- Biển số
- OF-725918
- Ngày cấp bằng
- 17/4/20
- Số km
- 348
- Động cơ
- 78,629 Mã lực
Không có kiến thức thì người ta mới phải trích dẫn lời người khác, và họ bảo gì cũng nghe khi không có kiến thức. Hy vọng nói thêm câu này đầu cụ đầy thêm 1%: Cái hồ đầy nước nó giống như cái chậu đầy nước, cụ giót nước vào và cụ đo lượng nước tràn ra thì cụ hiểu là thủy điện có phải là nguy cơ gây ngập lụt không hiểu chưa?
Đúng thật, những người không có kiến thức như cụ nên im lặng mà nghe chuyên gia nói.
Cái lượng nước tràn ra kia, trong môi trường rừng nguyên sinh sẽ bị cản lại, phần thì lắng đọng ngầm trong rừng, phần chảy tiếp thì gia tốc đã giảm rất nhiều so với tốc độ ban đầu. Khi dòng chảy xuống hạ du thì lưu lượng và tốc độ chảy đã giảm rất nhiều, ít gây lũ/sạt lở đột ngột.
Còn trong môi trường rừng non, trồng thay thế rừng nguyên sinh thì hầu hết lượng nước không được rừng giữ lại mà chảy ào ạt về một hướng với gia tốc cao ngày càng tăng theo địa hình. Khi xuống đến hạ du sẽ là một dòng chảy mạnh với tốc độ kinh hoàng làm phát sinh lũ đột ngột làm tăng khả năng sạt lở. Và dân hạ du lãnh đủ.
Thế cụ nhé. Như lời của cụ, không có kiến thức thì ngậm miệng lại. Càng cãi càng lộ cái dốt ra cho người khác thấy thôi.
Phải em mà gặp thể loại tấn công cá nhân vậy em cũng đèo nói nữa. Tốn thời gian. Em mạn phép tán nhảm với bác vài câu hộ bác Mũi.Kiến thức của em về thuỷ văn, thuỷ điện là con số 0 tròn trĩnh nên vào học hỏi các cụ có chuyên môn... để khi trà dư tửu hậu, trà đá số đề... chém gió doạ mấy ông x.ô, bà quán nước.
Đến trước còm của hai cụ này, em hơi nghiêng về phe bênh thuỷ điện của cụ Mũi tên bạc bởi sự hăng hái năng nổ... Nhưng đến đây cụ mũi tên bạc lại mần thinh khiến em hơi tâm tư.
Bổ sung thêm: Rừng còn là 1 tác nhân gây sạt lở mạnh. Ồ tại sao lại vậy ?3) Khả năng thẩm thấu của rừng là vô hạn: Không, nó là hữu hạn, nếu không đã không có trận lụt lịch sử 1964 lúc chưa phá rừng và chưa có thuỷ điện.
Cái gì cũng có tính 2 mặt, đến điện hạt nhân cũng thế thôi. Nên trách nhiệm là do thiên nhiên, còn con người chỉ kiểm soát thiệt hại tối đa nhất có thểXin chia buồn với thân nhân những người gặp nạn ở thuỷ điện Rào Trăng 3.
2 tháng trước báo chí VN liên tục cập nhật hàng ngày về đập thuỷ điện Tam Hiệp - lớn nhất và có lẽ cũng vào hàng hiện đại nhất trên thế giới. Nguy cơ trùng trùng khi mưa lớn liên miên, lũ chồng lũ. Rất may mắn, TQ đã chứng minh cho thế giới thấy họ xây dựng và vận hành tốt thế nào, không có thiệt hại gì đáng kể.
VN cuối hè đầu thu thường có mưa nhiều lũ lớn. Tuy nhiên không hề có các cảnh báo kịp thời về nguy cơ tại rất nhiều thuỷ điện lớn nhỏ.
Nếu không có vụ sạt núi vùi lấp tang thương này, em và rất nhiều người không hề biết đến Rào Trăng và còn nhiều thuỷ điện của cả tư nhân và nhà nước khác nữa.
