[Funland] Hiểm nguy Thuỷ điện - Trách nhiệm thuộc về ai

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Em cũng hỏi thế mà các chuyên gia thuỷ điện đi đâu hết cả. Làm thuỷ điện thật là khổ nhục quá đi, đã có công cắt lũ mà còn bị bắt đền, thế nà thế lào?
Cái bảng trình chiếu kia là lấy số liệu những ngày đầu mưa vừa ạ => TĐ có tác dụng cắt lũ tốt. Vỗ tay.
Khi bão to về (bão số 9) thì bó tay và vì sợ vỡ đập nên vội vàng xả lũ cấp tập => gây thiệt hại và đang phải đi thống kê thiệt hại để đền bù. Khóc.
Âu cũng đành vậy chứ biết sao. Nếu ko cấp tập vậy..... thôi nhà cháu ko dám nghĩ tiếp!
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Tối nay, 01/11/2020, trong tin thời sự đưa tin Tt Phúc về thăm tỉnh Quảng Nam, đã khẳng định đợt mưa vừa rồi trong 20 ngày mà lượng mưa đã gấp gần 2 lần lượng mưa cả năm, thủy điện MT đã điều tiết cắt lũ tốt.
Vài ngày trước, P.TT đã chỉ mặt đích danh 1 bài báo nói xả lũ gây ngập ở Nghệ an.
Đợt này khối anh Tổng biên tập lên đường
PTT bảo “nắng mưa là chuyện của giời. Sạt lở là kẻ thù giấu mặt”, báo chí thì bảo “rừng Trà Leng bị phá tan hoang, kiểm lâm nói không biết gì”.

TT hồi còn làm CT tỉnh nói “nếu rừng đầu nguồn bị phá thì tôi sẽ từ chức”.

BT BCT tuyên bố “sẽ không cho thuỷ điện dùng 1m2 rừng tự nhiên”.

TBT báo Người Cao Tuổi từng bị đá vì loạt bài “Thị trường sao và gạch”, chắc là do đưa tin sai?
 
Chỉnh sửa cuối:

Lít đờ

Xe tải
Biển số
OF-725918
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
349
Động cơ
78,629 Mã lực
Số liệu so sánh này là vào ngày 17.10, khi lượng nước về còn nhỏ, và hồ còn chưa đầy nước, nó có khả năng cắt lũ.
Nhưng khi bão số 9 đang về, do đã no nước và được dự báo là lượng mưa sẽ rất lớn, nên ĐM 4 đã vội vàng, ồ ạt xả lũ sau khi thông báo có 1 giờ (lượng xả là hơn 11 000m3/s).
Vậy phải thừa nhận rằng, lúc này hồ ko cắt được lũ và đã gây tác hại. Trong 30' nước dâng cao 2m.
Nếu ko gây hại thì nó dại gì đi thống kê thiệt hại và bỏ tiền ra đền hả các cụ. ĐM4 nó ngu quá vậy hay sao nhể??????????????
Xem ảnh cắt lũ của Thủy điện đi.
Kết thúc tranh luận ở đây được rồi. Toàn đưa dự đoán cá nhân mà không đưa ra được số liệu gì trong khi tôi đã post số liệu đầy đủ lượng cắt lũ của thủy điện.

Thời sự VTV tối nay cũng đã đưa tin tác dụng giảm lũ của thủy điện, khi mà lượng mưa lớn hơn năm 1999 mà hậu quả thiệt hại ít hơn do tác dụng của thủy điện.
Mạng đang chậm em không post lên được, mai post phục vụ mọi người xem.
Từ các chuyên gia khoa học, đến Phó thủ tướng, Thủ tướng, rồi thời sự VTV, cả số liệu cụ thể mà còn cố cãi được thì dân trí bằng con ruồi
 
