shark Hưng kìaKhông khí buổi biểu diễn văn nghệ vừa sôi nổi vui vẻ nhưng cũng đầy âm hưởng hào hùng. Chuẩn đô đốc Phạm Văn Sơn cũng không thể ngồi yên, ông tham gia rất nhiệt tình với những binh nhất, binh nhì của mình
![]()
![]()
![]()
shark Hưng kìaKhông khí buổi biểu diễn văn nghệ vừa sôi nổi vui vẻ nhưng cũng đầy âm hưởng hào hùng. Chuẩn đô đốc Phạm Văn Sơn cũng không thể ngồi yên, ông tham gia rất nhiệt tình với những binh nhất, binh nhì của mình
![]()
![]()
![]()
Kiểu này là sãn sàng ra trận khi Tổ quốc cần đây nè!!!!!!E cũng cay sè mắt. Mồ hôi? Sự mặn mòi của biển cả hay vì Tổ quốc gọi tên mình....
cảm ơn đã cho ae đọc - xem và suy ngẫm về chuyến hải trình ý nghĩa của cụ...Em chẳng phải lính HQ nhưng cụ hỏi câu ấy thì biết trả lời thế nào cho cụ thoả mãn đây?Đảo chìm chơ vơ,chênh vênh như cái kẹo giữa mênh mông sóng nước...nhưng đó là chủ quyền,là Tổ Quốc,là nước mắt,là máu(giờ vẫn đổ đấy ạ) thì cụ tự biết được câu trả lời.
Một ngày đầu tháng 4 oi ả, chiếc điện thoại Nó kìa đời cổ lỗ bất chợt rung lên bần bật. Đầu máy bên kia vang lên thánh thót giọng em chánh văn phòng : " anh ạ, năm nay có chương trình đi Trường Sa, đơn vị đề cử anh là đại diện để đi ". Trường Sa ???? Cái địa danh quá đỗi quen thuộc và thiêng liêng với bất kỳ một người con đất Việt nào dù có thể chưa một lần được đặt chân đến. Một cảm giác rất hồi hộp dâng lên trong lòng, em gật đầu ngay tắp lự. Gì chứ được đến thăm Trường Sa là ước nguyện cháy bỏng của em bao lâu nay rồi. Nhưng, lại có một chữ NHƯNG, em chánh văn phòng dè dặt thông báo thêm: ngành chúng ta chỉ được phân bổ 6 chỉ tiêu cho toàn quốc, đơn vị cứ đăng ký nhưng còn phải chờ Trung ương xét duyệt. Hơ, thế thì cửa vào chung kết hẹp như khe đuýt con kiến òi, chả hy vọng gì đâu![]()
giá trị của người lính, quá tuyệt vời
- Biết nếu từ chối thì sẽ là làm tổn thương họ, mỗi cô cháu nhặt mấy cái vỏ ốc mà giá trị của nó còn hơn cả kim cương. E lục ba lô tặng mấy bạn ấy thẻ điện thoại thì cả hai đều từ chối và nói: lính bọn em ko được dùng điện thoại, chỉ các sĩ quan mới được dùng thôi nên thẻ điện thoại không sử dụng gì. Cô Trúc Chi hỏi: cô có thể giúp gì được hai cháu? hay giờ cô cho hai cháu lấy điện thoại của cô gọi về cho gia đình nhé? Cả hai ngần ngừ rồi nói: chúng cháu không được phép ạ, gọi điện về nhà thì cũng phải có chỉ huy ở bên. E bảo: cứ gọi đi, có gì a và cô sẽ nói giúp chỉ huy cho. Lại ngần ngừ môt lát rồi cậu lính người Diễn Châu - Nghệ An rụt rè nói: "hay cô ghi lại số điện thoại của mẹ cháu, lát nữa cô gọi cho mẹ cháu nói với mẹ cháu rằng đã gặp cháu, nhìn thấy cháu như thế nào và nhắn với mẹ cháu là cháu vẫn khỏe, hoàn thành tốt và luôn là con trai của mẹ". E đã phải kéo tay cô Trúc Chi đứng lên và bảo: cô ơi cô cháu mình đi đi, không cháu khóc thành tiếng ở đây mất. Chắc chắn cô đã gọi cho mẹ người lính ấy rồi, phải không cô Trúc Chi?? Những người lính đáng tuổi em, tuổi con của em đã dạy cho em biết bao điều: nghị lực, bản lĩnh, tính kỷ luật và lòng hiếu thảo. Nói như Lầm , em thấy mình thật nhỏ mọn.
