- Biển số
- OF-32980
- Ngày cấp bằng
- 5/4/09
- Số km
- 43
- Động cơ
- 478,330 Mã lực
Cây trên Đảo Sinh Tồn
Của ai nấy giữ và nâng cấp bồi đắp có gì để chiến đâu cụ nhỉNgoài đó chế độ thời chiến thực sự đấy, ko chỉ là hằm hè đâu.
Cụ tưởng cứ yên ổn mà bồi đắp à?Của ai nấy giữ và nâng cấp bồi đắp có gì để chiến đâu cụ nhỉ
Bạn em bên quân y kể: ngoài đó trực chiến 24/24 kho súng đạn luôn mở ko khóa bao rờ, căng phết các cụ nhở.Câu đó em huyên thuyên thôi cụ đừng để ý. Ngoài đó..... toàn thực hiện kiểu chiến tranh bất đối xứng .... toàn tàu cá nện nhau....lính cả đấy ..hy sinh ko ít đâu cụ. Vấn đề là ko lên báo, nếu muốn hiểu nhiều hơn cụ pm cho thằng Lầm , kon ma xó đó gì nó chả tường.
Chọc ngoáy nhau....ta cũng có thủ không đâu, cụ long cho xem ảnh 2 hậu duệ Yết kiêu trông men lắmCụ tưởng cứ yên ổn mà bồi đắp à?
Vâng ạ.Chọc ngoáy nhau....ta cũng có thủ không đâu, cụ long cho xem ảnh 2 hậu duệ Yết kiêu trông men lắm
Đọc đoạn này mà em không cầm được nước mắt.Và chiến sĩ còn lại là Nguyễn Văn Đạt. Cuộc gặp gỡ với Đạt là cuộc gặp gỡ đã làm em và mọi người phải khóc nhiều nhất. Đạt quê Thanh Trì - HN hiện đang là khẩu đội trưởng 12ly7. Đạt có hoàn cảnh rất khó khăn, nhà chỉ có duy nhất một mình em, bố thì đã bỏ 2 mẹ con Đạt từ nhỏ. Ở quê hiện mẹ Đạt và bà ngoại đang phải ở trong một cái túp lều hàng ngày đi nhặt ve chai phế liệu để mưu sinh. Khi bọn em vào đảo thì Đạt đang đứng gác ở mốc chủ quyền nên không thể rời vị trí, gặp chỉ huy đảo thì anh đang bận báo cáo tình hình và tiếp các lãnh đạo đoàn. Thời gian trên đảo thì sắp hết, ko còn cách nào khác bọn em phải nhờ Chuẩn đô đốc Sơn, lập tức ông ra lệnh : "cho cậu ấy rời vị trí. Đứng đấy cũng chỉ tổ để mọi người xin chụp ảnh chứ làm gì".
Không còn thời gian, không có cả chỗ để ngồi bọn em và Đạt phải đứng luôn trong hầm ngầm để mở cho bạn ấy xem những hình ảnh về mẹ, về bà của Đạt.
Xem những hình ảnh của mẹ của bà, gương mặt sạm đen vì nắng vì gió của người khẩu đội trưởng đầm đìa nước mắt . Nhìn những hình ảnh người lính 2 tay run run cầm laptop, nức nở nghẹn ngào thì ko một ai có thể cầm lòng được cho dù tâm hồn người đó chai sạn đến mấy.
Chuyện này chắc phải trách bên quân nhu, có khó khắn gì mà ko đặt chiếu đúng với giường của lính TS đâu, nếu có tâm thì quá đơn giản. Chả có gì để biện minh, nhà nc, nhân dân góp sức cho TS bao nhiêu còn đc mà.À nói về vụ chiếu thì em thấy lúc nào cũng to hơn giường.Để giải thích hiện tượng này em có để ý thì em thấy là hồi xưa dùng khung giường cũ thì chiều rộng có chưa đến 1m nhưng đến thời điểm này quân đội dùng khung giường to hơn với chiều rộng là hơn 1m.
