, mới có tăng T 34-85 và lựu pháo cầu vồng.







 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Thấm thoắt cũng 40 năm rồi, 3 thế hệ rồi, không biết có cặp ông - cháu hoặc cha - con nào của lính HQ đã từng trấn thủ TS không nhỉ??? cụ nào biết thì post lên cho mọi người chiêm ngưỡng.
 

Cóc_Cụ

Xe tải
Biển số
OF-321954
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
354
Động cơ
292,698 Mã lực
Những hình ảnh tư liệu thật đáng quý.
Cảm ơn các anh! Những người lính biển, chúc các anh rắn rỏi để bảo vệ tổ quốc .
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
Chim trên quần đảo Trường Sa.
Ảnh này được chụp, 4 tháng sau khi hoàn toàn giải phóng miền Nam - 30/04/1975.
Tác giả tấm hình là nhà báo của tờ ‘Tin Hải quân’-đ/c Băng Sâm.
Giờ đây, đ/c Băng Sâm đã đi định cư ở nước ngoài.
Còn chim trên quần đảo Trường Sa thì cũng đã bị tuyệt diệt.
Hôm nay đây, muốn ngắm chim trên toàn bộ quần đảo Trường Sa, các bác chỉ còn được ngắm, trong tấm hình này của nhà cháu mà thôi.



 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
Phó tư lệnh Quân chủng Hoàng Hữu Thái đi kiểm tra quần đảo Trường Sa, khoảng tháng 9/1975.
Lúc này, rùa biển cũng nhiều như chim trời.
Nay, Phó Đô đốc Hoàng Hữu Thái đã đi xa.
Và các cụ rùa biển, cũng đã từ lâu, vĩnh biệt các đảo trên quần đảo Trường Sa.
Ôi, cuộc đời, cái gì cũng có giá của nó.

 

ranieu3007

Xe tải
Biển số
OF-115922
Ngày cấp bằng
8/10/11
Số km
321
Động cơ
389,007 Mã lực
Tư liệu này của Cụ quả thật là Quý và Hiếm
 

muitranrach

Xe máy
Biển số
OF-321678
Ngày cấp bằng
30/5/14
Số km
88
Động cơ
290,480 Mã lực
phải đòi lại tất cả những gì đã mất
 
Biển số
OF-147452
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
175
Động cơ
361,530 Mã lực
Nơi ở
14B1-048.03
của Ng Việt, sẽ là của ng Việt,
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,774 Mã lực
Đảo Song Tử Tây, những ngày đầu Hải quân nhân dân Việt Nam thực hiện bảo vệ chủ quyền.
Ảnh chụp tháng 7 năm 1975.
Ảnh này được chụp, để 'diến' lại cảnh giải phóng đảo, cho cánh tuyên huấn làm tài liệu tuyên truyền.


 
Chỉnh sửa cuối:

washabi

Xe hơi
Biển số
OF-23750
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
115
Động cơ
493,850 Mã lực
nhìn những hình ảnh thân thuơng về Trường Sa, mà xót thuơng các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh quá.
 

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
48,026
Động cơ
874,810 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Những tấm này em đều xem lần đầu cả.
Cảm ơn cụ chủ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top