[Funland] Hành trình trên quê hương thứ 2 - Canada

Hello VN

Xe buýt
Biển số
OF-709591
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
634
Động cơ
94,646 Mã lực
Bọn ********* chúng nó bẩu bển mà nhận cột đèn bọn cột đèn nó cũng đi
Sang đấy mới thấy đất nó rộng bao la cò bay mỏi cánh .Con người thân thiện ,không khí trong lành .Xe ô tô để ngoài đường cả đêm không sợ trộm vặt gương .
Lạnh lắm ai đi thì đi e ở nhà cho Nắng ấm quê hương;))
Lạnh có 6 tháng thôi còn lại nắng chảy mỡ anh 34 nhé .
 

tth5

Xe hơi
Biển số
OF-110412
Ngày cấp bằng
25/8/11
Số km
113
Động cơ
391,618 Mã lực
Sau nhiều năm em vừa xem lại đường thùy link em gửi phía trên rồi các cụ/mợ ạ. Các cụ/mợ chỉ cần bỏ ra khoảng 2 ngày là hiểu được nhiều vấn đề lắm.

Ngoài ra từ thùy link này sẽ dẫn đến nhiều thùy link di dân khác, các cụ/mợ xem xét chọn chương trình nào cho phù hợp với mình.

Các cụ/mợ nào chưa máu lắm thì máu lên. Cụ/mợ nào máu rồi thì lên kế hoạch ngay và luôn đi thôi. Em chúc thành công.
 

ngthenam

Xe buýt
Biển số
OF-33164
Ngày cấp bằng
8/4/09
Số km
616
Động cơ
479,859 Mã lực
Em hóng mở mang hiểu biết.
 

min07

Xe đạp
Biển số
OF-652558
Ngày cấp bằng
15/5/19
Số km
14
Động cơ
108,740 Mã lực
Tuổi
54
Em cũng hóng, cụ chủ chia sẻ thêm đi ạ
 

tth5

Xe hơi
Biển số
OF-110412
Ngày cấp bằng
25/8/11
Số km
113
Động cơ
391,618 Mã lực
Chuyến bay dài từ châu Á sang hạ cánh xuống sân bay Vancouver. Sân bay Vancouver là cửa khẩu chính cho các chuyến bay từ châu Á sang vào phía tây Canada. Ra khỏi cửa máy bay là gặp ngay một số người già làm tình nguyện viên hướng dẫn khách vừa rời khỏi máy bay nên đi theo lối nào, làm gì ... Những nơi đông người hay các dịp lễ hội ở Canada rất hay có các tình nguyện viên hướng dẫn như thế. Họ khoác áo đồng phúc và thường đeo biển "How can I help you?". Họ là những người về hưu, có thời gian nên muốn đóng góp công sức cho cộng đồng, và họ tự hào về những đóng góp của họ cho đất nước Canada.

Vào thời điểm đó, hành lý không được chuyển tiếp từ điểm đầu đến điểm cuối như bây giờ, nên em phải tự chuyển hành lý từ chuyến bay quốc tế sang chuyến bay nội địa. Đang loay hoay kiếm vài cái xe để chuyển hết đống hành lý thì có một cụ mặc bộ đồng phục đen nhìn ngon lắm, cứ như diễn viên điện ảnh, đẩy cái xe to tổ bố đến mời em chuyển hành lý. Cái xe của cụ ấy phải gấp 5-6 lần mấy cái xe đẩy bình thường, nhìn thuyết phục quá, em ưng ngay và nghĩ cụ ấy chắc là người tình nguyện như các cụ già tình nguyện viên kia. Tưởng đẩy xa, hoá ra gần lắm (lâu quá rồi em không nhớ lắm, cụ nào bay ở Vancouver rồi vào sửa em phát nếu em sai). Chất hàng xong lên chuyến bay nội đia, em cám ơn cụ đẩy xe tíu tít. Cụ ấy cứ nghệt mặt ra, mặt buồn rầu, mắt nhìn xa xăm :D, thế em mới hỏi hình như tôi quên gì à :D, lúc đấy cụ ấy mới nói ý là vấn đề "đầu tiên". Cụ này vui tính thật, :D thế mà cụ chả nói ngay từ "đầu tiên". Em hỏi bao nhiêu thì cụ ấy bảo 25 cad. Em trả tiền và nghĩ cũng hợp lý thôi, ai mà làm không công được. Một kinh nghiệm thú vị khi lần đầu tiên đến Canada.:D

