[Funland] Hậu đảo chính Ngô Đình Diệm 11-1963

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,403 Mã lực
Khà khà, em đã gắng lờ đi nhưng cụ vẫn "cà cuống chết tới đ.ít còn cay":)).

Với cụ, ông Thảo là gì cũng được miễn không phải bộ đội cộng sản thì mới ưng hả=))
Em không có chính kiến vụ này, em chỉ thấy có một vài cụ cũng có thắc mắc nên search thử các thông tin trên mạng. Em đưa tin trên mạng thôi, ông Thảo bên nào thì em cũng biết vậy vì em không liên quan và cũng không ăn mày dĩ vãng vào những việc thời đó.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Trần Kim Tuyến - Phạm Xuân Ẩn chiều 29-4-1975
...
Trong khi đang cơn bối rối đó, thình lình Phạm Xuân Ẩn được cú điện thoại từ trong toà đại sứ gọi ra. Đó là cú điện thoại của ký giả Southerland của tờ Christian Monitor, cho Ẩn biết, hiện còn một chuyến trực thăng chót của toà đại sứ sẽ đến đón người di tản vào khoảng 6 giờ, trên lầu 7 của một cao ốc kế bên trụ sở Văn hoá Pháp (Alliance Française), nằm trên đường Lê Thánh Tôn, sau trường Taberd, Sài Gòn. (Chú thích của ngao5: đây là Trụ sở CIA , số nhà 22 đường Gia Long, cách Đại sứ quán Mỹ chừng 700 mét)
...

Một trong số những chuyến đón người di tản trên nóc Trụ sở CIA , số nhà 22 đường Gia Long, cách Đại sứ quán Mỹ chừng 700 mét)
Vạch đen thẳng đứng giữa hình là bóng cột ăng-ten từ căn nhà trệt dưới đất vút lên trời









Những năm gần đây cũng có vài bài báo nhắc đến tấm ảnh này và giải thích như cụ Ngao5, đó là nóc nhà cao tầng số 22 Gia Long, ngày nay đó là số 22 Lý Tự Trọng, Q1, TP HCM, khu này giờ là trụ sở của công ty Hóa chất cơ bản Miền Nam. Số 20 Lý Tự Trọng trước 1975 là trường dòng Larsan Taberd (hiện vẫn còn 1 văn phòng nhỏ) nay là Trường PTCS và PTTH chuyên Trần Đại Nghĩa. Số 24 Lý Tự Trọng trước 1975 là Công ty máy tính IBM của Mỹ, nay là Công ty máy tính CMT. Đối diện số 20, 22, 24 là công viên Chi lăng mà ngày nay đã mọc lên tòa nhà Wincom Centre B. Vị trí chụp tấm ảnh này cũng có bài báo của người chụp, viết là chụp trên một cao ốc khách sạn, phía góc đường Lê Thánh Tôn-Hai Bà Trưng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Trần Kim Tuyến (tiếp)

Ông Tuyến trở lại chuyện lúc còn ở ngoài phi trường:

Tội nghiệp, ông Vinh thấy thế cũng lo ngại lắm, nhưng ông vẫn cố gắng đẩy mình tiến tới. Ông Vinh gọi ông Võ Văn Hải, bí thư của ông Diệm, lúc bấy giờ vừa ở trên phi cơ bước xuống, để giới thiệu mình với ông Hải, và căn dặn ông Hải, khi vào Sài Gòn phải cố tìm mọi cách cho mình được làm việc với ông Diệm.
Khi máy bay đã cất cánh, mình ngồi suy nghĩ miên man, hết chuyện này sang chuyện khác. Giữa đám đông người trên phi cơ, mình hoàn toàn cô đơn, xa lạ, chẳng quen biết một ai. Có những người quen như các ông Hoàng Bá Vinh và Lê Quang Luật, thì họ đều ở lại Hà Nội, chưa vào Nam. Đến lúc ấy mình mới nhận ra là mình đã hành động quá hấp tấp, vội vã, đến phiêu lưu liều lĩnh. Đùng một cái mình đã rời bỏ người yêu ở lại Hà Nội một mình, biết đến bao giờ mới gặp lại được, và đồng thời rời bỏ luôn cả đơn vị. Năm đó mình mới 29 tuổi đầu, tinh thần hãy còn hăng, nhiệt huyết còn đầy, nhưng suy tư có phần còn nông cạn. Mình chợt cảm thấy hơi lo ngại cho tương lai, không biết rồi đây sẽ ra sao?…
Một lát sau, chẳng hiểu có ai nhắc nhở gì về chuyện mình với ông Diệm hay không, bỗng ông rời ghế, bước xuống chỗ mình ngồi ghé xuống và nói: “Tôi được mấy anh em giới thiệu, ông là người quen biết nhiều ở ngoài Bắc. Trong Nam, ông em tôi có tổ chức phong trào trí thức. Vậy, vào trong ấy ông có thể giúp ông em tôi một tay…
Mình nghe ông nói như thế cũng chỉ biết vâng, dạ, và hứa sẽ hết lòng làm bất cứ việc gì được tín nhiệm giao phó, chớ chẳng biết nói gì hơn. Đó là lần tiếp xúc trực tiếp đầu tiên giữa mình với ông Diệm.

***
Lúc bấy giờ người Pháp chưa trao trả dinh Norodom cho chidnh phủ Việt Nam, nên khi về nước chấp chánh, ngày 25-6-1954, thủ tướng Ngô Đình Diệm còn phải tạm trú trong dinh Gia Long, dưới thời Tây cai trị, đồng bào miền Nam gọi là dinh Phó Soái Nam Kỳ, nằm trong chu vi 4 con đường: trước mặt là đường Gia Long, sau lưng là đường Lê Thánh Tôn, bên phải là đường Pasteur, ngó qua bộ quốc phòng, và bên trái là đường Công Lý…

Đến ngày 7-9-1954, người Pháp mới trao trả dinh Norodom lại cho chính phủ Việt Nam, và Tổng thống Ngô Đình Diệm đã đổi tên dinh Độc Lập!