Đã từng học về ĐTM (đánh giá tác động môi trường) em biết sơ rằng, khi xây đập thuỷ điện là một vấn đề rất lớn liên quan đến biến đổi địa chất, thổ nhưỡng, sinh vật, vi khí hậu và dân sinh. Ngay như đập thuỷ điện Hoà Bình, các chuyên gia Nga giúp VN xây dựng. Bên cạnh những điều có lợi lớn mà nó mang lại thì cũng có cả những mặt hại mà truyền thông không đưa lên. Nếu cụ nào làm ngành này lâu năm chắc sẽ biết rất nhiều chuyên gia các nước khác khuyên VN ko làm, đặc biệt là Thuỵ Điển do e ngại những rủi ro tới môi trường. Chính vì vậy, để hạn chế những tác động xấu người ta đã phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng chứ không hề ào ào đơn giản.
Đặc điểm địa hình Miền Trung là hẹp, nhiều đồi núi, đất dốc. Chúng ta đều biết để tạo thành các hồ thuỷ điện sẽ phải gây ngập một vùng lưu vực sông. Địa hình như vậy gần như không thích hợp để tạo ra các hồ chứa đủ lớn có khả năng điều tiết lũ khi mưa lớn kéo dài.
Dưới thời NTD trong vòng chục năm đã cấp phép xây dựng thuỷ điện vô tội vạ ở Miền Trung. Những năm qua liên tiếp các thuỷ điện bất ngờ xả lũ gập ngập lụt cho dân cư vùng hạ nguồn. Dân thiệt hại tài sản và tính mạng nặng nề không biết kêu ai. Và đến bây giờ thiệt hại thảm khốc về tính mạng của mấy chục chiến sĩ, công nhân đã xảy ra.
Trách nhiệm này thuộc về ai hay chỉ bảo tại ông Trời?
thanks cụ, là em cũng chém thế thôi, em chưa tới đó và cũng...ko có tài liệu gì.Cụ nghĩ sai rồi, chỗ đó là khu vực nhà máy phát điện xây dựng phía hạ lưu sông, nước dẫn qua hầm xuyên núi chảy ra khúc sông này
Còn công trình đầu mối gồm đập tràn 3 khoang cửa van cung thủy lực, đập dâng tự do, cửa nhận nước và các công trình khác...nó nằm phía thượng lưu. Em ko có bản tk cụ thể nhưng đoán là nó kiểu thế này, và chắc chắn có đầy đủ các biện pháp tiêu năng đáy, tiêu năng mặt hay tiêu năng dòng phun như các ct thủy điện khác
Vậy KL là thủy điện ko ảnh hưởng đến mức lũ dâng! (là cháu nói khi đất đã no nước ấy, còn mấy cơn mưa be bé đầu mùa thì có khác đấy ạ)Lũ tháng 11/2017 cũng xấp xỉ năm 1964 rồi cụ!
Ơ chắc đây là xe niêm cất, mới lấy ra đi, nick từ năm 2014 mà mới chạy có tí ti, đang đi bộ.Vậy cụ xem lại xem cụ định nói cái gì nhé.
Không kết luận thế được cụ. Ta không có thông tin về phân bố lượng mưa/thời gian mưa nên không so sánh được.Vậy KL là thủy điện ko ảnh hưởng đến mức lũ dâng! (là cháu nói khi đất đã no nước ấy, còn mấy cơn mưa be bé đầu mùa thì có khác đấy ạ)
Cái này gọi là máy phát điện mini, trên miền núi VN mua của Tàu đầy ra, khi có lũ thì chạy ra nhấc máy về. Thường đặt ở bờ suối nhỏ, nơi có nước chảy qua. Dưng nếu dẫn dây đi xa thì nó cũng hao điện lắm ạ (điện tối thui, bị hạ điện áp).Ông không thấy lợi nhưng tôi thấy lợi. Địa hình thì chia cắt, dân sống phân tán, không có thủy điện nhỏ phát điện chắc cho dân họ sống trong bóng tối.
Thủy điện nhỏ thì rừng bị lấy đi làm thủy điện nhỏ, cũng chẳng làm ảnh hưởng đến dòng chảy vì ngay từ nhỏ đã cho thấy điều đó rồi.
Chưa kể thủy điện nhỏ có tác dụng cực lớn trong an ninh, quốc phòng, khi chiến tranh kẻ thù tập trung đánh phá các nguồn năng lượng lớn, thì thủy điện nhỏ là thứ để tập trung sản xuất điện tại chỗ.