Trong khi khách du lịch xếp hàng dài rồng rắn thì di dân vào Canada được chào đón bằng một cửa đi riêng. Vẫn là một số cụ già tình nguyện khác hướng dẫn đi đâu, về đâu. Thủ tục nhập cảnh không phức tạp, sau khi kiểm tra visa, mỗi người được phát một tờ giấy để đi tiếp. Các số liệu về người nhập cư được chuyển về trung tâm ở Ottawa. Kể từ giờ phút này trở đi, mọi người trở thành Permanent Resident của Canada (kiểu như người có thẻ xanh bên Mỹ), có thể tự do ra vào Canada rồi . Ấn tượng em vẫn nhớ là bạn làm thủ tục đẹp trai lắm, người gốc Á thì chắc chắn rồi, cũng có thể là gốc Việt Nam nhưng lớn lên ở đây, người cao, vai rộng, răng đẹp (chắc được chỉnh hàm), nở nụ cười tươi thân thiện. Em là con gái chắc em cũng chết mê chết mệt cụ này mất thôi :)). Sau đó các cụ già lại phát cho rất nhiều các tờ thông tin như công ăn việc làm, các nơi trợ giúp từ chính phủ, phúc lợi cho con cái... nhiều lắm mà sau đó phải 1 tuần sau em mới nghiền ngẫm hết. Thông tin cực kỳ bổ ích và từ đó em mới lấn mò và hiểu ra được nhiều điều sau này.

Khác với Việt Nam, nơi mà nghề tiếp viên hàng không là mơ ước của nhiều người, ở đây nghề tiếp viên hàng không cũng như bao nhiêu nghề khác. Các mợ tiếp viên hàng không Việt Nam thường rất xinh, nói năng nhỏ nhẹ, các mợ tiếp viên ở Canada và Mỹ em gặp không dịu dàng nét châu Á, họ cười nói thoải mái hơn. Các chuyến bay nội địa ở Canada và Mỹ thường là máy bay bé, không hoành tráng như ở Việt Nam.

Canada là đất nước của dân nhập cư. Chính phủ mở cửa cho người nhập cư thì họ cũng có rất nhiều chính sách giúp người nhập cư hoà nhập vào cuộc sống, chứ không đem con bỏ chợ. Sự giúp đỡ của chính phủ cùng với nỗ lực bản thân sẽ là sự kết hợp tuyệt vời để hoà nhập và phát triển trong xã hội Canada.

Trừ khi các cụ/mợ tiền nhiều như lá mùa thu :D (em ở đây 7 mùa thu rồi, lá nhiều lắm), còn tiền nhiều như lá mùa...đông như em, mọi sự giúp đỡ từ cộng đồng đều vô cùng đáng quý. Và từ đây em sẽ kể về những sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó.

Thôi em lại lên cơn lười rồi. Để gõ lạch cạch có mấy đoạn trên cho các cụ/mợ đọc em phải mất 1.5 tiếng vì vừa gõ vừa nhớ lại. Em lại so di các cụ nếu các cụ mắng em là chậm. Các mợ thường hay thông cảm :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
13,846
Động cơ
446,891 Mã lực
Hay quá cụ ah, 2008 em mà quyết thì giờ cũng thành công dân Germany sinh sống ở Sờ tút gát rồi, đơn giản em ko đi là vì sau bao nhiêu khó khăn thì cuối cùng đc sự đồng ý cho yêu của bố mẹ ngan già bây giờ nên đầu 2009 em cưới vợ, giờ thi thoảng gấu vẫn nhắc là có tiếc ko,hehe :D
 

tth5

Xe hơi
Biển số
OF-110412
Ngày cấp bằng
25/8/11
Số km
113
Động cơ
391,618 Mã lực
Hay quá cụ ah, 2008 em mà quyết thì giờ cũng thành công dân Germany sinh sống ở Sờ tút gát rồi, đơn giản em ko đi là vì sau bao nhiêu khó khăn thì cuối cùng đc sự đồng ý cho yêu của bố mẹ ngan già bây giờ nên đầu 2009 em cưới vợ, giờ thi thoảng gấu vẫn nhắc là có tiếc ko,hehe :D
Thế cụ trả lời bạn ấy là gì?

Em nghĩ là cứ đi khi còn có thể, khi sức đã mòn chân đã mỏi thì lại quay về cố hương :D
 

nissanafrica

Xe hơi
Biển số
OF-617708
Ngày cấp bằng
21/2/19
Số km
143
Động cơ
118,349 Mã lực
Tuổi
35
Em định mời rượu mà chỉ được vote cho cụ 1 lần thôi. Mong cụ sớm chia sẻ đoạn khó khăn ở Can. Nhà em năm nay tính làm hồ sơ, nhưng cũng rất sợ thay đổi môi trường không thích nghi được.

Chuyến bay dài từ châu Á sang hạ cánh xuống sân bay Vancouver. Sân bay Vancouver là cửa khẩu chính cho các chuyến bay từ châu Á sang vào phía tây Canada. Ra khỏi cửa máy bay là gặp ngay một số người già làm tình nguyện viên hướng dẫn khách vừa rời khỏi máy bay nên đi theo lối nào, làm gì ... Những nơi đông người hay các dịp lễ hội ở Canada rất hay có các tình nguyện viên hướng dẫn như thế. Họ khoác áo đồng phúc và thường đeo biển "How can I help you?". Họ là những người về hưu, có thời gian nên muốn đóng góp công sức cho cộng đồng, và họ tự hào về những đóng góp của họ cho đất nước Canada.

