[CCCĐ] Hành trình đến cõi thiêng : TRƯỜNG SA !!!

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Sự chờ đợi không lâu, năm phút sau, cơn dông cực lớn ập tới. Sóng, gió, mưa như cùng bao vây lấy chiếc pông-tông, như cùng muón tung lên cao rồi lại cùng muốn dìm xuống tận đáy sâu của biển cả.

Tiếng sóng đập vào thành pông-tông nghe như tiếng búa máy. Mặt biển sôi lên ùng ục, gió lớn bứt tung một số thiết bị trên boong cuốn xuống biển.

9 giờ 25 phút, một đợt sóng lớn tràn qua pông-tông, nếu không có hệ thống dây chằng buộc chặt vào từng người, có lẽ tất cả anh em đã bị cuốn xuống biển.

9 giờ 45 phút, một đợt sóng cực lớn, như những dãy núi lừng lững tiến nhanh trong xoáy cuộn của mưa gió bổ nhào tới, nâng bổng chiếc pông-tông lên không trung. Sức nâng mạnh và đột ngột làm đứt luôn 10 cuộn dây xích neo của pông-tông.

- Thả các tấm bê tông xuống quanh pông-tông!

Dứt mệnh lệnh của Hường, từ các vị trí, anh em vừa lần theo đường dây, vừa đẩy các tấm bê tông lớn xuống nền san hô để tăng thêm sức ghì kéo pông-tông.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
9 giờ 55 phút, một đợ sóng cực lớn thứ hai chồm tới. Trong xoáy cuộn mịt mùng, mọi người chỉ thấy toàn thân mình bị tung lên cao rồi cú lao theo dòng nước trôi vun vút trên đỉnh sóng.

Đợt sóng lớn thứ hai giật đứt phăng các dây xích còn lại và cuốn chiếc pông-tông đi theo vòng xoáy cuộn của cơn dông. Từ vị trí chỉ huy của pông-tông, ba phát tín hiệu đỏ liên tiếp bay vút lên yêu cầu cấp cứu.

Từ ngôi nhà lâu bền ở phía đông đảo, ba phát tín hiệu xanh cũng bay vút lên báo tin nhận được tín hiệu cấp cứu khẩn cấp của pông-tông. Lúc ấy là 10 giờ trưa.

Tín hiệu của pông-tông bắn lên yêu cầu cấp cứu cũng vô ích. Giữa cơn xoáy cuộn củ dông tố, tàu có lượng dãn nước 20 nghìn tấn cũng không dám vào, chứ đừng nói đến các tàu thuyền nhỏ. Hơp nữa, pông-tông chỉ như cái hộp sắt không chèo, không máy, không lái. Khi bị nước cuốn trôi như diều gặp gió, tàu nào dám xông vào mà cứu nạn.

Hường cố dò dẫm từng bước lần theo các đường dây chằng trên boong đi kiểm tra xem ai còn, ai mất. Nhưng anh không thể nào tiến thêm một bước, vì khi đã đứt hết dây neo, chiếc pông-tông như con ngựa bất kham lúc phóng nhanh, lúc chồm lên, ngụp xuống. Có lúc lại tung lên cao quay tròn như chong chóng. Đúng là trên đời này mạnh nhất thuỷ. Hường chợt nghĩ vậy, rồi lợi dụng từng đợt sóng gió nhỏ, anh gọi tên từng người.

May sao cuộc chiến đấu với cuồng phong từ đầu tới giờ chưa ai bị sứt mẻ.Thế là thắng lợi bước đầu. Anh thấy vững tâm về sinh mạng anh em, nhưng lại lo cho sức chịu đựng của pông-tông bị quăng quật trong dông gió. Kể từ lúc bị nạn tới giờ, pông-tông vẫn phóng vèo vèo trên đỉnh sóng. Chẳng có máy móc để đo, nhưng Hường dự kiến tốc độ cuốn trôi của pông-tông có lẽ tới 40km/giờ.
 

hoangminh3B

Xe tăng
Biển số
OF-81189
Ngày cấp bằng
26/12/10
Số km
1,469
Động cơ
429,699 Mã lực
Những người lính dưới giọng văn của cụ Lông thật giản dị mà lung linh. E thấy lũ hâm chết mê mấy thằng lính HQ bóng bẩy trong phim Huệ Duệ Mặt trời thật là ngu, mở mắt ra đi và đọc bài này đi nhé
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đến 17 giờ, sóng gió giảm dần, nhưng vị trước đó 10 đợt sóng cực lớn tràn qua pông-tông cũng với hàng ngày đợt sóng lừng, sóng bạc đầu cấp 8, cấp 9 đổ liên hồi xuống, làm bên mạn phía mũi pông-tông thủng nhiều lỗ, nước lại tràn vào khoang hai, khoang ba, tât cả anh em lại tiếp tục tát nước, bịt rò.

Nhưng bịt được chỗ này thì chỗ khác bên thành pông-tông lại có nguy cơ bục ra. Tình thế thật nguy nan, Hường ra lệnh tiếp tục tìm mọi cách chống chìm pông-tông và chuẩn bị phao cứu sinh phòng khi nước vào nhiều bị lật nghiêng.

