[CCCĐ] Hành trình Manila (Solo, tháng 3/2016)

beekoon

Xe hơi
Biển số
OF-120063
Ngày cấp bằng
10/11/11
Số km
189
Động cơ
384,893 Mã lực
Nhắc đến Phi không thể không nhắc đến môn thể thao số 1 ở quốc gia này là bóng rổ.

Lang thang ở Manila em thấy các sân bóng rổ công cộng có ở khắp nơi. Đối tượng tham gia thanh niên có trung niên cũng có. Xem khá hay và chất kiểu như bóng đá phủi đường phố ở mình.

Đợt đấy tuyển bóng rổ quốc gia Phi tham gia giải vô địch thế giới ở TBN. Em đi theo một em gái người Phi ra mấy quán bar ở GreenBelt ngồi cổ vũ bóng rổ cùng với cả đám đông. Không khí giống như khi tuyển Việt nam thi đấu chung kết AFF cup vậy. Dù cho tuyển quốc gia Phi chơi khá hay nhưng cũng không có cửa so với các đội châu Âu và Mỹ. Em gái đi cùng em mắt ngấn nước tiếc rẻ khi Phi thua làm em cũng mủi lòng theo hehe.

Ở gần GreenBelt 3 có cái Ayala Museum tuy nhỏ nhưng khá hay bởi sự sắp xếp và truyền tải thông tin. Cụ nào thích tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hoá tụi Phi thì shopping xong nên tranh thủ ghé qua chỗ này mất 2-3 tiếng là ok.
Đúng rồi cụ. Ngay ở trong khu slum thanh thiếu niên cũng say mê basketball.
Cái khu GreenBelt cũng rất nổi tiếng. Em muốn đến thăm GreenBelt Chapel ở gần Green Belt 5, rồi tiện thể đến cái Museum mà cụ nói nhưng cũng không có thời gian.
 

beekoon

Xe hơi
Biển số
OF-120063
Ngày cấp bằng
10/11/11
Số km
189
Động cơ
384,893 Mã lực
Ngày thứ 4: Khu ổ chuột, Vườn thú và bách thảo. Phần 1

Buổi sáng ngày thứ 4 em lại book một tour khác (Slum tour). Tour này khá đặc biệt. Địa điểm đến là một khu ổ chuột ở Manila. Em muốn biết khu ổ chuột thực sự nó thế nào, có giống khu ổ chuột ở Việt nam mà báo chí viết không.

Khu ổ chuột ở gầm cầu Long biên: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/khu-o-chuot-o-gam-cau-long-bien-2243942.html;

Ký sự những khu ổ chuột giữa lòng Hà nội:

Kỳ 1: http://tintuc.vn/xa-hoi/ky-su-nhung-khu-o-chuot-giua-long-ha-noi-ky-1-47112,
Kỳ 2: http://tintuc.vn/xa-hoi/ky-su-nhung-khu-o-chuot-giua-long-ha-noi-ky-2-49036,
Kỳ 3: http://tintuc.vn/phong-su/ky-su-nhung-khu-o-chuot-giua-long-ha-noi-ky-3-50857,
Kỳ 4: http://tintuc.vn/phong-su/ky-su-nhung-khu-o-chuot-giua-long-ha-noi-ky-4-56143,
Kỳ cuối: http://tintuc.vn/phong-su/ky-su-nhung-khu-o-chuot-giua-long-ha-noi-ky-cuoi-56146.

Theo định nghĩa của từ “slum” thì khu ổ chuột là nơi có mật độ dân số cực cao, thu nhập rất thấp, nhà cửa tồi tàn, thiếu điện, nước và các tiện ích cơ bản khác, tỷ lệ tội phạm cao. Nếu như vậy, thì những khu ổ chuột mà em trích dẫn ở trên đều không phải là khu ổ chuột thực sự, vì đều là những khu khá bé, mật độ dân cư thấp.

Địa điểm hẹn là quán Jollibee cạnh trạm MRT Tayuman. Em bắt jeepney đến trạm Tayuman (10 peso). Thời gian hẹn là 9am, nhưng 8:30am em đã đến. Đang ngơ ngáo tìm thì có một phụ nữ đến hỏi có phải em tham gia vào tour không. Đây chính là tour leader (hướng dẫn viên) và đến cũng sớm. Em vào trong Jollibee ngồi và uống 1 ly coffee (30 peso). Đến 9am thì gặp mọi người trong đoàn tour gồm 1 gia đình đến từ Bỉ (2 vợ chồng và 2 cậu con trai chừng 10 và 12 tuổi), một cô gái đến từ Úc, em, và tour leader. Tour có 3 địa điểm chính, khu dân nghèo ven sông, khu gầm cầu, và khu ổ chuột. Cả 3 khu này nằm khá gần nhau, từ khu ven sông thì đi bộ đến khu gầm cầu, từ khu gầm cầu đi 5 phút xe tricycle thì đến khu ổ chuột. Cả 3 khu này đều nằm trong quận Tondo là quận đông dân nhất nằm ở phía bắc thành phố Manila.


