[CCCĐ] Hành trình rong ruổi Miền Tây Nam Bộ mùa nước nổi trong 12 ngày.

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Chợ nổi buổi sáng đẹp quá
 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,506
Động cơ
536,267 Mã lực
Cháu kết thúc se ri ảnh về chợ nổi Ngã Năm các cụ nhé. Sau khi chụp chẹt chán ở chợ nổi, bọn cháu về dọn đồ để chuẩn bị về Sóc Trăng bắt xe khách Phương Trang trở lại Sài Gòn.

Đi chợ nổi cháu mua được mỗi quả này.



Lại cầu.



Bánh nổi tiếng của Sóc Trăng.



Bọn em đã về đến Sóc Trăng.

 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,506
Động cơ
536,267 Mã lực
Một ngôi chùa của người KhMer rất to ở Sóc Trăng.



Em về đến Bến xe Sóc Trăng đúng 10h45, gấu em chạy vào mua vé để về Sài Gòn luôn. Đúng 11h30 xe chạy còn đúng 45p cho gửi xe và ăn trưa. Hùng hục các cụ à.





 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,506
Động cơ
536,267 Mã lực
Bọn em bàn tính từ trước rồi ạ. Bọn em về đến Sài Gòn còn những ba ngày mới đến lịch bay ra Hà Nội, nên bọn em quyết định đi Đà Lạt luôn. Về đến Sóc Trăng là bọn em đã kết thúc hành trình rong ruổi miền Tây Nam Bộ bằng xe máy, giờ bon em chuyển sang đi xe khách về Sài Gòn. Gửi xe máy ở bến xe Miền Tây sau đó bọn em mua vé đi Đà Lạt luôn ạ. Sáng hôm sau đến Đà Lạt. Tổng quãng đường bọn cháu đã đi trên tổng tất cả các loại phương tiện, trong đó chủ yếu bằng xe máy khi đến Đà Lạt là 1640km trong đó quãng đường di chuyển bằng xe máy là 1166 km

Về đến bến xe miền Tây đúng 16h15p gặp đúng cơn mưa Sài Gòn to dã man. Bọn cháu đợi tạnh mưa ra gần bến xe thuê cái nhà nghỉ nghỉ tạm đợi đến giờ lên xe đi Đà Lạt 21h.



Em đi tìm cái gì ăn tối đã. Gạo các loại trong Sài Gòn rẻ thật





Đợi xe đi Đà Lạt bọn em lọ mọ lang thang.



Số tổng đài FuTa

 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,506
Động cơ
536,267 Mã lực
Ngày 10 - 19-11-2015: tp Đà Lạt - LangBiang


 

dzungbv

Xe hơi
Biển số
OF-180729
Ngày cấp bằng
17/2/13
Số km
147
Động cơ
337,850 Mã lực
Sau khi tán chuyện với bác khu Láng Sen xong em quay ra trên đường ra em rẽ vào trường học của các em ở đây. Học sinh đi học em nào cũng phải mặc áo phao các cụ à







Trường này trước của trung tâm bảo tồn nhưng bỏ lâu nên chuyển sang làm trường học học sinh. Trên đường trở vào cũng như quay ra em phải qua rất nhiều các cầu kiểu cầu khỉ của xe máy và xe đạp. Như cái cầu em đứng chụp cái ảnh này.









Cầu chỉ là mấy tấm gỗ bắc qua kênh thôi không có lan can chi cả. Em quay ra đến thị trấn lúc em hỏi đường vào bên kia cầu Cả Rưng để ăn trưa vì lúc này cũng tầm trưa rồi.



