- Biển số
- OF-809344
- Ngày cấp bằng
- 24/3/22
- Số km
- 5,944
- Động cơ
- 685,759 Mã lực
Cháu thấy ý thức dân ta còn kém
Ô tô cũng lao vàn xe máy nhiều
Ô tô cũng lao vàn xe máy nhiều
E thấy phạt bình thường. Trục đường e đi làm Lê Quang Đạo, đường gom ĐL Thăng Long, Tố Hữu, Vũ Trọng Khánh hôm nào các anh đứng là vợt ác luôn. Ùn kệ các ông, hôm e còn được vẫy vào báo lỗi cấm quay đầu, e nói là ngày nào e chẳng đi qua đây e lạ gì thế là xin lỗi rối rít kêu nhìn nhầm.Đợt này cũng vào Tết, nên có hay ko thay đổi mức phạt thì đường vẫn tắc. Năm nào chả vậy!
Bọn chim lợn lấy cớ đổ tại tằng mức phạt thôi!
Giờ cao điểm CSGT chỉ tập trung điều tiết giao thông, hầu như ko xử phạt.
Cơ mà cái đám bon chen đi láo đông quá nên điều tiết cũng ko xuể luôn! Nên giải pháp thực tế phải là tăng cường lực lượng bắt phạt đám vượt đèn đỏ, lấn làn ... kể cả trong khung giờ cao điểm may ra mới đỡ được
Không biết mấy thánh "ý thức" đâu hết rồi nhỉ? Thực sự hạ tầng giao thông của VN rất thô sơ mà mật độ dân số rất cao nên tắt đường là tất yếu.Trước đây tắc đường dân kêu thì cứ đổ cho ý thức, đến khi 168 ra thì à vỡ lẽ ra hoá ra ko phải hoàn toàn do ý thức mà nguyên nhân chính do hạ tầng giao thông quá tải
Với ý thức tham gia với cơ sở hạ tầng gt VN CSGT mà ko điều tiết thì 3p là vỡ trận.Nghĩ sao Họ ko tích cực điều tiết.. Về mảng điều tiết và kiểm tra giao thông thì bên CSGT Họ làm quá tốt rồi .Thay vì chăm chăm bắt người vi phạm, lực lượng XXGT nên tham gia điều tiết giao thông tại các điểm nóng để GT được thông suốt.
E thấy 168 ra thì mới vỡ lẽ tắc đường là do ý thức. Hạ tầng dĩ nhiên quá sập xệ nhưng bối cảnh này 1 sớm 1 chiều nâng cấp được thì nâng cấp ý thức tham gia giao thông là quan trọng nhất.Trước đây tắc đường dân kêu thì cứ đổ cho ý thức, đến khi 168 ra thì à vỡ lẽ ra hoá ra ko phải hoàn toàn do ý thức mà nguyên nhân chính do hạ tầng giao thông quá tải
Thân lừa ưa nặng, với mức phạt này làm gì cũng đc, toàn dân sẽ ngoan như đang trong trại giamTheo em với mức phạt mới như hiện nay thì phân làn được rồi
Điều đầu tiên là cố gắng tận dụng tối đa hạ tầng hiện có, chứ hiện tại nhiều chỗ tắc đường nhưng thực tế vẫn mới chỉ sử dụng dc hơn nửa hay chi 2/3 diện tích giao thông.Năm 2025 vừa bắt đầu, nhưng tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TP.HCM đã chạm đến ngưỡng "không thể chịu nổi". Mỗi sáng và chiều, các tuyến đường chính đều chật cứng, không chỉ do lượng phương tiện tăng đột biến mà còn bởi ý thức tham gia giao thông của người dân, sự bất cập trong luật lệ mới ban hành, và hạ tầng đô thị chưa kịp nâng cấp.
Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần một giải pháp triệt để, táo bạo hơn để giải quyết vấn đề này?
- Ý thức: Có phải người dân đang quá xem nhẹ luật giao thông? Hành vi đi ngược chiều, lấn làn, dừng đỗ tùy tiện liệu có phải là "thủ phạm chính"?