Khu vực đến của Slum Tour, Quận Tondo, cách trung tâm Manila khoảng 4km.


Ba địa điểm đến của Slum tour: Khu ven sông, khu gầm cầu, khu ổ chuột

Đi tour này không được chụp ảnh, nên một số ảnh trong phần này sẽ được trích dẫn từ các blogger khác. Mọi người lên xe jeepney đến khu dân nghèo ven sông trước. Trên đường đi gần đến khu ven sông thì tắc đường do vận động bầu cử.


Tắc đường do vận động bầu cử. Phe áo vàng đang đi vận động

Mọi người xuống xe rồi đi bộ một đoạn, qua khu chợ ướt thì đến xóm nghèo ven sông. Khu ven sông tuy nghèo nhưng vẫn còn sạch sẽ, mọi người sống cộng đồng như hồi bao cấp ở Việt năm những năm 80. Cơm nước, tắm rửa, giặt giũ, chơi bời đều ở ngoài đường cả. Đường đi lối lại khá ngoắt ngéo. Có thấy trẻ em chơi điện tử bằng những cái máy khá cũ kỹ, 1 peso thì được 10 phút chơi. Theo như lời tour leader thì hầu như các hộ dân ở xóm này đều phải thuê lại nhà. Do vậy tiền điện và nước đều cao hơn so với quy định. Đã nghèo lại càng nghèo hơn.

Các bạn Phils do nghèo, lại phải dùng điện với giá cao nên cũng hay táy máy vào công tơ điện. Thành ra các bạn Phils làm ở công ty điện rất khó chịu. Vỏ quýt rất dầy phải có móng tay rất nhọn. Các bạn Phils ở công ty điện liền đặt tất cả các công tơ điện lên những cái cột rất cao để các bạn Phils khác không nghịch được công tơ điện :)). Số điện thì được đọc bằng ống nhòm. Em rất ấn tượng với cảnh cái cột cao treo đầy công tơ trên đó.


Công tơ điện trên cột cao. Đọc số điện bằng ống nhòm.
An “elevated meter pole” introduced by the electricity company to combat power pilferage. It contains all meters of the neighborhood that have to be read using binoculars by the meter readers. Courtesy photo. (Nguồn http://www.ppiaprogram.org/ppia/neu_nov2015/)

Sau đấy mọi người di chuyển qua khu gầm cầu. Những căn nhà, gọi là căn nhà, nhưng thực ra bé như những cái thùng carton ghép lại treo lơ lửng dưới gầm cầm, sát ngay trên mặt nước đầy rác, đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Lối vào thì bé như ổ tò vò, như hầm địa đạo Củ chi. Tối như hũ nút. Trẻ em thì lem luốc, nhưng rất vui mừng, tò mò khi nhìn thấy chúng tôi. Tour leader cho biết là tiền chúng tôi đóng cho tour thì phần lớn được cho vào quỹ phúc lợi cho cư dân khu ổ chuột. Sông bẩn kinh hoàng. Sông Tô lịch những năm về trước khi chưa dọn dẹp có lẽ còn gọi sông này bằng cụ. Có những chỗ tưởng không phải là sông mà nghĩ là bãi rác vì không thấy nước ở đâu cả, toàn bộ mặt sông là rác nổi lềnh phềnh.

Ở phía trên cầu thì có khá nhiều đoạn ống cống tròn nằm lăn lóc đợi thi công. Hầu như những đoạn ống tròn này đều được tận dụng để làm nhà tạm cho cả gia đình. Trông rất tội. Người nằm trong như cái kén, co ro cúm rúm. Lại nhớ đến câu chuyện mấy năm về trước có bác ở ống cống nuôi con thi đỗ thủ khoa. Tuy vậy chỉ có một mình bác là nằm ống cống. Còn ở khu gầm cầu này, hàng chục hộ sử dụng ống cống làm nhà. Không biết có nhiều thủ khoa không. Cũng thương và buồn.


Sông đầy rác Estero de Vitas trong quận Tondo.
Nguồn https://sikatunaavenue.wordpress.com/2010/03/16/the-tondo-of-my-parents-or-why-manny-villar-never-swam-in-a-cesspool/




Khu gầm cầu (nguồn: http://www.brenontheroad.com/inside-manila-look-inside-slums-philippines-capital/)
 
Chỉnh sửa cuối:

huadinhsao

Xe buýt
Biển số
OF-8646
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
930
Động cơ
545,063 Mã lực
Nơi ở
Ortigas,Pasig City,Philippines
Cám ơn cụ. Cụ chắc là di motor show hoặc car show ở Manila.
EM ko nhớ rõ lắm, hình này chụp cách đây cũng lâu rồi. Ở các Mall lớn của Phils họ hay trưng bày xe lắm, chứ ko cần phải là show thì mới có mẫu đâu...
 

huadinhsao

Xe buýt
Biển số
OF-8646
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
930
Động cơ
545,063 Mã lực
Nơi ở
Ortigas,Pasig City,Philippines
Ngày thứ 4: Khu ổ chuột, Vườn thú và bách thảo.
Có nhiều thứ bên trong những khu ổ chuột như này, có những khu ổ chuột mà người dân ở luôn trong nghĩa trang cơ ạ, em thì chưa đc vào khu đấy, các cụ có thể xem tham khảo về cs của họ tại các khu nghĩa trang như dưới đây.