  • Vodka
Reactions: SVC

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,263
Động cơ
110,785 Mã lực
Số liệu so sánh này là vào ngày 17.10, khi lượng nước về còn nhỏ, và hồ còn chưa đầy nước, nó có khả năng cắt lũ.
Nhưng khi bão số 9 đang về, do đã no nước và được dự báo là lượng mưa sẽ rất lớn, nên ĐM 4 đã vội vàng, ồ ạt xả lũ sau khi thông báo có 1 giờ (lượng xả là hơn 11 000m3/s).
Vậy phải thừa nhận rằng, lúc này hồ ko cắt được lũ và đã gây tác hại. Trong 30' nước dâng cao 2m.
Nếu ko gây hại thì nó dại gì đi thống kê thiệt hại và bỏ tiền ra đền hả các cụ. ĐM4 nó ngu quá vậy hay sao nhể??????????????
Dạ cụ xem lại bài trên em có phân tích về DM4 ngày 28/10. Có gì sai cụ dạy em ạ.

Cụ gặp thằng xỉn đi ngược chiều, cụ né nó, vậy cụ sai hay nó sai ạ? Đúng thì sao phải né, đâm bỏ mẹ nó đi chứ?
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,366 Mã lực
Tuổi
48
Em cũng hỏi thế mà các chuyên gia thuỷ điện đi đâu hết cả. Làm thuỷ điện thật là khổ nhục quá đi, đã có công cắt lũ mà còn bị bắt đền, thế nà thế lào?
Số liệu so sánh này là vào ngày 17.10, khi lượng nước về còn nhỏ, và hồ còn chưa đầy nước, nó có khả năng cắt lũ.
Nhưng khi bão số 9 đang về, do đã no nước và được dự báo là lượng mưa sẽ rất lớn, nên ĐM 4 đã vội vàng, ồ ạt xả lũ sau khi thông báo có 1 giờ (lượng xả là hơn 11 000m3/s).
Vậy phải thừa nhận rằng, lúc này hồ ko cắt được lũ và đã gây tác hại. Trong 30' nước dâng cao 2m.
Nếu ko gây hại thì nó dại gì đi thống kê thiệt hại và bỏ tiền ra đền hả các cụ. ĐM4 nó ngu quá vậy hay sao nhể??????????????
Đọc tin thấy thủy điện xả lũ mà không chịu báo trước cho dân cho chính quyền, tội ác tày trời =))

Đọc kỹ hơn thì nó xả vào ngày 28/10, ngày bão vào miền Trung.

Thế thì tức là trong ngày mưa bão nước thượng nguồn về nhiều, nó không tích được nước nữa, nên phải xả ra. Tình hình mưa bão thì báo trước cái quái gì???

Thế bây giờ nếu không có Đăk Mi4, thì điều gì xảy ra??? Sẽ không có nước từ thượng nguồn chảy xuống à??? Vì nước từ DM4 chảy ra nên bảo đấy là lũ của nó???

Các bạn 3 môn 9 điểm và các bạn chưa tốt nghiệp cấp 3 nói mãi cũng không hiểu điều này, đó là nếu không có thủy điện thì nước lũ đã chảy về ngay và luôn, chắc chắn sẽ nhiều hơn.

Bao giờ thấy cái số liệu là trong mưa bão, thủy điện nó XẢ NƯỚC RA NHIỀU HƠN NƯỚC VÀO, thì hãy nói là nó làm tăng lũ. Còn nếu nó XẢ RA VẪN CÒN ÍT HƠN NHẬN NƯỚC VÀO, thì các bạn có hiểu điều đấy có nghĩa là gì không?

Còn bỏ tiền ra đền? Thứ nhất là chưa thấy tin nào chính thức về chuyện đền bù cả. Thứ hai là nhiều khi dân ngu, quan ngu rồi doanh nghiệp cũng đành dĩ hòa vi quý bỏ ra ít tiền thôi. Như cụ qddt đã ví dụ:

Cụ gặp thằng xỉn đi ngược chiều, cụ né nó, vậy cụ sai hay nó sai ạ? Đúng thì sao phải né, đâm bỏ mẹ nó đi chứ?
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Đọc tin thấy thủy điện xả lũ mà không chịu báo trước cho dân cho chính quyền, tội ác tày trời =))

Đọc kỹ hơn thì nó xả vào ngày 28/10, ngày bão vào miền Trung.