Vào thời điểm đó, hành lý không được chuyển tiếp từ điểm đầu đến điểm cuối như bây giờ, nên em phải tự chuyển hành lý từ chuyến bay quốc tế sang chuyến bay nội địa. Đang loay hoay kiếm vài cái xe để chuyển hết đống hành lý thì có một cụ mặc bộ đồng phục đen nhìn ngon lắm, cứ như diễn viên điện ảnh, đẩy cái xe to tổ bố đến mời em chuyển hành lý. Cái xe của cụ ấy phải gấp 5-6 lần mấy cái xe đẩy bình thường, nhìn thuyết phục quá, em ưng ngay và nghĩ cụ ấy chắc là người tình nguyện như các cụ già tình nguyện viên kia. Tưởng đẩy xa, hoá ra gần lắm (lâu quá rồi em không nhớ lắm, cụ nào bay ở Vancouver rồi vào sửa em phát nếu em sai). Chất hàng xong lên chuyến bay nội đia, em cám ơn cụ đẩy xe tíu tít. Cụ ấy cứ nghệt mặt ra, mặt buồn rầu, mắt nhìn xa xăm :D, thế em mới hỏi hình như tôi quên gì à :D, lúc đấy cụ ấy mới nói ý là vấn đề "đầu tiên". Cụ này vui tính thật, :D thế mà cụ chả nói ngay từ "đầu tiên". Em hỏi bao nhiêu thì cụ ấy bảo 25 cad. Em trả tiền và nghĩ cũng hợp lý thôi, ai mà làm không công được. Một kinh nghiệm thú vị khi lần đầu tiên đến Canada.:D

Trong khi khách du lịch xếp hàng dài rồng rắn thì di dân vào Canada được chào đón bằng một cửa đi riêng. Vẫn là một số cụ già tình nguyện khác hướng dẫn đi đâu, về đâu. Thủ tục nhập cảnh không phức tạp, sau khi kiểm tra visa, mỗi người được phát một tờ giấy để đi tiếp. Các số liệu về người nhập cư được chuyển về trung tâm ở Ottawa. Kể từ giờ phút này trở đi, mọi người trở thành Permanent Resident của Canada (kiểu như người có thẻ xanh bên Mỹ), có thể tự do ra vào Canada rồi . Ấn tượng em vẫn nhớ là bạn làm thủ tục đẹp trai lắm, người gốc Á thì chắc chắn rồi, cũng có thể là gốc Việt Nam nhưng lớn lên ở đây, người cao, vai rộng, răng đẹp (chắc được chỉnh hàm), nở nụ cười tươi thân thiện. Em là con gái chắc em cũng chết mê chết mệt cụ này mất thôi :)). Sau đó các cụ già lại phát cho rất nhiều các tờ thông tin như công ăn việc làm, các nơi trợ giúp từ chính phủ, phúc lợi cho con cái... nhiều lắm mà sau đó phải 1 tuần sau em mới nghiền ngẫm hết. Thông tin cực kỳ bổ ích và từ đó em mới lấn mò và hiểu ra được nhiều điều sau này.

Khác với Việt Nam, nơi mà nghề tiếp viên hàng không là mơ ước của nhiều người, ở đây nghề tiếp viên hàng không cũng như bao nhiêu nghề khác. Các mợ tiếp viên hàng không Việt Nam thường rất xinh, nói năng nhỏ nhẹ, các mợ tiếp viên ở Canada và Mỹ em gặp không dịu dàng nét châu Á, họ cười nói thoải mái hơn. Các chuyến bay nội địa ở Canada và Mỹ thường là máy bay bé, không hoành tráng như ở Việt Nam.

Canada là đất nước của dân nhập cư. Chính phủ mở cửa cho người nhập cư thì họ cũng có rất nhiều chính sách giúp người nhập cư hoà nhập vào cuộc sống, chứ không đem con bỏ chợ. Sự giúp đỡ của chính phủ cùng với nỗ lực bản thân sẽ là sự kết hợp tuyệt vời để hoà nhập và phát triển trong xã hội Canada.

Trừ khi các cụ/mợ tiền nhiều như lá mùa thu :D (em ở đây 7 mùa thu rồi, lá nhiều lắm), còn tiền nhiều như lá mùa...đông như em, mọi sự giúp đỡ từ cộng đồng đều vô cùng đáng quý. Và từ đây em sẽ kể về những sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó.

Thôi em lại lên cơn lười rồi. Để gõ lạch cạch có mấy đoạn trên cho các cụ/mợ đọc em phải mất 1.5 tiếng vì vừa gõ vừa nhớ lại. Em lại so di các cụ nếu các cụ mắng em là chậm. Các mợ thường hay thông cảm :D
 

tth5

Xe hơi
Biển số
OF-110412
Ngày cấp bằng
25/8/11
Số km
113
Động cơ
391,618 Mã lực
Em định mời rượu mà chỉ được vote cho cụ 1 lần thôi. Mong cụ sớm chia sẻ đoạn khó khăn ở Can. Nhà em năm nay tính làm hồ sơ, nhưng cũng rất sợ thay đổi môi trường không thích nghi được.
Em sẽ viết mợ ạ, nhanh nhất có thể, nhưng em hay lên cơn lười. Trả lời ngắn thì em làm nhanh lắm mà viết lách thì ngại. Để em cố. :D
 

Leopard1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-349641
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
1,215
Động cơ
113,534 Mã lực
Sau nhiều năm em vừa xem lại đường thùy link em gửi phía trên rồi các cụ/mợ ạ. Các cụ/mợ chỉ cần bỏ ra khoảng 2 ngày là hiểu được nhiều vấn đề lắm.