Hầu hết sẽ sayKhông biết cụ ra đảo xa thế có say sóng lắm ko chứ trước e đi tàu ra Cát Bà thôi tàu cũng lắc lư khiếp lắm
Hả bao giờ đi. lạnh gì mà lạnh, bọn anh còn toàn phải lên boong cho thoáng vì trong phòng máy lạnh ngắt hàAvalon-Bg ơi, trên biển đêm có lạnh ko?
Nếu e ko bị say sóng, e sẽ xuống bếp giúp các anh nuôi.
Mai đi nè. Thế trong phòng lạnh thì ngủ phải cbi áo ấm đúng ko cưng?Hả bao giờ đi. lạnh gì mà lạnh, bọn anh còn toàn phải lên boong cho thoáng vì trong phòng máy lạnh ngắt hà
Hãy bỏ qua các cuộc mít tinh, tặng quà, những cuộc gặp gỡ nặng tính hình thức. Hãy đi ra ngoài, ngồi tâm sự với những người lính đang ôm súng gác trong boong ke hay nơi cầu tàu. Nghe những câu chuyện trải lòng của họ, thì mới thấy ngấm mới hiểu được những nỗi niềm, những gian khó của người lính nơi đảo xa, em ạ.Mai đi nè. Thế trong phòng lạnh thì ngủ phải cbi áo ấm đúng ko cưng?
em cũng có đọc bài Trường Sa của các cụ khác viết trên này và của các anh chị em đã đi Trường Sa và đăng face nhưng vẫn thích nhất là đọc bài của cụ chủ, cụ viết tình và xúc động lắm . Đọc bài cụ viết em mới mong muốn được đặt chân lên Trường Sa ít nhất 1 lần trong đời. Các bài khác em đọc sao nhanh quên thế và ko xúc động như bài cụ .Hãy bỏ qua các cuộc mít tinh, tặng quà, những cuộc gặp gỡ nặng tính hình thức. Hãy đi ra ngoài, ngồi tâm sự với những người lính đang ôm súng gác trong boong ke hay nơi cầu tàu. Nghe những câu chuyện trải lòng của họ, thì mới thấy ngấm mới hiểu được những nỗi niềm, những gian khó của người lính nơi đảo xa, em ạ.
Cám ơn bạn. vậy bạn có thể gửi link bài viết này cho bác bảo vệ đó đọc nhé137 trang em đọc từ 2h trưa đến 9h tối, thích cách viết giản dị, chân thật của cụ chủ. Chỗ em làm có 1 chú bảo vệ sinh năm 1968 là lính đảo Trường Sa đã ra quân, nay hỏi chú, chú bảo chú ở Trường Sa Đông, Song Tử Tây, Sơn Ca, ... hầu hết các đảo ở đó, em không nhớ hết. Nếu ai hỏi, chú rất muốn nói chuyện, muốn kể về cuộc sống ở đó với rất nhiều điều mà không báo chí nào nói cả. Cảm ơn anh vì đã chia sẻ chuyến đi.
Vâng ạ. Năm 2016 chú ấy đang ở đảo Sơn Ca, không biết anh có đi qua đảo đó không?Cám ơn bạn. vậy bạn có thể gửi link bài viết này cho bác bảo vệ đó đọc nhé