Thế thì tức là trong ngày mưa bão nước thượng nguồn về nhiều, nó không tích được nước nữa, nên phải xả ra. Tình hình mưa bão thì báo trước cái quái gì???

Thế bây giờ nếu không có Đăk Mi4, thì điều gì xảy ra??? Sẽ không có nước từ thượng nguồn chảy xuống à??? Vì nước từ DM4 chảy ra nên bảo đấy là lũ của nó???

Các bạn 3 môn 9 điểm và các bạn chưa tốt nghiệp cấp 3 nói mãi cũng không hiểu điều này, đó là nếu không có thủy điện thì nước lũ đã chảy về ngay và luôn, chắc chắn sẽ nhiều hơn.

Bao giờ thấy cái số liệu là trong mưa bão, thủy điện nó XẢ NƯỚC RA NHIỀU HƠN NƯỚC VÀO, thì hãy nói là nó làm tăng lũ. Còn nếu nó XẢ RA VẪN CÒN ÍT HƠN NHẬN NƯỚC VÀO, thì các bạn có hiểu điều đấy có nghĩa là gì không?

Còn bỏ tiền ra đền? Thứ nhất là chưa thấy tin nào chính thức về chuyện đền bù cả. Thứ hai là nhiều khi dân ngu, quan ngu rồi doanh nghiệp cũng đành dĩ hòa vi quý bỏ ra ít tiền thôi. Như cụ qddt đã ví dụ:
Thế mới bảo là cụ chửi bọn lều báo tiếp đi mà, chưa gì đã kêu CQ đòi đền bù.

Mà cụ kết luận chuẩn đấy. Dân ngu, quan bé ngu nên doanh nghiệp cũng đành ngu theo mặc dù quan lớn đã lên tiếng bảo vệ.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,737 Mã lực
PTT bảo “nắng mưa là chuyện của giời. Sạt lở là kẻ thù giấu mặt”, báo chí thì bảo “rừng Trà Leng bị phá tan hoang, kiểm lâm nói không biết gì”.

TT hồi còn làm CT tỉnh nói “nếu rừng đầu nguồn bị phá thì tôi sẽ từ chức”.

BT BCT tuyên bố “sẽ không cho thuỷ điện dùng 1m2 rừng tự nhiên”.

TBT báo Người Cao Tuổi từng bị đá vì loạt bài “Thị trường sao và gạch”, chắc là do đưa tin sai?
Vừa cắt lũ trên ti vi hả cụ.
 
  • Vodka
Reactions: ADH

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,121
Động cơ
532,294 Mã lực
Đấy may quá có cụ nhìn ra. Trên kia ra rả chửi thuỷ điện MIỀN TRUNG kia kìa cụ.

Còn thuỷ điện nhỏ như cụ nói thì tác dụng điều tiết lũ nhỏ không đáng kể, nhưng nó lại càng gây ít tác động môi trường, "đóng góp" vào lũ cũng chả xi nhê, và dù cho làm ăn bố láo xả bậy xả bạ cũng chả gây lụt nổi.
Em thấy mọi người chủ yếu chửi thủy điện nhỏ mà tập trung nhiều ở miền Trung cụ ạ. Còn nhiều người chả hiểu có vấn đề về đọc hiểu ko còn đánh lận con đen từ thủy điện nhỏ sang thủy điện nói chung và đưa Sơn La, Hòa Bình ra dẫn chứng cụ ạ. Nẫu mề lắm. Còn thủy điện nhỏ bản thân nó đã mang nhiều mục đích khác khi bảo vệ đề án (như "thu hoạch "gỗ lòng hồ và còn chặt thêm cả các diện tích ko thuộc quy hoạch cũng có cụ ạ. Thủy điện có tách dụng điều tiết lũ là có giá trị lớn ngoài phát điện chứ loại thủy điện chỉ có phát điện thì quy hoạch cho làm chỉ tổ phá hoại chứ giá trị gì mấy cái thủy điện nhỏ dùng máy móc đểu này chứ.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,737 Mã lực
...............

