[Funland] Hình ảnh các chiến sỹ đặc nhiệm I tập tại sân bay Hòa lạc

Mr Ngọc

Xe tăng
Biển số
OF-167664
Ngày cấp bằng
20/11/12
Số km
1,360
Động cơ
354,770 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Hà Lội

trantam410

Xe tải
Biển số
OF-94429
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
423
Động cơ
404,760 Mã lực
Chắc là do bất khả kháng thôi ác cụ ơi. Các anh ấy đều đc học xử lý trong các tình huống nhưng chắc là sự việc xảy ra quá nhanh nên...
 

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
444
Động cơ
389,350 Mã lực
Mũ vải không đồng nhất (rất thô sơ như cách đây 30 năm) quần áo rộng thùng thình, lăn lê, vượt tường chạy cũng khó, áo chống đạn (không biết có phải ko) thì có vẻ không ôm và che đc hết phần thân, nhất là cái dù hình như có vẻ quá to, v.v…
Em không so sánh với phim, các cụ thử search google, dù của hội thể thao nhỏ gọn hơn nhiều (gồm cả chính và dự bị). Còn quần áo, trang bị cho lính dù của một số nước châu Á như Thái, Khựa cũng hiện đại và nhỏ gọn hơn (không so với Mỹ và Âu nhé).
Em nghĩ đây là trang bị để tập nhảy dù thôi chứ còn trang bị đi đánh nhau thật chắc phải khác (nếu đc trang bị tập như thật thì chắc tốt hơn)
Nhìn người lính trang bị thế này thì em chẳng tin máy bay tập huấn nó bảo đảm kỹ thuật 100%. Trong khi đó hàng triệu usd mua ụ nổi, mua 3 thứ linh tinh, … nghĩ mà chán cho tài quản lý của một nhóm người.
 

Feb n Aug

Xe máy
Biển số
OF-321143
Ngày cấp bằng
26/5/14
Số km
52
Động cơ
290,470 Mã lực
Chia sẻ mất mát và chia buồn cùng gia đình các chiến sĩ thiệt mạng, mong các anh/ em yên nghỉ nơi suối vàng và siêu thoát. Cầu mong những người bị thương chóng bình phục.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,855
Động cơ
364,178 Mã lực
Tại sao các anh không nhẩy dù ra khỏi chiếc MI đang rơi.

Mấy ngày nay, tràn ngập các câu chất vấn:

Tại sao các anh không nhẩy dù ra khỏi chiếc MI đang rơi ?

Nhớ về các anh, những chiến binh ưu tú đã hy sinh trong huấn luyện chiến đấu, nhà cháu tuy là cựu sỹ quan Hải quân, nhưng về nguyên lý chung thì cũng biết được đại cương, xin rụt rè có vài nhời thế này.

1/ Tại sao các chiến binh không nhẩy ra để tự cứu mạng:

1.a/ Trên máy bay, cũng như trên chiến hạm, việc nhẩy dù bỏ máy bay, cũng như xuống xuồng cứu sinh bỏ tầu, NHẤT THIẾT phải nghe lệnh của Captain. Dịch ra tiếng Việt thì là lệnh của cơ trưởng hay hạm trưởng, tùy ngữ cảnh. Nhưng chớ dịch là Đại úy, như 80% lều báo ngày nay.
1.b/ Điều lệnh, hay luật cũng quy định, Captain là người cuối cùng nhảy ra khỏi máy bay hoặc rời hạm.
1.c/ Tại sao lại có cái a.1 và a.2 thế:
- Lý do 1: thuộc về phẩm chất của người chỉ huy – anh phải là người chịu trách nhiệm đến cùng. Bác Hồ đã dậy chúng tôi, những chỉ huy quân đội như thế này: ‘chiến sỹ chưa ăn-> cán bộ không được kêu đói. Chiến sỹ chưa ngủ-> cán bộ không được kêu mệt’. Thấm lắm.
Lý do 1 chiếm 10%.
-Lý do 2: thuần túy về kỹ thuật. Cơ trưởng phải giữ máy bay thăng bằng, và phải thấy an toàn, thì mới được ra lệnh cho toàn bộ thành viên bay: nhẩy!. Hạm trưởng phải thấy, việc bỏ tầu = (to-vững chãi-tiện nghi-an toàn); để nhẩy xuống xuồng cứu sinh = kém, yếu x (to-vững chãi-tiện nghi-an toàn) so với hạm  là cách cuối cùng, thì mới hô: rời tầu!
Lý do 2 chiếm 90%.

2/ Đối chiếu nguyên lý với thực tiễn trên chiếc MI 171 sáng ngày 07/07/2014:

2.a/ Thành viên tổ bay, gồm 3 người, không tài nào nhẩy được ra trước các chiến binh đeo dù cả. Có 2 lý do:
-Lý do 1: cấu tạo của MI (nhà cháu đã đi MI, nhà cháu đã kể bên ‘Hồi ức…’).
Lý do này chiếm 10%.