Ngoài ra từ thùy link này sẽ dẫn đến nhiều thùy link di dân khác, các cụ/mợ xem xét chọn chương trình nào cho phù hợp với mình.

Các cụ/mợ nào chưa máu lắm thì máu lên. Cụ/mợ nào máu rồi thì lên kế hoạch ngay và luôn đi thôi. Em chúc thành công.
Bây giờ không dễ như những năm trước cụ ạ. Giờ đòi nhiều giấy tờ hơn, điểm cạnh tranh hơn. Đa số SW giờ sang là nhờ điểm cộng thêm từ việc có thân nhân bên này. Federal em ko để ý chứ Provincial toàn thấy điểm ngưỡng là từ 69 trở lên!
 

tth5

Xe hơi
Biển số
OF-110412
Ngày cấp bằng
25/8/11
Số km
113
Động cơ
391,618 Mã lực
Bây giờ không dễ như những năm trước cụ ạ. Giờ đòi nhiều giấy tờ hơn, điểm cạnh tranh hơn. Đa số SW giờ sang là nhờ điểm cộng thêm từ việc có thân nhân bên này. Federal em ko để ý chứ Provincial toàn thấy điểm ngưỡng là từ 69 trở lên!
Thế hả cụ, nên em chỉ dám dẫn đường link thôi vì bây giờ em lạc hậu rồi.
 

Ối Giời Ơi

Xe tăng
Biển số
OF-312425
Ngày cấp bằng
19/3/14
Số km
1,787
Động cơ
258,500 Mã lực
E hóng Canada, mơ ước được đến 1 lần :)
 

trentungcayso

Xe điện
Biển số
OF-6587
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
2,138
Động cơ
557,530 Mã lực
Nơi ở
trên từng cây số
Sao chuyện của cụ giống chuyện của em thế nhỉ?
Cổ nhân bảo: Lòng vả cũng như lòng sung, chả sai chút nào ;)

Cụ chủ muốn em chia sẻ thì em biên ít để các cụ biết em đi ra sao!

Em thì ra trường sớm hơn cụ chủ thớt cỡ mười năm. Nhưng em học đại học tại VN. Trong quá trình đi làm tại VN em cũng đã đi nhiều nước ở Á, Âu, Mỹ và chưa bao giờ em có ý nghĩ sẽ đi ra khỏi Việt nam. Năm 2010 em đi Mỹ, ấn tượng của em là sao New York nó xấu xí thế, màu sắc hình khối nhìn không thấy đẹp đẽ gì cả. Em qua Phidelphia thấy đỡ hơn chút, rồi thành phố Washington thì đẹp. Nhưng trong lòng em khi đó thấy Bắc Mỹ không thuộc về em. Em chỉ muốn về VN và khi về đến SG, em ghé ngay một quán phở làm một tô rồi ngồi cảm nhận cái chất VN nó rần rật trong người.

Về đến nhà em bảo vợ, cho anh tiền anh cũng ko đi đâu hết. Ai cũng ước ao được đi Mỹ, sao Anh chỉ muốn ở VN với canh rau muống, cà dầm tương.
Con ngan nhà em nó nguýt một cái phát rách mí, cất giọng khàn khàn:” rõ dở người”

Em kệ và cứ bụng bảo dạ là thôi kệ, quan điểm mình mình giữ.

Năm 2013 em mua miếng đất ở Bình thạnh, 2014 xây được căn hơn 300 m2 làm chỗ chui ra chui vào. Chăm chút, trang trí, trồng rau trông hoa những tưởng đây sẽ là nơi chốn định cư mãi mãi. Cuộc sống sẽ êm đềm trôi, ngày đi làm, tháng lĩnh lương hai lần. Không bon chen không xô bồ, thanh nhàn đến khi về hưu.

Thế nhưng vụ giàn khoan HD 981 làm em thay đổi quan điểm và dự tính. Em thấy không sớm thì muộn, xung đột quyền lợi, lợi ích của VN với TQ sớm muộn sẽ xảy ra. Một con trâu mộng muốn chiếm cái vũng thì cho dù nhẹ nhàng hết sức cũng sẽ làm tổn thương lũ tôm tép trong vũng. Em thì thôi già rồi không tính, nhưng còn mấy đứa con em. Chúng nó còn nhỏ, chúng sẽ phải đối diện với thực tế ấy. Chúng là con gái, thôi thì yêu nước thiếu gì cách. Phải tính sao cho chúng được an toàn trước (các cụ có lẽ bảo em lo hão...em xin nhận hết).

