[CCCĐ] Hành trình đến cõi thiêng : TRƯỜNG SA !!!

S320

Xe container
Biển số
OF-40504
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
6,034
Động cơ
510,506 Mã lực
Chắc ngoài ấy gió to nên ko tiện việc căng bạt, ni lon tấm to ra để hứng nước??? Lúc mưa to chỉ cần tấm nilon to căng ra mà hứng nước thì đơn giản biết bao????
Cái sàn và hệ thống thoát nước của đơn vị ấy? Cũng làm thành sân và quy hoạch cho nước mưa chảy gom về một chỗ và giữ nước. Nếu làm đc như vậy thì sẽ ko còn cảnh gom nước như vậy nữa!!!!!
Nhìn những hình ảnh tư liệu trình chiếu khi nhóm đề tài sản xuất máy lọc nước biển NT 60 trình bày nội dung mà thấy thương anh e lính đảo thật: trời đổ mưa và lính tráng bò ra hứng, vét nước mưa bằng mọi dụng cụ



Bởi vậy càng mong hệ thống máy lọc nước biển sớm được trang bị trên các đảo để giảm đi phần nào sự thiếu thốn của người lính nơi đảo xa
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,969
Động cơ
1,037,402 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Chắc ngoài ấy gió to nên ko tiện việc căng bạt, ni lon tấm to ra để hứng nước??? Lúc mưa to chỉ cần tấm nilon to căng ra mà hứng nước thì đơn giản biết bao????
Cái sàn và hệ thống thoát nước của đơn vị ấy? Cũng làm thành sân và quy hoạch cho nước mưa chảy gom về một chỗ và giữ nước. Nếu làm đc như vậy thì sẽ ko còn cảnh gom nước như vậy nữa!!!!!
Có một chi tiết vừa bi vừa hài e đã viết ko biết cụ đã đọc chưa: một ngày nọ lính đảo thấy cơn mưa liền cởi hết cả quần áo rồi mang xoong nồi tăng bạt ni lon ra để tắm mưa và hứng nước sau bao ngày nắng như đổ lửa. Thế rồi trời cũng mưa thật và mưa rất to, nhưng ác thay cơn mưa lại chỉ rơi....từ mép đảo hất ra biển..,lính đảo chỉ biết đứng nhìn con mưa trong vô vọng...bức ảnh cụ quất lại là e chụp tại buổi Bộ tư lệnh hải quân gặp mặt các đoàn đã từng đi Trường Sa. Tiến sĩ Thành đang trình bày đề tài về nghiên cứu máy lọc nước biển thành nước ngọt và bức ảnh anh ấy trình chiếu tren slide hình ảnh những người lính đảo bò ra dùng tay, dùng cái hót rác để vét nước mưa đã gay xúc động mạnh, dù những người tham dự đều vừa từ Trường Sa trở về
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,969
Động cơ
1,037,402 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
E nhớ là có bài báo hay chương trình tv nào đó nói là chó vừa nuôi xanh gác vừa là thực phẩm cải thiện mà cụ.công khai luôn ạ.nên đâu có gì ngại đâu cụ
Biết nói thế nào nhỉ....thực sự là có một số chó bị thịt/ phải thịt vì sinh sản cận huyết thống....nhưng hầu hết đều số thịt chó đó đều mang biếu các tàu ra thăm, các tàu hải quân, kiểm ngư trực chiến....anh em lính đảo họ đâu có muốn thịt, họ đâu có ăn...nói nuôi chó để làm nguồn thực phẩm là ko hiểu hết. Chó ngoài đó tự bơi bắt cá để ăn, trông nom đàn vịt đẻ, canh gác đảo chứ ko phải là nguồn thực phẩm dự trữ. Ai e ko biết nhưng cá nhân e từ sau chuyến đi TS là e tuyệt nhiên ko ăn thịt chó nữa.
 