Anh phân công anh em khỏe thay nhau tát nước rồi dùng giẻ rách, xi-măng trám những chỗ bị rò, một số anh em khác chuẩn bị giấy tờ, tài liệu bọc kỹ ni lông cho vào hòm kín và đưa xuống đáy pông-tông.

2 giờ sáng ngày hôm sau, khi việc tát nước bị rò tạm ổn thì cũg là lúc anh em kiệt sức. Cũng may, mưa gió giảm hẳn, sóng chỉ còn độ cấp 4, cấp 5 nên bớt say. Xa xa đường chân trời một mảnh trong xanh của vòm trời ban đêm hiện ra. Đã nhìn thấy một vài ngôi sao nhấp nháy. Bỗng từ mũi pông-tông, Hạ reo to:

- A, nhìn thấy chòm sao Thần ông ở phía sau. Như vậy là chúng ta đang bị trôi lên phía đông bắc.

Mọi người cũng nhìn về phía chân trời, phía Nam. Những tảng mây đen đặc tan dần càng lộ rõ vòm trời đầy sao trong đêm mùa hạ. Đúng là pông-tông đang bị trôi lên phía đông bắc.

Làm cách nào báo cho đất liền biết vị trí và hướng trôi pông-tông, vì phiên liên lạc cuối cùng với đất liền mới nói được câu: "Mười giờ ngày 21, pông-tông đảo Đá Nam bị gặp nạn" thì sóng đã đánh tung máy vô tuyến điện rồi đập xuống, công với nước biển tràn vào làm tất cả máy chính, máy dự phòng đều bị hỏng.

Sau khi cử người cảnh giới và trực canh các khoang bị thủng. Hường và Có bàn nhau triệt tập một cuộc họp quyết định những vấn đề then chốt nhất.

Khi đông đủ anh em, Hường nói: "Máy thông tin bị hỏng, không liên lạc được với đất liên, pông-tông của ta không có máy và lái nên chúng ta phải chấp nhận pông-tông tự trôi. Nếu pông-tông bịt rò tốt, trôi tới một nước láng giềng thân thiết nào đó là điều tốt. Nếu chẳng may trôi vào đất địch thì anh em nghĩ thế nào?".

Nhiều tiếng luận bàn sôi nổi, lát sau cuộc họp thống nhất ý kiên: Phải bảo đảm an toàn tuyệt đối giấy tờ, tài liệu mật. Nếu pông-tông trôi vào đất địch hoặc gặp địch thì kiên quyết chiến đấu không để giấy tờ, tài liệu rơi vào tay địch. Nếu pông-tông trôi vào các nước khác, dù có bị quyến rũ thế nào cũng xin kiên quyết trở về Việt Nam, không cư trú chính trị. Nếu gặp tàu, thuyền nước ngoài cứu trợ nhân đạo thì phải tỏ rõ phong thái, tư thế quân nhân...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau khi tóm tắt các nội dung, Hường nói: Những điều đã bàn bạc thống nhất, tất cả cứ thế tiến hành. Chúng tôi có trách nhiệm với anh em, nhưng anh em cũng phải có trách nhiệm với công việc của chính mình. Chúng ta đã có thề với nhau: Gian khó cùng chia... bây giờ là lúc gian khó, anh em ta cùng nhau khắc phục.

Pông-tông trôi tới hai ngày sau thì hết nước ngọt. Trưa hôm đó có một vài trận mưa nhỏ, anh em tranh thủ hứng được đầy một thùng phuy. Một thùng phuy dùng cũng chẳng được bao lâu. Hường và Có phát động mọi người tìm cách pha chế nước ngọt nhưng chưa đạt được kết quả.

Sang ngày thứ năm, theo kinh nghiệm, anh em tìm được công thức pha chế bằng chất liệu có sẵn ở pông-tông, cứ 1 lít nước mưa, pha thêm 5 lít nước biển, cho vào nước đó 13 lọ thuốc đánh răng sẽ được 6 lít nước lợ. Thế là tất cả số thuốc đánh răng còn lại được huy động pha chế nước. Sau đó thì hết thuốc đánh răng, anh em lại tiếp tục bàn để tìm ra công thức pha chế mới, vì lương thực dự trữ của pông-tông thì không đáng ngại, đủ ăn một thời gian nữa, nhưng thiếu nước ngọt thì rất gay go.

Đang lúc bàn bạc sôi nôit thì chiến sĩ công binh Lê Văn Tính đang làm nhiệm vụ trực canh chạy vội vào khoang báo cách pông-tông khoảng 3km có mọt chiếc thuyền đang lao về phía chúng ta. Thế là tất cả cùng ùa ra quan sát. Hường nhắc anh em cảnh giác đề phòng bọn cướp biển, đồng thời lệnh cho tổ kiểm tra thuyền lạ chuẩn bị sẵn sàng làm nhiệm vụ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hơn 20 phút sau, một chiếc thuyền máy bằng gỗ nửa nổi nửa chìm cố sống cố chết lao vào rồi đi song song với pông-tông. Hường dùng cờ tay đánh tín hiệu hỏi: "Các anh thuộc quốc tịch nào?" Từ chiếc thuyền gỗ, hai người đàn ông lực lưỡng đứng lên mũi thuyền trả lời ngay bằng tiếng Việt: Chúng tôi là người tị nan Việt Nam bị gặp nạn. Thế các ông?

