[Funland] Hiểu về xuất xứ sản phẩm

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
8,933
Động cơ
236,436 Mã lực
Được hết,
Rât nhiều loại hàng tầu đang được bán với giá gấp độ 2 hay 3 lần giá gốc (em đang so sánh nhiều thứ ra ngoài phố HN mua và đặt qua mấy cái WEB kinh doanh trực tuyến cũng nhập từ tầu về),
Như vậy là đóng góp để thành hàng Việt lên hơn 60% rồi...!
Em vừa search thử riêng oto hiện vn cách tính tỷ lệ nội điạ hoá riêng khác với khối asian
https://xe.baogiaothong.vn/viet-nam-van-chua-tinh-ty-le-noi-dia-hoa-o-to-giong-asean-d409638.html
Quy định 1 mình 1 chợ
https://nld.com.vn/kinh-te/tinh-ti-le-noi-dia-hoa-o-to-vn-mot-minh-mot-cho-94630.htm
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Bài này đủ thông tin cho các bác:

https://www.shippingsolutions.com/blog/importing-basics-country-of-origin

Tựu trung lại:

- Mọi hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ đều phải ghi rõ nước xuất xứ (COO, made in...), một số khu vực (nhập khẩu) khác lại không. Đây là quy định phục vụ hải quan;
- Định nghĩa thế nào thì được ghi là Made in ở đâu, được chi tiết hóa trong các hiệp định thương mại (ví dụ NAFTA). Các loại sản phẩm khác nhau lại có cách giải nghĩa khác nhau.
- Một vài trường hợp thực tế (có thể tìm đọc cho vui trên Internet) cho thấy cách phán quyết rằng một sản phẩm cụ thể có xuất xứ từ đâu, được đưa ra rất con người, rất chủ quan chứ không toán học như cách ông thớt đặt vấn đề. Ví dụ: Một nhà sản xuất ở Canada nhập hạt Mắc ca thô từ Úc, rang tẩm ở Canada rồi đóng gói, dán nhãn mác thương hiệu của mình, bán sang Mỹ. Sản phẩm này thoạt đầu được hưởng thuế ưu đãi theo NAFTA, sau đó lại không. Lý luận chục trang A4 đọc ong thủ luôn cho bác nào không ngại :D
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,745
Động cơ
842,949 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Đây là bài viết khá cô đọng của Cục XNK Bộ Công thương

GHI NHÃN HÀNG HÓA SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM - MỘT YÊU CẦU CẤP BÁCH
11/02/2019

Trong thời gian vừa qua, hiện tượng gian lận thương mại thông qua ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Nhiều sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đã khẳng định được chất lượng cao, ổn định, đáng tin cậy. Xuất phát từ thực tế này, có trường hợp hàng hóa được sản xuất nhập khẩu từ nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài nhưng lại gắn mác là hàng “Made in Viet Nam” để gian lận thương mại, đánh lừa người tiêu dùng.

Có trường hợp thương nhân không cố tình gian lận, nhưng quan niệm của thương nhân về vấn đề này còn đơn giản, không nhận thức hết những ảnh hưởng to lớn đối với nền sản xuất quốc gia. Hàng hóa nước ngoài có xu hướng mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi “miễn phí” và bất hợp pháp từ các Hiệp định Thương mại tự do (sau đây gọi là FTA) Việt Nam tham gia hoặc sử dụng xuất xứ hàng hóa làm phương tiện lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu. Hơn nữa, Việt Nam chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên người tiêu dùng trong nước không có căn cứ để phân biệt thế nào là hàng “Made in Viet Nam” và họ đang sử dụng hàng “Made in Viet Nam” trên cơ sở tự nhận biết hoặc tin tưởng vào những nhãn hàng không được kiểm chứng.

Việc gian lận ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam không những gây hậu quả trực tiếp đến sản phẩm cụ thể, ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn có tác động không nhỏ đến ngành hàng trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam.

Nhìn chung, các nước tiên tiến đều có quy định về việc ghi nhãn nước sản xuất. Đối với mặt hàng cần bảo hộ hoặc đã xây dựng được thương hiệu mang tầm quốc tế, các nước quy định tiêu chí cho một số sản phẩm cụ thể. Ví dụ quy định của Thụy Sỹ đối với đồng hồ, quy định của Hoa Kỳ đối với ô tô, hàng dệt may và len, quy định của New Zealand đối với rượu vang... Nhiều nước cho phép áp dụng việc ghi nhãn trên cơ sở tự nguyện đối với hàng sản xuất và tiêu thụ trong nước. Một khi hàng hóa đã ghi nhãn nước sản xuất thì bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí và điều kiện theo quy định.

Các nước đưa ra quy định cụ thể về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa nhằm mục tiêu bảo hộ ngành hàng sản xuất tại nước đó nói chung và bảo hộ thương hiệu của sản phẩm cụ thể. Tiêu chí và điều kiện ghi nhãn xuất xứ có thể được quy định chung như “made in…, produced in…” hoặc chi tiết đến từng công đoạn sản xuất, gia công hoặc chứa giá trị gia tăng cụ thể như “designed by/in…, assembled in…, processed in…, packaged in…, imported by/for”. Về chế tài xử phạt, một số nước có chế tài xử phạt rất nặng đối với cá nhân, tổ chức cố tình ghi sai nhãn xuất xứ hàng hóa. Ví dụ, theo quy định của Ý, tổ chức, cá nhân gắn nhãn “Made in Italy” vào sản phẩm đồ da không đáp ứng tiêu chí “Made in Italy” có thể phải nộp phạt tới 100.000 Euro. Tại Canada, theo Luật Cạnh tranh, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm việc gây hiểu sai, hiểu nhầm về sản phẩm có thể bị phạt hành chính lên đến 15 triệu Đôla Canada, truy cứu trách nhiệm hình sự và/hoặc phạt tù từ 1 – 14 năm.

Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh việc hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam. Các quy định hiện hành dù đang được hoàn thiện để phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam nhưng phạm vi điều chỉnh chủ yếu là nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và thương hiệu.

Về cách ghi nhãn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 về nhãn hàng hóa. Nghị định dẫn trên quy định về cách ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu nhưng chưa quy định tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam.

Về chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm, các quy định được đề cập tại Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và các Thông tư liên quan. Theo quy định tại các văn bản nêu trên, một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm nếu sản phẩm đó có nguồn gốc địa lý, danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của vùng lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó. Đây là quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với một sản phẩm cụ thể từ một vùng lãnh thổ xác định, không quy định ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nói chung.

Về thương hiệu hàng Việt Nam, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 984/QĐ-BCT ngày 06 tháng 3 năm 2012 kèm theo quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia. Quyết định số 984/QĐ-BCT nêu trên có tiêu chí để hàng hóa được gắn mác “Viet Nam Value” (Giá trị Việt Nam) nhằm quảng bá tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.

Với sự ra đời của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (thay thế Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 trước kia), Việt Nam đã có hành lang pháp lý về xuất xứ hàng hóa. Quy định hiện hành là căn cứ để xác định “hàng hóa có xuất xứ Việt Nam”, được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc phi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường mà Việt Nam có cam kết quốc tế. Trên cơ sở cam kết quốc tế và Luật Quản lý ngoại thương, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2018/NĐ-CP nêu trên với phạm vi điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, không điều chỉnh về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa.

Theo mục tiêu quản lý nhà nước đặc thù của các Bộ ngành, các văn bản nêu trên tập trung vào quy định về yêu cầu ghi nhãn hàng hóa, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và xây dựng thương hiệu Việt Nam. Quy định hiện hành chưa có bộ tiêu chí để xác định như thế nào là hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam.

Do chưa có quy định về tiêu chí ghi nhãn nước sản xuất hàng hóa, khái niệm “hàng hóa Việt Nam” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: (a) hàng hóa có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế hoặc (b) hàng hóa có công đoạn sản xuất tại Việt Nam hoặc (c) hàng hóa có thương hiệu của Việt Nam. Các khái niệm này tuy khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn.

Xuất phát từ thực tiễn trong nước và thế giới nêu trên, việc xây dựng quy định về hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam là cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý với mục tiêu phòng chống gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng. Qua trao đổi giữa Bộ Công Thương với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số Hiệp hội ngành hàng, trước mắt, việc ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, tự kê khai. Tuy nhiên, khi cá nhân, tổ chức thực hiện ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí và phải chứng minh việc đáp ứng tiêu chí đó khi được yêu cầu. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức ghi công đoạn sản xuất tại Việt Nam thì phải chứng minh được việc hàng hóa trải qua công đoạn sản xuất, gia công có phát sinh giá trị tại Việt Nam.

Sau một khoảng thời gian thực hiện, khi quy định ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam dần được hình thành trong nhận thức xã hội, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tổng kết, đánh giá và báo cáo Chính phủ để áp dụng bắt buộc ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đối với một số mặt hàng cụ thể nhằm bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, bảo hộ ngành sản xuất và xây dựng thương hiệu như thực phẩm, dệt may, giày dép, ...

Hoàn thiện thể chế pháp lý về ghi nhãn sản xuất "Made in Viet Nam" đang là một nhu cầu cấp bách. Hy vọng với sự ra đời của khung pháp lý về vấn đề này, sản phẩm, hàng hóa Việt Nam sẽ tự tin hơn nữa khẳng định chất lượng, chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt Nam và thế giới.

Cục Xuất nhập khẩu

http://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/ghi-nhan-hang-hoa-san-xuat-tai-viet-nam-mot-yeu-cau-cap-bach-14038-22.html
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,403 Mã lực
Các cụ có vẻ hiểu lầm cái mục "tỷ lệ phần trăm giá trị". Ở đây xác định tỷ lệ % giá trị (LVC) xuất xứ Việt Nam sẽ phải tính theo hướng dẫn trong Thông tư 05/2018/TT-BTC

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-05-2018-TT-BCT-quy-dinh-ve-xuat-xu-hang-hoa-366061.aspx

Theo đó có thể tính theo 1 trong 2 cách sau:

a) Công thức trực tiếp: LVC = Trị giá nguyên liệu đầu vào CÓ xuất xứ VN/ Trị giá FOB

hoặc:

b) Công thức gián tiếp: LVC = (Trị giá FOB - Trị giá nguyên liệu đầu vào KHÔNG CÓ xuất xứ VN)/ Trị giá FOB

Trị giá FOB = Giá xuất xưởng + Chí phí khác để vận chuyển và làm các dịch vụ giao hàng lên tàu tại cảng xuất hàng.

Nếu bán trong nước không có việc giao hàng lên tàu taị cảng xuất hàng thì có thể chỉ tính bằng Giá xuất xưởng.

Giá xuất xưởng = Chi phí xuất xưởng + Lợi nhuận.

Như vậy quan trọng là phải tính được giá trị nguyên vật liệu xuất đầu vào có xuất xứ VN. Sau đó lấy giá trị này chia cho giá xuất xưởng. Để giá xuất xưởng càng cao thì tỷ lệ % xuất xứ VN sẽ càng nhỏ.

Tỷ lệ này là bao nhiêu để được coi là có "xuất xứ VN" thì lại phụ thuộc vào quy định cụ thể trong các hiệp định thuế quan của VN với nước ngoài (đơn phương hay đa phương) mà VN có tham gia (vì thực tế người ta chỉ quan tâm xuất xứ ở đâu để áp thuế vì mỗi nước có chính sách thuế với hàng nhập khẩu khác nhau cho các nước khác nhau).