Quán cũng không có gì ăn ngoài bún, bọn em làm tạm bát bún cho ấm bụng rồi đi tiếp. Ngồi ăn xong hỏi cô chủ quán cô cũng nói Láng Sen là ở trỏng đó. Ngày xưa làm khu bảo tồn nhưng dân họ phá hết, họ chặt hết đánh bắt tung tóe hết rồi. Giờ coi như bỏ rồi. Em hỏi tiếp sao cháu nghe có khu còn nguyên bản, hoang sơ chim cá còn nhiều lắm cơ mà. Cô chủ quán cũng không biết.
May qúa có cậu em con cô chủ quán, cậu ấy cũng hay đi nhiều nên biết. Cậu ấy nói khu Láng Sen giờ bỏ rồi, nhưng còn một khu nữa đúng như em nói còn nguyên bản duy nhất cả nước, phải đi vòng xuống Tân Hưng vòng vào, khu đó phải hỏi vào khu bảo tồn ngập nước thì dân họ mới chỉ cho vào. Đồng thời chỉ đi được xe máy thôi, mà đường vào xấu lắm, nắng thì còn đi được chứ mưa thì cực khó đi. Vả lại họ giữ được là vì họ cấm dân bản địa vào, cấm săn bắt, nghiêm nghặt lắm. Khách du lịch nếu đến sớm liên hệ trước mới được vào.

Cậu ấy nói trong đấy chim chóc nhiều vô kể, rắn cũng còn anh à, thậm chí rái cá cũng vẫn còn nhiều. Trong đấy nhiều cái hay lắm. Cậu ấy chỉ đường cho em. Bọn em bàn tính giờ nếu vào đó thì mất cả buổi chiều, rồi tối lúc ra thì khó đi mà sợ không kiếm được nhà nghỉ, bọn em bàn nhau thôi bỏ qua để lần sau vào lại sẽ đến tận nơi vậy.

Vậy là bọn em quyết định đi thẳng xuống Tràm Chim Đồng Tháp luôn chứ không lọ mọ vào trong đó nữa. Thế là em chạy thẳng một mạch xuống Tràm Chim luôn.
Láng Sen của cụ muốn nói là đây:
http://phunu.nld.com.vn/choi/lang-sen-tro-thanh-khu-ramsar-cua-the-gioi-201511271756019.htm
 

buonnon

Xe buýt
Biển số
OF-166170
Ngày cấp bằng
10/11/12
Số km
630
Động cơ
352,515 Mã lực
Ảnh của cụ chụp làm cho phong cảnh miền Tây đẹp thêm nhiều. Thế vụ ảnh ọt với ông bạn lừa đảo giải quyết xong chưa hay nó vẫn lặn mất tăm thế cụ.
 

CleoNguyen

Xe buýt
Biển số
OF-375015
Ngày cấp bằng
24/7/15
Số km
750
Động cơ
255,325 Mã lực
Nơi ở
Tây Hồ hoa uyển
hình đẹp long lanh quá cụ chủ ạ
 

zom8x

Xe buýt
Biển số
OF-9459
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
517
Động cơ
535,974 Mã lực
Nhìn cụ đi miền tay đâm thèm
Ảnh này là chỗ nào hả cụ có phải cửa sông Cổ Chiên k
 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,506
Động cơ
536,267 Mã lực
Ảnh của cụ chụp làm cho phong cảnh miền Tây đẹp thêm nhiều. Thế vụ ảnh ọt với ông bạn lừa đảo giải quyết xong chưa hay nó vẫn lặn mất tăm thế cụ.
Vâng cụ ơi phong cảnh miền Tây vốn dĩ cũng đã rất đẹp rồi ạ. Nó lặn mất tăm rồi cụ à, em coi như một bài học cụ ơi, lăn tăn làm gì cho nó mệt cái đầu. Mình còn nhiều việc phải lo toan mà cụ.

hình đẹp long lanh quá cụ chủ ạ
Vâng em cảm ơn cụ nhiều.

Nhìn cụ đi miền tay đâm thèm
Ảnh này là chỗ nào hả cụ có phải cửa sông Cổ Chiên k

Không cụ à đây là đoạn chợ nổi Ngã Năm - Sóc Trăng cụ à.
Tên gọi Ngã Năm xuất hiện khi người Pháp đào kênh quản lộ Phụng Hiệp. Nhiều người bắt đầu tụ họp về đây để giao thương, dần dần trở thành nơi buôn bán đặc thù của dân Nam bộ.
Nó là khu vực giao nhau của 5 nhánh sông: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thạnh Trị qua, Phụng Hiệp xuống. Ảnh này một hướng góc 10h là Vĩnh Quới vào, còn góc chỗ 13h là Long Mỹ qua. Còn ba góc nữa là một lên Phụng Hiệp, một về Cà Mau, một về Thạnh Trị cụ à.