Trong thời gian đầu mới về nước cầm quyền, một phần ông Diệm chưa có kinh nghiệm tổ chức một guồng máy cai trị lớn với tầm vóc quốc gia, lại cũng chưa biết cách sắp xếp công việc, và điều hành nhân sự. Trong khi mọi thứ phương tiện đều còn thiếu thốn, công việc chưa đâu vào đâu và nhất là ông mới chỉ tập họp được một số ít thân hữu, cán bộ thân tín như các ông Hoàng Bá Vinh, Lê Quang Luật, Võ Văn Hải, Đỗ Mậu, và Trần Kim Tuyến…
Tình trạng chính trị lúc bấy giờ đã trở nên vô cùng khó khăn, phức tạp, một mặt người Pháp còn âm mưu “cài mìn” lại Việt Nam, trước khi rút quân viễn chinh về nước, một mặt các giaó phái, phe nhóm chính trị, băng đảng tội ác Bình Xuyên nổi lên nhao nhao làm áp lực v.v… khiến ông Diệm vô cùng bận rộn với trăm công ngàn việc quan trọng, mỗi ngày dồn lên tới tấp như sóng nước vỡ bờ.
Giữa tình cảnh đó, trung uý bác sĩ quân y Trần Kim Tuyến đã vội vã theo ông Diệm vào Nam, để làm việc. Nhưng, khi vào đến Sài Gòn, ông Tuyến mới va chạm phải thực tế phũ phàng. Không hiểu vì đa đoan công việc, hay vì đã có sẵn thành kiến với ông Tuyến từ giây phút đầu tiên mới gặp dưới chân thang phi cơ, mà ông Diệm đã “bỏ quên luôn” ông Tuyến hàng mấy tháng trời, không nói năng, dòm ngó, hỏi han gì tới. Trong thời gian dài đằng đẵng này, ông Tuyến đã chẳng được phân công, phân nhiệm gì cả. Hằng ngày ông sống lủi thủi, hẩm hiu, ban đêm trải chiếu ngủ dưới sàn nhà với các ông Võ Văn Hải và đôi khi có cả ông Đỗ Mậu nữa. Phòng của ông Tuyến và ông Hải ngủ là một căn phòng nằm kế bên văn phòng làm việc của ông Diệm. Ông Diệm cũng vừa làm việc vừa ngủ nghỉ ngay trong căn phòng đó luôn.

Đến khi nào Trần Kim Tuyến mới được Diệm đoái hoài đến?

Lần này cũng lại ông Vinh nữa. Hôm ấy ông Vinh có dịp vào Sài Gòn, ghé đến dinh Gia Long, thấy tình cảnh lêu bêu của mình như vậy, mới nói với ông Diệm một câu hàm ý phiền trách như sau: “Thưa cụ, tôi thấy Trần Kim Tuyến trải chiếu nằm dưới sàn nhà với Võ Văn Hải, ở phòng bên coi dễ thương quá! Thế ra, cụ chưa cho hắn việc gì làm à? Tôi nghĩ, với bằng bác sĩ, ở bên ngoài hắn có thể kiếm mỗi tháng mươi, mười lăm ngàn dễ như chơi. Thế mà hắn vẫn nằm chèo queo ở đây, tôi thấy tội nghiệp quá!
 

vonga389

Xe buýt
Biển số
OF-344421
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
731
Động cơ
272,628 Mã lực
Trường hợp của Đại tá Phạm Ngọc Thảo thật quá "siêu việt" trong mọi cuộc chiến. Cháu không nhớ rõ nhưng khi cụTrần Bạch Đằng aka Nguyễn Trương Thiên Lý viết cuốn "Ván bài lật ngửa" thì đâu như có một cụ cũng tình báo gộc, không rõ có phải cụ Mười Hương không, đã can, nói rằng để vợ con cụ Thảo yên ổn. Còm một tiểu thuyết nữa có vẻ như cũng lấy cụ Thảo và chiến công để phóng tác là "X-30 phá lưới", không biết có cụ nào trên OF đã từng say mê với cuốn này chưa ạ?
X 30 phá lưới là 1 trong những cuốn tiểu thuyết phản gián hay nhất mà em từng đọc những năm 80 thế kỷ XX.
 

4banh_2xe

Xe tăng
Biển số
OF-376555
Ngày cấp bằng
6/8/15
Số km
1,119
Động cơ
257,690 Mã lực
Cụ ngáo lại là cụ Ngáo. Bảo sao of vắng thế hóa ra nhảy hết vào đây.
 

thaison2008

Xe container
Biển số
OF-145444
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
7,327
Động cơ
434,840 Mã lực
Bất kỳ sĩ quan nào trong thời điểm đó đều có tinh thần dân tộc trong mình. Việc chọn bên nào để phụng sự thì lại do chính kiến chính trị.

Cái nghề nào cũng có những " góc tối" riêng, nghề tình báo lại càng nhiều " góc tối" hơn nữa. Và để tồn tại được, hoạt động được thì họ bắt buộc phải có lý tưởng son sắt và chúng ta sẽ mãi không bao giờ hiểu được. Chính cái lý tưởng ấy dẫn dắt cho các quyết định, bước đi của họ. Không ai có thể tô hay bôi cho họ được, kể cả khi họ đã chết.
Cụ nói rất chuẩn,e mời cụ ly ạ.chúc cụ sk
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,317 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em không có chính kiến vụ này, em chỉ thấy có một vài cụ cũng có thắc mắc nên search thử các thông tin trên mạng. Em đưa tin trên mạng thôi, ông Thảo bên nào thì em cũng biết vậy vì em không liên quan và cũng không ăn mày dĩ vãng vào những việc thời đó.
Đọc mạng thì cũng nên dùng cái đầu để phân tích chứ cụ. Nếu vớ bạ cái gì cũng dùng, cũng trích thì một là tẩu hỏa hai là loạn chữ.

Đơn cử ở còm trên cụ reo hò "lưỡng quốc tướng quân" mà quên phân tích rằng mãi 30 năm sau, ông Thảo mới bộc lộ thân phận và không có nghĩa là ông Thảo phụng sự hai chế độ.