-Lý do 2: không ai trang bị dù cho phi công trực thăng MI cả. Các loại trực thăng chiến đấu đặc biệt, nhà cháu không nói tới.
Lý do này chiếm 90%.

2.b/ Thành viên chiến binh dù trong khoang, gồm 18 chiến binh quả cảm.
Trong số này, có thiếu tá Đặng Thành Chung – là giáo viên dù, cấp hiệu dù: ‘Dù cánh vuông’ -> cấp hiệu nhẩy dù cao nhất. Việt Nam ta mới chỉ có 10 người đạt đẳng cấp như thiếu tá Đặng Thành Chung thôi đấy, các bác ạ.
Vào sáng ngày 07/07/2014 ấy, thiếu tá Đặng Thành Chung là người ngồi ngoài cùng, nói cho đúng là đứng ngay ở cửa chiếc MI 171. Mà trong suốt quá trình bay để thả dù, cửa con MI này luôn mở nhé.

Với trình nhẩy dù siêu cao, đứng ngay ở cửa con MI, có thể bung tay, tung dù bất cứ khi nào thích, lại là người bản lĩnh đầy mình, thiếu tá Đặng Thành Chung đã không bung dù.
Lý do: không thể.
Vậy nên khi chiếc MI trạm đất, thiếu tá Đặng Thành Chung là người bị văng ra đầu tiên, và vẫn còn nói được vài câu, trước khi hy sinh tại nơi sơ cứu là quân y viện 105.
Vậy nên, không ai trong số chiến binh dù có thể nhẩy ra được cả.
Ngoài lý do 1.a như đã nói ở trên, lý do 2.b này đơn thuần là về mặt kỹ thuật, chiếm đến 90%.

2.c/ Logic này được hiểu thế nào?
Là quân nhân, tất cả các chiến binh trên chiếc MI, cũng như baoleo nhà cháu, đều biết 1 nguyên lý: khi tất cả mọi điều đều xấu -> hãy chọn cái ít xấu nhất.

Giữ nguyên vị trí trong chiếc MI, cho đến khi chạm đất, là cách trọn cái xấu ít nhất.
Chính vì thế, mà bây giờ, chúng ta vẫn còn có 3 chiến binh để mà hy vọng.

3/ Lịch sử bộ đội dù Việt Nam, đã có vụ nhâỷ khi gập nạn chưa?

Có.
Đó là vào đầu những năm 1960, khi bộ đội dù nhẩy dù biểu diễn ở Kiến An-Hải Phòng. 1 chiếc AN-2 đã va cánh vào đuôi của chiếc AN-2 do Anh hùng phi công huyền thoại Phan Như Cẩn làm cơ trưởng.
Với khả năng huyền thoại của của mình, cơ trưởng Phan Như Cẩn đã giữ được thăng bằng, và hô cho bộ đội dù: nhẩy.
Nhân dân dưới mặt đất thấy 2 máy bay va vào nhau, rồi thấy bộ đội nhẩy dù ra, tưởng là kịch bản như thế. Nên hò reo giữ dội.
Biến đâu, lúc đó trên không trung, cơ trưởng Phan Như Cẩn đang đánh vật với thần chết, để giữ thăng bằng cho đồng đội nhẩy dù thoát hiểm an toàn.
Sau đó, cơ trưởng Phan Như Cẩn cho máy bay hạ cánh thành công. Còn chiếc AN-2 kia không được may mắn như thế.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,855
Động cơ
364,178 Mã lực
Danh sách 18 đồng chí hi sinh, khi thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay nhảy dù, ngày 07/07/2014:

1. Thượng tá Hoàng Lại Long, sinh năm 1961. Chức vụ: Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn không quân 916, phi công lái chính máy bay Mi171 - 01.

2. Thiếu tá Đặng Thành Chung, sinh năm 1966. Chức vụ: Giáo viên dù Trung tâm Huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không.

3. Đại úy Lê Thanh Việt, sinh năm 1978. Chức vụ: Phi công lái phụ, dẫn đường.

4. Đại úy Nguyễn Văn Thanh, sinh năm 1976. Chức vụ: Cơ giới trên không.

5. Đại úy Nguyễn Đào Hồng Tâm, sinh năm 1980. Chức vụ: Giáo viên dù Trung tâm Huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không.

6 Thượng sĩ Nguyễn Văn Bình, sinh năm 1992. Chức vụ: Học viên sĩ quan dù.

7. Thượng sĩ Đỗ Văn Minh, sinh năm 1992. Chức vụ: Học viên sĩ quan dù.
8. Thượng sĩ Nguyễn Văn Thịnh, sinh năm 1991. Chức vụ: Học viên sĩ quan dù.

