[Funland] Hè rồi - Bơi thôi

Vanmailaem

Xe đạp
Biển số
OF-387284
Ngày cấp bằng
15/10/15
Số km
19
Động cơ
239,277 Mã lực
Tuổi
40
Em cũng tự học bơi ếch, rồi đang luyện bơi sải.

Bơi sải thì tạm ổn nhưng sao nhanh mệt thế nhỉ, các cụ có bí kíp gì để bơi sải nhẹ nhàng hơn không ?
 

francis.castanie

Xe tăng
Biển số
OF-442184
Ngày cấp bằng
2/8/16
Số km
1,407
Động cơ
220,090 Mã lực
Các cụ các mợ tổ chức nhóm bơi đi, em tham gia với, em bơi liền được khoảng 1h. có thể hướng dẫn chị em bơi các kiểu ếch, sải, chó, trừ bướm không động đến vì chính em cũng còn thiếu sót mat nay lắm ^^
 

mango

Xe tăng
Biển số
OF-31562
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
1,860
Động cơ
499,524 Mã lực
Em bơi ở Green Pool - Hoàng Cầu, thấy nước cũng ổn. Nhưng cụ đi bơi bể ở ngoài thì phải xác định là có sạch đến đâu mà nhiều người xuống cũng sẽ bẩn, nhưng cơ thể thoải mái thích nghi mà cụ, em đi bơi cả nhà chẳng thấy làm sao cả (2 F1 8t và 4t)
vé bơi chỗ này thế nào cụ?
 

firefox4

Xe điện
Biển số
OF-81645
Ngày cấp bằng
1/1/11
Số km
2,938
Động cơ
422,291 Mã lực
Bơi e tự học, nhìn người bên cạnh và xem YouTube. Giờ mỗi ngày e bơi 20p liên tục kiểu sải (500m), sau đó bơi 100-150m bơi bướm. Trước k biết bơi, ra bể vợ nó dậy, nhìn xung quanh ngại phết
Cụ có năng khiếu rồi. [emoji6]
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,147
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Em chỉ ra bể bơi ếch thôi, thi thoảng bơi kiểu cá ngắm ông con bơi song song nhưng mà mệt đứt hơi, giờ em đang bắt tụi nhóc phải bơi vòng quanh bể không nghỉ với tập lặn từ đầu này sang đầu kia bể, chúng nó hỏi tại sao, em bảo thế lỡ con trong tàu mà tàu chìm rồi con có phải lặn xuống rồi mới ngoi ra không, không tập lặn thì sao ra được, thế là lại tập lặn, lặn ở dưới thi thoảng lật người ngắm chị xem xoè chân rướn người ở trên, vui lắm các cụ ạ.
 

aveo_kia

Xe tăng
Biển số
OF-293069
Ngày cấp bằng
19/9/13
Số km
1,124
Động cơ
326,553 Mã lực
Các cụ các mợ tổ chức nhóm bơi đi, em tham gia với, em bơi liền được khoảng 1h. có thể hướng dẫn chị em bơi các kiểu ếch, sải, chó, trừ bướm không động đến vì chính em cũng còn thiếu sót mat nay lắm ^^
Comment hài vãi
 

Winterrain

Xe tải
Biển số
OF-527372
Ngày cấp bằng
17/8/17
Số km
400
Động cơ
174,840 Mã lực
Tuổi
34
Hồi còn học lớp 6, em và lũ bạn hay trốn học đi bơi sông, bến, nghĩ lại thấy liều thật, mà cũng nhờ vậy mà biết bơi, à tiện đây cccm cho em hỏi nếu mở 1 hồ bơi thì thủ tục có phức tạp k ạ :))
 

tapxacdinh

Xe hơi
Biển số
OF-571094
Ngày cấp bằng
27/5/18
Số km
134
Động cơ
144,940 Mã lực
Tuổi
44
Bơi chó là sở trường của iem
 

tvgsg10

Xe tăng
Biển số
OF-396731
Ngày cấp bằng
14/12/15
Số km
1,499
Động cơ
244,580 Mã lực
Tuổi
49
Bơi ở đâu nc sạch chút cụ nhỉ, giờ nhiều bể bẩn quá em sợ bơi xong bệnh thêm
em thấy bể mỹ đình trong cung dưới nước ổn nhất chỉ tội nhân viên ở đây phong cách bao câpf từ đứa bán soát vé đến nhân viên cứu hộ thái độ khó chịu. éo biết xếp nó có biết
 