Cụ còn cố cài việc ăn mày gì gì đó vào comment thì càng chứng tỏ ý đồ của cụ thôi. Đọc sử mà lại nói không quan tâm là cái gì thì hoặc cụ dối lòng hoặc cụ chả ra hắc không ra bạch, nhạt !
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Sở mật vụ, hay CIA Việt Nam, ra đời như thế nào

Nghe ông Vinh nói như vậy, ông Diệm mới bảo ông Vinh qua bộ Thông tin, nói với ông Bùi Kiện Tín thu xếp cho mình một việc làm ở đó.
Lúc bấy giờ ông Bùi Kiện Tín vừa bàn giao chức bộ trưởng phủ thủ tướng cho ông Lê Quang Luật, để đảm nhiệm chức Tổng trưởng bộ Thông tin. Khi đó ông Tín mới ký quyết định cho mình làm chánh sự vụ Sở tuyên truyền.
Mình còn nhớ, trong bộ Thông tin lúc bấy giờ còn có Bùi Kiện Thành, con ông Bùi Kiện Tín, và Vũ Khắc Khoan nữa… Nhưng mình vừa nhậm chức ở bộ Thông tin được khoảng một tháng thì đã xảy ra vụ cải tổ chính phủ. Bác sĩ Bùi Kiện Tín phải ra đi, bàn giao bộ Thông tin lại cho Phạm Xuân Thái, người của Cao Đài. Vì thế mình cũng phải đi luôn…
- Cho đến lúc bấy giờ anh đã gặp lại ông Nhu lần nào chưa?
- Chưa! Mãi đến bấy giờ mình vẫn chưa có dịp nào gặp lại ông Nhu. Vì lúc đó, ông bà Nhu đang ở số 8, đường Ypres, gần đường Léon Combes, sau gọi là đường Sương Nguyệt Ánh. Chỗ này chẳng những là nhà riêng của ông bà Nhu, còn là toà soạn báo “Xã hội” nữa. Vả chăng có gặp lại, ông Nhu cũng không nhớ gì đâu. Khi bị thôi việc ở Bộ Thông tin rồi, mình có thì giờ rảnh rỗi, mới la cà đến toà soạn báo “Xã hội” chơi. Từ đó mình mới biết ông Nhu và quen với các ông Đỗ La Lam, Cao Xuân Vỹ và Hà Đức Minh cũng mon men đến đó… rồi bàn chuyện thành lập đảng Cần Lao.

Một hôm, bỗng nhiên ông Diệm cho người gọi mình vào dinh, và bảo vắn tắt:
- Anh về may lấy bộ đồ, ăn mặc sạch sẽ một chút, thắt cà vạt vào, để tôi giới thiệu với ông đại sứ Mỹ.
Tánh ông Diệm không hay nói nhiều, không giải thích gì cả, chỉ ra lệnh khơi khơi vậy thôi. Mình nghe thấy thế, không khỏi thắc mắc, gặp đại sứ Mỹ để làm gì? Mình vội vàng tìm gặp ông Nhu để hỏi cho rõ đầu đuôi. Ông Nhu đáp:
- Vì tụi Mỹ có ý định thành lập một CIA Việt Nam. Moa có hẹn với Tổng thống sẽ tìm người cho việc đó!
Đến ngày giờ đã hẹn sẵn, mình ăn mặc chỉnh tề, vào dinh, và được ông Nhu giới thiệu với viên đại sứ Mỹ ở Việt Nam. Người Mỹ bắt tay mình, nhưng chẳng nói năng gì cả. Một lát lâu sau, mình được bảo cho biết cứ về nhà, rồi toà đại sứ sẽ liên lạc lại, để làm việc sau.
Tất cả chỉ có thế. Cứ như đùa mà hoá thật! Từ trước đến sau, mình chẳng biết gì hơn, ngoài sự tiết lộ đơn sơ, vắn tắt của ông Nhu.
Mình phải thú thực, trước kia mình có nghe nói và đọc báo thấy đề cập đến mấy chữ CIA Mỹ, nhưng nào mình có biết nó tổ chức ra sao, và làm những công việc gì đâu. Trong lòng mình càng thêm thắc mắc, chẳng biết mình sẽ đóng vai trò gì trong việc này, và sẽ phải làm những gì, nhưng mình không tiện thổ lộ với ai cả!

Quả nhiên, vài ngày sau, người cầm đầu cơ quan CIA Mỹ ở Việt Nam đến gặp mình thật. Ông ta tên là McCarthy, vóc dáng to lớn, đồ sộ, đứng gần ông ta mình có cảm giác hình như bé nhỏ hơn đi!…

Sơ qua về phương diện an ninh, tình báo của chính quyền Ngô Đình Diệm
rước năm 1954, khi quân viễn chinh Pháp còn ở Việt Nam, các chính phủ tự trị từ thời thủ tướng Nguyễn Văn Thinh, Lê Văn Hoạch, Nguyễn Phan Long, Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu, cho đến Bửu Hội, thực chất chỉ là những tấm bình phong do Pháp dựng nên. Toàn bộ guồng máy chiến tranh đều do Phap chỉ huy. Từ Nam ra Bắc, guồng máy an ninh, tình báo của Việt Nam, đều do Pháp tổ chức và điều khiển.
Khi ông Diệm về nước nắm quyền, mới bắt đầu thành lập những lực lượng quân đội VNCH đầu tiên, đồng thời nắm lấy quyền chỉ huy ngành công an, cảnh sát. Nhưng trong buổi sơ khai, các tổ chức ấy chỉ là những cái vỏ hình thức, thực chất tổ chức chưa có một căn bản nào. Những người chỉ huy các tổ chức quan yếu ấy lại hầu hết đều là những sĩ quan hay viên chức cấp thấp của Pháp để lại. Chẳng hạn như: Mai Hữu Xuân, Trần Bá Thành v.v… đều xuất thân từ cấp bậc điều tra viên của mật thám Tây. Những người này chẳng những đã không được đào tạo đàng hoàng, không có kiến thức chuyên nghiệp rộng rãi, lại không cả kinh nghiệm điều hành ở vị trí cao, cấp quốc gia, nên sau khi ông Diệm đã dẹp yên được băng đ.ảng tội ác Bình Xuyên, người Mỹ mới có ý định giúp ông Diệm chấn chỉnh lại guồng máy an ninh, tình báo, tổ chức theo kiểu như cơ quan FBI và CIA của Mỹ.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,403 Mã lực
Xin lỗi cụ Ngao và các cụ em search thêm thông tin trên mạng vì tò mò về cụ Thảo (một con người rất đặc biệt từ đầu thớt này), em xin đưa thông tin có vẻ là trái lề có nói đến cả cụ Thảo, cụ Ẩn (Phạm Xuân Ẩn). Nếu làm loãng thớt mong cụ Ngao thông cảm.

http://khaiphong.org/showthread.php?2082-Ph%26%237841%3Bm-Ng%26%237885%3Bc-Th%26%237843%3Bo-trong-b%26%237889%3Bi-c%26%237843%3Bnh-ch%EDnh-tr%26%237883%3B-mi%26%237873%3Bn-Nam

Ý kiến của Gaston Phạm Ngọc Thuần (chú ý: cụ Thuần là anh ruột cụ Thảo, em có edit lại một số từ không đúng định hướng).