cucsat123

Xe điện
Biển số
OF-83615
Ngày cấp bằng
24/1/11
Số km
2,120
Động cơ
429,456 Mã lực
Biết nói thế nào nhỉ....thực sự là có một số chó bị thịt/ phải thịt vì sinh sản cận huyết thống....nhưng hầu hết đều số thịt chó đó đều mang biếu các tàu ra thăm, các tàu hải quân, kiểm ngư trực chiến....anh em lính đảo họ đâu có muốn thịt, họ đâu có ăn...nói nuôi chó để làm nguồn thực phẩm là ko hiểu hết. Chó ngoài đó tự bơi bắt cá để ăn, trông nom đàn vịt đẻ, canh gác đảo chứ ko phải là nguồn thực phẩm dự trữ. Ai e ko biết nhưng cá nhân e từ sau chuyến đi TS là e tuyệt nhiên ko ăn thịt chó nữa.
E cũng xem đâu trên tv thôi.chứ. nghĩ chó ở đó quan trọng nhất là canh gác.có mùi lạ là nó sủa nhặng lên ngay.
 

phuongan

Xe điện
Biển số
OF-74221
Ngày cấp bằng
30/9/10
Số km
3,783
Động cơ
922,769 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trốn việc một ngày để đọc hết thớt của cụ A. Đây là thớt thứ 3 về TS sau thớt Đi về phía Ban Mai (cụ Sleepdriver) và thớt của cụ BaGai nhưng em vẫn thấy mới mẻ dưới góc nhìn của cụ. Hay, chân thật, cuốn hút và cảm động lắm ạ.
 

F5Refesh

Xe đạp
Biển số
OF-471487
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
48
Động cơ
199,760 Mã lực
Nơi ở
Nowhere
Cụ chủ văn hay quá. Hẳn phải làm bên báo chí!
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,969
Động cơ
1,037,402 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Những người lính Gạc Ma that kiên cường. Kẻ địch ko khuất phục được các anh, bệnh tật không chiến thắng được các anh.


Cựu binh Gạc Ma hội ngộ trong nước mắt ân tình
Những người lính từng làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền Gạc Ma tháng 3/1988, có cuộc hội ngộ xúc động bên giường bệnh một người đồng đội bị ung thư.
Ngày 19/11, cựu binh Dương Văn Dũng - bệnh nhân ung thư, được đẩy trên xe lăn từ phòng bệnh ra một phòng họp nhỏ tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Dù phải ngồi khom người để nén những cơn đau, nhưng ông Dũng đã nở nụ cười tươi, đưa tay chào theo điều lệnh khi bất ngờ gặp 6 đồng đội trong trận chiến bảo vệ Gạc Ma (14/3/1988) cùng bị Trung Quốc bắt giữ.

Vừa nhìn thấy đồng đội, cựu binh Trương Văn Hiền (Đắk Lắk) bật khóc, đưa tay gạt những giọt nước mắt trên khuôn mặt. "Dũng là ân nhân cứu mạng tôi trong trận chiến Gạc Ma", ông tâm sự và cho biết đồng đội Dũng trong giây phút sinh tử đã đẩy cho mình tấm ván bằng gỗ để nổi trên mặt nước. 64 đồng đội khi đó đã hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ.


Khi cựu binh Dũng được đẩy xe lăn ra phòng gặp mặt đồng đội, cựu binh Hiền (bìa phải) đã không cầm nổi nước mắt. Ảnh:Nguyễn Đông.

Ông Dũng là người duy nhất trong số 10 chiến sĩ hải quân quê Đà Nẵng còn sống sót. 4 năm sau trận chiến, những người lính Gạc Ma được phía Trung Quốc trả tự do. Họ giải ngũ và mưu sinh bằng đủ nghề. Ông Dũng đi làm thợ nề, còn vợ bươn chải kiếm sống bằng việc bán rau ở chợ để nuôi 3 người con.

Tháng 7/2015, ông Dũng đến khám bác sĩ trong một lần đau nặng và bàng hoàng khi nhận kết quả mắc ung thư. Trải qua nhiều lần xạ trị, bệnh đã di căn vào não. Gia cảnh đã nghèo nay lại phải vay nợ để có tiền chữa trị, gia đình ông Dũng lâm cảnh khốn khó. Đồng đội khi hay tin đã kêu gọi giúp đỡ trên mạng xã hội.