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
6,844
Động cơ
134,431 Mã lực
Tuổi
43
vé bơi chỗ này thế nào cụ?
Năm ngoái em mua vé năm 7tr/năm khi có chương trình khuyến mại, không biết giờ thế nào rồi (nếu đi nhiều tính ra chưa đến 600k/tháng cũng được)
Vé vào vãng lai hình như 150k, cụ có thể mua vé 1/2 năm, vé năm hoặc vé tích lượt rẻ hơn
 

Hulkvn

Xe điện
Biển số
OF-430070
Ngày cấp bằng
15/6/16
Số km
3,081
Động cơ
234,413 Mã lực
Tuổi
26
Em lại đi bơi



 

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
6,844
Động cơ
134,431 Mã lực
Tuổi
43
Em vừa xem được bài viết khá hay về bơi sải của cụ misamainguyen bên webthehinh, em copy về đọc làm theo và đã thành công chia sẻ với các cụ - Em tập trong 3 buổi, trước bơi sải ~50m là thở như cờ hó rồi mà giờ thoải mái 2-300m

Sau một thời gian theo dõi các topic trong mục bơi lội của diễn đàn, mình nhận thấy có nhiều bạn thắc mắc về một trong những vấn đề của người tập bơi, đó là bơi sải đường dài, hay làm thế nào để bơi sải xa hơn. Do đó mình viết chủ đề này mong muốn giải đáp một phần thắc mắc cho các bạn đang tập bơi và có mong muốn cải thiện kết quả bơi của mình. Mình nói kết quả chứ không phải thành tích, vì trong chủ đề này mình không định nhấn mạnh vào các vấn đề như tốc độ hay thi đấu trong bơi lội thể thao.

I. PHẠM VI CHỦ ĐỀ
Do hoạt động bơi lội nói chung và môn bơi sải nói riêng đều có phạm vi rất rộng bao gồm từ kỹ thuật đến thành tích và cả hứng thú, nên mình giới hạn chủ đề hướng dẫn này chỉ trong phạm vi hẹp là giúp đỡ các bạn đã biết cơ bản về kỹ thuật bơi sải có thể bơi dài hơn, và cải thiện được quãng đường bơi sải của mình.
Vậy cải thiện là thế nào? Mức độ cải thiện mong muốn là nếu các bạn điều chỉnh được đúng các kỹ thuật trong hướng dẫn (cũng khá đơn giản), thì có thể đạt được mục tiêu bơi tối thiểu là 1km và tối đa tùy theo thể trạng sức khỏe của mỗi người, ví dụ người như mình hiện nay có thể bơi trong giới hạn 5km bơi sải, ở điều kiện hồ bơi, tất nhiên là đây chỉ là ước lượng chưa đến mức mình phải kiệt sức - trung bình mình chỉ bơi 2-3km mỗi khi xuống bể.

II. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Như đã nói ở trên, trong các kiểu bơi thì bơi sải và bơi ếch là phổ biến nhất. Do đặc điểm của kỹ thuật bơi ếch, mỗi người đã biết bơi ếch đều có thể nhanh chóng bơi rất xa 1-2km đối với cả nam và nữ, nên tự nhiên rất ít thấy có câu hỏi như "làm sao để bơi ếch được xa và không mệt (hụt hơi, mỏi cơ)", dù trên thực tế số người bơi ếch không đúng kỹ thuật là rất nhiều, nhưng bơi đường trường - hay tạm gọi là bơi dưỡng sinh - không phải là vấn đề với những người bơi ếch.
Ngược lại, bơi sải có đặc điểm kỹ thuật khác hẳn với bơi ếch, đồng thời thêm một lý do là cách dạy bơi sải từ trước đến nay ở nước ta thường sai kỹ thuật là chủ yếu (kỹ thuật đây được hiểu là kỹ thuật chung hợp lý, đã được thế giới tổng hợp và phổ biến như một chuẩn từ rất lâu), dẫn đến hầu hết những người học xong một khóa bơi sải 3-4 tháng (cho 1 mùa hè) chỉ có thể bơi được từ 50m-100m là hết sức - dù rằng có nền thể lực rất tốt.
Vì vậy vấn đề đặt ra là tại sao bạn đã được giáo viên dạy cho biết hết kỹ thuật bơi sải, bạn có thể lực tốt hơn rất nhiều so với một bạn nữ, hay một em nhỏ kia, mà bạn chỉ bơi được 100m đã thấy mệt hơn là chạy cả trận bóng đá, trong khi bạn nhỏ kia cứ đều đều từng sải đến cả chục vòng bể. Sau khi về nhà bạn tiếp tục tập chạy đến 10km, tập squat đến 80kg, rồi ra bể bơi kết quả vẫn thế, có khi còn tệ hơn cả lúc trước.
Lúc này bạn băn khoăn là điều gì xảy ra ở đây? Cả về sức bền lẫn sức mạnh bạn đều gấp 10 người khác, mà tại sao không thể cải thiện thêm dù chỉ 10m, tôi đã nghe có bạn nói nhìn thấy người khác bơi hàng chục vòng bể như siêu nhân, nhưng thực ra làm sao lại nhiều siêu nhân đến vậy? Có thể bạn sẽ lên các diễn đàn hỏi và được rất nhiều cao nhân chỉ giáo, thậm chí cả các HLV chỉ lại cho bạn cách thở, cách quạt tay, đập chân ..v.v. nhưng khi áp dụng vào đều không thực hiện được. Vậy vấn đề tại sao ?
Vấn đề ở đây không phải những điều người khác chỉ cho bạn không ĐÚNG mà là những điều đó chưa TRÚNG với những gì bạn cần. Bơi lội là một bộ môn có đặc trưng rất khác với các môn thể thao khác. Từ đó đặt ra các trở ngại việc bạn hoàn thiện kỹ thuật như sau:

