[CCCĐ] Hành trình đến cõi thiêng : TRƯỜNG SA !!!

Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,012
Động cơ
538,090 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Cụ cứ chia sẻ chân thành em cùng cụ lông và nhiều người ủng hộ lắm, máu thịt mà, tuy cụ lonn ít đề cập đến những vấn đề bm dưng vậy cũng làm nhiều con tim lay động. Cụ chia sẻ nhé
Truyền tải thông tin thì dễ, nhưng truyền tải đầy đủ, chân thực sự khó khăn gian khổ cũng như khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội ta ngoài đó thì khó vô cùng vì liên quan đến bí mật quân sự, nó là xương máu của anh em bộ đội. Trước khi lên tàu tất cả được quán triệt : ko đưa tin thái quá tình hình ngoài biển, ko được nói quá nhiều đến thiếu thốn gian khổ tránh tâm lý hoang mang cho hậu phương những người lính và tuyệt đối ko được chụp ảnh vũ khí, hệ thống hầm hào phòng ngự. Đi Trường Sa đến các đảo và nhất là các đảo chìm thì cực khó để chụp ảnh vì chỗ nào cũng bố trí tăng, pháo, đại liên, các ổ hoả lực....được quán triệt kỹ như vậy thế mà ngay ngày đầu tiên lên đảo Song tử Tây đã có hai phóng viên ( e sẽ ko nêu tên ) bị triệu tập vào sở chỉ huy đảo và phải xoá toàn bộ dữ liệu trong máy vì ngang nhiên quay các khẩu pháo phòng thủ bờ biển. Tối hôm đó 2 đồng chí pv bị khiển trách trên toàn tàu ngay. Có rất nhiều thứ nhìn thấy, biết đấy nhưng ko được phép kể các cụ ạ.
 

Mycar222

Xe điện
Biển số
OF-129065
Ngày cấp bằng
1/2/12
Số km
3,551
Động cơ
409,192 Mã lực
Nơi ở
Chỗ ấy, ở giữa ngã.....
hay và giá trị quá cụ chủ
cụ chủ thông tin chi tiết về lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh bảo vệ biển đảo
nếu có thể miêu tả những khoảnh khắc căng thẳng nghẹt thở khi tàu 571 của cụ bị tàu của khựa quấy rối ko ạ
Tks cụ
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lão Lon cho e ôn sử chút nhé :D


ĐẾN TRƯỜNG SA

Hai ngày đêm vật lộn với sóng gió, tưởng chừng như tất cả chúng tôi trên con tàu HQ S39 bé nhỏ đã khuất phục trước những cơn say sóng thấy mật xanh mật vàng. Nhưng không! Đến cùng ánh bình minh rực rỡ là tiếng reo của mấy cậu lính trẻ đêm qua không ngủ: "Đảo kia rồi!". Tất cả bật dậy như chưa bao giờ mỏi mệt, lao ra mạn tàu, căng mắt lên và nhận ra một chấm nhỏ màu đen nổi lên đường chân trời giữa mặt biển xanh mênh mông. Nheo mắt hóm hỉnh, Thủy thủ trưởng Lê Trọng Hoàng nói trong tiếng gió: "Chào mừng các bạn đến với Trường Sa".

THƯ TRƯỜNG SA

"Bối ơi, con viết được thư rồi đây này. Con đã đi học một tháng, được 22 điểm Mười. Con và mẹ nhớ bố lắm. Bố ơi, bố nhớ ăn nhiều, giữ gìn sức khỏe để 9 tháng rưỡi nữa về với con, với mẹ. Thôi, con không viết nữa đâu. Con đi ngủ đây". Thiếu tá Nguyễn Cảnh Quý, sĩ quan cơ yếu đảo Tốc Tan B cười rạng rỡ mà mắt rưng lệ, đưa cho chúng tôi cùng xem lá thư của vợ và cô con gái 6 tuổi bé nhỏ mới gửi ra.

Anh ra đảo từ khi bé Thùy Linh mới 4 tuổi. Hai năm với 4 lần nhận thư, đây là lần đầu tiên anh được nhìn thấy những nét chữ vụng về của đứa con đầu lòng viết bên cạnh những dòng chữ thiết tha của người vợ nơi quê nhà.