Theo trả lời phỏng vấn với tác giả cô Trần Thi Liên, ngày 27/01/1990, tại Paris, ông Phạm Ngọc Thuần nhìn nhận Phạm Ngọc Thảo là người nhiệt huyết, dám làm, xông pha không ngại khó khăn, luôn nhận lãnh những công tác khó khăn và nguy hiểm tại Cần Thơ và Sóc Trăng. Ông Phạm Ngọc Thảo là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 410 chứ không phải tiểu đoàn 303 như tài liệu ở trên viết và Phạm Ngọc Thảo rất được Lê Duẩn tín nhiệm.

Nhưng trước khi theo kháng chiến, Thảo là một tín hữu nhiệt thành, “Il était avnat tout très nationaliste, mail il n’aimait pas les communistes. Le seul concept de dictature du prolétariat le révulsait. Il avait un idéal démocratique. De ce pont de vue, on avait une confiance limitèe en lui.” (Trích Les catholiques, Tran Thi Liên, trang 114). Trước hết ông là người yêu nước và không ưa thích gì người CS. Khái niệm độc tài vô sản làm ông Thảo khó chấp nhận. Bởi vì ông có lý tưởng dân chủ. Chính vì điểm này, đảng CS không hoàn toàn tin tưởng vào ông. Và chính Thảo không bao giờ ông tin theo hết mình vào đường lối chính trị của CS.

Khi được nhà báo Vĩnh Phúc yêu cầu ông Phạm Ngọc Thuần xác nhận xem Thảo có phải là người đã bỏ hàng ngũ CS. Ông Thuần im lặng không trả lời và sau đó thay vì trả lời bằng tiếng Việt thì đã trả lời bằng tiếng Pháp như sau, xin tạm dịch:

Thảo luôn luôn dè dặt và đề phòng đối với ảng CS vì thấy họ ..... Nó thấy tôi cũng vậy (cười). Và đợi khi đã tắt máy ghi âm, ông Thuần mới thổ lộ như sau, Tôi thù ... tận đáy sương tủy và xin lỗi người viết vì có những câu hỏi tôi không trả lời được.”
 
  • Vodka
Reactions: abx

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Sở mật vụ, hay CIA Việt Nam, ra đời như thế nào (tiếp)

Đối với người Mỹ, công việc của hai cơ quan: FBI và CIA đã được phân định rõ ràng. Các vấn đề liên quan đến an ninh nội bộ, trong nước, thuộc trách nhiệm của cơ quan FBI, tức là cảnh sát liên bang. Còn cơ quan CIA chỉ hoạt động ở nước ngoài, dưới chiêu bài ngoại giao, đóng vai trò nhân viên trong những ngoại giao đoàn của VNCH ở ngoại quốc, hay đóng vai trò nhân viên của các đoàn thể văn hoá, xã hội, thương mãi, kỹ nghệ v.v… để thâu lượm các loại tin tức quan hệ trong lãnh vực tình báo quốc tế.
Khởi sự, người Mỹ thảo một dự án chương trình xây dựng, tổ chức và điều hành cơ quan CIA Việt Nam trao cho mình, để trình lên ông Diệm. Bản dự án này có nhan đề là: “Political And Social Studies”, không đề xuất xứ và nguồn gốc từ đâu đến, và do ai mà ra.

Nhưng mỗi lần muốn gặp ông Diệm khó quá, phải chờ đợi lâu lắc lắm, nên mình đã trình thẳng cho ông Nhu. Ông Nhu xem rồi trao cho ông bộ trưởng Phủ Tổng thống nghiên cứu, để căn cứ trên các ý kiến đã được ghi trên đó, mà lập ra một cơ quan có tổ chức hành chính, nằm trong hệ thống chính quyền. Sau đó, ông bộ trưởng Phủ Tổng thống soạn thảo một sắc lệnh, trình lên Tổng thống ký và ban hành.

Cái tên “Sở Nghiên cứu chính trị và xã hội” cũng chỉ là những chữ dịch từ cái tên Mỹ “Political And Social Studies” mà ra!

Ngay từ khi có ý định thành lập Sở Nghiên cứu chính trị và xã hội, mình nghĩ chắc ông Diệm, cũng như ông Nhu chưa ai nghĩ đến việc tìm người cầm đầu cơ quan này. Về phần mình, mình cũng không nghĩ gì đến chuyện đó.