III. CÁC TRỞ NGẠI CẦN NẮM RÕ KHI LUYỆN TẬP
Tại sao tôi lại đặt ra các trở ngại trước khi nói rất ngắn gọn về những kỹ thuật hầu như không phức tạp? Bởi vì với kinh nghiệm dạy cho nhiều người bơi, tôi nhận thấy những điều rất đơn giản trong môn thể thao khác chỉ phải nhắc nhở đến 10 lần thì trong môn bơi lội nhắc đến hàng trăm lần vẫn không thể sửa được. Vì có những trở ngại như sau:

1. MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Một trong những lý do tôi yêu thích môn bơi lội là vì khi thả mình vào môi trường nước tôi hoàn toàn có thể quên đi mọi stress, thậm chí mọi việc trong cuộc sống. Nước là một môi trường rất đặc biệt, nó vừa dìm người xuống vừa nâng người lên. Đặc biệt trong môi trường nước tự bạn phải tìm kiếm oxy để thở, nếu mất tập trung hay không hoạt động bạn phải trả giá ngay. Cũng trong môi trường nước, mọi giác quan của bạn đều thay đổi từ xúc giác, khứu giác, thính giác, cho đến thị giác...v.v. Do đó, có những điều chúng ta có thể dễ dàng thực hiện trên cạn thì khi xuống nước sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, và khó khăn nhất đó là điều chỉnh động tác.
Tôi đã hàng trăm lần nói chỉ về một động tác chưa chuẩn, như khủy tay hay chân chưa thẳng với một người anh mà người đó cũng không thể chỉnh được, cứ vào bơi là lại sai. Thậm chí tôi vừa bơi vừa lặn bên cạnh anh ta đúng 500m chỉ để theo dõi mỗi khi anh ta sai là hét to lên điều chỉnh, vậy mà cũng rất lâu sau mới sửa được. Khi con người trong một môi trường khác lạ như nước, một số người có cách hành xử khác hẳn thường ngày, một số người quên một cách vô thức. Cộng thêm bạn không thể có một cái gương để nhìn vào khi ở trong bể được, và cũng hầu như không có ai có thể bơi cạnh bạn để điều chỉnh ngay từng động tác. Nên nói dông dài cũng chỉ để các bạn nhớ kỹ rằng: sửa một động tác sai trong nước là rất khó, vì vậy bạn phải luôn luôn hiểu và tự nhớ, tự sửa, kể cả khi đã hoàn thành ngon lành mục tiêu bơi sải 3km rồi!