Trường hợp bán nôi địa VN thì em không thấy có quy định cụ thể về việc tỷ lệ % giá trị xuất xứ VN là bao nhiêu thì được ghi xuất xứ VN, có cụ nào biết có quy định này thì bổ sung giúp em.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
29 nói:
Đây là bài viết khá cô đọng của Cục XNK Bộ Công thương

GHI NHÃN HÀNG HÓA SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM - MỘT YÊU CẦU CẤP BÁCH
11/02/2019
Cục Xuất nhập khẩu
Nhà ta toàn lẽo đẽo chạy sau ô tô hết. Trước đó đã có diễn biến này từ 1/1/2019:

Từ 01/01/2019, doanh nghiệp Việt nam xuất khẩu hàng hóa sang EU sẽ PHẢI tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) C/O form A. Đây là yêu cầu bắt buộc của EU đối với một số nước, trong đó có Việt Nam. Thời gian quá độ là 06 tháng.
 
Biển số
OF-4
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
4,322
Động cơ
626,272 Mã lực
Nơi ở
Vietnam
Bài viết hay quá, cám ơn bác.

Đoạn này hay và cần làm rõ thêm là giá trị cấu thành giá bán hay lợi nhuận :
"" Thoạt nhìn thì đó là chuyện vô lý nhưng bản chất nó thế này: Thế giới cho rằng khi anh có thể bán lãi 40% có nghĩa là anh có thương hiệu hoặc bí quyết đặc biệt, và cái đó chính là yếu tố tạo nên xuất xứ sản phẩm.""
 

CIB

Xe điện
Biển số
OF-35776
Ngày cấp bằng
22/5/09
Số km
2,808
Động cơ
499,500 Mã lực
"Made in Viet Nam" phải là nhãn hiệu được nhà nước bảo hộ, cơ mà nhà nước không quản lý mà cứ thả rông thì lỗi thuộc quản lý nhà nước, cũng có thể là chiêu của nhà nước để có ô tô, điện thoại, điện máy, có thể cả mái bai, tầu vũ trụ made in Viet nam, hehe
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,403 Mã lực
Đây là bài viết khá cô đọng của Cục XNK Bộ Công thương

GHI NHÃN HÀNG HÓA SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM - MỘT YÊU CẦU CẤP BÁCH
11/02/2019

Trong thời gian vừa qua, hiện tượng gian lận thương mại thông qua ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Nhiều sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đã khẳng định được chất lượng cao, ổn định, đáng tin cậy. Xuất phát từ thực tế này, có trường hợp hàng hóa được sản xuất nhập khẩu từ nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài nhưng lại gắn mác là hàng “Made in Viet Nam” để gian lận thương mại, đánh lừa người tiêu dùng.

Có trường hợp thương nhân không cố tình gian lận, nhưng quan niệm của thương nhân về vấn đề này còn đơn giản, không nhận thức hết những ảnh hưởng to lớn đối với nền sản xuất quốc gia. Hàng hóa nước ngoài có xu hướng mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi “miễn phí” và bất hợp pháp từ các Hiệp định Thương mại tự do (sau đây gọi là FTA) Việt Nam tham gia hoặc sử dụng xuất xứ hàng hóa làm phương tiện lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu. Hơn nữa, Việt Nam chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên người tiêu dùng trong nước không có căn cứ để phân biệt thế nào là hàng “Made in Viet Nam” và họ đang sử dụng hàng “Made in Viet Nam” trên cơ sở tự nhận biết hoặc tin tưởng vào những nhãn hàng không được kiểm chứng.

Việc gian lận ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam không những gây hậu quả trực tiếp đến sản phẩm cụ thể, ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn có tác động không nhỏ đến ngành hàng trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam.

Nhìn chung, các nước tiên tiến đều có quy định về việc ghi nhãn nước sản xuất. Đối với mặt hàng cần bảo hộ hoặc đã xây dựng được thương hiệu mang tầm quốc tế, các nước quy định tiêu chí cho một số sản phẩm cụ thể. Ví dụ quy định của Thụy Sỹ đối với đồng hồ, quy định của Hoa Kỳ đối với ô tô, hàng dệt may và len, quy định của New Zealand đối với rượu vang... Nhiều nước cho phép áp dụng việc ghi nhãn trên cơ sở tự nguyện đối với hàng sản xuất và tiêu thụ trong nước. Một khi hàng hóa đã ghi nhãn nước sản xuất thì bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí và điều kiện theo quy định.

Các nước đưa ra quy định cụ thể về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa nhằm mục tiêu bảo hộ ngành hàng sản xuất tại nước đó nói chung và bảo hộ thương hiệu của sản phẩm cụ thể. Tiêu chí và điều kiện ghi nhãn xuất xứ có thể được quy định chung như “made in…, produced in…” hoặc chi tiết đến từng công đoạn sản xuất, gia công hoặc chứa giá trị gia tăng cụ thể như “designed by/in…, assembled in…, processed in…, packaged in…, imported by/for”. Về chế tài xử phạt, một số nước có chế tài xử phạt rất nặng đối với cá nhân, tổ chức cố tình ghi sai nhãn xuất xứ hàng hóa. Ví dụ, theo quy định của Ý, tổ chức, cá nhân gắn nhãn “Made in Italy” vào sản phẩm đồ da không đáp ứng tiêu chí “Made in Italy” có thể phải nộp phạt tới 100.000 Euro. Tại Canada, theo Luật Cạnh tranh, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm việc gây hiểu sai, hiểu nhầm về sản phẩm có thể bị phạt hành chính lên đến 15 triệu Đôla Canada, truy cứu trách nhiệm hình sự và/hoặc phạt tù từ 1 – 14 năm.

Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh việc hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam. Các quy định hiện hành dù đang được hoàn thiện để phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam nhưng phạm vi điều chỉnh chủ yếu là nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và thương hiệu.

Về cách ghi nhãn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 về nhãn hàng hóa. Nghị định dẫn trên quy định về cách ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu nhưng chưa quy định tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam.