Một nhóm sinh viên ở Hà Nội có ý tưởng sẽ dành cho ông Dũng điều bất ngờ ngay tại bệnh viện, đó là tổ chức cuộc hội ngộ giữa những cựu binh Gạc Ma từng bị Trung Quốc giam giữ. Sau nhiều nỗ lực, chương trình được thực hiện với sự giúp đỡ nhiệt tình của một số nhà báo ở Đà Nẵng.


Ông Dũng được đồng đội khoác lên mình chiếc áo hải quân và được nguyên Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ tặng hoa động viên. Ảnh:Nguyễn Đông.

"Gặp các bạn mình vui lắm", ông Dũng nói khi trên môi nở nụ cười tươi. Sau những cái siết chặt bàn tay, những người đồng đội vây quanh ông, đưa những tấm ảnh chụp chung ngày vừa được thả tự do, chỉ mặt đọc tên từng người. "Có sáu đứa tụi mình ở đây sẽ chia bớt những cơn đau cho Dũng", cựu binh Nguyễn Văn Thống (quê Quảng Bình) nói.

Đồng đội cùng nhau may tặng ông Dũng chiếc áo hải quân, họ cẩn thận mặc vào cho bạn, ông Dũng không ngồi trên xe lăn nữa mà nhờ bạn đỡ mình đứng dậy. Họ xếp thành hàng, đưa tay lên chào theo điều lệnh quân đội khiến nhiều người không cầm được nước mắt.

Ông Dũng đầu trọc lóc sau những đợt hóa trị không còn dáng vẻ tiều tụy của một bệnh nhân. Những cơn đau dường như không còn giữa những tiếng cười.

Nhiều người nhà bệnh nhân kéo đến xem cuộc hội ngộ trong bệnh viện. "Ông ấy là lính hải quân bảo vệ Trường Sa", tiếng những người phụ nữ bảo nhau. Nguyên Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ đến bên bệnh nhân Dũng, nói rằng Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt của tổ quốc Việt Nam. "Tất cả chúng ta luôn tri ân những người đã cầm súng bảo vệ Gạc Ma".


Nắm chặt tay đồng đội, cựu binh Nguyễn Văn Thống động viên bạn cố gắng chiến đấu với bệnh tật. Ảnh:Nguyễn Đông.

Những người đồng đội dìu ông Dũng về giường bệnh. "Kiên cường lên Dũng ơi! Súng đạn không giết được tụi mình, giờ hãy gắng hết sức chiến đấu với bệnh tật. Đừng bỏ cuộc!", những người lính Gạc Ma động viên bạn.
 

Thoinv

Đi bộ
Biển số
OF-472300
Ngày cấp bằng
22/11/16
Số km
1
Động cơ
199,010 Mã lực
Tuổi
35
Em chào cụ. Đợt tới em cũng vinh dự được theo đoàn ra Trường Sa để trao quà Tết cho cán bộ, chiến sĩ ngoài đảo. Em rất muốn tìm thông tin để biết xem trên các đảo đó, có những chiến sĩ nào ở địa phương em thì làm thế nào vậy cụ? Cụ chia sẻ chút được không ạ. E cũng muốn xuống trực tiếp gia đình chiến sĩ để quay video, chụp hình hay chuyển quà ra đảo giúp gia đình chiến sĩ ạ. Em cảm ơn cụ nhiều!

Và chiến sĩ còn lại là Nguyễn Văn Đạt. Cuộc gặp gỡ với Đạt là cuộc gặp gỡ đã làm em và mọi người phải khóc nhiều nhất. Đạt quê Thanh Trì - HN hiện đang là khẩu đội trưởng 12ly7. Đạt có hoàn cảnh rất khó khăn, nhà chỉ có duy nhất một mình em, bố thì đã bỏ 2 mẹ con Đạt từ nhỏ. Ở quê hiện mẹ Đạt và bà ngoại đang phải ở trong một cái túp lều hàng ngày đi nhặt ve chai phế liệu để mưu sinh. Khi bọn em vào đảo thì Đạt đang đứng gác ở mốc chủ quyền nên không thể rời vị trí, gặp chỉ huy đảo thì anh đang bận báo cáo tình hình và tiếp các lãnh đạo đoàn. Thời gian trên đảo thì sắp hết, ko còn cách nào khác bọn em phải nhờ Chuẩn đô đốc Sơn, lập tức ông ra lệnh : "cho cậu ấy rời vị trí. Đứng đấy cũng chỉ tổ để mọi người xin chụp ảnh chứ làm gì".
Không còn thời gian, không có cả chỗ để ngồi bọn em và Đạt phải đứng luôn trong hầm ngầm để mở cho bạn ấy xem những hình ảnh về mẹ, về bà của Đạt.
Xem những hình ảnh của mẹ của bà, gương mặt sạm đen vì nắng vì gió của người khẩu đội trưởng đầm đìa nước mắt . Nhìn những hình ảnh người lính 2 tay run run cầm laptop, nức nở nghẹn ngào thì ko một ai có thể cầm lòng được cho dù tâm hồn người đó chai sạn đến mấy.