Bao giờ thấy cái số liệu là trong mưa bão, thủy điện nó XẢ NƯỚC RA NHIỀU HƠN NƯỚC VÀO, thì hãy nói là nó làm tăng lũ. Còn nếu nó XẢ RA VẪN CÒN ÍT HƠN NHẬN NƯỚC VÀO, thì các bạn có hiểu điều đấy có nghĩa là gì không?

..........................
Lạy thánh mớ bái, thánh vẽ em cái sơ đồ vào ra làm sao để thủy điện nó xả ra nhiều hơn nhận vào với ạ.
Nói như cụ thê thì cái máy bơm nó cũng nhận vào bao nhiêu xả ra ngần đấy, thế thì lắp máy bơm làm gì?? ;))
 

29S2929

Xe tăng
Biển số
OF-3407
Ngày cấp bằng
18/2/07
Số km
1,313
Động cơ
569,625 Mã lực
Tuổi
43
Lại nguỵ biện ngu dốt. Đủ hiểu biết thì chỉ cần đọc cái tiêu đề thớt là đã thấy người ta muốn nói đến trách nhiệm đối với mặt tiêu cực của thuỷ điện chứ chả ai nói thuỷ điện là xấu hoàn toàn.
[/QUOTE

Ngu chắc gần bằng bạn rồi , chắc cũng ít được giao tiếp với người lịch sự
 
Chỉnh sửa cuối:

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Chắc chắn là ngu hơn, vì đến cái trích dẫn cũng không biết làm.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,366 Mã lực
Tuổi
48
Lạy thánh mớ bái, thánh vẽ em cái sơ đồ vào ra làm sao để thủy điện nó xả ra nhiều hơn nhận vào với ạ.
Nói như cụ thê thì cái máy bơm nó cũng nhận vào bao nhiêu xả ra ngần đấy, thế thì lắp máy bơm làm gì?? ;))
Nó không xả ra nhiều hơn nhận vào, tức là nó đã giữ bớt nước lại, là đã cắt được một ít lũ cho hạ lưu. Sao lại chửi nó tạo ra lũ???
 

lamborghini00

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-700062
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
3,357
Động cơ
130,933 Mã lực
là tại dân nhé, thế cho nó dễ, chứ giờ đổ tại ai cũng khó các cụ nhể.
 

lamborghini00

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-700062
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
3,357
Động cơ
130,933 Mã lực
Nó không xả ra nhiều hơn nhận vào, tức là nó đã giữ bớt nước lại, là đã cắt được một ít lũ cho hạ lưu. Sao lại chửi nó tạo ra lũ???
em hiểu như này ko biết có sai không.
cái hồ chứa đó có nhiệm vụ tích nước, lưu giữ năng nượng để sử dụng dần (quay tua bin).
mà tích là tích lũy dần dần, không có cái đập thì nó cũng chảy về hạ lưu (không tính khi có lũ nhé).
nhưng nếu khả năng chứa của hồ chứa không còn nhiều mà liên tiếp chịu những trận mưa thì lượng nước mà hồ đáng nhẽ cần phải giữ để hạn chế đổ về hạ lưu thì ko còn ý nghĩa, mà lúc ý để đảm bảo an toàn cho đập có khi lại phải xả thêm.
 