Khi mình vọt theo ông Diệm ra phi trường, lên phi cơ vào Nam, là lúc đang tập sự trong một bệnh viện ở Hải Phòng. Còn đơn vị gốc của mình đang đóng ở Hưng Yên. Mình đâu đã kịp xin phép, xin tắc gì. Vì thế, trong hồ sơ quân bạ của mình ở Bộ quốc phòng vẫn còn nằm chình ình cái lệnh tầm nã vì tội đào ngũ, mặc dù mình vẫn được lên lon đại uý quân y. Bây giờ, muốn bổ nhiệm mình vào một chức vụ gì đó trong Sở, trước hết hồ sơ của mình phải được bạch hoá cái đã!
Lúc đó, ông Nguyễn Đình Thuần đang làm đổng lý bộ quốc phòng, mình lập tức nhờ ông bạch hoá hồ sơ giùm. Nhưng chưa đủ, mình còn phải lo điều chỉnh một loạt giấy tờ khác cho hợp lý và hợp pháp. Ông Thuần phải làm lệnh biệt phái mình về phủ Tổng thống, với cấp bực đại uý quân y. Rồi sau đó phủ Tổng thống mới làm một nghị định bổ nhiệm mình làm tuỳ viên báo chí phủ Tổng thống, nhưng vẫn lãnh lương theo cấp bực đại uý quân y.
Khi đã điều chỉnh mọi thứ giấy tờ xong rồi, một rắc rối khác lại nảy ra. Ông Diệm muốn cơ quan nghiên cứu chính trị và xã hội phải là một NHA, chớ không phải một SỞ. Nếu là một NHA thì người cầm đầu thuộc cấp giám đốc. Còn nếu một SỞ, người cầm đầu chỉ là một chánh sự vụ, hay gọi tắt là chánh sở. Như thế thì yếu quá!
Ông Diệm đã tỏ ra lúng túng mãi với quyết định: NHA hay SỞ. Cuối cùng, một hôm ông Diệm đã gọi mình vào, và bảo:
- Cái này còn mới quá. Anh cứ giữ liên lạc với người Mỹ xem họ làm việc như thế nào, cách tổ chức ra sao. Nhưng về phần hành chánh, tôi cử ông Đốc phủ sứ Vũ Tiến Huân đảm trách. Ông Huân là người lớn tuổi, có kinh nghiệm.
Từ ngày đó cho đến khi chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ, người ta chỉ nghe nói toàn một chữ “SỞ”. Không ai nghe nói: “NHA” nghiên cứu chính trị và xã hội bao giờ. Vì thực tế ông Huân cũng chỉ được phong chức trên giấy tờ, và làm việc này cũng chẳng bao lâu. Rồi có việc gì nữa đâu mà làm!
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,403 Mã lực
Đọc mạng thì cũng nên dùng cái đầu để phân tích chứ cụ. Nếu vớ bạ cái gì cũng dùng, cũng trích thì một là tẩu hỏa hai là loạn chữ.

Đơn cử ở còm trên cụ reo hò "lưỡng quốc tướng quân" mà quên phân tích rằng mãi 30 năm sau, ông Thảo mới bộc lộ thân phận và không có nghĩa là ông Thảo phụng sự hai chế độ.

Cụ còn cố cài việc ăn mày gì gì đó vào comment thì càng chứng tỏ ý đồ của cụ thôi. Đọc sử mà lại nói không quan tâm là cái gì thì hoặc cụ dối lòng hoặc cụ chả ra hắc không ra bạch, nhạt !
Em không hắc bạch gì cả, chỉ ghét mấy thằng DLV với tuyên huấn hay lợi dụng người khác để tuyên truyền, nên em search thông tin đưa lên cho nó đa chiều, thông tin thế nào mọi người tự đọc tự nhận định. Cái in đậm có phải cụ cuống quá không, làm việc phải tỉnh táo. Em không đối đáp gì với cụ sau còm này nữa nhé, để không loãng thớt cụ Ngao, hy vọng cụ cũng vậy, thân mến :)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Sở mật vụ, hay CIA Việt Nam, ra đời như thế nào (tiếp)

Về phía người Mỹ, họ chủ trương giúp chính phủ Việt Nam huấn luyện CIA Việt Nam biết cách sử dụng các loại máy truyền tin, biết gửi tin bằng mật mã, biết giải đoán mật mã, biết cách sử dụng võ khí tối tân, cách chôn giấu võ khí, và cách sử dụng các hoá chất đặc biệt thông dụng trong ngành tình báo… Sau đó, họ rải các nhân viên CIA ấy đi thâm nhập vào hoạt động chính trị của các nước láng giềng, như: Thái, Miên, Lào, và rộng ra hơn nữa một chút là một vài nước trong vùng Đông Nam Á, đồng thời thâm nhập cả vào miền Bắc nữa.

Nghe nói như thế mình và ông Nhu thích lắm. Nhưng quan niệm của ông Nhu và mình lại khác hẳn với chủ trương, đường lối của người Mỹ. Về mặt tung cán bộ tình báo ra ngoại quốc, mình và ông Nhu cho rằng trong thời điểm này (1955-56) Việt Nam chẳng có gì liên hệ đáng kể với các nước ngoài, nên không cần thiết lắm. Bây giờ trong nước mình đang có giặc cộng sản, mình phải lo giải quyết vấn đề ấy trước đã. Về chuyện tung người ra đánh phá Bắc, mình và ông Nhu khoái lắm. Mình và ông Nhu chủ trương phải đào tạo thất nhiều cán bộ tình báo loại đó, để tung ra ngoài Bắc, cho thâm nhập cùng khắp, để xách động quần chúng biểu tình, để rải truyền đơn, để thực hiện những dịch vụ ám sát, khủng bố, đặt bom, gài mìn, phá rối nền an ninh, trật tự của Bắc Việt Nam.

Nhưng không ngờ, chủ trương của người Mỹ lại hoàn toàn khác hẳn. Họ chỉ muốn tung người ra Bắc, cho nằm thật yên, rồi tự tìm cách chui thật sâu vào trong lòng quần chúng, và trèo thật cao nếu có thể được vào các cơ quan chính phủ, các tổ chức đ.ảng, đoàn của Bắc Việt Nam, để nghe ngóng, tìm hiểu các khía cạnh hoạt động của đối phương. Những cán bộ tình báo đó tuyệt đối không được để lộ hình tích, không để cho đối phương nghi ngờ, phải nằm yên, để chờ cơ hội thuận tiện, khi đó sẽ có chỉ thị hoạt động. Nhưng vẫn không phải là những hoạt động phá hoại, như những biệt kích vớ vẩn.

