Sau khi nhậu bên bờ kênh Phụng Hiệp xong bon em về nghỉ đế sáng mai đi chợ nổi Ngã Năm.
Cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 60km, chợ nổi Ngã Năm là một trong những nơi đậm nét văn hóa vùng sông nước Nam bộ.
Là tên gọi của khu chợ nổi tiếng ở thị trấn Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, nằm ở vị trí giao nhau của năm con sông: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị và Phụng Hiệp. Đây là chợ nổi khá lâu đời và cũng nhộn nhịp nhất đồng bằng sông Cửu Long.
Khác với những khu chợ nổi khác, chợ Ngã Năm bắt đầu họp từ lúc 3h sáng, đến 5h thì chợ đông đúc hơn nhưng 8h phiên chợ bắt đầu tan. Từ xa xa du khách sẽ thấy những cây bẹo treo lủng lẳng hàng hóa như cải bắp, khoai tây, cà chua, hành, tỏi, ớt…
Có thể nói chợ nổi Ngã Năm có hầu hết sản vật của đồng bằng sông Cửu Long từ các loại gạo nổi tiếng của vựa lúa miền Tây đến các loại rau củ quả của miệt vườn Nam Bộ đến tôm, cua, cá sản vật đặc trưng của vùng sông nước. Chợ đông vui với những lời mời gọi của các bạn ghe, những hàng quán bồng bềnh di động như cháo, hủ tiếu, bún cá, cà phê…phục vụ nhu cầu cho du khách tham quan thưởng thức.
Chợ nổi Ngã Năm vẫn còn mang nét nông thôn bình dị hấp dẫn, vẫn giữ được cái hồn đặc trưng của chợ nổi miền Tây trong những chiếc áo bà ba, những điệu hát ngọt ngào của ca cổ miền Tây, những câu nói thân thương đậm chất Nam Bộ.
Tên gọi Ngã Năm xuất hiện khi người Pháp đào kênh quản lộ Phụng Hiệp. Nhiều người bắt đầu tụ họp về đây để giao thương, dần dần trở thành nơi buôn bán đặc thù của dân Nam bộ.
Chợ là điểm giao của năm con sông theo các ngả, gồm Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua và Phụng Hiệp xuống. Đây là một trong những chợ nổi lâu đời, nhộn nhịp nhất đồng bằng sông Cửu Long.
Như em đã nói ở trên. em không chọn Cái Răng hay Cần Thơ để khám phá mà em tìm đến một chợ nổi còn khá nguyên nét hoang sơ bình dị của một chợ nổi đặc trưng vùng miền Tây Nam bộ.