volts

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-128652
Ngày cấp bằng
28/1/12
Số km
816
Động cơ
391,655 Mã lực
em hiểu như này ko biết có sai không.
cái hồ chứa đó có nhiệm vụ tích nước, lưu giữ năng nượng để sử dụng dần (quay tua bin).
mà tích là tích lũy dần dần, không có cái đập thì nó cũng chảy về hạ lưu (không tính khi có lũ nhé).
nhưng nếu khả năng chứa của hồ chứa không còn nhiều mà liên tiếp chịu những trận mưa thì lượng nước mà hồ đáng nhẽ cần phải giữ để hạn chế đổ về hạ lưu thì ko còn ý nghĩa, mà lúc ý để đảm bảo an toàn cho đập có khi lại phải xả thêm.
Trước lũ thì cũng đã là mùa mưa, ông Thuỷ Điện nào mà chẳng đã tranh thủ tích đủ nước ... nên khi lũ về thì khả năng tích thêm chẳng đc bao nhiêu
Trừ khi ông ý biết trước có lũ mà xả trơ đáy chờ sẵn :))
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,100
Động cơ
557,775 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Chuyên gia: 'Mất rừng tự nhiên là một trong nguyên nhân sạt lở núi'
Mưa lớn và kéo dài, địa hình dốc, mất rừng tự nhiên... là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở đồi núi nghiêm trọng ở miền Trung vừa qua.
Ông Trịnh Xuân Hòa, Phó viện trưởng Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), đơn vị thực hiện đề án "Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam", trả lời VnExpress về tình trạng sạt lở đất ở miền Trung thời gian qua.
- Ba tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở đồi núi nghiêm trọng, ông nhận định gì về thực trạng này?
- Năm 2012, chúng tôi bắt đầu thực hiện "Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo trượt lở đất đá các vùng núi Việt Nam". Đề án đã lập được 25/37 bản đồ hiện trạng cấp tỉnh, trong đó Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đều là những tỉnh nguy cơ sạt lở cao, hoặc mật độ sạt lở tập trung ở một địa bàn rất cao.
Số liệu thu thập năm 2018 cho thấy Quảng Trị có 241 vị trí sạt lở với 27 vị trí quy mô lớn, 4 vị trí quy mô rất lớn và đặc biệt lớn. Trượt lở đất đá thường xảy ra dọc hành lang đường Hồ Chí Minh. Mật độ toàn tỉnh không cao, nhưng mức độ tập trung ở một vài địa bàn lại rất dày, ví dụ huyện Hướng Hoá có 147 điểm sạt lở (chiếm 61%).
Thừa Thiên Huế được khảo sát năm 2019, ghi nhận 151 vị trí nguy cơ trượt lở, 205 vị trí đã xảy ra trượt lở. Trong đó, 4 điểm quy mô đặc biệt lớn (trên 100.000 m3), 61 vị trí có quy mô lớn. Trượt lở thường xảy ra trên các sườn taluy dọc tuyến giao thông chính và khu dân cư như đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 74, 71 và 49. Tương tự Quảng Trị, mức độ toàn tỉnh Thừa Thiên Huế không cao nhưng trên địa bàn cụ thể lại rất cao, ví dụ huyện A Lưới có 122 điểm (59%).
Quảng Nam được điều tra năm 2019, các huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước, Phước Sơn có nguy cơ trượt lở rất cao. Toàn tỉnh ghi nhận 723 vị trí biểu hiện trượt lở, 1.286 vị trí đã xảy ra trượt lở. Trong đó, 12 vị trí quy mô rất lớn và một vị trí quy mô đặc biệt lớn. Trượt lở tập trung chủ yếu ở đường Hồ Chí Minh, Trường Sơn Đông, quốc lộ 40B và các sườn núi trồng cây lâm nghiệp.

- Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng sạt lở đất đá nghiêm trọng như vậy?
- Về nguyên nhân tự nhiên, mưa là yếu tố đầu tiên kích hoạt sạt lở. Theo nghiên cứu, chỉ cần mưa khoảng 100 mm hoặc nhỏ hơn nhưng kéo dài liên tục chục ngày là đủ khiến đất đá bão hòa nước. Thực tế vừa qua, mưa liên tục nhiều ngày, nhiều nơi ghi nhận lượng mưa chưa từng có lên tới hơn 2.000 mm. Lượng mưa lớn như vậy đã gây ra lũ quét kéo theo sạt lở đất.
Ngoài ra, địa hình các tỉnh miền Trung thấp dần ra biển nhưng khá đột ngột, tạo ra độ dốc 14-32 %, cộng với địa chất phức tạp, lớp vỏ phong hóa dày; thảm phủ chủ yếu là rừng trồng, rừng tái sinh cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng sạt lở nghiêm trọng.
Tiếp theo là các hoạt động dân sinh như phá rừng, mở đường, xây dựng công trình... đã thúc đẩy quá trình tai biến địa chất. Để làm đường, làm công trình thì phải bạt núi, xẻ taluy dẫn tới mất chân và mất ổn định sườn dốc, tạo độ dốc cao hơn, mất thảm thực vật dẫn tới nguy cơ sạt lở. Thực địa cho thấy các điểm sạt lở tập trung ở sườn núi, nơi dân cư sinh sống hoặc dọc các tuyến đường, các công trình nhân tạo.
Mất rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân dẫn tới sạt lở. Nhiều nơi tỷ lệ che phủ của rừng lên tới 70-80%, nhưng là rừng tái sinh hoặc rừng trồng. Khả năng giữa nước của rừng tái sinh rất hạn chế so với rừng tự nhiên. Rừng trồng đa phần là keo, sau một vài năm thu hoạch trồng cây lại mới khiến liên kết đất yếu, hệ thống rễ cây trồng không phát triển để giữ lại nước.


Ngu ồn

Mất rừng tự nhiên thì thủy điện cũng đóng vai trò kha khá, lâm tặc phá độ 10% rừng tự nhiên thì các dự án thủy điện làm miếng to hơn nhiều, lại còn hợp pháp.
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Trước lũ thì cũng đã là mùa mưa, ông Thuỷ Điện nào mà chẳng đã tranh thủ tích đủ nước ... nên khi lũ về thì khả năng tích thêm chẳng đc bao nhiêu
Trừ khi ông ý biết trước có lũ mà xả trơ đáy chờ sẵn :))
Có phải thằng nào cũng có xả đáy đâu cụ. Thế nên nhiều thằng thuỷ điện nhỏ chả có tác dụng mẹ gì trong điều tiết, cắt lũ hết. Toàn nhập nhèm lôi Hoà Bình, Tuyên Quang vào để dây máu ăn phần thôi.
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Chuyên gia: 'Mất rừng tự nhiên là một trong nguyên nhân sạt lở núi'
Mưa lớn và kéo dài, địa hình dốc, mất rừng tự nhiên... là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở đồi núi nghiêm trọng ở miền Trung vừa qua.
Ông Trịnh Xuân Hòa, Phó viện trưởng Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), đơn vị thực hiện đề án "Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam", trả lời VnExpress về tình trạng sạt lở đất ở miền Trung thời gian qua.
- Ba tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở đồi núi nghiêm trọng, ông nhận định gì về thực trạng này?
- Năm 2012, chúng tôi bắt đầu thực hiện "Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo trượt lở đất đá các vùng núi Việt Nam". Đề án đã lập được 25/37 bản đồ hiện trạng cấp tỉnh, trong đó Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đều là những tỉnh nguy cơ sạt lở cao, hoặc mật độ sạt lở tập trung ở một địa bàn rất cao.
Số liệu thu thập năm 2018 cho thấy Quảng Trị có 241 vị trí sạt lở với 27 vị trí quy mô lớn, 4 vị trí quy mô rất lớn và đặc biệt lớn. Trượt lở đất đá thường xảy ra dọc hành lang đường Hồ Chí Minh. Mật độ toàn tỉnh không cao, nhưng mức độ tập trung ở một vài địa bàn lại rất dày, ví dụ huyện Hướng Hoá có 147 điểm sạt lở (chiếm 61%).
Thừa Thiên Huế được khảo sát năm 2019, ghi nhận 151 vị trí nguy cơ trượt lở, 205 vị trí đã xảy ra trượt lở. Trong đó, 4 điểm quy mô đặc biệt lớn (trên 100.000 m3), 61 vị trí có quy mô lớn. Trượt lở thường xảy ra trên các sườn taluy dọc tuyến giao thông chính và khu dân cư như đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 74, 71 và 49. Tương tự Quảng Trị, mức độ toàn tỉnh Thừa Thiên Huế không cao nhưng trên địa bàn cụ thể lại rất cao, ví dụ huyện A Lưới có 122 điểm (59%).
Quảng Nam được điều tra năm 2019, các huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước, Phước Sơn có nguy cơ trượt lở rất cao. Toàn tỉnh ghi nhận 723 vị trí biểu hiện trượt lở, 1.286 vị trí đã xảy ra trượt lở. Trong đó, 12 vị trí quy mô rất lớn và một vị trí quy mô đặc biệt lớn. Trượt lở tập trung chủ yếu ở đường Hồ Chí Minh, Trường Sơn Đông, quốc lộ 40B và các sườn núi trồng cây lâm nghiệp.

- Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng sạt lở đất đá nghiêm trọng như vậy?
- Về nguyên nhân tự nhiên, mưa là yếu tố đầu tiên kích hoạt sạt lở. Theo nghiên cứu, chỉ cần mưa khoảng 100 mm hoặc nhỏ hơn nhưng kéo dài liên tục chục ngày là đủ khiến đất đá bão hòa nước. Thực tế vừa qua, mưa liên tục nhiều ngày, nhiều nơi ghi nhận lượng mưa chưa từng có lên tới hơn 2.000 mm. Lượng mưa lớn như vậy đã gây ra lũ quét kéo theo sạt lở đất.
Ngoài ra, địa hình các tỉnh miền Trung thấp dần ra biển nhưng khá đột ngột, tạo ra độ dốc 14-32 %, cộng với địa chất phức tạp, lớp vỏ phong hóa dày; thảm phủ chủ yếu là rừng trồng, rừng tái sinh cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng sạt lở nghiêm trọng.
Tiếp theo là các hoạt động dân sinh như phá rừng, mở đường, xây dựng công trình... đã thúc đẩy quá trình tai biến địa chất. Để làm đường, làm công trình thì phải bạt núi, xẻ taluy dẫn tới mất chân và mất ổn định sườn dốc, tạo độ dốc cao hơn, mất thảm thực vật dẫn tới nguy cơ sạt lở. Thực địa cho thấy các điểm sạt lở tập trung ở sườn núi, nơi dân cư sinh sống hoặc dọc các tuyến đường, các công trình nhân tạo.
Mất rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân dẫn tới sạt lở. Nhiều nơi tỷ lệ che phủ của rừng lên tới 70-80%, nhưng là rừng tái sinh hoặc rừng trồng. Khả năng giữa nước của rừng tái sinh rất hạn chế so với rừng tự nhiên. Rừng trồng đa phần là keo, sau một vài năm thu hoạch trồng cây lại mới khiến liên kết đất yếu, hệ thống rễ cây trồng không phát triển để giữ lại nước.


Ngu ồn

Mất rừng tự nhiên thì thủy điện cũng đóng vai trò kha khá, lâm tặc phá độ 10% rừng tự nhiên thì các dự án thủy điện làm miếng to hơn nhiều, lại còn hợp pháp.
Nắng mưa là chuyện của giời, sạt lở là do rừng và núi. Giờ cứ phá sạch rừng, bạt hết núi đi lấn biển là khỏi lo sạt lở.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ
Thông tin thớt
Đang tải
Top