Như thế, ngay từ khởi đầu, công cuộc hợp tác giữa mình và ông Nhu với CIA Mỹ đã có sự xung khắc trầm trọng về chủ trương và đường lối rồi.
Sự xung khắc đó ngày càng trở nên trầm trọng hơn qua những cuộc tranh cãi gay gắt. Mình và ông Nhu khăng khăng bảo thủ, ngược lại CIA Mỹ cũng nhất định không chịu chấp nhận ý kiến nào của mình và ông Nhu đưa ra. Nhưng, tình hình vẫn còn nhùng nhằng…
Đến khi viên trưởng nhiệm sở CIA cũ ở Việt Nam là McCarthy về nước, người khác sang thay sự đổ vỡ mới xảy ra thực sự.
Viên trưởng nhiệm sở mới của CIA ở Việt Nam đã viết thư gửi thẳng cho ông Diệm và ông Nhu, để phản bác những quan điểm về công tác tình báo của CIA Việt Nam, đã do ông Nhu và mình nêu ra, đồng thời cũng còn tỏ ý phàn nàn về mình.
Nhưng không ngờ ông Nhu lại đồng ý hoàn toàn với mình và bênh vực mình luôn. Vì thế, từ đó trở đi người Mỹ lờ luôn chuyện huấn luyện CIA Việt Nam, và cũng không bao giờ nhắc đến vấn đề tổ chức CIA Việt Nam nữa. Đồng thời, họ cũng chấm dứt luôn các nguồn tài trợ cho dự án này. Thế là từ đó hoạt động của Sở Nghiên cứu chính trị và xã hội Phủ Tổng thống bị tê liệt luôn…
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,317 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em không hắc bạch gì cả, chỉ ghét mấy thằng DLV với tuyên huấn hay lợi dụng người khác để tuyên truyền, nên em search thông tin đưa lên cho nó đa chiều, thông tin thế nào mọi người tự đọc tự nhận định. Cái in đậm có phải cụ cuống quá không, làm việc phải tỉnh táo. Em không đối đáp gì với cụ sau còm này nữa nhé, để không loãng thớt cụ Ngao, hy vọng cụ cũng vậy, thân mến :)
Vâng, chắc chắn em tôn trọng thớt cụ Ngao5 và cũng không phiền cụ ấy nữa cho đỡ sạn:)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Trần Kim Tuyến (tiếp)

- Như vậy, có nghĩa là CIA Mỹ chấm dứt luôn mọi liên lạc với ông?
Không hẳn như thế. Họ chỉ không đề cập gì đến chuyện CIA /Việt Nam thôi. Ngoài ra, họ vẫn thường xuyên liên lạc với mình và ông Nhu, để bàn bạc, thảo luận về các vấn đề chính trị. Thỉnh thoảng họ cũng giúp đỡ những chuyện lặt vặt, như tài trợ cho các thượng toạ Phật Giáo đi dự các hội nghị quốc tế, tài trợ cho các nhà văn đi dự hội nghị Văn bút quốc tế v.v…
- Như ông đã nói, CIA thôi không tài trợ nữa ngay từ lúc khởi đầu, vậy Sở Nghiên cứu chính trị và xã hội Phủ Tổng thống lấy tiền đâu để tiếp tục hoạt động cho đến ngày chế độ sụp đổ?
- Thế mới lạ lùng! Chuyện này kể ra chắc không mấy người tin. Nhưng nó là chuyện có thật trăm phần trăm đấy. Như cậu biết, Sở Nghiên cứu chính trị và xã hội cũng như bất cứ nha sở nào khác cần phải có nhân viên, dụng cụ, vật liệu văn phòng, và các phương tiện xe cộ v.v… thì mới hoạt động được. Sau khi CIA Mỹ cúp tài trợ, mình hết quỹ hoạt động. Chẳng lẽ bấy giờ mình trình lên ông Nhu, ông Diệm xin giải tán cơ quan? Hay mình xin từ nhiệm? Về phần nhân viên, mình có độ trên dưới 500 người, gồm khoảng 400 là nhân viên hành chính, còn độ trên 100 người thuộc quân đội, mà đa số đều là Bảo An…
- Không có ngân quỹ riêng, ông lấy tiền đâu mà trả lương cho một số đông nhân viên như thế?
- Thực sự, con số nhân viên mình tuyển dụng trực tiếp không có bao nhiêu. Những người này mình chuyển họ qua danh sách nhân viên trực thuộc phủ Tổng thống, ăn lương ở đó. Số đông còn lại đều là nhân viên của các cơ quan khác, kể cả Bảo An, hay quân đội cũng thế, mình ngoại giao với những người trách nhiệm, để xin biệt phái về phủ Tổng thống, hoặc cho mình mượn tạm một thời gian, nhưng họ vẫn ăn lương của cơ quan gốc. Sở Nghiên cứu chính trị và xã hội đâu phải trả lương cho ai!
- Tại sao ông lại mượn nhiều Bảo An để làm gì?
- À, vì mình cần có những nhân viên làm công tác giữ gìn an ninh, canh gác cơ sở… Ngoài ra, mình còn phải tổ chức một trung đội bảo vệ cho ông Nhu. Trên thực tế, ai cũng biết ông Nhu là em ruột, đồng thời là cố vấn tin cậy nhất của Tổng thống, một nhân vật quan yếu, linh hồn của chế độ, nhưng ông lại không có một chức vụ nào trong chính phủ. Do đó, trên nguyên tắc, cảnh sát không thể cung cấp nhân viên bảo vệ cho ông được. Trong trường hợp này, mình phải sử dụng nhân viên của Sở Nghiên cứu chính trị và xã hội.
- Về vật liệu, văn phòng phẩm, xe cộ linh tinh thì ông làm sao?
- Vẫn lại sử dụng chính sách “mậu dịch”, là đi mượn, và xài đỡ thôi!
Chính vì Sở Nghiên cứu chính trị và xã hội thuộc Phủ Tổng thống xài toàn đồ đi mượn, nên đến cuối năm 1962, khi mình đã bị thất sủng, trung tá Phạm Thư Đường, bí thư của ông Nhu, lên thay, thấy văn phòng chẳng có gì, đã vội vã la hoảng lên, vu cáo mình đã tẩu tán hết “tài sản của quốc gia!…”.
 

tmtrung

Xe tải
Biển số
OF-14953
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
439
Động cơ
517,350 Mã lực
em là em mê mấy món lịch sử này lắm :)
thank cụ Ngao :)
 

TechNip2016

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-401751
Ngày cấp bằng
19/1/16
Số km
517
Động cơ
235,209 Mã lực
Đọc mạng thì cũng nên dùng cái đầu để phân tích chứ cụ. Nếu vớ bạ cái gì cũng dùng, cũng trích thì một là tẩu hỏa hai là loạn chữ.