Hường nghe câu trả lởi và câu hỏi lại của họ, anh đoàn ngay là thuyền vượt biên hặp nan. Hường và Có bàn bạc: Chúng ta đã gặp nạn, nhưng pông-tông của chúng ta chưa có khả năng chìm ngay. Họ là dân vượt biên, vì không thiết tha với Tổ quốc, hoặc vì một sự kích động nào đó mà bỏ Tổ quốc ra đi. Hiện họ cũng là người đang bị nạn, vả lại họ cũng là con người...

Trong khi hai anh đang trao đỏi thì một đợt sóng bất thần xô tới cuốn con thuyền của họ ra xa làm một số người đang đứng bên mạn bị hất ra khỏi thuyền.

- Cấp cứu thuyền bị nạn! - Hường ra lệnh. Từ trên mặt pông-tông, 5 chiến sĩ khoác theo dây và phao bơi rồi lao vút xuống biển. Khó khăn lắm các anh mới bơi được tới thuyền bị nạn, buộc được dây để anh em trên pông-tông kéo thuyền vào, tiếp đó, các anh lại bới ra cứu hết những người đang chơi vơi giữa luồng nước xoáy.

Sau khi đưa được hết 29 người vượt biên trái phép lên pông-tông thì chiếc thuyền của họ bị nước vào đầy cũng từ từ chìm xuống.

29 người vượt biên có 16 nam, 8 nữ và 5 trẻ em. Các anh cho 16 người đàn ông ở riêng một chỗ dưới khoang rồi cử người canh giữ đề phòng họ cướp pông-tông, còn 8 phụ nữ và 5 trẻ con, cho vào phòng ở trên mặt boong.

Lo cho các chiến sĩ của pông-tông ăn uống đã gay go, bây giờ lại lo cho thêm 29 người vượt biên ăn, uống lại càng gay go thêm.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Từ lúc có thêm 29 người vượt biên trên pông-tông, sóng gió lại nổi lên ngày càng to, những chỗ đắp xi măng bên thành pông-tông lại bị rò và bục ra, nước chảy vào đầy ắp cả khoang 1 và nửa khoang 2. Mũi pông-tông bị chúc xuống và vĩ vậy pông-tông chỉ trôi vòng quanh, chứ không nhích thêm một mét nào.

Thế rồi nước vào đầy tiếp khoang 2 và một phần khoang 3. Nước vào quá nhiều, tát không xuể, pông-tông bị nghiêng về bên phải hoàn toàn. Tình thế trở nên nguy cấp. Anh em xúm lại bàn bạc và quyết định dịch chuyển các vật liệu trong khoang để cân bằng pông-tông.

Các anh huy động thêm cả 16 người vượt biên cùng bốc vác các khối đá từ mạn phải sang mạn trái, và bốc số hàng nhẹ từ mạn trái sang mạn phải để cân bằng pông-tông và huy động toàn lực tập trung tát nước, bịt rò cả 3 khoang phía mũi pông-tông.

Lúc 10 giờ, Hạ đang nấu cơm, lại một cơn sóng bất thần giội lên hất tung thùng dầu và toàn bộ nồi, xoong, cơm canh xuống biển. Sóng làm một thùng dầu khác đổ xuống, bật nắp, dầu chảy ra bén vào bếp lửa. Chỉ chậm hai phút, lửa sẽ bén vào khu vực chứa dầu và khoang chứa đạn của pông-tông.

Gần 11 giờ mới dập tắt được ngọn lửa và múc được hết nước ở khoang 2, khoang 3 của pông-tông. Gay nhất là bây giờ không còn nồi, niêu, xoong chảo để nấu cơm. Hạ nghĩ cách dùng xô nhôm làm nồi nấu cơm. Đến 12 giờ thì Hạ nấu xong một xô chè cho quân ta và cả người vượt biên cùng ăn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Sang hôm sau, mặt trời như mọc sớm hơn mọi ngày. Hường giở sổ nhật ký chiến đấu ghi chép và nhẩm tính: Từ hôm pông-tông bị nạn tới nay đã sang ngày thứ 12.

Bao biến cố xảy ra trong từng giờ mà anh em phải vật lộn và đã chiến thắng. Giờ đây lương thực đã cạn, vì một số thực phẩm bị dầm trong nước mặn thồi và mốc hết và vì phải nuôi thêm 29 người vượt biên mới cứu vớt lên pông-tông. Nước lợ phải dè sẻn lắm mới đủ dùng. Nhưng từ hôm nay trở đi không còn nữa. Lại còn sinh mạng của 29 người vượt biên này giải quyết thế nào?

Tuy không đo đạc chính xác nhưng anh ước tính pông-tông đã vượt ra khỏi vùng biển Việt Nam rất xa. Máy bay và tàu cứu hộ từ đất liền không thể ra tới vùng biển này được.

Vả lại, đã 12 ngày đêm rồi dù đất liền không bỏ rơi các anh, nhưng cũng không biết pông-tông trôi về đâu mà tìm. Giờ này chắc cả nước đã biết tin anh em bị nạn. Gia đình, vợ con lo lắng và mong tin các anh đến chừng nào...

Suy nghĩ một lát, Hường chủ động bàn với Có để cùng đề ra hướng khắc phục trong những ngày tới.