9. Thượng sĩ Nguyễn Đình Bình, sinh năm 1991. Chức vụ: Học viên sĩ quan dù.

10. Trung sĩ Lê Việt Hùng, sinh năm 1992. Chức vụ: Học viên sĩ quan dù.

11. Trung sĩ Nguyễn Phúc Nhơn, sinh năm 1991. Chức vụ: Học viên sĩ quan dù.

12. Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Đỗ Mạnh Uy. Chức vụ: Chiến đấu viên Tiểu đoàn 18 đặc công.

13. Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Đỗ Văn Năm. Chức vụ: Chiến đấu viên Tiểu đoàn 18 đặc công.

14. Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Ngọc Thắng. Chức vụ: Chiến đấu viên Tiểu đoàn 18 đặc công.

15. Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Văn Hưng. Chức vụ: Chiến đấu viên Tiểu đoàn 18 đặc công.

16. Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Đặng Hồng Quang. Chức vụ: Chiến đấu viên Tiểu đoàn 18 đặc công.

17. Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp Chử Văn Minh. Chức vụ: Chiến đấu viên Tiểu đoàn 18 đặc công.

18. Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Công Hợi. Chức vụ: Chiến đấu viên, tổ trưởng Tiểu đoàn 18 đặc công.

3 đồng chí đang bị thương:
1. Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, sinh năm 1982. Chức vụ: Chiến đấu viên Tiểu đoàn 18 đặc công.

2. Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1982. Chức vụ: Chiến đấu viên Tiểu đoàn 18 đặc công.

3. Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Đinh Văn Dương, sinh năm 1983. Chức vụ: Chiến đấu viên Tiểu đoàn 18 đặc công.

Nhân dân và đồng đội, mãi mãi nhớ về các anh.
 

Bóng Chày

Tầu Hỏa
Biển số
OF-66195
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
40,080
Động cơ
832,757 Mã lực
Có ai chịu trách nhiệm không hả các cụ tinh thông thế sự?
 

hackspeed

Xe cút kít
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-309501
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
16,650
Động cơ
927,253 Mã lực
Nơi ở
Vịnh Bắc Bộ

fishbed4

Xe tăng
Biển số
OF-58364
Ngày cấp bằng
5/3/10
Số km
1,692
Động cơ
957,967 Mã lực
Nơi ở
HN
Tại sao các anh không nhẩy dù ra khỏi chiếc MI đang rơi.

Mấy ngày nay, tràn ngập các câu chất vấn:

Tại sao các anh không nhẩy dù ra khỏi chiếc MI đang rơi ?

Nhớ về các anh, những chiến binh ưu tú đã hy sinh trong huấn luyện chiến đấu, nhà cháu tuy là cựu sỹ quan Hải quân, nhưng về nguyên lý chung thì cũng biết được đại cương, xin rụt rè có vài nhời thế này.

1/ Tại sao các chiến binh không nhẩy ra để tự cứu mạng:

1.a/ Trên máy bay, cũng như trên chiến hạm, việc nhẩy dù bỏ máy bay, cũng như xuống xuồng cứu sinh bỏ tầu, NHẤT THIẾT phải nghe lệnh của Captain. Dịch ra tiếng Việt thì là lệnh của cơ trưởng hay hạm trưởng, tùy ngữ cảnh. Nhưng chớ dịch là Đại úy, như 80% lều báo ngày nay.
1.b/ Điều lệnh, hay luật cũng quy định, Captain là người cuối cùng nhảy ra khỏi máy bay hoặc rời hạm.
1.c/ Tại sao lại có cái a.1 và a.2 thế:
- Lý do 1: thuộc về phẩm chất của người chỉ huy – anh phải là người chịu trách nhiệm đến cùng. Bác Hồ đã dậy chúng tôi, những chỉ huy quân đội như thế này: ‘chiến sỹ chưa ăn-> cán bộ không được kêu đói. Chiến sỹ chưa ngủ-> cán bộ không được kêu mệt’. Thấm lắm.
Lý do 1 chiếm 10%.
-Lý do 2: thuần túy về kỹ thuật. Cơ trưởng phải giữ máy bay thăng bằng, và phải thấy an toàn, thì mới được ra lệnh cho toàn bộ thành viên bay: nhẩy!. Hạm trưởng phải thấy, việc bỏ tầu = (to-vững chãi-tiện nghi-an toàn); để nhẩy xuống xuồng cứu sinh = kém, yếu x (to-vững chãi-tiện nghi-an toàn) so với hạm  là cách cuối cùng, thì mới hô: rời tầu!
Lý do 2 chiếm 90%.