Tại sao Nhật Bản lại ưu tiên phát triển các thủy điện nhỏ và siêu nhỏ cho dân ? Hay mời cụ về chỗ nào không có điện mà sống , đốt đèn dầu suốt ngày nhé
Nhật Bản phát triển mô hình thủy điện nhỏ
VTV.vn - Tại Nhật Bản, những năm gần đây rất nhiều công ty đã tập trung nghiên cứu phát triển các cỗ máy thủy điện cỡ nhỏ đến siêu nhỏ.vtv.vn
Hiện nay, nhiều vùng nông thôn hoặc các vùng đồi núi ở Nhật Bản - nơi có nhu cầu sử dụng điện năng thấp đã bắt đầu lắp đặt thủy điện nhỏ. Chính phủ Nhật Bản còn thúc đẩy việc xuất khẩu và ứng dụng thủy điện nhỏ đến các nước đang phát triển - nơi thiếu điện vẫn là một bài toán nan giải.
Chắc là thế rồi cái TDN toàn thuộc tầng lớp tinh hoa thôi ai làm thế nào thì làm.-Dự án Thuỷ Điện liên quan hầu hết đến các ngành nghề KHKT, Kinh Tế, Môi trường xã hội, an ninh QP...
-Bất kể dự án nào cũng có Tác động Tích cực và Tiêu cực của nó tới Môi trường , xã hội. Lợi ích của Thuỷ điện mang lại là Rất lớn nhưng Tác hại mà nó gây ra cũng Không hề Nhỏ Nếu như có Sai sót.
-Các Luật , quy trình , quy phạm để đầu tư xd dự án Thuỷ điện ở nước ta rất Đầy đủ và Chi tiết cụ thể từ giai đọan quy hoạch, lập dadt, tvtk, tc , vận hành công trình .
- Có hàng ngàn cái TĐ lớn nhỏ trên cả nước với vô vàn các điều kiện nghiên cứu khác nhau , với mỗi trường hợp cần có phân tích chi tiết chứ Không kết luận chung như vậy.
-Tuy nhiên, ý kiến cá nhân e ( kien thuc co han) cũng đồng quan điểm vs thớt về tình TĐ nhỏ : Quy hoạch một số dự án sai lầm nghiêm trọng, tư vấn Tk non kém hoặc vì miếng cơm manh áo mà làm theo ý CĐT, thi công cẩu thả không đủ năng lực, vận hành lơ là thiếu trách nhiệm...
Với e TĐN là nguyên nhân thứ cấp ngập lụt, vì TĐN làm gì có tác dụng ngăn lũ đâu.nó k phải như sơn la hay hoà binhMời cụ về học lại địa lý nhé, địa hình dốc và hẹp như miền Trung, kèm theo vị trí trời định là nơi giao nhau giữa 2 loại khí hậu nên miền trung năm nào cũng có mưa và lũ, Hội an năm nào cũng có vài đợt ngập, ngập xong cũng rút rất nhanh, trước nay vẫn thế, thỉnh thoảng có 1 năm khắc nghiệt, mưa nhiều hơn thì lũ ác hơn, thế thôi, chứ đếch phải để cái thủy điện vào thì lũ nhiều hơn đâu nhé. Mà thực ra cũng đếch phải thủy điện, thủy điện nó là cái tua pin, máy phát ở dưới thôi, còn đầy hồ thủy lợi chả phải thủy điện nhưng vẫn xây đập để điều tiết dòng nước đấy. Miền bắc ngày xưa mà không có mấy cái đập to thì thiếu nước mùa khô và ngập vào mùa mưa cũng chả phải hiếm, miền nam mà chẳng có mấy cái đập/cửa cống chống ngập, ngăn mặn thì đầy vùng chả trồng được lúa đâu.
Chuyên gia các nước là nước nào khuyên không làm thủy điện, gần đây không làm nữa đơn giản là vì các vị trí có đủ các điều kiện về địa chất, thủy văn, địa hình có thể làm được càng ngày càng ít rồi, ko phải cứ đặt cái máy vào là có nước phát điện đâu.
Năm nay thời tiết khắc nghiệt, Trung quốc ,mỹ, hàn nước nào chả ngập, đã là thiên nhiên thì nhiều khi không ai dám nói mạnh được đâu, con người giờ mới chỉ dừng lại ở mức dự báo và giảm thiểu thôi, Nhật tháng nào chả có động đất, thế mà dính 1 phát bất thường là đi luôn cái nhà máy hạt nhân đấy thôy