Tại sao các anh không nhẩy dù ra khỏi chiếc MI đang rơi.
Mấy ngày nay, tràn ngập các câu chất vấn:
Tại sao các anh không nhẩy dù ra khỏi chiếc MI đang rơi ?
Nhớ về các anh, những chiến binh ưu tú đã hy sinh trong huấn luyện chiến đấu, nhà cháu tuy là cựu sỹ quan Hải quân, nhưng về nguyên lý chung thì cũng biết được đại cương, xin rụt rè có vài nhời thế này.
1/ Tại sao các chiến binh không nhẩy ra để tự cứu mạng:
1.a/ Trên máy bay, cũng như trên chiến hạm, việc nhẩy dù bỏ máy bay, cũng như xuống xuồng cứu sinh bỏ tầu, NHẤT THIẾT phải nghe lệnh của Captain. Dịch ra tiếng Việt thì là lệnh của cơ trưởng hay hạm trưởng, tùy ngữ cảnh. Nhưng chớ dịch là Đại úy, như 80% lều báo ngày nay.
1.b/ Điều lệnh, hay luật cũng quy định, Captain là người cuối cùng nhảy ra khỏi máy bay hoặc rời hạm.
1.c/ Tại sao lại có cái a.1 và a.2 thế:
- Lý do 1: thuộc về phẩm chất của người chỉ huy – anh phải là người chịu trách nhiệm đến cùng. Bác Hồ đã dậy chúng tôi, những chỉ huy quân đội như thế này: ‘chiến sỹ chưa ăn-> cán bộ không được kêu đói. Chiến sỹ chưa ngủ-> cán bộ không được kêu mệt’. Thấm lắm.
Lý do 1 chiếm 10%.
-Lý do 2: thuần túy về kỹ thuật. Cơ trưởng phải giữ máy bay thăng bằng, và phải thấy an toàn, thì mới được ra lệnh cho toàn bộ thành viên bay: nhẩy!. Hạm trưởng phải thấy, việc bỏ tầu = (to-vững chãi-tiện nghi-an toàn); để nhẩy xuống xuồng cứu sinh = kém, yếu x (to-vững chãi-tiện nghi-an toàn) so với hạm là cách cuối cùng, thì mới hô: rời tầu!
Lý do 2 chiếm 90%.
2/ Đối chiếu nguyên lý với thực tiễn trên chiếc MI 171 sáng ngày 07/07/2014:
2.a/ Thành viên tổ bay, gồm 3 người, không tài nào nhẩy được ra trước các chiến binh đeo dù cả. Có 2 lý do:
-Lý do 1: cấu tạo của MI (nhà cháu đã đi MI, nhà cháu đã kể bên ‘Hồi ức…’).
Lý do này chiếm 10%.
-Lý do 2: không ai trang bị dù cho phi công trực thăng MI cả. Các loại trực thăng chiến đấu đặc biệt, nhà cháu không nói tới.
Lý do này chiếm 90%.
2.b/ Thành viên chiến binh dù trong khoang, gồm 18 chiến binh quả cảm.
Trong số này, có thiếu tá Đặng Thành Chung – là giáo viên dù, cấp hiệu dù: ‘Dù cánh vuông’ -> cấp hiệu nhẩy dù cao nhất. Việt Nam ta mới chỉ có 10 người đạt đẳng cấp như thiếu tá Đặng Thành Chung thôi đấy, các bác ạ.
Vào sáng ngày 07/07/2014 ấy, thiếu tá Đặng Thành Chung là người ngồi ngoài cùng, nói cho đúng là đứng ngay ở cửa chiếc MI 171. Mà trong suốt quá trình bay để thả dù, cửa con MI này luôn mở nhé.
Với trình nhẩy dù siêu cao, đứng ngay ở cửa con MI, có thể bung tay, tung dù bất cứ khi nào thích, lại là người bản lĩnh đầy mình, thiếu tá Đặng Thành Chung đã không bung dù.
Lý do: không thể.
Vậy nên khi chiếc MI trạm đất, thiếu tá Đặng Thành Chung là người bị văng ra đầu tiên, và vẫn còn nói được vài câu, trước khi hy sinh tại nơi sơ cứu là quân y viện 105.
Vậy nên, không ai trong số chiến binh dù có thể nhẩy ra được cả.
Ngoài lý do 1.a như đã nói ở trên, lý do 2.b này đơn thuần là về mặt kỹ thuật, chiếm đến 90%.
2.c/ Logic này được hiểu thế nào?
Là quân nhân, tất cả các chiến binh trên chiếc MI, cũng như baoleo nhà cháu, đều biết 1 nguyên lý: khi tất cả mọi điều đều xấu -> hãy chọn cái ít xấu nhất.
Giữ nguyên vị trí trong chiếc MI, cho đến khi chạm đất, là cách trọn cái xấu ít nhất.
Chính vì thế, mà bây giờ, chúng ta vẫn còn có 3 chiến binh để mà hy vọng.
3/ Lịch sử bộ đội dù Việt Nam, đã có vụ nhâỷ khi gập nạn chưa?
Có.
Đó là vào đầu những năm 1960, khi bộ đội dù nhẩy dù biểu diễn ở Kiến An-Hải Phòng. 1 chiếc AN-2 đã va cánh vào đuôi của chiếc AN-2 do Anh hùng phi công huyền thoại Phan Như Cẩn làm cơ trưởng.
Với khả năng huyền thoại của của mình, cơ trưởng Phan Như Cẩn đã giữ được thăng bằng, và hô cho bộ đội dù: nhẩy.
Nhân dân dưới mặt đất thấy 2 máy bay va vào nhau, rồi thấy bộ đội nhẩy dù ra, tưởng là kịch bản như thế. Nên hò reo giữ dội.
Biến đâu, lúc đó trên không trung, cơ trưởng Phan Như Cẩn đang đánh vật với thần chết, để giữ thăng bằng cho đồng đội nhẩy dù thoát hiểm an toàn.
Sau đó, cơ trưởng Phan Như Cẩn cho máy bay hạ cánh thành công. Còn chiếc AN-2 kia không được may mắn như thế.