2. TƯ DUY KỸ THUẬT
Có một thực tế rất đáng buồn là nước ta tuy là đất nước nhiệt đới gió mùa, lượng ao hồ, sông ngòi rất nhiều thêm cả 3000km bờ biển, nhưng tỉ lệ người Việt Nam biết bơi tính đến ngày hôm nay là rất thấp so với các nước trong khu vực, và thấp hơn nhiều so với các đất nước phát triển, nơi mà môn bơi lội được chú trọng đưa vào rèn luyện trong chương trình phổ thông như một kỹ năng sống thiết yếu. Điều này dẫn tới thực tế đau xót là mỗi năm nước ta có hàng ngàn vụ đuối nước mà hậu quả là những cái chết thương tâm không đáng có chỉ vì người bị nạn không có bất kỳ kỹ năng xử lý nào khi ở trong môi trường nước. Hầu hết các em nhỏ và cả người lớn ở nước ta biết bơi là do tự phát. Chính vì vậy số người được đào tạo bơi lội bài bản ở nước ta rất ít, dễ hiểu là các kỹ thuật bơi lội cũng không được chuẩn hóa. Tôi đã thấy nhiều huấn luyện viên dạy bơi sải sai động tác, và các học viên cũng từ đó hằn sâu cái sai đó rồi lại truyền cho các thế hệ sau. Thậm chí có những kỹ thuật được áp dụng từ những năm 60 đến nay vẫn được dạy và thấy xuất hiện trong thi đấu.
Nói như vậy để các bạn có thể hiểu rằng cho dù tư duy kỹ thuật của các bạn có tốt đến mấy thì đôi khi cũng nên cởi mở, nhìn lại các kỹ thuật của mình để có thể khắc phục những điểm lỗi thời và nắm bắt được thêm những điều mới mẻ, đúng hơn nữa.
Như đã nói trong phần phạm vi bài viết này, tôi không định nêu lại các kỹ thuật và rất mong các bạn tìm hiểu để nắm rõ các kỹ thuật trong các giáo trình bơi sải cơ bản khác. Tôi chỉ nêu một số tư duy kỹ thuật mà theo tôi nghĩ trên thực tế sẽ là rào cản trong quá trình luyện tập và nắm bắt đúng kỹ thuật của người bơi mà thôi, các vấn đề kỹ thuật chi tiết tôi sẽ cố gắng đề cập trong các bài viết khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
6,844
Động cơ
134,431 Mã lực
Tuổi
43
CÁC SAI LẦM TRONG TƯ DUY KỸ THUẬT THƯỜNG GẶP LÚC LUYỆN TẬP:
A. KHI BƠI SẢI TAY QUẠT NHƯ CHÂN VỊT CỦA XE ĐẠP NƯỚC: SAI.
Hầu hết người tập bơi sải khi chưa thuần thục đều nghĩ rằng tay người sẽ quạt như một cái chân vịt của xe đạp nước, nghĩa là chuyển động tròn đều lấy tay thẳng làm mái chèo, lấy vai làm trục. Đây là sai lầm cơ bản nhất trong tư duy người mới tập bơi. Để chứng minh không khó: nếu bạn thử nằm trên mặt nước mà quạt tay kiểu này đều thì chỉ 5 phút là tối về bạn sẽ khỏi phải nhấc bát ăn cơm. Thực tế trục vai của con người không được thiết kế theo kiểu đó. Vậy mà không hiểu sao đôi khi thấy các huấn luyện viên dạy các cháu động tác trên cạn vẫn bắt xoay tròn tay như thế ???
ĐỘNG TÁC ĐÚNG: Tay bạn không phải mái chèo hay chân vịt mà thực ra là bạn dùng bàn tay và khủy tay ÔM NƯỚC và VUỐT NƯỚC CHẠY QUANH CƠ THỂ. Để minh họa bạn có thể theo dõi trên một số động tác bơi quay chậm của kình ngư Ian Thorpe có trên Youtube sẽ thấy khá rõ.


B. KHI TAY NÂNG LÊN KHỎI MẶT NƯỚC PHẢI GIƠ CAO LÊN TRỜI: SAI.
Khi kết hợp cái sai này và cái sai nói trên thì tay người đúng là thành cái chân vịt của xe đạp nước rồi. Thực ra có vài động tác tập bơi để tay nâng thẳng lên khỏi mặt nước nhưng chỉ là tập bổ trợ - giống như chạy cao gối và chạy nhấc gót trong tập chạy - chứ khi chạy không ai chạy thế cả.
ĐỘNG TÁC ĐÚNG: sau khi tay vuốt nước đến ngang hông (hoặc ngang) đùi, thì sẽ nhấc bàn tay lên sát với thân người, khi đó chỉ cần: điều chỉnh bàn tay CHẠY LƯỚT trên mặt nước theo đường thẳng: từ điểm tay ra khỏi nước - đến điểm trước trán khoảng 5cm rồi duỗi thẳng cánh tay. Khi bạn làm như vậy thì tự động cùi trỏ của bạn sẽ tạo đúng góc và di chuyển đúng chứ không cần thiết tập trung vào cùi trỏ.

