Khu địa đạo đây rồi, 30k/vé người lớn và 5k gửi ô tô ????
Khu địa đạo được xây dựng nhằm giúp nhân dân Vĩnh Linh tránh những trận tấn công ác liệt của quân Mỹ, làm cở sở và trạm trung chuyển vũ khí ra đảo Cồn Cỏ trong những năm ác liệt. Địa đạo Vĩnh Mốc học tập xây dựng theo địa đạo Củ Chi. Trước đây khi chiến tranh ác liệt có 1 đoàn công tác của CỦ Chi ra đây làm việc, sau khi thấy địa chất ở đây giống ở Củ Chi và phù hợp với làm địa đạo nên đã đề xuất làm theo Củ Chi để tồn tại trong những ngày tháng ác liệt. Từ đây địa đạo Vĩnh Mốc bắt đầu được xây dựng và người chỉ huy công việc này là 1 bác mới học hết lớp 1.
Đường vào xanh mướt 1 màu của tre.
Cổng 1 đường vào trong
1 Lỗ thông hơi trong hê thống thông hơi của địa đạo
Hầm chữ A
Hố bom
Bom. Hy vọng sau này mình không bị ôm 2 quả bom nổ chậm trong nhà
Vào nhà trưng bày
Trước đây canh giữ để mảnh đất này được tồn tại nay vẫn canh giữa cho mảnh đất này được hồi sinh
Tuổi thơ con có những gì?
Con nằm với đất con đi với hầm
Những e bé được sinh ra trong địa đạo. Còn 1 anh được sinh ra trong này nay làm hướng dẫn. Anh ý bị câm, khòe tay và rất thấp bé. Tất cả những người sống trong này đêu bị rất nhiều bệnh tật nhất là về xương do thiếu ánh nắng mặt trời và trẻ con là bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Cả nhà e chui xuống địa đạo. 3 tầng và sâu 13m đấy là chưa kể tầng tránh bom và chứa vũ khí còn sâu xuống nữa. Đường xuống rất dốc, bậc cao và trơn do trời mưa nên vc e mỗi người phải cõng 1 nhóc nên không chụp được nhiều. F1 lớn nhà e chui xuống đây run cầm cập vì sợ.
Đường xuống địa đạo. Cái anh mặc áo len gần của hầm nhất là được sinh ra trong địa đạo
Đây là 1 căn hộ cho 1 gia đình trong địa đạo có kichs thước 0,8mx2m. Có tổng cộng 92 căn hộ thê này. Tất cả các căn hộ cao cấp nhất bây giờ cũng không thể đắt bằng căn hộ này vì nó không được tính bằng tiền mà bằng cả tính mạng của gia đình
Nhà hộ sinh. Trong này có cả nhà hộ sinh, giếng nước ăn và tăm rửa, Nói chung đây đủ cho những nhu cầu thiết yếu nhất giúp con người tồn tại được.
Chui lên khỏi địa đạo thấy một màu xanh ngắt. Mới xuống có 15 phút mà sao đã thèm nhìn thấy bầu trời thế rồi, thế mà người dân Vĩnh Lĩnh đã ở dưới đó hơn 2000 ngày. Chiến tranh thật tàn khốc !!!
Chiếc kẻng này đã ngân lên không biết bao nhiêu lần báo hiệu nguy hiểm cho người dân địa đạo. Nay nó đã được nghỉ ngơi trong sự thanh bình và màu xanh của cây cỏ.