- Luật pháp: Các hình phạt hiện tại đã nghiêm khắc, nhưng thực thi, giám sát cần sát sao hơn? Cấm xe máy ở nội đô hoặc áp thuế cao với xe cá nhân có thực sự khả thi?
- Hạ tầng: Liệu các dự án metro, đường vành đai và cầu vượt có thể là lời giải? Hay chúng ta đang đốt tiền vào các giải pháp không kịp thời?
- Nếu bạn là người đứng đầu, bạn sẽ làm gì ngay lập tức để giảm ùn tắc?
- Cần đặt ưu tiên vào giáo dục ý thức giao thông, cải thiện luật pháp hay tập trung phát triển hạ tầng trước?
- Ý kiến về việc thu phí cao giờ cao điểm hoặc cấm xe máy trong nội đô?
- Có nên phân vùng giờ làm việc, học tập để giảm mật độ giao thông vào giờ cao điểm?
Thì cụ ấy sẽ có lý do khác để đổQua tết vẫn tắc thì sao?
Thế này tốn tiền lắm cụThớt này hay !!!
Đành chấp nhận thực tại và tìm ra cái mới thay thế hơn là oán thán
Cá nhân em cũng chẳng nghĩ ra được sáng kiến gì hay ho nhưng mình có thể làm theo họ cho từng đoạn đường phù hợp như sau
.Chiếc xe đặc biệt có thể "nắn" dải phân cách để mở rộng đường, chống tắc
(Dân trí) - Chiếc xe có khả năng dịch chuyển dải phân cách bằng bê tông để mở rộng làn đường vào giờ cao điểm đang được sử dụng ở khu vực cầu cảng Auckland Harbour của New Zealand.dantri.com.vn
Xe di chuyển dải phân cách giữa tạo thuận lợi cho luồng gt vào-ra theo khung giờ ạ
Toàn bộ đường trên cao ngoại trừ lối 2 đầu thì các lối lên xuống khác đều ko tính toán, làm đường trên là để hạn giảm tải đường bên dưới nhưng cứ đến giao lộ là đổ xe xuống, ngoài việc tăng thêm lưu lượng xe thì điên nhất là thu hẹp lòng đường. Nếu những đường này là của em thì giao thông đã khác.Em đã nói rồi, nó vẫn là vấn đề của thiết kế, khi chỗ rẽ xuống đều bé tí, Như thế thông xe xuống nhanh làm sao được.
Do toàn bộ lối lên xuống làm sai, đường trên cao chỉ là chuyển các điểm tắc đến những lối lên xuốngĐường này cho em nhiều cảm xúc
- Lúc mới hoàn thiện thì thật sung sướng vì em vừa dùng để đi làm hàng ngày và đi chơi hướng nam, hướng bắc đều thuận tiện với vị trí cư trú của em
- Sau 1 thời gian thì mỗi lần leo lên đều vô cùng hồi hộp và căng thẳng vì hế có sự cố "là chết" bởi không có lối rẽ ngang để thoát.
- Độ 5 năm nay thì em từ bỏ tuyến này và hạ cánh xuống tuyến mặt đất để rủi ro ùn tắc giảm đi.
Nếu vành đai 2 nối liền Ngã tư sở đến cầu giấy thì sẽ y như thế.
Giao thông HN là như thế, đành cứ lựa mà dùng thôi
Có cảnh sát tức là sẽ rất linh hoạt, tận dụng được tối đa sức chứa của hạ tầng, các hành động sai có thể dc phép trong điều kiện cụ thể, ví dụ như đè vạch, quẹo trái, phải khi đèn còn đỏ, ngược chiều, kể cả leo lên lề.Sáng nay gần nhà tôi có 2 CSGT điều tiết chỗ Dương Đình Nghệ thì thấy xe lưu thông tốt hơn cả trước khi có NĐ 168. Như vậy là nếu có CSGT xử ký linh hoạt vào giờ cao điểm là ổn hết. Dân ta lúc không có CSGT là chả ai nhường ai nên nhiều chỗ cứ tắc cứng. 1 ngã tư nhỏ 4 ông ôtô đấu đầu rồi xe máy điền vào chỗ trống là khỏi đi lại.