 

beekoon

Xe hơi
Biển số
OF-120063
Ngày cấp bằng
10/11/11
Số km
189
Động cơ
384,893 Mã lực
Có nhiều thứ bên trong những khu ổ chuột như này, có những khu ổ chuột mà người dân ở luôn trong nghĩa trang cơ ạ, em thì chưa đc vào khu đấy, các cụ có thể xem tham khảo về cs của họ tại các khu nghĩa trang như dưới đây.

Cái clip này của cụ hãi quá. Philippines đúng là có tầng lớp khổ hơn nhiều ở Việt nam.
 

Reth

Xe hơi
Biển số
OF-207295
Ngày cấp bằng
23/8/13
Số km
197
Động cơ
319,163 Mã lực
Có nhiều thứ bên trong những khu ổ chuột như này, có những khu ổ chuột mà người dân ở luôn trong nghĩa trang cơ ạ, em thì chưa đc vào khu đấy, các cụ có thể xem tham khảo về cs của họ tại các khu nghĩa trang như dưới đây.

Xem clip này của cụ sợ quá, em ko dám ăn cơm :(
 

NY152

Xe máy
Biển số
OF-33550
Ngày cấp bằng
20/4/09
Số km
93
Động cơ
477,230 Mã lực
Em lục lại được một số ảnh tư liệu do Smokey tour gửi.

Như em đã nói ở phần trước, trong khu ổ chuột có bán món pagpag. Món này là thịt gà rán bọc trong túi nilon, nguồn gốc là thịt thừa lấy từ thùng rác của các nhà hàng ăn nhanh như Jollibee hay McDonals (ở Phi rất nhiều các nhà hàng ăn nhanh kiểu này), sau khi mang về được rửa và rán lại. Giá mỗi túi nếu em nhớ không nhầm ít hơn 10 peso.


Một sân bóng rổ công cộng.


Một góc "sạch sẽ" ở khu ổ chuột
 

beekoon

Xe hơi
Biển số
OF-120063
Ngày cấp bằng
10/11/11
Số km
189
Động cơ
384,893 Mã lực
Em lục lại được một số ảnh tư liệu do Smokey tour gửi.

Như em đã nói ở phần trước, trong khu ổ chuột có bán món pagpag. Món này là thịt gà rán bọc trong túi nilon, nguồn gốc là thịt thừa lấy từ thùng rác của các nhà hàng ăn nhanh như Jollibee hay McDonals (ở Phi rất nhiều các nhà hàng ăn nhanh kiểu này), sau khi mang về được rửa và rán lại. Giá mỗi túi nếu em nhớ không nhầm ít hơn 10 peso.


Một sân bóng rổ công cộng.


Một góc "sạch sẽ" ở khu ổ chuột
Món thịt gà tái chế là món bán chạy nhất trong khu ổ chuột cụ ợ. Đến 9h sáng là đã bán hết rồi.
Thêm nữa là dân trong khu ổ chuột nghèo thế mà rất ham đá gà. Gà chọi trong khu khá đẹp.
 

NY152

Xe máy
Biển số
OF-33550
Ngày cấp bằng
20/4/09
Số km
93
Động cơ
477,230 Mã lực
Trong chuyến đi vào khu ổ chuột em còn được chứng kiến một đám ma.

Quan tài của người chết được đặt ở giữa đường nơi có nhiều người qua lại. Kiểu dáng quan tài và đồ "thờ cúng" (em không biết đạo Thiên Chúa gọi là gì) theo nghi lễ Thiên Chúa giáo. Người dẫn tour giải thích quan tài được để đó cho đến khi quyên góp đủ tiền mua đất chôn cho người chết.
 

huadinhsao

Xe buýt
Biển số
OF-8646
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
930
Động cơ
545,063 Mã lực
Nơi ở
Ortigas,Pasig City,Philippines
Thêm nữa là dân trong khu ổ chuột nghèo thế mà rất ham đá gà. Gà chọi trong khu khá đẹp.
Có hẳn 1 kênh TV chuyên về Cockfight mà cụ. Kênh đó hình như là Cignal 97 thì phải.
 

beekoon

Xe hơi
Biển số
OF-120063
Ngày cấp bằng
10/11/11
Số km
189
Động cơ
384,893 Mã lực
Trong chuyến đi vào khu ổ chuột em còn được chứng kiến một đám ma.

Quan tài của người chết được đặt ở giữa đường nơi có nhiều người qua lại. Kiểu dáng quan tài và đồ "thờ cúng" (em không biết đạo Thiên Chúa gọi là gì) theo nghi lễ Thiên Chúa giáo. Người dẫn tour giải thích quan tài được để đó cho đến khi quyên góp đủ tiền mua đất chôn cho người chết.
Nghe tội quá cụ. Không biết cụ huadinhsao có biết gì về mấy cái nghi lễ này ở Philippines không?

