Tài ý, thì lúc nào cũng có, hoàn cảnh nào thì sẽ cho Tài kiểu ấy. Nó là kết quả của nguyên nhân. Như ở ta nhiều người tài lắm, rửa tiền cũng là tài, mua quan bán chức cũng là tài, đút lót khéo cũng là tài, luồn lách khéo cũng là tài, hạ bệ đối thủ cũng là tài. Khi người ta cứ vận dụng hết tất cả năng lực bản thân và ý chí hành động thì tài của họ sẽ lộ ra . Nhưng có "Đạo đức" để là người Hiền hay không thì do nhiều thứ. Thượng bất chính hạ tắc loạn, Vua là người đầu tiên phải làm và nêu được cái này thì người hiền mới theo mà giúp. Ngày xưa hay có câu: triều đình vô đạo, vua quan vô đạo....vận dụng vào hiện tại nó vẫn đúng. Khi đất nước gặp các thiên tai, Vua thường phải tự ngẫm tự xét lại mình, cai trị thế nào mà để dân chúng oán thán, sinh linh khó sống, đều phải tự vấn để sửa . Bên các nước phương Tây tuy rất hiện đại văn minh nhưng khi nhậm chức các ông tổng thống ********* vẫn phải tuyên thệ, hành vi tuyên thệ tưởng như hão huyền vô ích thậm chí có người cho là mị dân nhưng thực sự rất quan trọng. Người đứng đầu quốc gia hay tổ chức thực tế đều có sứ mạng, khi tuyên thệ như vậy là có sự kết nối với thần linh, trời đất. Khi tuyên thệ như vậy thì tự sẽ thấy cũng phải cố gắng phấn đấu làm tốt hơn để xứng đáng với lời thề. Ở ta hình như mới có cái này.
Nói nhiều vậy thôi nhưng đa số hiền tài ở ta giờ họ mong chờ làn gió mới, ăn mãi món cơm mà nuốt khó trôi thì họ muốn tìm món khác. Cũng như bên Tàu đời vua Trụ vương ấy, hiền tài mới là Tử nha vào giúp vua thấy vua chả ra gì thì bỏ đi tìm vua mới. Bên vn ta thì cụ Hải thượng lãn ông cũng thử vào Trịnh phủ để xem chúa đức hạnh ra sao. Về sau thấy chúa không hợp với mình thì xong nhiệm vụ rồi cũng rút về.
Cho nên, kêu gọi hiền tài mà không thấy hiền tài , thì Vua nên xem lại mình trước. Cũng có khi bắt bỏ tù hết bọn hiền tài vì dân vì nước rồi cũng nên.