Về chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm, các quy định được đề cập tại Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và các Thông tư liên quan. Theo quy định tại các văn bản nêu trên, một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm nếu sản phẩm đó có nguồn gốc địa lý, danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của vùng lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó. Đây là quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với một sản phẩm cụ thể từ một vùng lãnh thổ xác định, không quy định ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nói chung.

Về thương hiệu hàng Việt Nam, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 984/QĐ-BCT ngày 06 tháng 3 năm 2012 kèm theo quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia. Quyết định số 984/QĐ-BCT nêu trên có tiêu chí để hàng hóa được gắn mác “Viet Nam Value” (Giá trị Việt Nam) nhằm quảng bá tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.

Với sự ra đời của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (thay thế Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 trước kia), Việt Nam đã có hành lang pháp lý về xuất xứ hàng hóa. Quy định hiện hành là căn cứ để xác định “hàng hóa có xuất xứ Việt Nam”, được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc phi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường mà Việt Nam có cam kết quốc tế. Trên cơ sở cam kết quốc tế và Luật Quản lý ngoại thương, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2018/NĐ-CP nêu trên với phạm vi điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, không điều chỉnh về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa.

Theo mục tiêu quản lý nhà nước đặc thù của các Bộ ngành, các văn bản nêu trên tập trung vào quy định về yêu cầu ghi nhãn hàng hóa, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và xây dựng thương hiệu Việt Nam. Quy định hiện hành chưa có bộ tiêu chí để xác định như thế nào là hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam.

Do chưa có quy định về tiêu chí ghi nhãn nước sản xuất hàng hóa, khái niệm “hàng hóa Việt Nam” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: (a) hàng hóa có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế hoặc (b) hàng hóa có công đoạn sản xuất tại Việt Nam hoặc (c) hàng hóa có thương hiệu của Việt Nam. Các khái niệm này tuy khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn.

Xuất phát từ thực tiễn trong nước và thế giới nêu trên, việc xây dựng quy định về hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam là cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý với mục tiêu phòng chống gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng. Qua trao đổi giữa Bộ Công Thương với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số Hiệp hội ngành hàng, trước mắt, việc ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, tự kê khai. Tuy nhiên, khi cá nhân, tổ chức thực hiện ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí và phải chứng minh việc đáp ứng tiêu chí đó khi được yêu cầu. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức ghi công đoạn sản xuất tại Việt Nam thì phải chứng minh được việc hàng hóa trải qua công đoạn sản xuất, gia công có phát sinh giá trị tại Việt Nam.

Sau một khoảng thời gian thực hiện, khi quy định ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam dần được hình thành trong nhận thức xã hội, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tổng kết, đánh giá và báo cáo Chính phủ để áp dụng bắt buộc ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đối với một số mặt hàng cụ thể nhằm bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, bảo hộ ngành sản xuất và xây dựng thương hiệu như thực phẩm, dệt may, giày dép, ...

Hoàn thiện thể chế pháp lý về ghi nhãn sản xuất "Made in Viet Nam" đang là một nhu cầu cấp bách. Hy vọng với sự ra đời của khung pháp lý về vấn đề này, sản phẩm, hàng hóa Việt Nam sẽ tự tin hơn nữa khẳng định chất lượng, chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt Nam và thế giới.

Cục Xuất nhập khẩu

http://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/ghi-nhan-hang-hoa-san-xuat-tai-viet-nam-mot-yeu-cau-cap-bach-14038-22.html
Như vậy theo bài này thì VN chưa có quy định cụ thể đối với hàng bán nội địa như thế nào được coi là xuất xứ VN, vì các quy định trước đây chỉ mới điều chỉnh cho việc xác định xuất xứ với hàng hóa xuất nhập khẩu với mục đích để áp thuế (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc phi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường mà Việt Nam có cam kết quốc tế).

Trường hợp Asanzo nếu chưa có quy định điều chỉnh thì có thể chả buộc được nó tội gì. Tuy nhiên tòa VN xử theo định hướng thì khi đã có chỉ đạo thì vẫn chắc sẽ vẫn bị ăn đòn.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,145
Động cơ
458,676 Mã lực
Em mạn phép hỏi

Sản phẩm này đáp ứng được đến tiêu chuẩn thứ mấy ạ?


Mấy hôm nay giang cư mận bàn tán nhiều về Asanzo của anh Tam, một trong các chủ đề nóng nhất là chuyện “Xuất xứ Việt nam” hay “Made in Vietnam” của hàng Asanzo. Cãi nhau nhiều, lý sự lắm, kéo sang cả hàng của Vin, nhưng chưa một cụ nào đưa ra hiểu biết cụ thể: một sản phẩm như thế nào thì có thể được dán nhãn xuất xứ đúng quy chuẩn?

Trong thớt này tôi liệt kê các quy định và minh họa về xuất xứ hàng hóa cho các cụ tham khảo, và có thể dễ dàng suy ra: hàng anh Tam, hàng anh Vượng hay bất cứ loại hàng nào khác lúc nào có thể được dán nhãn xuất xứ VN lúc nào không?

Đầu tiên phải khẳng định rằng: hiện nay trên thế giới hầu như không còn một sản phẩm nào được sản xuất 100% từ một nước duy nhất. Đến cây lúa Việt nam nhìn thì thuần Việt hoàn toàn thực ra cũng có không ít yếu tố nước ngoài: giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Vì thế nên cái chỉ dẫn “made in” dù là China, Japan hay Korea đều là tương đối, và cũng vì vậy mà thế giới phải thỏa thuận và quy định các tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa. Ba tiêu chuẩn cơ bản nó thế này:

1. (Tiêu chuẩn hoàn thiện) Bất cứ một hàng hóa nào muốn dán nhãn “made in…” thì đều phải được hoàn thiện đến mức sử dụng được tại nước đó. Tất cả các công đoạn sau đều không được chấp nhận. Chẳng hạn anh nhập một cái TV nguyên chiếc về rồi đóng vào thùng thì cái TV đó không thể dán nhãn “made in Vietnam”.