Có hẳn 1 kênh TV chuyên về Cockfight mà cụ. Kênh đó hình như là Cignal 97 thì phải.
Đấy gọi là đã nghèo còn ham chơi cụ :)
 

beekoon

Xe hơi
Biển số
OF-120063
Ngày cấp bằng
10/11/11
Số km
189
Động cơ
384,893 Mã lực
Ngày thứ 4: Khu ổ chuột, Vườn thú và bách thảo. Phần 2

Điểm cuối cùng của slum tour là khu ổ chuột – Tiểu khu 105. Em chỉ ước F1 nhà em có mặt ở đây để chúng nó thấy quý trọng những gì đang có, mà cố gắng nỗ lực hơn nữa. Khổ lắm, không thể tưởng tượng nổi. Toàn bộ khu có khoảng 40 nghìn dân với hơn 20 nghìn trẻ em, trong một khu có diện tích khoảng 0.7km2. Đông dân cư như vậy mà chỉ có 1 nhà trẻ, khoảng 10m2, có như không.

Dân cư trong vùng chủ yếu sống bằng thu lượm và phân loại rác thải. Ngoài ra còn một số nghề khác như bóc tỏi thuê (15 cân tỏi, 3 người bóc trong 1 buổi chiều được 75 peso, khoảng 30 nghìn VND), thái mỡ bò (10 peso để thái 1 bao tải mỡ bò, cũng không biết là bao nhiêu kg nữa). Trong khu không hề có hệ thống thoát nước. Tầng 2 đổ nước thải xuống tầng 1, tầng 1 đổ nước thải ra đường, nước thải ở đường thì khô đi do nắng và gió, còn cặn bẩn và mùi thì ở lại với người dân. Vệ sinh nặng nhẹ thì cho vào túi ni lông rồi lại vứt ra một chỗ trống nào đấy trong khu.

Ấn tượng nhất là đến một chỗ phân loại rác của các cửa hàng ăn nhanh. Những thức ăn thừa (chủ yếu là thịt gà) được để riêng ra, rửa sạch, nấu lại rồi lại bán cho cư dân. Vì nghèo mà lại thích ăn thịt, nên món này là món bán chạy nhất trong khu ổ chuột, đến 9h sáng đã bán hết.

Khu ổ chuột này chỉ là một trong những khu ổ chuột ở Manila. Điểm sáng là vẫn nghe rất nhiều tiếng cười trong khu, mọi người vẫn vui vẻ sống, vẫn chơi bóng rổ, vẫn đá gà mặc dù đang ở trong những điều kiện rất khắc nghiệt.



Khu ổ chuột tại quận Tondo, Philippines. (Nguồn http://www.justonewayticket.com/2014/05/11/smokey-mountain-a-walk-through-the-slums-of-manila-philippines/)

Những người tham gia tour này không được chụp ảnh. Tuy nhiên cũng có những bloggers được phép viết bài về khu này. Em thấy có 2 bloggers viết về chuyến tour này rất chi tiết. Họ đều rất trẻ, dưới 30 tuổi nhưng đã đi rất nhiều nơi trên thế giới. Các cụ có thể tham khảo tại đây (tiếng Anh). Em sẽ lược dịch 2 post này và đưa lên sau.

Blogger nam người New Zealand: http://www.brenontheroad.com/inside-manila-look-inside-slums-philippines-capital/

Blogger nữ người Đức-Ý. Hai video ở cuối, một video nói về việc dùng lại thức ăn thừa – thịt gà tái chế, một video nữa dùng flycam, view tổng thể của khu ổ chuột.

http://www.justonewayticket.com/2014/05/11/smokey-mountain-a-walk-through-the-slums-of-manila-philippines/

Kết thúc chuyến tour thì mấy người trong đoàn đi taxi về. Phần em thì em bảo tour leader là mày không phải lo, tao tự bắt jeepney đi. Tour leader bảo thế thì tao đưa mày về lại chỗ quán Jollibee ban sáng rồi mày tự về. Em trả tiền jeepney cho 2 người về lại Jollibee (32 peso), xong em lại đãi luôn tour leader bữa trưa tại Jollibee (178 peso), tour leader rất cảm kích. Thực ra tour leader cũng là người sinh ra và lớn lên ở chính khu ổ chuột này. Phí cho chuyến slum tour là 950 peso, ngoài ra em còn có tips cho tour leader là 50 peso nữa.
 

beekoon

Xe hơi
Biển số
OF-120063
Ngày cấp bằng
10/11/11
Số km
189
Động cơ
384,893 Mã lực
Inside Manila: A Walk Through The Slums Of The Philippine Capital (P1)
http://www.brenontheroad.com/inside-manila-look-inside-slums-philippines-capital/


By Bren | October 20, 2014 | 19 Comments

The mud is black.