 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,969
Động cơ
1,037,402 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Em chào cụ. Đợt tới em cũng vinh dự được theo đoàn ra Trường Sa để trao quà Tết cho cán bộ, chiến sĩ ngoài đảo. Em rất muốn tìm thông tin để biết xem trên các đảo đó, có những chiến sĩ nào ở địa phương em thì làm thế nào vậy cụ? Cụ chia sẻ chút được không ạ. E cũng muốn xuống trực tiếp gia đình chiến sĩ để quay video, chụp hình hay chuyển quà ra đảo giúp gia đình chiến sĩ ạ. Em cảm ơn cụ nhiều!
Cụ đi dịp tết chắc đi cùng chị Hương chủ nhiệm câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo. Đi dịp tết cũng rất ý nghĩa và mùa này biển động càng ngấm sự gian khổ của lính đảo. Về câu hỏi của cụ thì sau khi cụ có chương trình chuyến đi có danh sách các điểm đảo đoàn ghé thăm tặng quà thì cụ liên hệ với bộ tư lệnh hải quân xin thông tin về cán bộ chiến sĩ trên các đảo đó rồi cụ có thể làm clip tặng bộ đội
 

nguyenkithanh

Xe hơi
Biển số
OF-318278
Ngày cấp bằng
4/5/14
Số km
162
Động cơ
293,440 Mã lực
đọc liền 2 buổi tối hết luôn. Hay quá cụ à.
thấy các cụ thật may mắn khi được đi Trường Sa.
 

Dr.QH

Xe đạp
Biển số
OF-474507
Ngày cấp bằng
2/12/16
Số km
19
Động cơ
198,290 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Bọn cháu khi ra trường cũng có cơ hội đi Trường Sa, nhưng nói chung là vất vả và làm việc phải lâu dài. Lương cao nhưng nghị lực lắm mới dám đi. Đầu sóng ngọn gió, khâm phục nhưng cũng tự hào.
 

Chepomdua

Xe tăng
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
1,209
Động cơ
222,971 Mã lực
Bọn cháu khi ra trường cũng có cơ hội đi Trường Sa, nhưng nói chung là vất vả và làm việc phải lâu dài. Lương cao nhưng nghị lực lắm mới dám đi. Đầu sóng ngọn gió, khâm phục nhưng cũng tự hào.
Có thực hiện chế độ luân chuyển mà cụ! Mọi khó khăn, thiếu thốn thì không đâu có thể so sánh với Trường Sa, nhưng nếu là SQHQ mới ra trường thì em sẽ xung phong.
 

Dr.QH

Xe đạp
Biển số
OF-474507
Ngày cấp bằng
2/12/16
Số km
19
Động cơ
198,290 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Lúc nào cũng thiếu người cụ à. Nhưng được đặt chân lên nơi mà bao lớp người đi trước đổ máu để giữ gìn, giữa muôn trùng thấy nó lâng lâng lắm.
 

Dũng PQ

Xe tăng
Biển số
OF-467579
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
1,175
Động cơ
213,433 Mã lực
Tuổi
46
Mình cũng vừa đi Trường Sa đợt tháng 4. Cảm xúc không bao giờ quên.
 

kienhs

Xe hơi
Biển số
OF-37826
Ngày cấp bằng
10/6/09
Số km
115
Động cơ
472,330 Mã lực
Chuyến đi của cụ thật ý nghĩa. Chúc cụ chủ sức khoẻ và gặp nh may mắn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top