Để chụp được tòan cảnh chợ nổi từ trên cao như này, cũng là một sự tình cờ các cụ à. Em vốn dĩ đam mê cái này nên em hay chon những góc khác, bọn em đi chợ về xong ngồi uống cafe ở quán góc ngã năm đoạn chỗ về Cà Mau và về Thạnh Trị, em mới tán chuyện với chú chủ quá, em hỏi chú làm sao để leo lên cái cột biển báo giao thông đường thủy kia để chụp xuống chú nhỉ. Chú bảo thích đứng trên cao chụp xuống phải hông, theo chú, chú cho leo lên sân thượng nhà chú. Chú lấy 30k thôi. Em Ok lên leo lên tầng 3 nhà chú nhìn toàn cảnh chợ nổi hoạt động nhộn nhịp lắm. Leo lên đó em mới có góc máy cao thế này để nhòm toàn cảnh chợ đấy các cụ à. Hóa ra là các tay máy ở SG về đây nhiều lắm, lên đông như trẩy hội hồi đầu chú miễn phí, nhưng sau thấy có hiệu quả chú thu tiền cũng gọi la phụ thêm vào với quán càffe.

Đẹp quá cụ ạ. Nhất định em sẽ thu xếp đi một chuyến miền Tây sông nước một dịp gần nhất :)
Vâng cụ thu xếp sớm đi cụ. Riêng chợ nổi Ngã Năm em được biết ngày xưa chợ họp đến mứa mình bờ bên này đi sang bờ bên kia mà không ướt chân, ý nói thuyền ken nhau dày đến nỗi các cụ có thể đi trên các thuyền để sang bất cứ bờ bên nào. Nhưng giờ đường xá xây lên chợ nổi mất dần sự đông vui rồi đó. NHưng vào dịp tết vẫn giữ được nét đông vui và nhộn nhịp. Tết em mà săn được vé rẻ em lại vào cho thỏa.
 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,506
Động cơ
536,267 Mã lực
Chợ nổi Ngã Năm nằm tại thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Đây là chợ nổi hiếm hoi ở ĐBSCL chưa được khai thác du lịch. Hoạt động mua bán đậm chất miền sông nước, luôn tấp nập người mua kẻ bán. Người đến mua hàng cứ nhìn lên cây bẹo từ xa thì tấp ghe xuồng lại ngã giá, mua bán. Chợ nhóm từ tối hôm trước nhưng đến khoảng 4 giờ sáng hôm sau mới nhộn nhịp đúng nghĩa chợ trên sông…



Đặc điểm của Chợ nổi Ngã Năm
Muốn cảm nhận hết không gian chợ nổi, du khách phải có mặt ở chợ lúc 5 giờ sáng hoặc sớm hơn. Khi đó, chợ vẫn còn nhóm ở khu vực giao nhau của 5 nhánh sông: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thạnh Trị qua, Phụng Hiệp xuống. Đến khoảng 6 giờ sáng, các ghe lui vào một nhánh, chừa đường lưu thông cho tàu bè đi theo hướng kinh xáng Quản lộ Phụng Hiệp.

Những ghe khóm, dưa, cá, ba khía, cải chua… tấp nập đổ về chợ từ tối hôm trước. Họ neo đậu ghe dọc theo bờ kè ven sông. Đến khoảng 8-9 giờ đêm, số lượng ghe hàng nhiều hơn. Họ đậu lấn ra giữa dòng và neo lại đó bắt đầu buôn bán. Không khí chợ búa thật sự tấp nập từ khoảng 4 giờ sáng. Tiếng mái chèo khua nước, máy nổ chạy ghe và tiếng người trò chuyện, mặc cả như xé tan màn đêm, bắt đầu cho ngày mới với phiên chợ trên sông đầy thú vị.