There’s trash everywhere.

And the smell is…well…the smell is like a mixture of wet clothes and rotten wood. It’s not necessarily unpleasant, but definitely distinct.

I look around at the kids running through the alleys, the women selling ‘useful trash’ such as plastic bags and recycled paper, and the elderly lounging peacefully on their balconies, looking out over it all.

These are Manila’s slums, where, without any provided housing, the homeless have been forced to squat. It’s a very different place to the Manila I’m used to.

Xuyên qua khu ổ chuột ở Manila

By Bren | 20 Tháng Mười năm 2014

Bùn đen kịt, rác khắp mọi nơi.

Và mùi, … mùi giống mùi của giẻ ướt và gỗ thối trộn lẫn với nhau. Không khó chịu lắm, nhưng rất khác biệt.

Tôi nhìn những đứa trẻ chơi trong các con hẻm, những phụ nữ bán túi nhựa và giấy vụn để tái chế, và người già thơ thẩn trên ban công nhìn lơ đễnh ra bên ngoài.

Đây là những khu nhà ổ chuột ở Manila, nơi mà những người vô gia cư đã bắt buộc phải “nhảy dù” chiếm dụng đất bất hợp pháp. Nơi này thật khác biệt với những khu khác ở Manila.



My day in the slums starts early. I meet Remy, my guide from Smokey Tours, at 9am at Jollibee, and we jump on a jeepney out to the slums in Barangay 105.

The first slum is actually tidier than I expect. They have rooms with beds and tables, some even televisions, the alleys are paved and running water is available. Life is not easy here by any means, but at least basic human needs of food, shelter and clothing seem to be met, if only barely.

Tôi đến khu ổ chuột từ sớm. Tôi hẹn gặp Remy lúc 9 giờ sáng tại Jollibee. Remy là hướng dẫn viên của Smokey Tours. Từ điểm hẹn, chúng tôi bắt jeepney đến khu nhà ổ chuột ở Tiểu khu 105.

Khu đầu tiên tôi đến ngăn nắp hơn tôi nghĩ. Các căn hộ có giường, bàn ghế. Thậm chí có gia đình có cả tivi. Đường đi lối lại được trải nhựa và có nước máy để dùng. Cuộc sống ở đây tuy không dễ dàng, nhưng ít nhất các nhu cầu cơ bản nhất của con người được đáp ứng.



In many people’s imagination, slums are lifeless places full of sick, starving people, fighting to survive, but surprisingly it’s quite the opposite here. People are up and about early, getting on with their day, cooking, washing, cleaning, working. It’s actually a rather lively place.

As we walk through the alleys, we pass an old man cooking something on charcoal made from coconuts. I am not sure how he does it, but it works. Clearly, resourcefulness is key to survival here.

Mọi người thường nghĩ rằng trong khu ổ chuột toàn người ốm yếu và đói ăn, sống chật vật. Tuy nhiên, cuộc sống trong khu này lại rất sống động: cư dân dậy sớm, nấu ăn, giặt giũ, vệ sinh, làm việc.

Trên đường đi, tôi nhìn một ông già dùng than làm từ quả dừa để nấu ăn. Rất sáng tạo. Mọi người phải nghĩ ra đủ mọi cách để tồn tại ở nơi này.



Huddled in one of the corners, we come to a group of kids gambling for rubberbands. It’s obviously popular, as I’ve seen it getting played in a few different corners of the slum now. They laugh and scream wildly, having the time of their lives. It is always refreshing to see the innocence on a child’s face, happy and oblivious to the complicated world around them. I think about how, and why, I was given such luck in the ovarian lottery, born into a two-storey home in upper-middle class New Zealand. Compared to these kids, I grew up in a fairytale, yet their smiles are brighter than ever.

Túm tụm trong một góc, một nhóm trẻ đánh bài ăn chun. Bài bạc rất phổ biến trong khu ổ chuột. Bọn nhóc cười và la hét dữ dội, như quên hết sự đời, quên hết thế giới phức tạp xung quanh chúng. Nụ cười của chúng, có lẽ, còn hạnh phúc hơn tôi, mặc dù tôi sinh ra như trong câu chuyện cổ tích nếu so sánh với chúng.



Eventually we get to the river Estero de Vitas, which lines the slum.

By the riverside, I spot two ladies working on a few piles of fish. I walk over to take a closer look, and they glance up and smile at me. The fish they are processing is bangus, a Filipino favourite, and they work through them at light speed; one does the cleaning and gutting, the other bones the fillets. Soon it becomes clear how they do it so fast – they’ve been doing it for 40 years.

Cuối cùng chúng tôi đến bờ sông Estero de Vitas, ngăn cách khu ổ chuột với các khu khác.

Bên bờ sông, tôi nhìn thấy hai phụ nữ đang làm cá. Thấy tôi, họ ngước lên và mỉm cười. Cá mà họ đang chế biến là bangus, loại cá rất được ưa chuộng ở Philippines. Họ rửa cá, moi ruột, lọc xương cực nhanh. Đã 40 năm họ làm công việc này.