2. (Tiêu chuẩn thay đổi bản chất) Tiếp một bước nữa, quá trình gia công sản xuất phải “thay đổi bản chất các nguyên liệu được đưa vào”, nghĩa là các linh kiện, chất, phụ gia… phải được pha trộn, lắp ráp… và cho ra một bản chất khác hẳn so với đầu vào. Nếu chỉ có thay đổi hình thức thì không được. Chẳng hạn anh có thể nhập téc bia 1000l về đóng vào chai nhỏ đem bán, cái đó cũng có thể gọi là gia công nhưng không thể gọi là “sản xuất lại VN’ vì đầu ra không thay đổi bản chất đầu vào.

3. (Tiêu chuẩn giá trị gia tăng) Khi đã đạt được hai điều kiện trên thì một sản phẩm muốn đạt điều kiện “made in” một nước nào đó phải thỏa mãn điều kiện thứ ba, cũng là điều kiện khó nhất: quy định 40%.

Quy định này có nội dung như sau: muốn được dán nhãn xuất xứ một nước, một sản phẩm phải có 40% giá trị bán ra được thực hiện tại nước đó.

Ví dụ thế này: Anh Tam mua 100% linh kiện rời của Tàu về lắp TV hoàn chỉnh tại Việt nam. Anh đã thỏa mãn điều kiện thứ nhất (hoàn thiện) và điều kiện thứ hai (thay đổi bản chất nguyên liệu). Nhưng đến điều kiện thứ ba rất có thể anh tắc vì anh bán quá rẻ. Khi lơi nhuận của anh chỉ 10-15% thì anh không đủ DK dán nhãn xuất xứ VN.

Như vậy là một nhà SX nhập 100% linh kiện Tàu cũng có thể dán nhãn made in Vietnam. Chỉ cần sản phẩm thỏa mãn 3 điều kiện: 1. Được gia công hoàn thiện ở VN; 2. Đầu ra thay đổi về bản chất so với đầu vào và 3. Lợi nhuận của nhà sản xuất (trên giấy tờ) ít nhất là 40%.

Xét như thế thì có các trường hợp sau không được dán nhãn “made in”:

1. Nhập nguyên bộ về đóng thùng: như anh Tam nhập lò vi sóng nguyên chiếc về đóng lại vào thùng chữ Việt, nói thẳng ra là lừa đảo.

2. Có gia công hoàn thiện nhưng không thay đổi bản chất sản phẩm. Ví dụ mua đồ uống đóng téc về đóng sang chai nhỏ hay nhập giấy photo cuộn lớn về cắt đóng thành tập A4.

3. Có chút chút gia công, thậm chí phụ kiện sản xuất tại bản địa nhưng giá trị quá thấp. Chẳng hạn cả cái TV chỉ đổ được cái vỏ nhựa và bán giá trên giấy chỉ lãi 15%.


Trong 3 điều kiện trên, cái thứ nhất (hoàn thiện) và thứ hai (thay đổi bản chất) là dễ thấy. Cái thứ ba mới khó và chỉ có thuế và nơi cấp C/O mới được biết.

Thậm chí hai trường hợp y như nhau: cùng nhập 100% linh kiện về lắp điện thoại nhưng 1 anh bán đủ đắt (lợi nhuận trên 40%) thì có thể được dán nhãn “made in” còn anh kia bán quá rẻ (lợi nhuận chỉ 20%) lại có thể bị từ chối không cho dán.

Thoạt nhìn thì đó là chuyện vô lý nhưng bản chất nó thế này: Thế giới cho rằng khi anh có thể bán lãi 40% có nghĩa là anh có thương hiệu hoặc bí quyết đặc biệt, và cái đó chính là yếu tố tạo nên xuất xứ sản phẩm.
 

duongbinh07

Xe điện
Biển số
OF-538876
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
2,915
Động cơ
194,999 Mã lực
Tuổi
43
Em cũng nghĩ cụ chủ sai cái 40% lợi nhuận
Em xin giải thích rõ,

đó là 1 cách tính hàm lượng , khi người ta dùng biện pháp trừ ...

Trừ từ giá bán ( giá FOB ) sản phẩm, trừ đi những cái cấu thành nên sản phẩm mà ko chứng minh được xuất xứ trong nước ( hoặc khu vực chung )
và xem kết quả là phần gia tăng, dĩ nhiên lợi nhuận là 1 phần trong đó.

nhưng các cụ đừng nghĩ chỉ có như thế.

xin chứng nhận xuất xứ ngoài bảng tính, các cụ còn phải nộp:
1. quy trình sản xuất, sơ đồ sx
2. danh mục nguyên liệu kèm định mức sử dụng, xuất xứ
3. ...

đúng quy trình thì cũng ko dễ mà qua mắt cơ quan quản lý, nhưng cá nhân em thấy méo có thằng nào đi kiểm tra trong nhiều năm em làm cái này cả.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,145
Động cơ
458,676 Mã lực
Thanks cụ thớt giải thích rất hay, đặc biệt là con số 40% (" một sản phẩm muốn đạt điều kiện “made in” một nước nào đó phải thỏa mãn điều kiện thứ ba, cũng là điều kiện khó nhất: quy định 40%").

Tình cờ liên hệ tới 1 con số gần đây công bố của 1 nhà SX. Ngẫu nhiên có trùng hợp gì không?

https://blog.adayroi.com/chinh-sach-gia-3-khong-cua-vinfast-la-gi-ap-dung-den-khi-nao-d8135

Nội dung 3 không VF bao gồm: giá không bao gồm khấu hao, giá không tính lãi và không tính chi phí tài chính. Giá bán ra của sản phẩm chỉ đúng bằng giá thành sản phẩm cộng với chi phí bán hàng. Đáng chú ý là hãng chấp nhận lỗ và áp dụng chính sách 3 không cho tất cả các sản phẩm.