Sau khi thống nhất ý kiến, Hường ra lệnh cho anh em lau chùi, bảo quản vũ khí sẵn sàng chiến đấu, còn anh và Đoàn Văn Có, tập trung 29 người vượt biên về phía mũi pông-tông tìm hiểu thêm hoàn cảnh của hộ để từ đó có hướng giải quyết.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Qua những lời trình bày, các anh được biết họ chủ yếu là người ở Quảng Ninh, Hải Phòng, có một số người ở miền Trung do bị kích động lôi kéo của một số kẻ muốn đi tới một phương trời xa lạ tìm một cuộc sống an nhàn, nên họ đã nhẹ dạ ra đi.

Tiền của họ mang theo bao nhiêu, các anh cũng chẳng điều tra làm gì, chỉ thấy khi thuyền của họ sắp chìm anh em quăng lên pông-tông được bốn phao bơi bằng xăm ô tô, một máy cô-le, mười sáu rìu chặt củi, địa bàn và một số quần áo, chăn màn. Lương thực, dầu mỡ, nước uống của họ không còn một giọt.

Sau khi đã hỏi rõ ý nguyện của từng người, Hường nói: "Chúng tôi không phải là người vượt biên như lúc đầu các anh chị tưởng đâu, chúng tôi là cán bộ, chiến sĩ hải quân đang làm nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa thì bị nan trôi dạt tới đây. Giữa lúc "ốc không mang nổi mình ốc" thì lại phải đeo mang thêm các anh các chị. Cơ sự đã thế rồi, chúng tôi xin nói rõ là nếu gặp địch hoặc gặp cướp biển anh em chúng tôi sẽ chiến đấu tới cùng. Nếu gặp được tàu thuyền nước khác cứu trợ nhân đạo thì chúng tôi để họ cứu và sau đó xin trở về Tổ quốc Việt Nam.

- Báo cáo, có tiếng máy bay - Chiến sĩ công binh Phạm Văn Hạnh làm nhiệm vụ trực canh nói dõng dạc.

Hường và Có dẫn 29 người vượt biên trở vào vị trí quy định rồi lao về vị trí chỉ huy. Tiếp đó anh ra lệnh toàn pông-tông sẵn sàng chiến đấu và cử người đốt một ngọn lửa to ở giữa một boong để báo hiệu pông-tông bị nạn.

Đống lửa vừa bùng lên, một chiếc máy bay trên thân có một ngôi sao lướt qua đầu. Bẵng đi hai phút lại thấy ba máy bay nữa lướt qua. Hường vừa ra lệnh đốt đống lửa to hơn, vừa tự tay cuộn tất cả tài liệu, giấy tờ đưa vào ống nhựa bịt kín để có sao thì dễ xử lý.

Cùng lúc đó, Đoàn Văn Có chuẩn bị xong khối thuốc nổ đưa xuống đáy pông-tông sẵn sàng điểm hỏa nhấn chìm pông-tông khi gặp tình huống xấu.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Mọi việc vừa chuẩn bị xong thì một chiếc máy bay trực thăng bay tới. Sau 8 vòng bay chéo cách mặt pông-tông chừng 10 mét. Từ trong máy bay một chiếc thay dây từ từ thả xuống, kế theo là một người cao to mặc bộ đồ bay lần theo thang dây nước xuống.

Khi người đó xuống cách pông-tông chừng một mét thì dừng lại. Hường ra hiệu cho Có chỉ huy thay anh, rồi Hường đi tay không tiến về vị trí người ở thang dây. Tới nơi anh chào bằng tiếng Nga. Người trên thang dây đáp lại bằng tiếng Anh, và tiếp đó họ mời Hường lên máy bay.

Theo từng bậc thang dây, Hường lên tới cửa máy bay thì anh phát hiện ra người, máy bay và cờ của Mỹ, Hường đang định quay xuống thì những người Mỹ trên máy bay vội ngăn lại và nói: "Chúng tôi là lực lượng ở hàng không mẫu hạm CV-61 của quân đội Mỹ tới cứu các anh bị nạn. Thế các anh thuộc lực lượng nào? Vì sao lại có mặt ở đây?".

Hường nghe kỹ câu hỏi của người chỉ huy máy bay Mỹ rồi trả lời: "Chúng tôi là sĩ quan, thủy thủ Hải quân nhân dân Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Trường Sa thì bị nạn. Phương tiện của chúng tôi không điều khiển được sự điều động nên bị trôi dạt đến đây".

- Các anh có bao nhiêu người?

- Chúng tôi có x người. Cách đây 3 ngày chúng tôi đã cứu được 29 dân Việt Nam bị trôi dạt trên biển.

- Hàng không mẫu hạm CV-61 sẽ cứu nạn tất cả. Anh xuống thông báo cho mọi người cùng biết. Chuyến máy bay này chúng tôi chở các sĩ quan và thủy thủ Hải quân Việt Nam, còn 3 chiếc xuồng từ hàng không mẫu hạm CV-61 đang tới sẽ chở 29 người dân bị nạn cùng về tàu.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Anh chào 3 người Mỹ trên máy bay rồi leo thang xuống mặt pông-tông. Anh vừa bước xuống, tất cả anh em xúm lại và hỏi tình hình.