It is jobs like these that keeps the households fed – most fish are sold, some are kept for food, and the income gives them a means to keep on surviving.

As we come to the end of the river, Remy points out another type of slum-dweller underneath the main bridge. Here, homes hang over the water, made from tarpaulin and scrap wood, seemingly hanging in mid-air. I stare at them for several minutes, and still can’t figure out how they’ve managed to build them.

Chỉ một phần cá nhỏ được giữ lại cho gia đình dùng còn đa phần bán đi. Đó là thu nhập ít ỏi giúp họ sống qua ngày.

Tiếp tục con đường đến cuối sông, lại là khu ổ chuột dưới gầm cầu. Nhà cửa làm từ vải bạt và gỗ phế liệu, dường như treo ở giữa không trung, trên mặt nước. Tôi nghĩ mãi không ra, làm cách nào mà họ đã xây được chúng.



These homes are far more primitive than the ones I’ve just seen. The men who live here work mostly as scavengers, sorting through the river trash for useful bits of plastic, metal and other materials. This is then sold to junk or recycling shops, allowing these people to make a living.

Những căn nhà này thật hoang sơ. Cư dân chủ yếu là những người nhặt rác trên sông, sau đó phân loại rác rồi bán lại cho cửa hàng tái chế, kiếm những đồng tiền ít ỏi, sống cho qua ngày đoạn tháng.



As we cross over to get a closer look, a couple of girls living there come to show us around. We walk through the houses above the river, of which there are many, all made of recycled wood and other scrap materials. I feel like at any moment it’ll collapse and we’ll go plummeting into the water.

I look inside some of the homes and see how tiny they are. Somehow, families of 7 or more manage to live together in a shack no bigger than a standard western bathroom.

Lại gần, những ngôi nhà treo trên mặt sông phần lớn làm bằng gỗ tái chế và phế liệu. Tôi có cảm giác nó có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào và tôi sẽ rơi tõm xuống dòng sông đen ngòm.

Tôi nhìn vào bên trong một số ngôi nhà. Không thể tưởng tượng nổi làm sao 7 người có thể sống trong một diện tích tin hin, hẹp hơn một phòng tắm được.



At this point, I am not quite sure what to think. The conditions just seem so unlivable to a first-world child like myself, almost on par with some of the places in rural Africa. However, at least in those places there is land to farm and build proper housing. Inner city poverty is a different beast. There is no land, no toilets, no electricity, and to make things worse, typhoons destroy the slum each year, after which the dwellers are left to rebuild. With the comforts of the city so close by, it is hard to understand how so many people are left to live like this.

Tôi không biết tôi đang suy nghĩ gì. Đối với một người sinh ra ở một nước phát triển như tôi thì các điều kiện như thế này không thể sống nổi. Nó gần giống như vùng nông thôn ở châu Phi vậy. Tuy nhiên, ở nông thôn, còn có đất để trồng trọt và nhà cửa rộng rãi. Còn ở thành phố, không đất, không nhà vệ sinh, không điện. Lại còn các cơn bão thường xuyên đổ bộ, phá hủy nhà cửa hàng năm nữa.

 
Chỉnh sửa cuối:

huadinhsao

Xe buýt
Biển số
OF-8646
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
930
Động cơ
545,063 Mã lực
Nơi ở
Ortigas,Pasig City,Philippines
Bên bờ sông, tôi nhìn thấy hai phụ nữ đang làm cá. Thấy tôi, họ ngước lên và mỉm cười. Cá mà họ đang chế biến là bangus, loại cá rất được ưa chuộng ở Philippines. Họ rửa cá, moi ruột, lọc xương cực nhanh. Đã 40 năm họ làm công việc này.




At this point, I am not quite sure what to think. The conditions just seem so unlivable to a first-world child like myself, almost on par with some of the places in rural Africa. However, at least in those places there is land to farm and build proper housing. Inner city poverty is a different beast. There is no land, no toilets, no electricity, and to make things worse, typhoons destroy the slum each year, after which the dwellers are left to rebuild. With the comforts of the city so close by, it is hard to understand how so many people are left to live like this.
QUOTE]

Bangus là món cá nổi tiếng của Phils, 1 loại cá biển dễ ăn và ít xương. Tên của món ăn đó là món cá nuớng Grill Boneless Bangus, rất ngon.Có 1 thời gian em rất hay ăn món này.

Đính chính lại với cụ và các cụ khác là: Phils hứng chịu rất nhiều cơn bão trong 1 năm , mọi người cứ tưởng thế là nguy hiểm cho dân sinh sống ở Manila nhưng thực tế Manila lại chính là nơi an toàn nhất, ít bão đi qua nhất => thiệt hại về bão rất ít. Hồi cuối năm 2013, cơn bão Haiyan đổ bộ vào Phils qua vùng Leyte của Tacloban, rất nhiều bạn bè em đã hỏi OMG, mày có sao ko,v.v.. -> em chỉ giải thích ngắn gọn là tao bình yên vô sự, chỗ bị bão cách chô tao 600km cơ. Do vậy "typhoons destroy the slum each year" là sai về mặt hiểu biết.