2/ Đối chiếu nguyên lý với thực tiễn trên chiếc MI 171 sáng ngày 07/07/2014:

2.a/ Thành viên tổ bay, gồm 3 người, không tài nào nhẩy được ra trước các chiến binh đeo dù cả. Có 2 lý do:
-Lý do 1: cấu tạo của MI (nhà cháu đã đi MI, nhà cháu đã kể bên ‘Hồi ức…’).
Lý do này chiếm 10%.

-Lý do 2: không ai trang bị dù cho phi công trực thăng MI cả. Các loại trực thăng chiến đấu đặc biệt, nhà cháu không nói tới.
Lý do này chiếm 90%.

2.b/ Thành viên chiến binh dù trong khoang, gồm 18 chiến binh quả cảm.
Trong số này, có thiếu tá Đặng Thành Chung – là giáo viên dù, cấp hiệu dù: ‘Dù cánh vuông’ -> cấp hiệu nhẩy dù cao nhất. Việt Nam ta mới chỉ có 10 người đạt đẳng cấp như thiếu tá Đặng Thành Chung thôi đấy, các bác ạ.
Vào sáng ngày 07/07/2014 ấy, thiếu tá Đặng Thành Chung là người ngồi ngoài cùng, nói cho đúng là đứng ngay ở cửa chiếc MI 171. Mà trong suốt quá trình bay để thả dù, cửa con MI này luôn mở nhé.

Với trình nhẩy dù siêu cao, đứng ngay ở cửa con MI, có thể bung tay, tung dù bất cứ khi nào thích, lại là người bản lĩnh đầy mình, thiếu tá Đặng Thành Chung đã không bung dù.
Lý do: không thể.
Vậy nên khi chiếc MI trạm đất, thiếu tá Đặng Thành Chung là người bị văng ra đầu tiên, và vẫn còn nói được vài câu, trước khi hy sinh tại nơi sơ cứu là quân y viện 105.
Vậy nên, không ai trong số chiến binh dù có thể nhẩy ra được cả.
Ngoài lý do 1.a như đã nói ở trên, lý do 2.b này đơn thuần là về mặt kỹ thuật, chiếm đến 90%.

2.c/ Logic này được hiểu thế nào?
Là quân nhân, tất cả các chiến binh trên chiếc MI, cũng như baoleo nhà cháu, đều biết 1 nguyên lý: khi tất cả mọi điều đều xấu -> hãy chọn cái ít xấu nhất.

Giữ nguyên vị trí trong chiếc MI, cho đến khi chạm đất, là cách trọn cái xấu ít nhất.
Chính vì thế, mà bây giờ, chúng ta vẫn còn có 3 chiến binh để mà hy vọng.

3/ Lịch sử bộ đội dù Việt Nam, đã có vụ nhâỷ khi gập nạn chưa?

Có.
Đó là vào đầu những năm 1960, khi bộ đội dù nhẩy dù biểu diễn ở Kiến An-Hải Phòng. 1 chiếc AN-2 đã va cánh vào đuôi của chiếc AN-2 do Anh hùng phi công huyền thoại Phan Như Cẩn làm cơ trưởng.
Với khả năng huyền thoại của của mình, cơ trưởng Phan Như Cẩn đã giữ được thăng bằng, và hô cho bộ đội dù: nhẩy.
Nhân dân dưới mặt đất thấy 2 máy bay va vào nhau, rồi thấy bộ đội nhẩy dù ra, tưởng là kịch bản như thế. Nên hò reo giữ dội.
Biến đâu, lúc đó trên không trung, cơ trưởng Phan Như Cẩn đang đánh vật với thần chết, để giữ thăng bằng cho đồng đội nhẩy dù thoát hiểm an toàn.
Sau đó, cơ trưởng Phan Như Cẩn cho máy bay hạ cánh thành công. Còn chiếc AN-2 kia không được may mắn như thế.[/
QUOTE]

Cụ baoleo phân tích chuẩn rồi.. Cụ post sang bên cà phê cho các cụ hay hỏi được biết với ạ.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Em nhớ không nhần thì mới hơn trục năm trở lại đây thì phi công trực thăng chiến đấu mới có dù :-? Phi công trực thăng chở quân như con Mi 171 của mình thì chưa.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Sáng thứ Sáu này, Quân đội sẽ tổ chức lễ truy điệu cho các anh em hy sinh tại Nhà Tang lễ BQP, số 5 Trần Thánh Tông. Ai rảnh thì qua thắp cho anh em nén hương!
 

l0ng_py

Xe tăng
Biển số
OF-304656
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,090
Động cơ
312,028 Mã lực
xin chia buồn cùng gia đình các đồng chí. mất mát lớn quá
 

Vipduy999

Xe tải
Biển số
OF-175701
Ngày cấp bằng
8/1/13
Số km
357
Động cơ
343,600 Mã lực
Cụ ăn nói linh tinh quá, cả nước nghiêng mình vì hành động anh hùng của phi công đưa máy bay ra xa khu vực dân cư à.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top