Ở những đơn vị gần trung tâm , gần thủ đô và chủ yếu là đất liền thì được cập nhật khung giường mới nên phù hợp với khổ chiếu mới còn những đơn vị xa trung tâm , biên giới hải đảo thì chưa hoặc khó cập nhật khung giường mới nhưng dễ cập nhật khổ chiếu mới thì xảy ra hiện tượng chiếu to hơn giường .
Giá mà em có nhiều nick để mời rượu cụ thật nhiều vì bức ảnh này. Cảm ơn Cụ rất nhiều!E sẽ nhớ mãi nụ cười của người lính trẻ này, một người lính có cái tên đầy chất thép: Trần Quốc Phòng. E đã cho chuẩn đô đốc Phạm Sơn xem bức ảnh, kể lại câu chuyện và nói với vị tướng ấy rằng: "quân đội ta đánh bại được mọi kẻ thù là vì có những người lính như thế, thưa chuẩn đô đốc", ông ngắm nhìn bức ảnh thật lâu rồi lặng lẽ quay đi, mắt loáng nước
18m3/ngày = 18.000L/ngày => Là quá đẹp rồi. Mỗi người cũng phải được 10L / ngày. Nó khác hẳn với 2-3L / ngày.Em vẫn theo dõi thớt của cụ, không phải vì tò mò mà muốn hiểu hơn về TS qua góc nhìn của người khác. Nhưng em có một cảm nhận là đôi lúc cụ nói hơi quá. Cụ và em cũng chỉ một lần được đặt chân lên một số đảo, có tự tìm hiểu hay thông qua giao lưu, chuyện trò với CBCS trên đảo, trên tàu thì cũng chỉ như cưỡi ngựa xem hoa, không thể như người trong cuộc được. Tất nhiên, với những gì cụ viết thì đó là điều cụ chứng kiến, và là cảm nhận cá nhân. Với em, cuộc sống ở đảo tuy còn nhiều khó khăn, nhưng so với một số nơi em đến thì một số đảo nổi cơ bản là được đầu tư tốt; cái thiếu cơ bản mà chưa giải quyết được triệt để là điện và nước, tất nhiên cả khí hậu khắc nghiệt nữa.
Cụ nói "Câu chuyện máy lọc nước biển thành nước ngọt chỉ là những thứ hão huyền vớ vẩn bởi chỉ có duy nhất một đảo được tặng máy đó thì anh em tâm sự hỏng liên tục và hoạt động cũng chẳng ra sao". Đây là công trình đầu tiên về tạo nước ngọt ngoài đảo; và còn một hệ thống nữa có quy mô ở đảo TS Đông (chưa kể những hệ thống có quy mô nhỏ - vài lít/ngày trên các đảo chìm và đảo nổi khác), chứ không phải là duy nhất. Đối với cbcs ngoài đảo, 1 lít nước cũng là quý giá; đây là cả một công trình được đầu tư để ae ngoài đảo có thêm mà sử dụng; với công suất 18m3 nước/ngày không phải là quý giá ư? Còn tất nhiên, với thời tiết khắc nghiệt và qua thời gian, không điều gì có thể bền vững ngoài ý chí của con người ở đảo. Em là dân dầu khí, cũng từng đi biển, cũng là một thành viên nhỏ nhoi của ngành có vinh dự tham gia đóng góp để làm nên công trình đó. Nghe cụ nói vậy, không tránh khỏi trạnh lòng. Và còn những đóng góp khác của mọi người, trong và ngoài nước đối với các đảo cũng không nên bị đánh giá như vậy.