Cứ sau 1 cơn bão là lại có các chương trình từ thiện Donation Programs. năm nào có bão lớn là em cũng ủng hộ những thứ mà người dân nơi bị ảnh hưởng của bão cần nhất là nhu yếu phẩm: quần áo, thức ăn,thuốc men.
 

beekoon

Xe hơi
Biển số
OF-120063
Ngày cấp bằng
10/11/11
Số km
189
Động cơ
384,893 Mã lực
Bên bờ sông, tôi nhìn thấy hai phụ nữ đang làm cá. Thấy tôi, họ ngước lên và mỉm cười. Cá mà họ đang chế biến là bangus, loại cá rất được ưa chuộng ở Philippines. Họ rửa cá, moi ruột, lọc xương cực nhanh. Đã 40 năm họ làm công việc này.




At this point, I am not quite sure what to think. The conditions just seem so unlivable to a first-world child like myself, almost on par with some of the places in rural Africa. However, at least in those places there is land to farm and build proper housing. Inner city poverty is a different beast. There is no land, no toilets, no electricity, and to make things worse, typhoons destroy the slum each year, after which the dwellers are left to rebuild. With the comforts of the city so close by, it is hard to understand how so many people are left to live like this.
QUOTE]

Bangus là món cá nổi tiếng của Phils, 1 loại cá biển dễ ăn và ít xương. Tên của món ăn đó là món cá nuớng Grill Boneless Bangus, rất ngon.Có 1 thời gian em rất hay ăn món này.

Đính chính lại với cụ và các cụ khác là: Phils hứng chịu rất nhiều cơn bão trong 1 năm , mọi người cứ tưởng thế là nguy hiểm cho dân sinh sống ở Manila nhưng thực tế Manila lại chính là nơi an toàn nhất, ít bão đi qua nhất => thiệt hại về bão rất ít. Hồi cuối năm 2013, cơn bão Haiyan đổ bộ vào Phils qua vùng Leyte của Tacloban, rất nhiều bạn bè em đã hỏi OMG, mày có sao ko,v.v.. -> em chỉ giải thích ngắn gọn là tao bình yên vô sự, chỗ bị bão cách chô tao 600km cơ. Do vậy "typhoons destroy the slum each year" là sai về mặt hiểu biết.

Cứ sau 1 cơn bão là lại có các chương trình từ thiện Donation Programs. năm nào có bão lớn là em cũng ủng hộ những thứ mà người dân nơi bị ảnh hưởng của bão cần nhất là nhu yếu phẩm: quần áo, thức ăn,thuốc men.
Cám ơn cụ đã đưa thêm thông tin. Em nghĩ là nhà cửa ở Manila cũng chắc chắn, gió to không có vấn đề gì. Nhưng mà mấy khu slum thì lụp xụp, ọp ẹp lắm. Mưa to, gió hơi mạnh là có khi cũng tốc mái rồi sụm xuống cụ ợ.
 

Ngoc1912

Xe tải
Biển số
OF-378373
Ngày cấp bằng
18/8/15
Số km
205
Động cơ
247,320 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
101a b3 trung tự
hóng bài của cụ
 

beekoon

Xe hơi
Biển số
OF-120063
Ngày cấp bằng
10/11/11
Số km
189
Động cơ
384,893 Mã lực

NY152

Xe máy
Biển số
OF-33550
Ngày cấp bằng
20/4/09
Số km
93
Động cơ
477,230 Mã lực
Trước nhà em có lắp cái chảo TQ bắt được mấy kênh phim của Phi. Có nhiều kênh phát phim 24/24.
Có một phim em hay xem đi xem lại là Captain Babe, phim này ở Phi nổi tiếng phết.

Xem nhiều phim rồi cũng thấy hứng thú tìm hiểu thêm về lối sống, lịch sử, văn hoá...gái Phi cũng đẹp nữa, nhất là gái lai.
 

beekoon

Xe hơi
Biển số
OF-120063
Ngày cấp bằng
10/11/11
Số km
189
Động cơ
384,893 Mã lực
Inside Manila: A Walk Through The Slums Of The Philippine Capital (P2)

Next, I’m taken over to the temporary housing slums over at Barangay 105. This houses the residents of the now closed Smokey Mountain slum, which sits just a few metres away.

Tiếp đến, tôi đến khu nhà ổ chuột ở Tiểu khu 105, khu này rất gần khu Smokey Mountain nổi tiếng ở Manila. Khi khu ổ chuột Smokey Mountain đóng cửa cách đây vài năm, cư dân chuyển đến Tiểu khu 105.



Again, the most common way of making a living here is by scavenging. Residents will spend the day looking through trash and collecting bottles, tyres, plastics, papers and metals.

Đa phần cư dân ở đây nhặt rác để kiếm sống. Suốt cả ngày, người dân cắm mặt vào đống rác để nhặt nhạnh, phân loại chai lọ, lốp xe, nhựa, giấy và kim loại.