Hường thông báo cho mọi người biết những điều anh và ba người Mỹ vừa nói, rồi anh ra lệnh cho anh em tháo hết khóa nòng súng bó thành những bó giấu vào khoang chứa dầu. Kính ngắm ĐKZ, B.40, B.41... tháo ra cất kỹ nơi khô ráo của pông-tông.

Tiếp đó cất giấu các tài liệu mật và thống nhất quy ước liên lạc với nhau đề phòng khi lên hàng không mẫu hạm CV-61 không được ở cùng phòng với nhau. Riêng hệ thống điểm hỏa có liên quan tới khối thuốc nổ đã gắn ở chỗ kín dưới đáy pông-tông vẫn để nguyên sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.

Tiếp đó, Hường phân công trung úy Đoàn Văn Có, binh nhất Nguyễn Văn Hiền và Võ Bích Quang rời pông-tông sau cùng. CÒn khi lên hàng không mẫu hạm CV-61, mọi việc để anh và Có lo liệu. Ai không có nhiệm vụ, không được trả lời ngoài các nội dung đã quy định.

Sau khi thống nhất ý kiến với anh em, Hường tới gặp 29 người vượt biên thông báo các vấn đề liên quan và quy định số lượng người xuống từng xuồng. Mọi việc phân công xong, anh trở lại vị trí chí chỉ huy để điều hành công việc. Xa xa chiếc hàng không mẫu hạm CV-61 đã dừng lại buông neo cách vị trí pông-tông chừng hai hải lý.

Trước mặt anh, 3 chiếc xuồng của hàng không mẫu hạm đang lướt nhanh trên mặt sóng tiến về phía pông-tông. Hường lại trao đổi với Có vài tín hiệu và trả lời khi lên tàu CV-61 và giao cho Có bắt đầu điều hành 29 người vượt biên xuống 3 xuồng. Anh bước lại thang dây và bắt đầu trèo lên máy bay, ba người Mỹ ra cửa máy bay đón Hường. Họ yêu cầu anh gọi tên từng người một lên máy bay. Hường đồng ý và ra cửa máy bay gọi vọng xuống.

Sau khi tổ chức cho 3 xuồng chở người tị nạn rời khỏi pông-tông, đồng chí Quang lên máy bay trước, tiếp đến đồng chí Hiền, lên sau cùng là đồng chí Có. Theo lệnh của Hường, Nguyễn Hữu Hiệp trèo lên thang dây. Hiệp vừa trèo được hai bậc thang thì tự nhiên thấy thang dây cứ vật đi vật lại liên tiếp làm Hiệp chóng mặt. Khi toàn thân Hiệp mỏi nhừ thì thang rút lên rất nhanh.

Tới cửa máy, ba người Mỹ ra đỡ Hiệp vào nằm ở khoang máy bay đã chuẩn bị sẵn. Cứ như vậy, tất cả mọi người khi lên tới máy bay đều bất tỉnh. Theo dõi việc chuyển người lên máy bay vừa rồi, Hường hiểu ngay là họ sợ các anh sẽ cướp máy bay nên phải quăng quật cho tất cả mệt nhoài trước khi bước vào khoang máy bay của họ. Khi tất cả mọi người bắt đầu tỉnh thì máy bay rồ máy nâng lên cao, rồi bay về hàng không mẫu hạm.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lại nói về đất liền.

Ngay sau khi nhận được tin các cán bộ chiến sĩ bị nạn ở đảo chìm Đá Nam, tư lệnh cùng các phó tư lệnh Hải quân và các sĩ quan tham mưu triệu tập họp khẩn cấp bàn phương án tìm kiếm.

Ngay đêm xảy ra tai nạn, các biên đội tàu đang hoạt động ở khu vực Trường Sa được lệnh đi tìm. Sáng hôm sau, nhiều biên đội tàu khác được lệnh rời cảng, hành trình khẩn cấp về các tọa độ dự kiến trên các hướng.

Cùng lúc các máy bay trực thăng ở sân bay ven biển cũng được lệnh rời đường băng. Mặc dù sóng to, gió lớn, nhưng vì sinh mạng đồng đội, các biên đội tàu đi tìm vẫn cần mẫn lao trong sóng gió tiến về các hướng.

Sang ngày thứ 12 các tàu và máy bay đi tìm chưa phát hiện được vết tích gì của chiếc pông-tông và các cán bộ, chiến sĩ bị nạn. Cuộc tìm kiếm bắt đầu sang ngày thứ 13...
 

TBLB2011

Xe tải
Biển số
OF-97296
Ngày cấp bằng
27/5/11
Số km
222
Động cơ
402,006 Mã lực
Bài viết của cụ về Trường sa, về những chiến sĩ Trường sa thật cảm động quá!
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chiếc trực thăng hạ cánh xuống đường băng của hàng không mẫu hạm CV-61. Hường cùng anh em lục tục bước xuống.

Trước mặt các anh là hai viên sĩ quan và 20 thủy binh ở đội nghi lễ của hàng không mẫu hạm đứng đón. Anh em ta đáp lại nghi lễ của tàu bằng những nụ cười tươi và ánh mắt thiện cảm. Theo hướng dẫn của người sĩ quan trực, các anh cùng đi vào một phòng chờ ở chân cầu thang tầng 1. Phút sau, một sĩ quan khác có lẽ là sĩ quan tham mưu của tàu tới gặp:

- Xin các anh cho biết ý định và nguyện vọng của các anh.