Quán xá trên bờ cũng lục đục mở cửa dọn bàn ghế. Các ghe bún, hủ tiếu, nước giải khát… từ các ngã sông hối hả về đây để bán cho người đi chợ. Một ngày mới trên sông nhộn nhịp. Từ bao năm nay, chợ Ngã Năm vẫn thế. Ghe trái cây từ Cần Thơ, Phụng Hiệp, Vị Thanh, Long Mỹ đổ xuống. Ghe cá mắm từ miệt Cà Mau, Bạc Liêu đổ lên. Ghe bánh pía từ Sóc Trăng chạy đến. Chợ chẳng thiếu thứ gì. Ai tới trước thì giành chỗ neo ghe trước. Ai tới sau cứ thấy chỗ trống thì dừng lại bán. Chẳng ai tranh giành. Một năm, chợ chỉ vắng họp một vài ngày vào ngày Tết cổ truyền. Còn lại, dù mưa hay nắng, chợ vẫn tấp nập họp đều đặn mỗi khuya cho đến 9-10 giờ sáng mới tan dần.

Đi qua nhiều chợ nổi từ Cái Bè-Tiền Giang đến Cái Răng-Cần Thơ hay ngược lên Châu Đốc-An Giang, có thể nói chợ nổi Ngã Năm còn giữ được nét buôn bán thuần nông của thương hồ miền Tây. Họ luôn bận rộn trả giá để mua bán nhanh. Tiểu thương ở các chợ theo xuồng chèo ra chợ nổi mua rau củ, cá mắm. Những người bán lẻ cũng ra đây rất sớm để bổ hàng đủ loại rồi nhanh mái chèo xuôi vào những kinh rạch nhỏ bán cho người dân. Nhà xa chợ nên những xuồng chèo bán hàng là những siêu thị di động. Chỉ cần bước ra bến sông trước nhà là có xuồng hàng phục vụ tận nơi.

Đi xuồng tham quan chở nổi Ngã Năm
Du khách chỉ cần xuống xuồng chèo với giá 10.000 đồng/người là đã có chuyến đi một vòng chợ nổi. Muốn đi và dừng theo ý mình, khách trả thêm 10.000 đồng/người. Những người chèo ghe và buôn bán trên sông rất thân thiện, khách tha hồ lên ghe hàng trò chuyện với chủ ghe hay quan sát cuộc ngã giá của người buôn kẻ bán. Từ xa, những cây bẹo treo lủng lẳng đủ loại nông sản, trông rất vui mắt. Những thứ củ quả khó treo, người bán chất thành đống cao ở mũi ghe. Hoàn toàn không biển hiệu, không tiếng rao. Cây bẹo trở thành công cụ tiếp thị hiệu quả. Trước khi vào chợ nổi, nhìn từ xa người mua đã định hướng được ghe hàng mình cần và chạy xuồng máy thẳng đến đó. Ghe tương, ghe ba khía thì có những chiếc khạp da bò, kiệu chất đầy trên ghe.

Một vòng chợ chỉ mất khoảng một giờ nhưng du khách khám phá được nhiều điều thú vị về văn hóa chợ trên sông ở vùng đất này. Cảnh thanh bình và nhộn nhịp của miền quê như níu chân du khách. Luyến tiếc khi phải lên bờ, chúng tôi – những du khách hiếm hoi của chợ nổi tìm một vị trí cao của ngôi nhà hai tầng để ngắm và trải nghiệm chợ ở một góc độ khác không kém phần thú vị… Chợ nổi Ngã Năm vẫn còn mang nét nông thôn bình dị hấp dẫn, vẫn giữ được cái hồn đặc trưng của chợ nổi miền Tây, để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Lịch sử hình thành Chợ nổi Ngã Năm
Trước đây, khu vực này chỉ có một con kinh. Từ khi Kinh Xáng và kinh Quản lộ Phụng Hiệp hình thành, cắt ngang con kinh tự nhiên này hình thành năm ngã đi ra năm hướng.

Đường sá thông thương cả đường bộ lẫn đường sông, dần dà Ngã Năm hình thành một khu chợ nổi. Ghe từ miệt Cà Mau, Bạc Liêu đến xứ Vị Thanh, Phụng Hiệp và cả từ Cần Thơ, Long An… đổ đến đây mua bán, trao đổi hàng hóa. Và Ngã Năm trở thành trung tâm, chợ đầu mối nông sản.