Đơn cử ở còm trên cụ reo hò "lưỡng quốc tướng quân" mà quên phân tích rằng mãi 30 năm sau, ông Thảo mới bộc lộ thân phận và không có nghĩa là ông Thảo phụng sự hai chế độ.

Cụ còn cố cài việc ăn mày gì gì đó vào comment thì càng chứng tỏ ý đồ của cụ thôi. Đọc sử mà lại nói không quan tâm là cái gì thì hoặc cụ dối lòng hoặc cụ chả ra hắc không ra bạch, nhạt !
Xin lỗi cụ Ngao em tiếp lời cụ pain một chút.
Cụ nói đúng, công tác tuyển chọn cán bộ hoạt động điệp báo cực kỳ khắt khe, ngay cả bây giờ thời bình TCII hay an ninh bộ CA cũng xét lý lịch đến ba đời nói gì thời chiến. Thông tin trên mạng quả thực là một kho tư liệu khổng lồ nhưng cần chắt lọc vì đó là các nguồn không kiểm chứng và mâu thuẫn từ các nguồn trên cùng một chủ đề là rất nhiều.
Cụ Thảo, cụ Nhạ hay cụ Ẩn đều là những nhà tình báo tài ba, nhưng hầu hẾt hoạt động đơn tuyến, chú trọng phát triển sâu chứ không mở rộng, trừ mạng lưới A32 của cụ Nhạ. Chính vì thế đôi khi dẫm chân hoặc gián tiếp loại trừ nhau, điển hình vụ cụ Thảo muốn kéo dài thời gian của chế độ họ Ngô để cách mạng có thời gian củng cố và chuẩn bị lực lượng thì cụ Nhạ lại có phần đẩy nhanh tiến trình lật đổ thông qua các móc nối với các tướng đảo chính. Hoặc cụ Nhạ nếu biết cụ Thảo thì thông qua ảnh hưởng của mình có thể tác động đến Thiệu để cụ Thảo an toàn.
Em nghe kể có những trường hợp tình báo mình khử lẫn cả nhau đấy trong một vài trường hợp, lý do cũng là tại môi trường hoạt động đơn tuyến hết.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Trần Kim Tuyến (tiếp)
Về chương trình huấn luyện nhân viên tình báo
- Sau khi đã đụng chạm với ông Nhu và ông rồi, CIA Mỹ bỏ luôn chương trình huấn luyện người để tung ra Bắc hay sao?
- Đâu có, họ vẫn tiếp tục đấy chứ. Nhưng họ cộng tác với Phủ đặc uỷ Trung ương tình báo, lúc bấy giờ do Nguyễn Văn Y cầm đầu, và Lực lượng đặc biệt của Lê Quang Tung, huấn luyện những toán biệt kích, để thả dù ra ngoài Bắc và thả cả sang Lào.

Thả ra Bắc và sang Lào được khoảng hai chuyến, nhưng bị thất bại, cán bộ bị bắt hết, nên ngưng ngay. Nguyên nhân chỉ vì lúc bấy giờ mình và ông Nhu làm việc quá hấp tấp và nông nổi. Hơn thế nữa, mình và ông Nhu lại không chịu nghe lời người Mỹ. Dù sao họ cũng đã có rất nhiều kinh nghiệm thực tế trong lãnh vực này. Trong khi đó, mình và ông Nhu chỉ là những tay mơ. Mặt khác, cán bộ chưa được huấn luyện tinh thục, tổ chức còn lủng củng, và sự chuẩn bị công tác chưa được chu đáo…
- Trước khi vào nghề làm “trùm mật vụ”, ông có trải qua một cuộc huấn luyện nào không?

Ông Tuyến cười, lắc đầu và thật thà đáp:
- Không! Mình chưa từng tham dự một khoá huấn luyện nào về tình báo. Mình cũng chưa bao giờ đặt chân đến nước Mỹ cả.
Chỉ có một lần duy nhất, khi mới thành lập, mình đã đi thăm mấy anh em nhân viên trong sở đang thụ huấn trên một đảo nhỏ, gọi là đảo Wade, nằm gần đảo Guam, của Mỹ trong vùng biển Thái Bình Dương. Hòn đảo này người Mỹ đã dùng làm một căn cứ huấn luyện nhân viên tình báo…
- Nghe nói chuyến đi thăm đó cũng đã tạo thêm sự hiểu lầm giữa người Mỹ với ông và ông Nhu, có đúng không?
- Đúng vậy. Nguyên nhân cũng chỉ vì lúc bấy giờ mình còn trẻ quá, chưa có kinh nghiệm, lại thêm không am tường về tâm lý của người bạn đồng minh Mỹ, nên mới xảy ra chuyện đáng tiếc đó. Nguyên do như thế này: Mình còn nhớ đó là khoá huấn luyện đầu tiên, gồm những anh em quen biết mình tuyển chọn. Trong số có mấy người cậu đã biết rồi đó. Dịp này CIA Mỹ đã mời mình với tư cách chỉ huy ngành CIA Việt Nam đến đó để tham quan. Nhưng khi vừa tới nơi, họ chẳng giải thích gì cả, liền lấy cái băng đen bịt mắt mình lại, rồi tống lên một chiếc xe bít bùng, chạy vòng vo tam quốc một lúc lâu. Đến khi xe ngừng lăn bánh, họ mở cửa xe, tháo tấm băng đen bịt mắt mình ra, thì thấy mình đang đứng trước các anh em nhân viên, cán bộ của mình.

Mình ngỡ ngàng quá, nhưng cũng không khỏi bực bõ, khó chịu trước lối cư xử đó. Trong suốt hai ngày tham quan trên đảo và các cơ sở huấn luyện, mỗi lần di chuyển đi đâu, mình lại bị bịt mắt như thế suốt lộ trình. Chỉ khi nào đã đến nơi họ mới mở băng bịt mắt mình ra.