Đã từ lâu, những lá thư thực sự là chiếc cầu đặc biệt nối tình cảm của lính Trường Sa với đất liền. Lính đảo khao khát nhận thư đến nỗi chỉ vừa nghe tin tàu rời cảng ra đảo là họ có những đêm không ngủ, thức để chờ, dù biết rằng đảo gần thì phải chờ 2 ngày 2 đêm, đảo xa thì phải chờ 5 ngày, 7 ngày nữa tàu mới đến đảo mình.

Trong những đêm trắng ấy, lính đảo kể cho nhau nghe những câu chuyện quê nhà, những kỷ niệm buồn vui thời cắp sách đến trường, chuyện giađình, chuyện vợ chồng...những câu chuyện đã kể hằng chục, hàng trăm lần rồi nhưng lúc này vẫnnhư mới, bởi tàu ra đảo là "được gặp người đến từ đất liền và tuyệt vời nhất là có thư", chiến sĩ Bùi Huy Kim Anh ở đảo Sinh Tồn tâm sự với chúng tôi như vậy.

...Còn tiếp...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Rồi tàu đến, xuồng chuyển tải chở hàng vào đảo. Xuồng chưa đến đảo, bộ đội đã ùa xuống nước, bơi ra đẩy xuồng. Gói bưu phẩm, bưu kiện được anh em nâng niu cẩn thận, trịnh trọng giao cho đồng chí Đảo phó Chính trị. Từ lúc đó, cả người chỉ huy dạn dày sương gió đến cậu lính trẻ đêm vẫn nằm khóc nhớ nhà cùng háo hức chờ nhận được thư.

Kỷ lục về số thư nhận được khi có tàu từ đất liền ra liên tục bị phá. Gần đây nhất là việc Bùi Ngọc Luyến cùng tổ quân y bệnh viện 354 (gồm 3 người) đang làm nhiệm vụ trên đảo Sinh Tồn Đông nhận được hơn 40 lá thư cùng một lúc.

Tôi nhớ mãi hình ảnh cậu lính trẻ, trẻ lắm, chỉ khoảng 19, đôi mươi, em út của đảo chìm Núi Le A, mặc nguyên bộ quần áo ướt sũng trên người vì vừa bơi ra đẩy xuồng, chui vào một góc khuất, háo hức đọc thư mẹ.

Riêng tư là thế, nhưng chỉ một lúc sau, những người lính đảo lại truyền tay nhau những lá thư của cha mẹ, anh chị, vợ con, thậm chí của bạn gái mới từ đất liền gửi ra, cùng nhau đọc. "Chúng em chi sẻ với nhau cả niềm vui lẫn nỗi buồn, anh ạ", Binh nhất Vũ Tiến Hải ở đảo Núi Le nói với tôi như vậy.

Còn lính đảo Phan Vinh thì làm cả một bài thơ mang tên "Thư hậu phương"

Các anh ở đảo Trường Sa
Cùng đọc lá thư em gửi
Nét chữ chân phương trên tờ giấy mới
Lời lời nhớ nhớ, thương thương
...
Đọc thư em thấm từng câu
Cầm thư như mới lần đầu cầm tay.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Có lẽ chưa ở đâu có những lá thư độc đáo như ở Trường Sa. Anh Hùng ở đảo Trường Sa nhận được thư của người vợ trẻ, bên trong là một bài báo mang tựa đề "10 điều để trở thành một người chồng tốt"; Anh Vinh ở đảo Sơn Ca nhận được bưu kiện của gia đình, bên trong là những cuốn băng cát xét ghi lời nói của vợ con. Anh Dũng ở đảo Sinh Tồn nhận được từ vợ chiếc máy ảnh với 2 cuộc phim cùng lời nhắn nhủ: "Anh hãy chụp nhiều ảnh của anh và đồng đội trên đảo rồi gửi theo tàu về đất liền cho mẹ con em".