Hường nói :
- Chúng tôi có nguyện vọng duy nhất là tất cả anh em tôi và 29 người dân tị nạn sẽ được đưa tới một nước nào gần nhất và có đại sứ quán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi tàu này hành trình về nước đó, đề nghị các anh cho kéo theo chiếc pông-tông của chúng tôi và yêu cầu niêm phong pông-tông nguyên dạng như hiện nay.

- Để tôi báo cáo ý kiến này về Bộ chỉ huy hàng không mẫu hạm.

Hai phút sau, người sĩ quan quay lại nói:

- Cấp trên của chúng tôi đã O.K (đồng ý). Nước có đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở gần đây nhất là Philippin; hiện tại pông-tông của các anh đã trôi cách Philippin hơn 40 hải lý về phía đông bắc rồi.

Nơi đây là đường hàng hải quốc tế thuộc Thái Bình Dương. Hàng không mẫu hạm của chúng tôi đang đi làm nhiệm vụ ở Thái Bình Dương, không có nhiệm vụ đi vào lãnh hải của Philippin. Vả lại chiếc pông-tông của các anh sắp bị chìm. Nếu có thể chỉ kéo đi thêm 3 hải lý nữa, là chìm hẳn.

Do vậy, bây giờ các anh tự quyết định xử lý chiếc pông-tông của các anh.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hường trao đổi với anh em một lát, rồi nói: Chúng tôi đề nghị đánh chìm pông-tông và đánh dấu tọa độ pông-tông chìm lên hải đồ. Tiến trình từ đầu tới lúc pông-tông chìm hẳn, tất cả chúng tôi củng được theo dõi và chứng kiến.

Người sĩ quan Mỹ tỏ ý nhất trí hoàn toàn những lời đề nghị của Hường và .anh em. Tiếp đó người sĩ quan mời các anh sang phòng xem phim để trực tiếp xem camêra việc thực hiện đánh chìm pông-tông.

Khi các anh ngồi chưa nóng chỗ thì trên màn ảnh hiện ra một chiếc xuồng chở ba người .nhái lướt nhanh tới ' pông-tông. Khi tới pông-tông, ba người lặn xuống các vị trí trọng yếu cua pông-tông đặt thuốc nổ. Sau khi kiểm tra tra kỹ, ba người nhái lên xuồng trơ về hàng không mẫu hạm.

Chưa đầy 4 phút. sau một cột nước bốc lên cao kèm theo một tiếng nổ dữ dội. Chiếc pong-tông từ từ chìm xuống. Theo dõi qua camêra đến đoạn này tất cả anh em cùng ôm nhau khóc nức nở. Bới chiếc pông-tông kia chính là ngôi nhà thân thiết mà các anh đã sống trên đó bao ngày đêm giữa đại dương...

Anh em kéo nhau ra khỏi phòng viđêô trở về phòng chờ chưa đầy 1 phút sau, có hai người mặc áo blu trắng có lẽ là bác sĩ tới mời anh em về phòng nghỉ. Nơi nghỉ của anh em là khu vực bệnh viện của tàu.

Hai người Mỹ dẫn từng người vào từng giường tiếp đó họ phát cho mỗi người một bộ quần áo dài một bộ đồ lót rồi hướng dẫn anh em đi tắm. Sau khi tắm xong, anh em vừa trở về phòng nghỉ thì hai người mặc áo blu trắng yêu cầu các anh đi khám sức khỏe. Anh em lần lượt kiểm tra sức khoe ở đủ 5 phòng khám.

Họ khám rất tỉ mỉ, hết thử máu lại nghe, rồi chiếu, chụp, và lại nghe. Sau khi kiểm tra sức khỏe xong, họ lại yêu cầu từng người vào phòng tiêm.

Trong lúc anh em đang nghi hoặc và lưỡng lự về việc tiêm phòng thì có 3 quân nhân của hàng không mẫu hạm người nhỏ nhắn tới gặp anh em nói : Ba chúng tôi đều là người Việt Nam. Gia đình chúng tôi sang Mỹ ở đã lâu, chúng tôi đang làm nghĩa vụ quân sự theo hiến pháp của nước Mỹ và luật quân sự của quân đội Mỹ.

Đây là thuốc tốt, các anh cứ tiêm, đừng ngại. Tất cá những ai cứ bước chân lên tàu đều phải kiềm tra sức khoe và tiêm phòng". Nghe người cùng màu da của mình nói vậy. Hường cùng anh em thứ tự bước vào nơi tiêm phòng. Tiêm phòng tay trái, còn tay phải họ tiêm hai phát thuốc bổ một phát vào bắp, một phát vào ven.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Bữa ăn đầu tiên ớ hàng không mẫu hạm CV-61 là cơm và các món ăn Việt Nam. 15 ngày chịu đói khát, bây giờ được thưởng thức các món ăn ngon, anh em vừa động viên nhau ăn vừa nói chuyện vui vẻ.