Thế là cơn bốc đồng của mình nổi lên. Mình thầm nghĩ: dù sao cũng là phương diện quốc gia, mình là khách được mời với tính cách đại diện cho một nước, chứ có phải một tội nhân đâu mà họ đối xử với mình như thế. Trước thái độ bất mãn của mình, người Mỹ mới nhận ra, và lúc bấy giờ họ mới ngỏ ý xin lỗi, đồng thời giải thích lý do cần phải bảo mật. Dù vậy, mình vẫn nghĩ rằng tụi Mỹ đã đối xử khiếm nhã với mình và coi thường người Việt Nam. Khi trở về, mình đã báo cáo tường tận với ông Nhu mọi việc, kể cả chuyện bị bịt mắt, nhưng không dè ông Nhu cũng tỏ ra tán đồng thái độ của mình, và cho rằng đó là thái độ cần thiết để cho người Mỹ hiểu mình nhiều hơn. Vì thế cơn giận ấy đã kéo dài mãi cho đến khi khoá huấn luyện chấm dứt. Có lẽ phản ứng bất mãn đó của mình đã được báo cáo về trụ sở trung ương, nên ông Allen Dulles, trùm CIA Mỹ đã phải đích thân viết thơ tay mời mình sang Mỹ, để dự kiến lễ mãn khoá. Nhưng lúc bấy giờ mình hãy còn giận, nên lờ đi luôn, không thèm trả lời thơ mời, và dĩ nhiên cũng chẳng thèm đi nữa.

Sau này nghĩ lại, Trần Kim Tuyến đã nhận ra sự nông nổi và tự ái hão của tuổi trẻ, khiến cho có sự hiểu lầm, làm rạn nứt mối giao hảo giữa hai cơ quan tình báo Việt Nam và Mỹ trong buổi phôi thai.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Số phận Trần Kim Tuyến sau này
Tuy nhiên, sau cuộc đảo chính 11 tháng 11 năm 1960, Trần Kim Tuyến bắt đầu bị thất sủng do bị quy trách nhiệm không dự báo trước được cuộc đảo chính.
Do đó, ông bắt đầu có biểu hiện bất mãn và thiên về hướng đối lập.
Năm 1961, đoàn công tác đặc biệt miền Trung và lực lượng cảnh sát đặc biệt được xát nhập vào Tổng nha cảnh sát. Các đơn vị đặc nhiệm chống đảo chính được tổ chức thành Lữ đoàn liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống và chịu sự điều động của Bộ Quốc phòng.
Sở Nghiên cứu chính trị bị thu hẹp quyền lực. Trong thời gian này, Trần Kim Tuyến đã có những liên hệ với các nhóm đối lập và các nhóm tình báo nước ngoài, đặc biệt là cơ quan tình báo Anh.
Ngày 27-2-1962, hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom dinh Độc Lập.
Sở Nghiên cứu chính trị một lần nữa bị quy trách nhiệm về việc không dự báo được cuộc ném bom này và người chịu trách nhiệm chính là Giám đốc Trần Kim Tuyến.
Sau đó không lâu, ông nhận được quyết định của Tổng thống Ngô Đình Diệm về việc giải thể Sở Nghiên cứu chính trị và cử ông làm Tổng lãnh sự quán Ai Cập vào đầu năm 1963.
Tuy nhiên, trên đường quá cảnh tại Hongkong, Trần Kim Tuyến đã xin tị nạn chính trị và từ chức Tổng lãnh sự.
Từ đó ông bắt đầu sống cuộc sống lưu vong lần thứ nhất.
Sau đảo chính Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963, Trần Kim Tuyến trở về Việt Nam.
Tuy nhiên, chính quyền mới không trọng dụng ông vì quá khứ liên hệ quá chặt chẽ với chế độ Ngô Đình Diệm.
Trần Kim Tuyến chuyển sang viết báo cho nhật báo Xây Dựng, và là cây bút bình luận của nhật báo Chính Luận dưới các bút danh Thảo Lư và Lương Khải Minh trong suốt giai đoạn 1964–1975.
Năm 1971, ông cùng với giáo sư Cao Thế Dung xuất bản bút ký "Làm thế nào để giết một tổng thống" dưới bút danh Lương Khải Minh.
Sau khi rời khỏi Việt Nam, Trần Kim Tuyến và gia đình sang tị nạn tại Anh và sống thầm lặng tại đó. Ông mất vào tháng 7 năm 1995.
 

khói_lửa

Xe buýt
Biển số
OF-417977
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
841
Động cơ
229,421 Mã lực
Tuổi
64
Cụ Phạm Ngọc Thảo rất phức tạp, ngay trong chú thích của cụ Ngao nếu đọc đầy đủ đã có nhiều mâu thuẫn, ví dụ có chú thích nói cụ Thảo thực hiện nhiệm vụ chiến lược là làm miền Nam Việt Nam càng loạn, càng nát càng tốt, nhưng có chú thích thì lại nói cụ Thảo đảo chính Nguyễn Khánh vì cách hành xử của Nguyễn Khánh làm cho miền Nam nát bươm... Đúng logic thì để làm miền Nam nát và yếu thì phải để ông võ biền và hay quậy như Nguyễn Khánh cầm trịch thì mới có lợi cho miền Bắc.

Ngoài ra, chương trình ấp chiến lược của ông Nhu sau này đánh giá là một cách rất hiệu quả để chống CS, và chính cụ Thảo đã khuyên ông Nhu nên thực hiện chính sách này càng nhanh càng tốt, nguồn bên dưới.

https://en.wikipedia.org/wiki/Phạm_Ngọc_Thảo

In 1962, Nhu began work on the ambitious Strategic Hamlet Program, an attempt to build fortified villages that would be secure zones for rural Vietnamese. The objective was to lock the Vietcong out so that they could not operate among the villagers. Thảo supervised these efforts, and when told that the peasants resented being forcibly removed from their ancestral lands and put into forts that they were forced to build, he advised Nhu and Tuyến that it was imperative to build as many hamlets as fast as possible.
nhân vật này kể ra lời cụ rất phức tạp và khó đoán nhỉ. không như ông cố vẫn NGUYỄN NGỌC NHẠ hoặc nhà tình báo PHẠM XUÂN ẨN , nếu như theo thớt cụ ngao5 thì nhân vật PHẠM NGỌC THẢO chưa thấy có tài liệu nào giải mật về cụ thảo
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top