C. CHÂN TẠO ĐỘNG LỰC CHỦ YẾU ĐỂ CƠ THỂ TIẾN LÊN PHÍA TRƯỚC: VỪA ĐÚNG VỪA SAI

ĐÚNG: đó là khi bạn bơi thi đấu, chương trình bơi thi đấu, thường chỉ giới hạn đến 400m, tốc độ là yếu tố tiên quyết, do đó thêm mỗi 1ms là cả một kỷ lục, đôi chân kết hợp với tay phát huy sức mạnh toàn thể, tốc độ vẫy chân sẽ quyết định đến 30% thành tích. Nhưng đó là đối với bơi nước rút, cự ly ngắn, và các tay bơi đều ở đẳng cấp Top of the ... pool


SAI: khi bạn bơi đường trường thì hoàn toàn không như vậy. Dù bạn có một nền thể lực và một hệ tuần hoàn gần với Iron Man, thì việc vẫy chân nước rút trong suốt 1000m cũng là điều không thể. Trong môn bơi đường trường, bạn phải điều hòa được nhịp chân, đôi chân bạn chỉ có tác dụng tốt nhất là ... giữ thẳng. Để cho đôi tay với các bài kéo xô 100 kilo sẽ hoàn thành phần lớn nhiệm vụ kéo cơ thể lên phía trước. Để đơn giản hóa, bạn có thể hình dung công thức như thế này: dù bạn là man, lady, gay hay les,.. NẾU BẠN ĐÃ ĐI BỘ ĐƯỢC 3KM, THÌ BẠN SẼ BƠI SẢI ĐƯỢC 3KM. Khi bạn đạt được mức hoàn thiện về kỹ thuật (chứ không phải thể lực) thì bạn bơi sải cũng như bạn đang đi bộ: Khi đi bộ, đôi chân bạn sẽ đóng vai trò chính, đôi tay chỉ có tác dụng phụ trợ vung vẩy bổ trợ cho động tác. Ngược lại, khi bơi, đôi tay bạn lại đóng vai trò chính, kéo cơ thể về phía trước, đôi chân chỉ là phớt phẩy cho đẹp đội hình mà thôi. Kỹ thuật đúng của đôi chân sẽ được trình bày trong phần BÍ QUYẾT tiếp sau.

D. BƠI SẢI LÀ PHẢI GIỮ THẲNG THÂN NGƯỜI: VỪA ĐÚNG VỪA SAI

ĐÚNG: Một trong những câu tôi phải nói nhiều nhất với những người tin tưởng nhờ tôi hướng dẫn, đó là: Quan trọng nhất phải giữ thẳng người. Thực là trong tất cả các phương pháp bơi lội, điều quan trọng nhất là cơ thể phải thẳng, không cần biết bạn bơi kiểu gì, nếu cơ thể không giữ được thẳng thì chỉ giống như ... bạn đang nằm thư giãn trên mặt nước mà thôi


SAI: Nhiều người hiểu sai về việc giữ thẳng thân người, thẳng ở đây nghĩa là thẳng so với phương chuyển động và phương của mặt nước - Chứ hoàn toàn không phải như một con thuyền Kayak với hai tay như hai mái chèo - hay để dễ hình dung - là như một cái bè được kéo trôi thẳng trên mặt nước. ĐỘNG TÁC ĐÚNG: là bạn sẽ vừa bơi vừa lật người sang hai bên theo một góc 45o, nghĩa là cơ thể bạn như cây chuối được lật đi lật lại trên mặt nước, và khoan xoáy về phía trước. Mỗi khi bạn quạt tay, người sẽ lật nghiêng một góc 45o so với phuwong ngang của mặt nước, và theo đó bạn lấy hơi ! Trên thực tế đã có một phương pháp bơi theo kiểu không lật mình, lấy hơi bằng cách chồm lên mặt nước, vận động viên này đã từng vô địch thế giới, nhưng điều này áp dụng cho các siêu nhân người Nga, các siêu nhân người Úc và người Mỹ đều phải vừa bơi vừa lật mình, chúng ta cũng nên như vậy
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top