Once collected, these items will be sold to junk shops who will sort and on-sell them to be processed. Most scavengers can earn around $3 a day doing this, which is usually enough to feed their families.

Sau khi nhặt nhạnh, rác được bán cho các cửa hàng rác. Tại đây, người ta sẽ phân loại và bán cho các nhà máy để tái chế. Số tiền 3 USD kiếm được hàng ngày đủ để nuôi sống gia đình của họ.



As for the women, they are often employed as sorters rather than scavengers. Most can earn up to $3 a day, sorting trash so it can be packed up and sold.

Phụ nữ cũng có thể kiếm được 3 USD hàng ngày bằng cách phân loại rác.



Like everyone, people here need to eat, and again they depend heavily on the city trash for this. In a separate sorting area, people rummage through the trash from fast food restaurants, mostly from KFC and McDonald’s. Scavengers pick through the trash and collect leftover scraps of food to be cleaned and sold.

Ở một khu vực khác, mọi người phân loại rác từ các cửa hàng ăn nhanh. Thức ăn còn sót được nhặt ra, rửa sạch và bán lại.



Each morning, residents of the slum come to purchase the bags of food, which have been sorted into small packages. One common item is the ‘pagpag’; leftover scraps of fried chicken, which are then re-fried and served with rice. Lots of different scraps are sold, but the pagpag is by far the most popular; usually sold out by 9am each day.

Down the road I’m lucky enough to find a woman cooking up her pagpag for the day. As is, it hardly looks appetising.

Mỗi buổi sáng, các cư dân của khu ổ chuột đến mua thực phẩm, đựng trong các gói nhỏ. Một trong những món đồ ăn là 'pagpag' – xương xẩu dính thịt sót lại của gà rán, sau đó được rán lại và ăn với cơm. Món pagpag bán rất chạy, 9h sáng đã hết hàng.

Dọc đường đi, tôi gặp một người phụ nữ đang nấu pagpag. Tất nhiên, trông không ngon lắm đâu.



Once it’s been washed, it’s thrown into the wok to be deep fried. It actually smells pretty good.

Sau khi đã được rửa sạch, nó được chiên giòn trong chảo. Cũng khá dậy mùi.



After a few minutes of sizzling, it’s time to eat:

Sau một vài phút rán sôi xèo xèo nóng bỏng, thời điểm thưởng thức đã đến.



Once it’s all been tipped onto the plate, she holds it up to me and gestures for me to take the first piece.

How could I say no?

Đổ thịt gà vào đĩa, cô mời tôi miếng đầu tiên.

Làm sao có thể từ chối được?



Funnily enough, it tastes just like KFC. Who would’ve thought?

We spend the rest of the afternoon wandering through the slum in the midday heat.

Mùi vị khá giống với KFC. Ai mà biết được đó là thịt gà “tái chế”?

Buổi chiều, dưới cái nắng nóng, chúng tôi sục sạo nốt phần còn lại của khu ổ chuột.



People often stop to smile and say hi to me, or stand up and wave from a distance. Despite the warm welcome, I feel like an intruder. I feel many of them may be embarrassed at my presence, as if their home is so poor and desolate that it’s actually become a tourist attraction. If they only knew how much I admire their resilience, and it is I who feels small walking next to them.

Cư dân trong khu ổ chuột rất hay dừng lại cười và nói “hi” với tôi, hoặc vẫy tay chào tôi từ xa. Mặc dù họ thân thiện như vậy, nhưng tôi vẫn cảm thấy sự hiện diện của tôi làm cho họ khó chịu. Khó chịu bởi lẽ điểm du lịch lại được hình thành từ chính cảnh nghèo khó, hoang tàn nơi họ ở. Họ không biết rằng tôi đánh giá rất cao sức chịu đựng của họ.



Interestingly, despite the hardship, I come to the conclusion that the slum isn’t exactly a sad place. People are fed, they have water, they have shelter, and seem to go about their day with a smile on their face. It’s a hard life, definitely, but not a hopeless one. Families eat and play together, sing karaoke, and do their best to enjoy what’s been given to them. It’s a welcome lesson in gratitude that we could all use from time to time.

Cuộc sống trong khu ổ chuột đầy những khó khăn, nhưng trên khuôn mặt, họ vẫn nở những nụ cười đối diện với cuộc sống. Mọi người vẫn có những niềm hy vọng của mình. Họ vẫn ăn, vẫn chơi, vẫn bằng lòng với những cái mình đang có.



Smokey Tours runs this tour in partnership with an NGO called BYSMP (Bahay At Yaman Ni San Martin De Porres), which receives all of the tour profits (yes, all). After the tour, we go to check it out.

Smokey Tours cùng với BUMP (Bahay At Yaman Ni San Martin De Porres) - một tổ chức NGO, điều hành slum tour. Mọi lợi nhuận có được đều được BUMP sử dụng cho cư dân của khu ổ chuột.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top