E sắp đưa mọi người lên thăm Trường Sa đông đây, và cũng từ Trường Sa đông em mới viết câu đó đây. Khi chưa được ra đảo thì em cứ nghĩ rằng tất cả các đảo nổi đều đã có máy lọc nước biển, và đã giải quyết phần nào nước sinh hoạt. Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Trong 4 đảo cấp 1 e được đi, chỉ duy nhất có Trường Sa đông là được lắp một máy lọc nước biển thành nước ngọt, nhưng khi hỏi anh em chiến sĩ về máy đó thì mỗi người nói một thông tin : người thì nói công suất 500 lít/ ngày, người thì bảo 50 lít/ ngày có người lại bảo chỉ 15 lít/ ngày nhưng có người huỵch toẹt nói thẳng máy đó có chạy được đâu, đang khóa để trong kho và em khá tin vào điều đó vì khi em và giáo sư Tòng muốn nhìn cái máy đó như thế nào thì mọi người đều từ chối khéo. Nói vống sự thật thì là có lỗi, nhưng che giấu sự thật thì là có TỘI đấy cụ ạ. Cụ có được anh em bộ đội nào trên đảo chìm tâm sự : " cả tuần nay bọn em không được hái rau nấu canh vì mỗi khi sắp có đoàn ra, phải để cho rau nó đẹp mọi người còn chụp ảnh" chưa?? E tin điều em nghe là đúng và chân thành. E tặng cụ cái bức ảnh này, bức ảnh lọc nước trên chính Trường Sa Đông đấy, em cũng chả biết phải gọi nó là như thế nào cho nó đúng.Em vẫn theo dõi thớt của cụ, không phải vì tò mò mà muốn hiểu hơn về TS qua góc nhìn của người khác. Nhưng em có một cảm nhận là đôi lúc cụ nói hơi quá. Cụ và em cũng chỉ một lần được đặt chân lên một số đảo, có tự tìm hiểu hay thông qua giao lưu, chuyện trò với CBCS trên đảo, trên tàu thì cũng chỉ như cưỡi ngựa xem hoa, không thể như người trong cuộc được. Tất nhiên, với những gì cụ viết thì đó là điều cụ chứng kiến, và là cảm nhận cá nhân. Với em, cuộc sống ở đảo tuy còn nhiều khó khăn, nhưng so với một số nơi em đến thì một số đảo nổi cơ bản là được đầu tư tốt; cái thiếu cơ bản mà chưa giải quyết được triệt để là điện và nước, tất nhiên cả khí hậu khắc nghiệt nữa.
Cụ nói "Câu chuyện máy lọc nước biển thành nước ngọt chỉ là những thứ hão huyền vớ vẩn bởi chỉ có duy nhất một đảo được tặng máy đó thì anh em tâm sự hỏng liên tục và hoạt động cũng chẳng ra sao". Đây là công trình đầu tiên về tạo nước ngọt ngoài đảo; và còn một hệ thống nữa có quy mô ở đảo TS Đông (chưa kể những hệ thống có quy mô nhỏ - vài lít/ngày trên các đảo chìm và đảo nổi khác), chứ không phải là duy nhất. Đối với cbcs ngoài đảo, 1 lít nước cũng là quý giá; đây là cả một công trình được đầu tư để ae ngoài đảo có thêm mà sử dụng; với công suất 18m3 nước/ngày không phải là quý giá ư? Còn tất nhiên, với thời tiết khắc nghiệt và qua thời gian, không điều gì có thể bền vững ngoài ý chí của con người ở đảo. Em là dân dầu khí, cũng từng đi biển, cũng là một thành viên nhỏ nhoi của ngành có vinh dự tham gia đóng góp để làm nên công trình đó. Nghe cụ nói vậy, không tránh khỏi trạnh lòng. Và còn những đóng góp khác của mọi người, trong và ngoài nước đối với các đảo cũng không nên bị đánh giá như vậy.
em nghĩ cụ ấy cần phải kiểm tra lại số liệu, chắc chắn phải kiểm tra lại18m3/ngày = 18.000L/ngày => Là quá đẹp rồi. Mỗi người cũng phải được 10L / ngày. Nó khác hẳn với 2-3L / ngày.
Nhưng vấn đề là có duy trì và phát huy hơn nữa được không. Em không nghĩ là không thể.
