b) Hệ thống làm đậm chân không :
Nhiệm vụ :
Cung cấp thêm nhiên liệu làm đậm hỗn hợp để động cơ phát ra công suất cao hơn ngay lập tức.
Cấu Tạo :
1 - Bướm ga.
2 - Gic lơ làm đậm.
3 - Gic lơ hệ thống chính.
4 - Kim điều chỉnh làm đậm.
5 - Đòn dẫn động cơ khí.
6 - Piston.
7 - Loxo.
Hoạt động :
- Khi bướm ga mở nhỏ, dộ chân không sau bướm ga là rất lớn, nó tác dụng lên không gian phía trên piston số 6, thắng lực loxo và làm cho piston số 6 đi lên.Khi đó, loxo hồi vị sẽ đẩy van kim đi xuống và đóng gic lơ làm đậm số 2 lại.
- Khi bướm ga mở lớn, độ chân không phía sau bướm ga nhỏ. Khi đó loxo số 7 sẽ đẩy piston số 6 xuống, thông qua các đòn dẫn động cơ khí nâng van kim số 4 lên.Do đó mà lượng nhiên liệu được bổ xung vào trong động cơ.
- Tại chế độ số vòng quay của động cơ nhỏ,độ mở bướm ga nhỏ,độ chân không sau bướm ga đã đủ nhỏ nên loxo số 7 sẽ đẩy piston số 6 và thông qua các đòn dẫn động cơ khí để nhấc kim điều chỉnh giclo số 2 lên để làm đậm hỗn hợp. Như vậy thấy rằng hệ thống làm đậm chân không phụ thuộc cả vào độ mở bướm ga và số vòng quay n của động cơ - đây chính là ưu điểm của hệ thống làm đậm chân không. Tuy nhiên hệ thống này có nhược điểm là độ ổ định kém. Vì vậy, hệ thống làm đậm trên một số xe sử dụng CHK kết hợp cả 2 hệ thông làm đậm cơ khí và hệ thống làm đậm chân không để tận dụng ưu điểm của cả 2 hệ thống này.
( Còn tiếp )