Mọi người được biết chiếc hàng không mẫu hạm CV-61 này là chiếc tàu sân bay lớn nhất, nhì của Hải quân Mỹ, tàu này có lượng dãn nước trên 15 vạn tấn, từ mặt boong trở lên, tàu có 17 tầng, từ mặt boong trở xuống hầm tàu còn sâu hàng chục mét có hàng trăm khoang hàng, khoang vũ khí, hầm chứa máy bay, chứa xăng dầu và trang thiết bị. Hiện tại tàu biên chế 5.000 sĩ quan và thủy thủ. Tàu đang chở 70. máy bay chiến đấu các loại

- Khá nhỉ! Tàu to gấp hàng nghìn lần chiếc pông-tông của ta mà thỉnh thoảng còn duềnh lên duềnh xuống thế này nữa là chiếc pông-.tông bị giữa vòng xoáy cuộn của dông...

Trong lúc anh em đang trò chuyện to nhỏ, thì người sĩ quan trực của tàu Mỹ thông báo: 19 giờ tối nay, hạm trưởng của hàng không mẫu hạm sẽ tới nói chuyện với các anh. Còn nguyện vọng của các anh sẽ được thực hiện.

Lúc 14 giờ chiều nay, chúng tôi đã điện về căn cứ Hải quân Clác của Mỹ ở Philippin thông báo tình hình cứu nạn và đề nghị căn cứ Clác thông báo cho Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Manila về số người bị nạn trên tàu CV-61.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Xin cám ơn sự giúp đỡ của các ông - Hường nói với người sĩ quan trực của tàu.

19 giờ kém 5 phút, người sĩ quan trực tới mời các anh về phòng họp. Đúng 19 giờ, hạm trưởng tàu CV-61 bước vào phòng họp. Đi cùng với hạm trưởng có 3 sĩ quan tùy tùng và 2 người lính phiên địch Việt Nam.

- Xin chào hai ngài sĩ quan và các thủy binh Hải quân Việt Nam. Tôi tới gặp. các bạn hơi muộn, nhưng trong 1 giờ đồng hồ này cũng đủ thời gian để chúng ta tâm sự với nhau.

Hạm trưởng nói tới đâu, hai người lính Việt Nam cũng phiên dịch tới đó. Sau khi mời anh em ta dùng côca cola và bánh sữa, hạm trưởng vui vẻ nói: Chắc chúng ta còn nhớ ngày này cách đây 25 năm. Đúng vào cái giờ phút cứu được các bạn lên tàu hôm nay thì cũng đúng vào cái giờ phút xảy ra trận chiến đấu quyết liệt giữa ba tàu phóng ngư lôi của Hải quân Việt Nam và khu trục hạm Ma Đốc của Mỹ 25 năm về trước.

25 năm đã trôi qua đi, chúng ta nhắcc lại để cùng nhau nhớ sự kiện ấy. Bây giờ tôi muốn nói với các bạn một điều là tình thế lúc bấy giờ phải như vậy, mong các bạn thông cảm để quên đi những gì mà hải quân hai nước chúng ta đã phải tiến hành vừa qua. Kể từ sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ tới nay đã 14 năm.

Hơn một thập kỷ qua nhân dân hai nước chúng ta cùng mong muốn quan hệ bình thường với nhau, nhưng vì có nhiều lý do chưa thông cảm với nhau được, nên hai nước Mỹ và Việt Nam chưa xích lại gần nhau được như mong muốn. Nhưng chính nhân dân và quân đội và các bạn đã làm cho nhiều người Mỹ chúng tôi khâm phục, quý trọng
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chỉ nói riêng việc đối sách trên biển, chính Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hai lần cứu giúp các lực lượng Hải quân Mỹ bị nạn trong khu vực quần đảo Trường Sa. Lần cứu giúp gần đây nhất là mùa hè năm 1988.

Chắc tất cả chúng ta còn nhớ, nhưng nhân .đây tôi vẫn nhắc lại đế khỏi phụ lòng các bạn Việt Nam. Đó là lúc 11 giờ 30 phút trưa hôm ấy chiếc máy bay vận tải hạng nhẹ của Hải quân Mỹ bay từ Singapo về căn cứ không quân Xu bích, Philippin. Khi bay tới ngang đảo Đá Lớn thuộc .quần đảo Trường Sa thì bị tai nạn. Máy bay rơi xuống biển.

Tàu săn ngầm số hiệu HQ-11 của Hải quân Việt Nam đang hoạt động ở gần đó đã lao tới đưa 3 xuồng ra cấp cứu an toàn 3 phi công của chúng tôi. Sau đó theo đường ngoại giao, Nhà nước . Việt Nam đã trả 3 phi công bị nạn đó trớ về Mỹ sum họp với gia đình.

Khi trở về Mỹ, 3 phi công bị nạn đó đã quả quyết là hôm ấy không có Hải quân Việt Nam cứu giúp thì không bao giờ họ được gặp lại gia đình nữa. Trong đoàn phi hành hôm ấy có 1 nữ phi công. Lúc đó chị đang mang thai 3 tháng.

Chị kể lại rằng: Hải quân Việt Nam đối xử với tổ phi công của chị rất tận tình và nhân đạo . Sắp xếp cho họ ở phòng sang trọng nhất cảa tàu, và mặc dù biết tàu HQ-11 hoạt động ở Trường Sa đã lâu, nhưng cả tàu đã quyên góp giúp đỡ họ đủ đường, sữa, thuốc men, quần áo, mì tôm, thuốc lá... Tàu HQ-11 còn phân công 1 sĩ quan tên là Nguyễn Huy Tuấn nói giỏi tiếng Anh và tiếng Nga tới tâm sự và trao đổi các vấn đề với tổ phi công.