Giờ làm sao, em lại ngồi tính. Nếu em đẩy chúng đi du học. Chúng còn quá nhỏ để tự lập. Mình đẻ con ra ít nhất phải cho chúng cái tổ ấm gia đình. Nhưng nếu phải đi muộn (sau cấp ba), thì hai đứa tốn ít nhất cũng cỡ 8-10 tỷ. Em thì có thể kiếm được đủ để chu cấp cho chúng. Nhưng bốn năm đại học, chúng quá vất vả để hoà nhập và cạnh tranh. Việc được ở lại hay không lại dồn lên vai chúng nó.

Em quyết luôn, đã thế nghỉ làm. Đem cả nhà đi. Em sẽ bắt đầu từ con số 0 nhưng con em có bố mẹ ở bên. Chúng sẽ được tiếp xúc văn hoá bản địa sớm, nhưng vẫn giữ được văn hoá VN. Tính lợi hại em thấy lời hơn là em ở lại VN cày, kể cả em đi làm bếp hay nail ở bển. Vậy là việc ra đi được quyết.

Giờ đi đâu? Em lên một list so sánh từ Latvia, Hung, Bồ, Tây ban nha, Úc, Síp, canada, Mỹ...với các tiêu chí chi phí, ngôn ngữ, thời tiết, tội phạm, khoảng cách so với quê hương...( em có gửi msg tới cụ ZARG để hỏi thông tin đi Spain).
 

HungNc2000

Xe buýt
Biển số
OF-387999
Ngày cấp bằng
20/10/15
Số km
660
Động cơ
243,614 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
Hanoi
Em thử kể tiếp 2 cụ trên chuyện gia đình em :
Năm nay em tròn 50, 1 vợ và 3 công chúa, em làm tại 1 Tcty lớn của Việt Nam, em có cơ hội nhập cư vào Pháp năm 1997 khi em qua Pháp công tác, có rất nhiều Kiều bào và bạn bè rủ ở lại, nhưng em vẫn quyết định về Việt Nam làm việc và cống hiến.
Năm 2009 Tcty em có 1 làn sóng sang Canada, bên Ca có rất nhiều offer cho các nhân viên của Tcty em, em vẫn quyết ở lại Việt Nam!
Nhưng đến 2018 khi cháu lớn nhà em thi đại học và quyết định du học thì em và gấu quyết định đi theo con vì nhà em toàn gái, vợ chồng ko muốn xa các cháu. Khi cháu được học bổng du học Ý thì cả nhà quyết sang Châu Âu, việc tìm nước để đi vô cùng vất vả, đầu tiên định sang Anh, nhà em cũng đầu tư 1 khoản khá để mở Cty từ năm 2015, nhưng khi apply vào Anh thì gặp Brexit họ cũng ko bảo được ko bảo ko, mà con em thì tháng 9/2018 nhập học, lúc này qua 1 số quan hệ cả nhà quyết đầu tư vào Hungary để xin nhập cư vì lúc đó Hung có chính sách cho nhập cư. Và sau 6 tháng kể từ tháng 2/2018 thì cả gia đình em có giấy tờ vào Hung, trước khi con em nhập học có 20 ngày.
Lúc đầu sang Hung cũng vô cùng khó khăn, phải thuê tạm nhà để ở và sửa nhà mình mua, ngôn ngữ ko biết, xin học cho 2 cháu bé, thuê thợ sửa nhà, mua vật liệu... Nhưng đến bây giờ mọi việc tạm ổn và em thấy lựa chọn của mình là đúng đắn.
Hiện em đã sửa xong nhà, 2F1 học trường quốc tế ( em chưa cho học song ngữ ngay vì tiếng Hung rất khó). Đường xá tạm đi được khi dùng google mập, ngôn ngữ dùng tiếng Anh được vì em cảm nhận phải đến 6-70% người Hung nói tiếng Anh tốt, gấu em hoà nhập và đã có thu nhập tốt, em thì đi đi về về giữa 2 nước vì còn có công việc tại Việt Nam và cái lớn nhất là bố mẹ em đã cao tuổi nên em muốn ở cùng ông bà!

Thực sự đi hay không đi luôn là câu hỏi với đại đa số các gia đình có thu nhập tương đối tại Việt Nam, bản thân em không phải đi vì tiền, cái lớn nhất là đi vì thế hệ sau, các con được hưởng một nền giáo dục tiên tiến, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, không khí trong lành...
Tất nhiên đi cũng rất rất vất vả lúc ban đầu, phải hy sinh quá nhiều thứ ở Việt Nam! Nhưng em ủng hộ ai muốn 1 cuộc sống tốt đẹp cho F1 thì nên đi, Tks các cụ!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