Với mong muốn mang tới cho khách hàng cơ hội trải nghiệm sản phẩm ô tô, xe máy điện đẳng cấp “made in Viet Nam”, VF sẵn sàng chịu lỗ đến hơn 40% trong giai đoạn đầu.

...
chính sách giá “3 không” hỗ trợ người tiêu dùng (không khấu hao, không chi phí tài chính và không lấy lãi”; theo đó giá chiếc SUV giảm còn 1,136 tỉ đồng, Sedan 800 triệu đồng và Fadil 336 triệu đồng; tương đương mức giảm gần 40%.

Giá nói trên tương đương giá thành sản phẩm cộng chi phí bán hàng. Trước đó hai phiên bản xe máy điện Klara có giá gốc 57 và 34 triệu đồng giảm còn lần lượt 35 và 21 triệu đồng.​

Mấy hôm nay giang cư mận bàn tán nhiều về Asanzo của anh Tam, một trong các chủ đề nóng nhất là chuyện “Xuất xứ Việt nam” hay “Made in Vietnam” của hàng Asanzo. Cãi nhau nhiều, lý sự lắm, kéo sang cả hàng của Vin, nhưng chưa một cụ nào đưa ra hiểu biết cụ thể: một sản phẩm như thế nào thì có thể được dán nhãn xuất xứ đúng quy chuẩn?

Trong thớt này tôi liệt kê các quy định và minh họa về xuất xứ hàng hóa cho các cụ tham khảo, và có thể dễ dàng suy ra: hàng anh Tam, hàng anh Vượng hay bất cứ loại hàng nào khác lúc nào có thể được dán nhãn xuất xứ VN lúc nào không?

Đầu tiên phải khẳng định rằng: hiện nay trên thế giới hầu như không còn một sản phẩm nào được sản xuất 100% từ một nước duy nhất. Đến cây lúa Việt nam nhìn thì thuần Việt hoàn toàn thực ra cũng có không ít yếu tố nước ngoài: giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Vì thế nên cái chỉ dẫn “made in” dù là China, Japan hay Korea đều là tương đối, và cũng vì vậy mà thế giới phải thỏa thuận và quy định các tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa. Ba tiêu chuẩn cơ bản nó thế này:

1. (Tiêu chuẩn hoàn thiện) Bất cứ một hàng hóa nào muốn dán nhãn “made in…” thì đều phải được hoàn thiện đến mức sử dụng được tại nước đó. Tất cả các công đoạn sau đều không được chấp nhận. Chẳng hạn anh nhập một cái TV nguyên chiếc về rồi đóng vào thùng thì cái TV đó không thể dán nhãn “made in Vietnam”.

2. (Tiêu chuẩn thay đổi bản chất) Tiếp một bước nữa, quá trình gia công sản xuất phải “thay đổi bản chất các nguyên liệu được đưa vào”, nghĩa là các linh kiện, chất, phụ gia… phải được pha trộn, lắp ráp… và cho ra một bản chất khác hẳn so với đầu vào. Nếu chỉ có thay đổi hình thức thì không được. Chẳng hạn anh có thể nhập téc bia 1000l về đóng vào chai nhỏ đem bán, cái đó cũng có thể gọi là gia công nhưng không thể gọi là “sản xuất lại VN’ vì đầu ra không thay đổi bản chất đầu vào.

3. (Tiêu chuẩn giá trị gia tăng) Khi đã đạt được hai điều kiện trên thì một sản phẩm muốn đạt điều kiện “made in” một nước nào đó phải thỏa mãn điều kiện thứ ba, cũng là điều kiện khó nhất: quy định 40%.

Quy định này có nội dung như sau: muốn được dán nhãn xuất xứ một nước, một sản phẩm phải có 40% giá trị bán ra được thực hiện tại nước đó.

Ví dụ thế này: Anh Tam mua 100% linh kiện rời của Tàu về lắp TV hoàn chỉnh tại Việt nam. Anh đã thỏa mãn điều kiện thứ nhất (hoàn thiện) và điều kiện thứ hai (thay đổi bản chất nguyên liệu). Nhưng đến điều kiện thứ ba rất có thể anh tắc vì anh bán quá rẻ. Khi lơi nhuận của anh chỉ 10-15% thì anh không đủ DK dán nhãn xuất xứ VN.

Như vậy là một nhà SX nhập 100% linh kiện Tàu cũng có thể dán nhãn made in Vietnam. Chỉ cần sản phẩm thỏa mãn 3 điều kiện: 1. Được gia công hoàn thiện ở VN; 2. Đầu ra thay đổi về bản chất so với đầu vào và 3. Lợi nhuận của nhà sản xuất (trên giấy tờ) ít nhất là 40%.

Xét như thế thì có các trường hợp sau không được dán nhãn “made in”:

1. Nhập nguyên bộ về đóng thùng: như anh Tam nhập lò vi sóng nguyên chiếc về đóng lại vào thùng chữ Việt, nói thẳng ra là lừa đảo.

2. Có gia công hoàn thiện nhưng không thay đổi bản chất sản phẩm. Ví dụ mua đồ uống đóng téc về đóng sang chai nhỏ hay nhập giấy photo cuộn lớn về cắt đóng thành tập A4.

3. Có chút chút gia công, thậm chí phụ kiện sản xuất tại bản địa nhưng giá trị quá thấp. Chẳng hạn cả cái TV chỉ đổ được cái vỏ nhựa và bán giá trên giấy chỉ lãi 15%.


Trong 3 điều kiện trên, cái thứ nhất (hoàn thiện) và thứ hai (thay đổi bản chất) là dễ thấy. Cái thứ ba mới khó và chỉ có thuế và nơi cấp C/O mới được biết.

Thậm chí hai trường hợp y như nhau: cùng nhập 100% linh kiện về lắp điện thoại nhưng 1 anh bán đủ đắt (lợi nhuận trên 40%) thì có thể được dán nhãn “made in” còn anh kia bán quá rẻ (lợi nhuận chỉ 20%) lại có thể bị từ chối không cho dán.

