Kể từ khi quân đội ta lên đóng quân tại quần đảo Trường Sa vào năm 1975, tính từ đó (1975) đến nay (2014), hình ảnh về quần đảo Trường Sa, có thể chia ra làm 3 thời kỳ.
Giai đoạn 1: Từ 1975 đến 1978.
Giai đoạn này có thể gọi là giai đoạn nguyên sơ-thuần túy tự nhiên.
Ở giai đoạn này, có những tấm ảnh để đời như là: chiến sỹ Hải quân, tuần tra trên mép sóng, với phông nền là chim bay rợp trời.
Giai đoạn này, trên khắp các đảo, hầu như chưa có sự can thiệp của bàn tay con người.
Lơ thơ vài cây dừa tự nhiên.
Bạt ngàn thảm rau muống biển.
Chim trời đậu dầy đặc trên mặt đảo. Có đảo, chiều dầy của lớp phân chim dầy đến hàng mét
(một sự thật mà các bác bây giờ, tưởng như đó là chuyện cổ tích)
Đây là thời kỳ mà Trần Đăng Khoa kể rằng: chim đẻ ngay vào ba-lô, chim tranh ngủ võng với lính, chim đậu sập cả mái lều.
Còn anh em khác kể lai: đi lại trên đảo, mắt luôn phải dòm xuống chân, sợ dẫm phải chim non hay trứng.
Nhưng cũng ở giai đoạn này, lính Hải quân khổ sợ vì các kiểu bệnh ngoài da, do lũ chim trời đem lại.
Giai đoạn này, lính Hải quân ngoài hải đảo, hệt như anh em trên rừng Trường Sơn những năm 1959-1963.
Nghĩa là: ít người biết đến, trả dám mong ước gì, và đời sống thì như những Rô-bin-sơn.
Giai đoạn 2. Từ khoảng 1978 đến 1990:
Đây là giai đoạn toàn bộ bề mặt các đảo được thay đổi trạng thái.
Hình thái chung là trọc lốc, như các bác đang xem các tấm ảnh do nhà báo Nguyễn Viết Thái chụp.
Chim trời đã tuyệt chủng. Phần thì sợ lính hay tiếng súng mà bay đi. Phần thì do anh em tự giải quyết, để khỏi phải mắc bệnh ngoài da.
Cây cối (dừa hay bàng vuông), do nhiều lý do, cũng trụi sạch.
Nướng sinh hoạt thì: nếu bể chứa nước được chia làm 5 phần, thì 4 phần là nước, 1 phần là …. gián.
Đây là giai đoạn gian khó ‘nhất nhần nhân’ của lính Hải quân trên quần đảo Trường Sa.
Phần thì do căng thẳng bởi giặc Trung Quốc với chiến dịch CQ 88.
Phần thì do đời sống quá gian khổ, quá thiếu thốn, bởi khi ấy, cả nước cũng đang đói, câu chuyện bo-bo đang là thời sự.
Nhưng giai đoạn này, thì cả nước nghe đến tên Trường Sa rồi. Và lính thì bắt đầu được phép rụt rè bầy tỏ nguyện vọng.
Có hai chuyện, mà liên quan đến tận hôm nay-2014. Đó là chuyện bóng hồng ra đảo và chuyện thư cho chiến sỹ.
Hôm nay chỉ xin kể 1 chuyện thôi, chuyện bóng hồng.
Ấy là vào khoảng năm 1983-1984. Tư lệnh quân chủng, tướng Cương ra quần đảo. Anh em rụt rè đề nghị là xin cho vài ẻm ra đảo chơi, để anh em đo mắt lại 1 tý.
Thế nhưng khi nói ra mồm, câu ấy được các đ/c chính viên dịch thành: xin tư lệnh cho văn công ra thăm đảo.
Cụ Cương thật thà, tưởng thật, bèn bố trí các nghệ sỹ nhân dân kiểu như Bích Việt trở lên ra hát.
Lính vẫn buồn. Các bu thì ở nhà mà trông cháu, ra đây làm gì cho vất vả.
Ca sỹ Bích Việt tinh lắm.
Lúc chia tay, Bích Việt bảo lính rằng: hôm nay, BV đến đây, như là mẹ, như là chị, như là người yêu của anh em. Bây giờ, BV cho mỗi người, hôn BV 1 cái. Nói xong, BV khóc, lính khóc tất.
Chuyện này lại đến tai Tư lệnh Cương, khoản này thì cụ hiểu ra ngay
,
Và từ đó về sau, cụ chỉ toàn gửi các em đang là học viên các trường nghệ thuật ra thôi.
Lính cần chó gì nghe hát. Nó chỉ cần có 1 em áo hồng, đi ra đi vào, thế là đời tươi rồi.
Giai đoạn 3. Từ khoảng 1990 đến nay:
Đây có thể gọi là giai đoạn sinh thái.
Các đảo bắt đầu được trồng cây xanh, các công trình kiên cố được mọc lên, đời sống được cải thiện, được cả nước quan tâm cho quà.
Văn công thì thôi rồi, mùa thăm đảo thì no ứ ự. Đến mức lính phải phân công nhau để ngồi nghe hát.
Vật chất cũng sướng hơn. ĂN LÀ MIỄN PHÍ.
Và bây giờ, nói thật nhé. Sỹ quan muốn ra đảo, là phải ‘chạy’ đấy.
Ảnh của giai đoạn 2 và gia đoạn 3, thì các bác OF được xem nhiều rồi.
Baoleo tôi sẽ ‘bốt’ ảnh của giai đoạn 1 nhá.