tth5

Xe hơi
Biển số
OF-110412
Ngày cấp bằng
25/8/11
Số km
113
Động cơ
391,618 Mã lực
Em thử kể tiếp 2 cụ trên chuyện gia đình em :
Năm nay em tròn 50, 1 vợ và 3 công chúa, em làm tại 1 Tcty lớn của Việt Nam, em có cơ hội nhập cư vào Pháp năm 1997 khi em qua Pháp công tác, có rất nhiều Kiều bào và bạn bè rủ ở lại, nhưng em vẫn quyết định về Việt Nam làm việc và cống hiến.
Năm 2009 Tcty em có 1 làn sóng sang Canada, bên Ca có rất nhiều offer cho các nhân viên của Tcty em, em vẫn quyết ở lại Việt Nam!
Nhưng đến 2018 khi cháu lớn nhà em thi đại học và quyết định du học thì em và gấu quyết định đi theo con vì nhà em toàn gái, vợ chồng ko muốn xa các cháu. Khi cháu được học bổng du học Ý thì cả nhà quyết sang Châu Âu, việc tìm nước để đi vô cùng vất vả, đầu tiên định sang Anh, nhà em cũng đầu tư 1 khoản khá để mở Cty từ năm 2015, nhưng khi apply vào Anh thì gặp Brexit họ cũng ko bảo được ko bảo ko, mà con em thì tháng 9/2018 nhập học, lúc này qua 1 số quan hệ cả nhà quyết đầu ******* Hungary để xin nhập cư vì lúc đó Hung có chính sách cho nhập cư. Và sau 6 tháng kể từ tháng 2/2018 thì cả gia đình em có giấy tờ vào Hung, trước khi con em nhập học có 20 ngày.
Lúc đầu sang Hung cũng vô cùng khó khăn, phải thuê tạm nhà để ở và sửa nhà mình mua, ngôn ngữ ko biết, xin học cho 2 cháu bé, thuê thợ sửa nhà, mua vật liệu... Nhưng đến bây giờ mọi việc tạm ổn và em thấy lựa chọn của mình là đúng đắn.
Hiện em đã sửa xong nhà, 2F1 học trường quốc tế ( em chưa cho học song ngữ ngay vì tiếng Hung rất khó). Đường xá tạm đi được khi dùng google mập, ngôn ngữ dùng tiếng Anh được vì em cảm nhận phải đến 6-70% người Hung nói tiếng Anh tốt, gấu em hoà nhập và đã có thu nhập tốt, em thì đi đi về về giữa 2 nước vì còn có công việc tại Việt Nam và cái lớn nhất là bố mẹ em đã cao tuổi nên em muốn ở cùng ông bà!

Thực sự đi hay không đi luôn là câu hỏi với đại đa số các gia đình có thu nhập tương đối tại Việt Nam, bản thân em không phải đi vì tiền, cái lớn nhất là đi vì thế hệ sau, các con được hưởng một nền giáo dục tiên tiến, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, không khí trong lành...
Tất nhiên đi cũng rất rất vất vả lúc ban đầu, phải hy sinh quá nhiều thứ ở Việt Nam! Nhưng em ủng hộ ai muốn 1 cuộc sống tốt đẹp cho F1 thì nên đi, Tks các cụ!!!
Đoạn kết của cụ nói lên tâm trạng của nhiều người :( Nhưng cụ đừng kết nhé. Cụ cứ tiếp tục, em có thể đổi tiêu đề thớt này để nhiều cụ cùng tham gia.
 

HungNc2000

Xe buýt
Biển số
OF-387999
Ngày cấp bằng
20/10/15
Số km
660
Động cơ
243,614 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
Hanoi
Đoạn kết của cụ nói lên tâm trạng của nhiều người :( Nhưng cụ đừng kết nhé. Cụ cứ tiếp tục, em có thể đổi tiêu đề thớt này để nhiều cụ cùng tham gia.
Ok cụ, em và cụ cùng muốn giúp cộng đồng hiểu tường tận của cái được và mất khi quyết ra đi! Tks cụ
 

tth5

Xe hơi
Biển số
OF-110412
Ngày cấp bằng
25/8/11
Số km
113
Động cơ
391,618 Mã lực
Em hiểu cảm giác này vì em cũng từng có những lúc đấu tranh, cầm lên rồi lại đặt xuống, đi hay ở? Thực sự nó là một quyết định dũng cảm cụ ạ. Đọc đoạn này cụ viết buồn thật.
Em cũng hiểu tâm trạng của mợ. Em định không viết nữa nhưng chắc đoạn sau sẽ còn buồn hơn mợ ạ.