Thoạt nhìn thì đó là chuyện vô lý nhưng bản chất nó thế này: Thế giới cho rằng khi anh có thể bán lãi 40% có nghĩa là anh có thương hiệu hoặc bí quyết đặc biệt, và cái đó chính là yếu tố tạo nên xuất xứ sản phẩm.
"Made in Viet Nam" phải là nhãn hiệu được nhà nước bảo hộ, cơ mà nhà nước không quản lý mà cứ thả rông thì lỗi thuộc quản lý nhà nước, cũng có thể là chiêu của nhà nước để có ô tô, điện thoại, điện máy, có thể cả mái bai, tầu vũ trụ made in Viet nam, hehe
Em xin giải thích rõ,

đó là 1 cách tính hàm lượng , khi người ta dùng biện pháp trừ ...

Trừ từ giá bán ( giá FOB ) sản phẩm, trừ đi những cái cấu thành nên sản phẩm mà ko chứng minh được xuất xứ trong nước ( hoặc khu vực chung )
và xem kết quả là phần gia tăng, dĩ nhiên lợi nhuận là 1 phần trong đó.

nhưng các cụ đừng nghĩ chỉ có như thế.

xin chứng nhận xuất xứ ngoài bảng tính, các cụ còn phải nộp:
1. quy trình sản xuất, sơ đồ sx
2. danh mục nguyên liệu kèm định mức sử dụng, xuất xứ
3. ...

đúng quy trình thì cũng ko dễ mà qua mắt cơ quan quản lý, nhưng cá nhân em thấy méo có thằng nào đi kiểm tra trong nhiều năm em làm cái này cả.
 

duongbinh07

Xe điện
Biển số
OF-538876
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
2,915
Động cơ
194,999 Mã lực
Tuổi
43
Em mạn phép hỏi

Sản phẩm này đáp ứng được đến tiêu chuẩn thứ mấy ạ?

1 hàng hóa ko phải chỉ có cách xác định xuất xứ bằng hàm lượng giá trị,
nó có thể được xác định bằng mức độ gia công, biến đổi ...
ví dụ : từ bột nhập khẩu thành bánh, từ linh kiện rời nhập khẩu thành sản phẩm hoàn chỉnh ( qua lắp ráp có mức độ phức tạp tương đối ),
không cần phải xét hàm lượng giá trị nếu chọn phương pháp này, ( có thể tính hàm lượng giá trị ko đạt, nhưng vẫn đủ tiêu chuẩn công bố xuất xứ VN)

ngoài ra phải nộp quy trình sản xuất, lắp ráp ... sơ đồ bố trí mặt bằng lắp ráp, số operator trên 1 chuyền cơ bản ...
và chấp nhận bị kiểm tra nếu có yêu cầu ...

đt có thể được xác định qua hàm lượng hoặc mức độ gia công ( RVC hoặc LVC hoặc CTH, CTSH ... )
 

duongbinh07

Xe điện
Biển số
OF-538876
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
2,915
Động cơ
194,999 Mã lực
Tuổi
43
Thanks cụ thớt giải thích rất hay, đặc biệt là con số 40% (" một sản phẩm muốn đạt điều kiện “made in” một nước nào đó phải thỏa mãn điều kiện thứ ba, cũng là điều kiện khó nhất: quy định 40%").

Tình cờ liên hệ tới 1 con số gần đây công bố của 1 nhà SX. Ngẫu nhiên có trùng hợp gì không?

https://blog.adayroi.com/chinh-sach-gia-3-khong-cua-vinfast-la-gi-ap-dung-den-khi-nao-d8135

Nội dung 3 không VF bao gồm: giá không bao gồm khấu hao, giá không tính lãi và không tính chi phí tài chính. Giá bán ra của sản phẩm chỉ đúng bằng giá thành sản phẩm cộng với chi phí bán hàng. Đáng chú ý là hãng chấp nhận lỗ và áp dụng chính sách 3 không cho tất cả các sản phẩm.

Với mong muốn mang tới cho khách hàng cơ hội trải nghiệm sản phẩm ô tô, xe máy điện đẳng cấp “made in Viet Nam”, VF sẵn sàng chịu lỗ đến hơn 40% trong giai đoạn đầu.

...
chính sách giá “3 không” hỗ trợ người tiêu dùng (không khấu hao, không chi phí tài chính và không lấy lãi”; theo đó giá chiếc SUV giảm còn 1,136 tỉ đồng, Sedan 800 triệu đồng và Fadil 336 triệu đồng; tương đương mức giảm gần 40%.

Giá nói trên tương đương giá thành sản phẩm cộng chi phí bán hàng. Trước đó hai phiên bản xe máy điện Klara có giá gốc 57 và 34 triệu đồng giảm còn lần lượt 35 và 21 triệu đồng.​
em nghĩ ko liên quan.
chỉ có ý nghĩa khi VF xuất khẩu đi và cần được xác nhận xuất xứ VN hoặc ASEAN ... để được miễn thuế nhập xe ở nước nhập khẩu xe VF
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
4,298
Động cơ
231,010 Mã lực
Xin cụ cho biết, cái 40% này quy định ở văn bản nào
Gớm

Tuyền những thằng nghĩ ra phải thế này/nên thế kia

Rồi cho rằng mình là đúng, còn hiểu như bọn mầy thì là vịt hết

Thế thì lấy íu đâu ra quy định/văn bản
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,145
Động cơ
458,676 Mã lực
Hỏi cái này vì nếu giả sử như cư dân mạng hoài nghi về xuất xứ 1 số phần của xe VF, không đủ đáp ứng tiêu chuẩn "MADE IN VIETNAM"/thương hiệu Việt.v.v.