Cái hay của chợ nổi Ngã Năm là người ta vẫn mua bán theo nếp cũ, tạo sự hấp dẫn đối với du khách bởi nét chân chất, thiệt thà mà phóng khoáng của người dân sông nước.

--Nguồn Internet--

Một bài em sưu tầm được trên mạng.
 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,506
Động cơ
536,267 Mã lực
Em tiếp tục cuộc hành trình rong ruổi của bọn em nhé các cụ. Đúng 20h15 nhà xe Futa đã gọi em ra để xếp giường chuẩn bị lên đường. Em đặt biệt có cảm tình với cách làm của FuTa cực chuyên nghiệp và đúng giờ, từ hồi em đi Quảng Trị cơ ạ. Bọn em ra sớm lên xe ổn định chỗ, đúng 21 giờ xe chạy. Bọn em đánh một giấc sáng hôm sau đã lên đến Đà Lạt. Vừa xuống xe cảm giác Đà Lạt đã len lỏi vào da thịt em với cái man mác lạnh rất dễ chịu. Hơn 9 ngày hứng trọn cái nóng của miền Tây giờ em được gió và khí của Đà Lạt mát xa cho em thích quá các cụ à.
Bọn em chuyển xe sang xe trung chuyển của FUTA để vào TT Thành phố. Lúc này là 4h00 em lấy một KS, 250k ngày. để nằm nghỉ rồi sáng sớm dậy đi ngắm bình minh của thành phố Mimosa.

5h00 sáng em để gấu ngủ lấy lại sức còn em thuê cái xe máy của KS trong 2 ngày luôn, 80k/ngày quá rẻ so với Tây Bắc. Em lọ mọ chạy ra hồ Xuân Hương hít hà cái bình minh của thành phố mệnh danh là thành phố của những đôi tình nhân.

Bình Minh trên Hồ Xuân Hương.





 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,506
Động cơ
536,267 Mã lực
Khu cảnh Đà Lạt trong ánh bình minh thật yên bình và lãng mạn đến lạ kỳ. Em cứ vừa đi vừa hít hà cảm nhận. Một cảm giác rất khoan khoái và tĩnh lặng.



 

vangamom

Xe container
Biển số
OF-28989
Ngày cấp bằng
12/2/09
Số km
5,506
Động cơ
536,267 Mã lực
Một cây cổ thụ bên hồ.



Chiều rất nhiều đôi bạn trẻ đạp vịt trên hồ.



Quán cafe rất ấn tượng bên hồ

 

Tarra

Xe tăng
Biển số
OF-379558
Ngày cấp bằng
26/8/15
Số km
1,292
Động cơ
1,526,666 Mã lực
Một cây cổ thụ bên hồ.



Chiều rất nhiều đôi bạn trẻ đạp vịt trên hồ.



Quán cafe rất ấn tượng bên hồ

Cụ đưa nhiều cảnh đẹp và giới thiệu hay thế này làm nhà em cuồng thêm. Nhà em rất thích đi du ngoạn những nơi có sông nước, được đi thuyền ngắm cảnh, thả hồn với thiên nhiên thì chẳng có gì bằng. Đẹp quá ạ :)
 

Midway

Xe đạp
Biển số
OF-182336
Ngày cấp bằng
26/2/13
Số km
17
Động cơ
335,670 Mã lực
Nơi ở
Người tình Sài Gòn
Em thắc mắc sao dinh độc lập ở SG mà người pháp lại lấy tên vua Miên nhỉ
Theo ý kiến cá nhân của em thì có thể là lý do sau:

" Quốc vương Norodom là vị vua đầu tiên ở Đông Dương ký hiệp ước đồng ý sự bảo hộ của Pháp và mở đường Pháp đô hộ Đông Dương (1863) "

Để tiện cho việc quản lý thuộc địa sau khi chiếm được lục tỉnh Nam kỳ( 1867) năm 1868 chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm Sài Gòn một Dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ và hoàn tất vào năm 1871, khi xây xong có tên gọi là Dinh NORODOM.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top