... chiều hôm trước ông già em ra đến HN thì khoảng 2-3 giờ chiều hôm sau em nhận được cuộc điện thoại từ số điện thoại mà linh cảm báo cho em biết điều chẳng lành. "Ba đang bị cấp cứu". Chỉ kịp hỏi qua loa vài câu rồi tắt máy, em lập tức vơ vội vài bộ quần rồi phi ra sân bay. Trên đường vừa đi vừa gọi phòng vé xem có chuyến bay nào còn chỗ. Khoảng 5h chiều em có mặt trên chuyến bay sớm nhất có thể từ SG ra HN. 8h tối em có mặt tại HN, vào thẳng phòng cấp cứu bệnh viện. Nhìn hình ảnh ông già như cá thoi thóp nằm trên thớt, ống thở gắn đầy trên mũi, nước mắt tự nhiên chảy. Chắc có cụ sẽ bảo em mất dạy vì dùng từ như thế nhưng có lẽ không có từ nào đúng hơn. Một cô y tá hay bác sĩ gì đó thấy em đến thì thông báo cho em biết "chắc ông cụ không qua khỏi, cơ hội là 1%" và giải thích ông già em đã bị đột quỵ, máu đã tràn toàn bộ não. Lý do là vì thay đổi thời tiết và nhiệt độ giữa SG và HN. Em lại nhớ đến câu chuyện gần đây của một cụ hỏi có nên điều trị ung thư khi biết người thân của mình không còn cơ hội. Thật khó mà trả lời cho người trong cuộc. Lý trí mách bảo rằng không còn cơ hội nào, trong khi tình cảm lại lấn lướt "còn 1% nước còn tát". Đêm hôm đó ông già em được đưa vào phòng mổ, gần 5h sáng ca mổ kết thúc, bác sĩ nói rằng có thể hy vọng. Khoảng 1 tuần sau đó em vật vờ trên các ghế đá trong bênh viện, hàng ngày ngóng tin tức của ông già. Chỉ trong 7 ngày mọi người hốc hác rõ rệt. Ngoài em ra còn có bà chị và ông anh rể thay nhau ở lại, cũng chẳng làm được gì nhiều nhưng về cũng chẳng ngồi yên. Bà chị bác sĩ em quen ở SG bảo "thôi để ông ra đi em ạ, cụ có sống cũng chỉ sống thực vật thôi". Trong 7 ngày đó lại một cuộc đấu tranh tư tưởng "đi hay ở". Nếu giả sử ông già bình phục được vài trục % thôi thì "đi" có được không? nếu "ở" thì những tháng ngày kế tiếp sẽ ntn? tiền đâu để duy trì tình trạng này. Có những lúc chán quá em kệ đời trôi đến đâu thì đến.

Sang đến ngày thứ 7, khi em chuẩn bị ra bãi lấy xe máy, thì bà chị gọi giật lại "chắc ba sắp đi rồi". Em lập tức quay trở lại, thấy bà chị đang dán mắt lên màn hình đo nhịp tim. Trên màn hình, đồ thị dao động cứ thế yếu dần, yếu dần... Có những lúc đồ thị lại loé lên, gieo thêm hy vọng, mà về sau em mới hiểu rằng nó chỉ như một ngọn đèn dầu leo lắt, đôi khi bùng lên trước khi tắt hẳn. Mắt em dán chặt vào màn hình... và khi đồ thị chỉ hoàn toàn là một đường nằm ngang... thì cũng có nghĩa là thêm một ngọn đèn dầu đã tắt. :( Chiều hôm đó, đứa cháu từ SG ra thì ông nội đã nằm trong phòng lạnh bảo quản và mãi mãi không thực hiện được lời hứa với nó nữa rồi :(

Trong vài ngày sau lo hoả táng, tro cốt để tạm ở Văn Điển rồi bà chị và đứa em ở lại lo tiếp ... Mọi kế hoạch đảo lộn, mọi thứ diễn ra bất ngờ đến độ không thể tưởng tượng được. Lập vội bàn thờ, sau ba ngày nhà em rời khỏi HN trên chuyến bay đêm muộn khi mà kim đồng hồ đã chỉ sang ngày mới. Về thăm bà già ở một thành phố khác (các cụ không còn sống với nhau lúc em chỉ mới 6 tuổi), tranh thủ về và ở chơi với bà già càng nhiều càng tốt, em quay lại SG khi chỉ còn đúng 5 ngày nữa theo ngày trên vé may bay (đã mua từ 3 tháng trước đó). 5 ngày đó là một cuộc chạy đua với thời gian.

Đứa cháu ra sân bay mà không có ông nội ra tiễn như lời ông đã hứa. Hình ảnh ông nội theo nó mãi tận đến những ngày nó sang đây học. Sau này em được nghe cô giáo nó kể lại, trong bài văn tiếng Anh, nó vẫn viết về ông nội, về căn nhà của ông, và về anh chó (nó toàn gọi là anh chó mà không bao giờ gọi là con chó) của ông nội nuôi... anh chó của nó sau đấy ốm nặng và chỉ ba tháng sau anh chó cũng đi theo ông nội. :(
 
Chỉnh sửa cuối:

vharc

Xe tăng
Biển số
OF-209763
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
1,749
Động cơ
331,487 Mã lực
Chấm phát
 

taplaioto

Xe điện
Biển số
OF-2751
Ngày cấp bằng
11/12/06
Số km
4,193
Động cơ
2,578,671 Mã lực
Em cũng hiểu tâm trạng của mợ. Em định không viết nữa nhưng chắc đoạn sau sẽ còn buồn hơn mợ ạ.