Thì sự "giảm giá" 40% có phải nhằm đáp ứng tiêu chí đó. Nói rõ hơn:

- đúng ra cái xe chỉ 35 triệu
- 100% là nhập khẩu, hoặc đại khái 70% 80% .v.v. ko đạt tiêu chí MADE IN VIETNAM
- nhà SX đưa giá 57tr rồi công bố giảm 40%
- lấy đó làm cơ sở để quảng bá rằng giá bán tới tay khách hàng là giá không bao gồm khấu hao, giá không tính lãi và không tính chi phí tài chính, và nếu cộng các thành tố 3 không này thì xe đáp ứng tiêu chí MADE IN VIETNAM.

Em chỉ lạ lạ ở sự trùng hợp tình cờ con số 40%.

1 hàng hóa ko phải chỉ có cách xác định xuất xứ bằng hàm lượng giá trị,
nó có thể được xác định bằng mức độ gia công, biến đổi ...
ví dụ : từ bột nhập khẩu thành bánh, từ linh kiện rời nhập khẩu thành sản phẩm hoàn chỉnh ( qua lắp ráp có mức độ phức tạp tương đối ),

ngoài ra phải nộp quy trình sản xuất, lắp ráp ... sơ đồ bố trí mặt bằng lắp ráp, số operator trên 1 chuyền cơ bản ...
và chấp nhận bị kiểm tra nếu có yêu cầu ...

đt có thể được xác định qua hàm lượng hoặc mức độ gia công ( RVC hoặc LVC hoặc CTH, CTSH ... )
 

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,464
Động cơ
513,010 Mã lực
Hình như Cụ đang hiểu sai cái 40% kia là tỉ lệ giá trị linh phụ kiện và gia công sx được hình thành tại nước mà SP được hoàn thiện (tính theo giá thành SP) chứ ko phải lợi nhuận.
E cũng nghĩ giống cụ. Với nhà SX thì chỉ tính trên giá thành chứ không thể tính lợi nhuận được.
E thì hiểu là 1 SP có giá thành là 100tr thì phần được làm ở VN phải đạt 40tr trở lên thì mới được gọi là made in Việt Nam
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,145
Động cơ
458,676 Mã lực
em nghĩ ko liên quan.
chỉ có ý nghĩa khi VF xuất khẩu đi và cần được xác nhận xuất xứ VN hoặc ASEAN ... để được miễn thuế nhập xe ở nước nhập khẩu xe VF
Em tưởng cũng có ý nghĩa cả với sản phẩm "thương hiệu Việt" nhắm tới "bán cho người Việt" trên thị trường trong nước?

Giống như TV A xan zô?

Như cụ omerta77 nói 1 SP có giá thành là 100tr thì phần được làm ở VN phải đạt 40tr trở lên thì mới được gọi là made in Việt Nam.

Vì sao xe máy ô tô kia lại khấu trừ đúng 40%?

Hỏi cái này vì nếu giả sử như cư dân mạng hoài nghi về xuất xứ 1 số phần của xe VF, không đủ đáp ứng tiêu chuẩn "MADE IN VIETNAM"/thương hiệu Việt.v.v.

Thì sự "giảm giá" 40% có phải nhằm đáp ứng tiêu chí đó. Nói rõ hơn:

- đúng ra cái xe chỉ 35 triệu
- 100% là nhập khẩu, hoặc đại khái 70% 80% .v.v. ko đạt tiêu chí MADE IN VIETNAM
- nhà SX đưa giá 57tr rồi công bố giảm 40%
- lấy đó làm cơ sở để quảng bá rằng giá bán tới tay khách hàng là giá không bao gồm khấu hao, giá không tính lãi và không tính chi phí tài chính, và nếu cộng các thành tố 3 không này thì xe đáp ứng tiêu chí MADE IN VIETNAM.

Em chỉ lạ lạ ở sự trùng hợp tình cờ con số 40%.
E cũng nghĩ giống cụ. Với nhà SX thì chỉ tính trên giá thành chứ không thể tính lợi nhuận được.
E thì hiểu là 1 SP có giá thành là 100tr thì phần được làm ở VN phải đạt 40tr trở lên thì mới được gọi là made in Việt Nam
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,505
Động cơ
408,570 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tôi viết hơi vội, thực ra xét cụ thể thì nó khá phức tạp.

Việc dán nhãn "made in..." nó tùy theo quốc gia, mục đích và thậm chí thói quen thương mại.

Ví dụ: đôi giày Nike gia công tại Việt nam:





Đôi giày này nguyên liệu nhập 100%, giá trị gia công chỉ chiếm khoảng 11% giá trị xuất đi nhưng vẫn được gắn mác "made in Vietnam"

Cho nên khi xét xuất xứ phải xem từng trường hợp cụ thể: anh áp dụng tiêu chuẩn nào. Và việc một sản phẩm được gắn mác made in... phải do cơ quan có thẩm quyền cho phép chứ không phải thích thì tự gắn lên.

Cho đến bây giờ VN mới chỉ kiểm tra xuất xứ đối với hàng xuất khẩu, còn hàng tiêu thụ nội địa thì coi như bỏ qua. Chính vì thế mới có những chuyện hàng Tàu giả Việt như Khaisilk hay một số sản phẩm của Asanzo.

Về Asanzo theo tôi thì không phải tất cả sản phẩm của anh Tam là lừa dối xuất xứ. Có một số loại như TV miễn cưỡng có thể coi là sản xuất tại VN được. Nhưng một số loại khác như lò vi sóng thì không.

Chắc chắn sắp tới VN phải làm gắt hơn chuyện xuất xứ của hàng VN bán nội địa, không cho hàng Tàu giả xuất xứ hàng Việt.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,505
Động cơ
408,570 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em mạn phép hỏi

Sản phẩm này đáp ứng được đến tiêu chuẩn thứ mấy ạ?

Đấy cụ, khi bán đủ đắt nó có thể đươc dán nhãn made in Vietnam, mặc dù linh kiện cóc có cái gì sản xuất tại VN cả.

Nhưng đó cũng là con dao hai lưỡi: bán đắt thì lợi nhuận cao, lợi nhuận cao thì nộp thuế cao, anh chịu được thì làm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top