Tàu HQ-11 còn cử 1 quân y sĩ chăm lo sức khỏe và một nhân viên chuyên lo việc ăn uống cho 3 người. Tại tầu, cả 3 phi công đều được tiêm thuốc dưỡng sinh. Ngày hôm sau, tàu HQ-187 nhận được lệnh chở tổ phi công của chị về thành .phố Hồ Chí Minh - Việt Nam.

Đi hộ tống cho tàu HQ-187 chở tổ phi công là hai tàu HQ-613 và HA-965. Suốt chặng đường từ Đảo Đá Lớn về thành phố Hồ Chí Minh, sĩ quan và thủy thủ tàu HQ-187 đã hết lòng giúp đỡ, chăm lo cho sinh mạng 3 phi công của chúng tôi.

Theo lời hứa của chị ấy, trước lúc rời sân bay Tân Sơn Nhất là: "Khi sinh cháu, tôi sẽ đặt cháu theo tên tàu cua Hải quân Việt Nam. Đây là đứa con của Hải quân Nhân dân Việt Nam”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hôm nay, tàu CV-61 chúng tôi cứu nạn các bạn trên biến không phải là để trả ơn các bạn, mà cái chính là chúng ta tự nghĩ về nhau, để hiểu nhau hơn. Chúng tôi sẽ làm tròn trách nhiệm cứu hộ nhân đạo khi gặp tàu thuyền bí nạn trên biển.

Còn ngày mai, đúng 8 giờ máy bay của tàu CV-61 sẽ chở các bạn về căn cứ Hải quân Philippin thuộc tỉnh Xê: tiếp đó chúng tôi sẽ chở 29 người dân tị nạn tới giao cho nhà chức trách cửa nước sở tại. Sau đó hạm trưởng hàng không mẫu hạm CV-61 đã thăm hỏi tình hình gia đình và riêng tư của anh em.

Trong lời đáp của mình, Hường thay mặt anh em cảm ơn hạm trưởng cùng toàn thể sĩ quan, thủy thủ, nhân viên tàu CV-61 đã cứu giúp các anh qua nạn. Anh nói với hạm trưởng tàu CV-61 là khi trở về Tổ quốc, anh sẽ báo cáo với Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam về mọi việc đã xảy ra.

Trước lúc trở về vị trí chỉ huy của tàu, hạm trưởng tàu CV-61 nói trân trọng: Theo báo cáo của các sĩ quan và nhân viên dưới quyền tôi trong 7 giờ qua, chúng tôi rất khâm phục về tinh thần kỷ luật và nếp sống cua các bạn.

Chúc các bạn trở về Tổ quốc mạnh khỏe, bình an. Sau đó hạm trưởng đi bắt tay từng người rồi cùng các sĩ quan tùy tùng rời khỏi phòng họp.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
7 giờ 40 phút ngày hôm sau, một. sĩ quan trực của tàu CV-61 vào phòng nghỉ mời anh em ra máy bay. Khi ra tới đường băng, các anh đã trông thấy đông đủ các sĩ quan và đội nghi lễ của tàu đứng chờ tạm biệt: Đúng 8 giờ, chiếc máy bay lên thẳng rời đường băng bay về hướng Tây.

Sau 1 giờ đồng hồ bay trên biển, đến 9 giờ máy bay hạ cánh xuống sân bay của căn cứ Hải quân thuộc tỉnh Xê của Philippin. Việc bàn giao các cán bộ, chiến sĩ Hải quân Việt Nam cho nhà chức trách anh Xê được thực hiện nhanh chóng.

Tại căn cứ này, việc đầu tiên của các anh là tắm rửa, kiểm tra sức khỏe, tiêm phòng và nhận một bộ quần áo dài, một bộ đồ lót, sau đó được hướng dẫn về nơi ở. Trong căn cứ này, họ sắp xếp sĩ quan ở riêng, thủy thủ ở riêng.

19 giờ hôm đó có một thượng tướng an ninh của Philippin tới gặp gỡ thăm hỏi anh em và thông báo 8 giờ sáng ngày hôm sau sẽ có cán bộ đại sứ quán ta tới đây trực tiếp đón anh em về thủ đô Manila. Đêm đó đã diễn ra một vài cuộc gặp gỡ ngoài kế hoạch. Vì mệt và đang sống trên miền đất lạ nên anh em ít tham gia chuyện, chỉ chủ yếu cảm ơn về sự giúp đỡ của chính quyền tỉnh Xê và căn cứ Hải quân sở tại.

10 giờ sáng hôm sau anh em đã có mặt tại Manila.

Sống giữa tình thương của cán bộ, nhân viên đại sứ quán ta, anh em thấy mình như đang sống ở nhà. Qua 2 ngày nghỉ ngơi, anh em nhận quần áo thuốc men và các món quà đại sứ quán ta và nhân dân Philippin gửi tặng.

Sau đó một chuyến máy bay riêng chở cán bộ, chiến sĩ ta rời thủ đô Manila (Phi-lippin) về hạ cánh an toàn xuống sân bay Tân Sơn Nhất thành phố Hồ Chí Minh. Những ngày gặp nạn trên biển đã qua. Các anh đã trở về với gia đình và vòng tay yêu thương của đồng đội.

Tô Hải Nam
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top