... chiều hôm trước ông già em ra đến HN thì khoảng 2-3 giờ chiều hôm sau em nhận được cuộc điện thoại từ số điện thoại mà linh cảm báo cho em biết điều chẳng lành. "Ba đang bị cấp cứu". Chỉ kịp hỏi qua loa vài câu rồi tắt máy, em lập tức vơ vội vài bộ quần rồi phi ra sân bay. Trên đường vừa đi vừa gọi phòng vé xem có chuyến bay nào còn chỗ. Khoảng 5h chiều em có mặt trên chuyến bay sớm nhất có thể từ SG ra HN. 8h tối em có mặt tại HN, vào thẳng phòng cấp cứu bệnh viện. Nhìn hình ảnh ông già như cá nằm trên thớt, ống thở gắn đầy trên mũi, nước mắt tự nhiên chảy. Chắc có cụ sẽ bảo em mất dạy vì dùng từ như thế nhưng có lẽ không có từ nào đúng hơn. Một cô y tá hay bác sĩ gì đó thấy em đến thì thông báo cho em biết "chắc ông cụ không qua khỏi, cơ hội là 1%" và giải thích ông già em đã bị đột quỵ, máu đã tràn toàn bộ não. Lý do là vì thay đổi thời tiết và nhiệt độ giữa SG và HN. Em lại nhớ đến câu chuyện gần đây của một cụ hỏi có nên điều trị ung thư khi biết người thân của mình không còn cơ hội. Thật khó mà trả lời cho người trong cuộc. Lý trí mách bảo rằng không còn cơ hội nào, trong khi tình cảm lại lấn lướt "còn 1% nước còn tát". Đêm hôm đó ông già em được đưa vào phòng mổ, gần 5h sáng ca mổ kết thúc, bác sĩ nói rằng có thể hy vọng. Khoảng 1 tuần sau đó em vật vờ trên các ghế đá trong bênh viện, hàng ngày ngóng tin tức của ông già. Chỉ trong 7 ngày mọi người hốc hác rõ rệt. Ngoài em ra còn có bà chị và ông anh rể thay nhau ở lại, cũng chẳng làm được gì nhiều nhưng về cũng chẳng ngồi yên. Bà chị bác sĩ em quen ở SG bảo "thôi để ông ra đi em ạ, cụ có sống cũng chỉ sống thực vật thôi". Trong 7 ngày đó lại một cuộc đấu tranh tư tưởng "đi hay ở". Nếu giả sử ông già bình phục được vài trục % thôi thì "đi" có được không? nếu "ở" thì những tháng ngày kế tiếp sẽ ntn? tiền đâu để duy trì tình trạng này. Có những lúc chán quá em kệ đời trôi đến đâu thì đến.

Sang đến ngày thứ 7, khi em chuẩn bị ra bãi lấy xe máy, thì bà chị gọi giật lại "chắc ba sắp đi rồi". Em lập tức quay trở lại, thấy bà chị đang dán mắt lên màn hình đo nhịp tim. Trên màn hình, đồ thị dao động cứ thế yếu dần, yếu dần... Có những lúc đồ thị lại loé lên, gieo thêm hy vọng, mà về sau em mới hiểu rằng nó chỉ như một ngọn đèn dầu leo lắt, đôi khi bùng lên trước khi tắt hẳn. Mắt em dán chặt vào màn hình... và khi đồ thị chỉ hoàn toàn là một đường nằm ngang... thì cũng có nghĩa là thêm một ngọn đèn dầu đã tắt. :( Chiều hôm đó, đứa cháu từ SG ra thì ông nội đã nằm trong phòng lạnh bảo quản và mãi mãi không thực hiện được lời hứa với nó nữa rồi :(

Trong vài ngày sau lo hoả táng, tro cốt để tạm ở Văn Điển rồi bà chị và đứa em ở lại lo tiếp ... Mọi kế hoạch đảo lộn, mọi thứ diễn ra bất ngờ đến độ không thể tưởng tượng được. Lập vội bàn thờ, sau ba ngày nhà em rời khỏi HN trên chuyến bay đêm muộn khi mà kim đồng hồ đã chỉ sang ngày mới. Về thăm bà già ở một thành phố khác (các cụ không còn sống với nhau lúc em chỉ mới 6 tuổi), tranh thủ về và ở chơi với bà già càng nhiều càng tốt, em quay lại SG khi chỉ còn đúng 5 ngày nữa theo ngày trên vé may bay (đã mua từ 3 tháng trước đó). 5 ngày đó là một cuộc chạy đua với thời gian.

Đứa cháu ra sân bay mà không có ông nội ra tiễn như lời ông đã hứa. Hình ảnh ông nội theo nó mãi tận đến những ngày nó sang đây học. Sau này em được nghe cô giáo nó kể lại, trong bài văn tiếng Anh, nó vẫn viết về ông nội, về căn nhà của ông, và về anh chó (nó toàn gọi là anh chó mà không bao giờ gọi là con chó) của ông nội nuôi... và cũng chỉ ba tháng sau, anh chó của nó cũng ra đi theo ông nội. :(
Mợ viết cảm động quá.. :(
Chúc Mợ luôn vui vẻ và hạnh phúc cùng gia đình nơi xa quê ! %%-
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top