Cụ nhân đơn giá lên 10 lần đơn giá trong đất liền. Câu hỏi đó e cũng hỏi 1 anh công binh ở Trường Sa lớn đang làm công việc kéo dài thêm cái chân của đảo và được trả lời như vậyCụ thớt có biết hay có thể ước lượng giá xây dựng 1 m2 ở ngoài TS là bao nhiêu ko vậy ?
Ôi, nếu quan trọng vậy, cụ đưa cảnh báo lên trang một: lưu ý ko lấy thông tin hoặc trích dẫn bài này up lên facebook.E sắp đưa mọi người lên thăm Trường Sa đông đây, và cũng từ
Về chuyện up ảnh lên FB anh em sĩ quan tàu 571 nhất là Kỳ thuyền phó dặn đi dặn lại e điều đó và em tôn trọng và bảo vệ cậu ấy, nên tránh tối đa đưa hình ảnh lên nhất là trong ca bin, và Kỳ cũng chỉ nói không đưa lên FB thôi chứ ko cấm đưa lên ô tô fun
Đao hay ko thì em ko dám trả lời vì e ko biết nhưng bữa cơm ngày cuối cùng của hành trình mỗi một mâm có một đĩa thịt chó hấp !!!! Thế đấy !! E đã ko đụng đũa.Em theo dõi từ lúc cụ mở thớt, ngồi đọc và khóc một mình. Chân thực - Xúc tích - Đầy tính nhân văn. (đoạn với 02 chiến sỹ ở đảo và chiến sỹ Đạt, em nghĩ Nhà nước, BQP nên nghiên cứu nhân rộng ý tưởng của các Cô giáo về việc ghi lại hình ảnh gia đình ở nhà của toàn bộ các chiến sỹ đang đóng quân ở các đảo, đó là những hành động đầy ý nghĩa, thiết thực và hiệu quả hơn ngàn vạn lời nói qua các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay. Còn về các chú chó ở đảo thì em thấy có thông tin nói rằng nhiều chú bị "đao" do sinh sản cận huyết, không hiểu có đúng không?
Ảnh e up lên tránh hết các góc nhạy cảm rồi cụ ạ, nên cũng không ngại lắm. Nói thật là e được anh em thủy thủ quý nên nhiều khi chiều e vượt quá cả quy định, nguyên tắc nhưng chính vì thế e càng muốn giữ gìn cho anh em. Trên tàu có một phòng bất khả xâm phạm, kể cả thuyền trưởng vào cũng phải xin phép đó là phòng vô tuyến điện. Phòng đó lúc nào điều hòa cũng chạy mát rượi vì nó giống như phòng máy chủ, được vào ngủ trong đó trong những ngày nắng như đổ lửa thì còn gì bằng nữa...e có thể vào đó ngủ thoải mái những tuyệt đối ko bao giờ em bước chân vào.Ôi, nếu quan trọng vậy, cụ đưa cảnh báo lên trang một: lưu ý ko lấy thông tin hoặc trích dẫn bài này up lên facebook.
trong hàng hải thuật ngữ thả trôi nghĩa là không sử dụng lực đẩy của chân vịt để tàu tự trôi đi đâu thì trôiCụ giải thích hộ cháu thuật ngữ thả trôi dc không ? Có phải tắt máy để tàu lao theo quán tính , nếu thả trôi qua vùng 12 hải lý thì bên kia không dc có hành động gì hay là như thế nào hả cụ ?
em xin chỉnh chút, thực chất Len Đao, Gạc Ma, Lin Côn .v.v. là bãi cạn hay còn gọi là bãi san hô nên không được áp dụng điều này chứ không hẳn là khu vực chồng lấn, đối với bãi cạn thì chỉ được 6NM thôi, chỉ đảo mới được 12NMCó cụ ạ, vì đó là luật biển Liên hiệp quốc 1982. Nhưng giữa khu vực Len Đao , Gạc ma là khu vực chồng lấn mà 2 đảo cách nhau có một con dao quăng, ko thể mang điều khoản 12 hải lý ra áp dụng được cụ ạ.