Những lá thư từ đảo gửi về đất liền cũng độc đáo không kém. Quà của đảo thường là những quả bàng vuông, những bông hoa Phong Ba, những con ốc biển đủ màu, đủ kiểu...Lá thư mỏng manh nhưng chứa đựng biết bao tình cảm, tâm sự của những người lính đảo xa, những người ít nhất là 1 năm, lâu có thể là 4 năm, 5 năm chưa về nhà
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Có cả những lá thư không gửi: Trong một lần ra đảo biểu diễn phục vụ bộ đội, cô ca sĩ trẻ KHánh Linh, người vừa mới đoạt giải cuộc thi Sao Mai vừa qua, không hề biết rằng có một anh lính đảo Phan Vinh A sau đó đã nhiều đêm suy nghĩ về cô.

Không muốn cho chúng tôi biết tên, người con trai Hải Phòng 22 tuổi ấy rủ rỉ kể rằng khi xuất ngũ rời đảo về đất liền sau 18 tháng làm nhiệm vụ, trong ba lô của người lính luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình ở khẩu đội pháo phòng không này có hai cành hoa hồng làm bằng ốc biển và 5 lá thư đề tên người nhận là Khánh Linh mà anh viết trong 1 năm qua.

"Tại sao lại là 2 cành hoa ốc biển?", "Em giữ một cành làm kỷ niệm, một cành gửi tặng Khánh Linh". "Tại sao có những lá thứ không gửi?", "Dạ! Vì chẳng biết Linh có nhớ em không. Về đất liền, em sẽ ép Plastic những lá thư này rồi gửi cho cô ấy. Nếu cô ấy muốn,hãy cắt ra đọc. Còn nếu không muốn, hãy giữ làm kỷ niệm", rồi anh cười ngượng nghịu, khuôn mặt rắn rỏi sạm màu nắng gió Trường Sa bỗng thoắt trở nên đỏ lựng.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
NGƯỜI TRƯỜNG SA

Trong một đêm vằng vặc ánh trăng, ở giữa biển, Truyền phó Cường của tàu S39 đã cười vang khi nghe chúng tôi hỏi rằng: "Anh đã bao nhiêu lần ra Trường Sa?", "Nhiều lắm, không nhớ được đâu".

Rồi anh kể rằng đã là thủy thủ vùng D phải xác định là người của biển. Mỗi năm, tàu các anh vài lần đi đảo, khi thì chờ hàng Tết, khi thì làm nhiệm vụ ứng trực sẵn sàng chiến đấu, rồi những nhiệm vụ đột xuất nữa. Vì thế mà "nhiều anh em chúng tôi ở trên tàu, dù đã hơn 30 tuổi, vẫn chưa có người yêu", rồi anh lại cười, nụ cười thật hiền.

Tôi nhớ lại hôm trước khi tàu rời bến, bộ phận khí tượng báo gió mùa Đông Bắc tăng cường, sóng có thể mạnh lên cấp 7, cấp 8, vậy mà tập thể tàu S39 nhỏ bé cùng các tàu bạn vẫn quyết ra khơi bởi "đừng để lính đảo phải chờ lâu".

Giữa biển rộng, con tàu mong manh như lá tre, chao đảo trên sóng dữ. Trên khoang lái, người thủy thủ choãi chân đứng, tay nắm chặt vô lăng, thi gan với biển. Với sự dũng cảm và khéo léo của các anh, con tày vận tải 400 tấn này đã băng qua muôn trùng sóng gió, nối đất mẹ với đảo xa.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Có một nét rất chung giữa những người Trường Sa mà tôi gặp, đó là những con người vững vàng trong thử thách, dũng cảm trong chiến đấu, sáng tạo trong công việc và lãng mạn trong cuộc sống.

Không khó gặp những anh lính Trường Sa chưa biết mặt đứa con đầu lòng thân yêu của mình. Rất dễ gặp những người lính xa nhà một tuần sau khi cưới vợ. Nhiều anh không thể có mặt trong đám tang cha mẹ, trong đám cưới con mình.

Sáu tháng một lần gặp đất liền qua những lá thư. Một năm đôi bận vui như hội với những chuyến tàu chở người "cùng quê" ra đảo....Sống ở Trường Sa giữa những con người ấy, chợt thấy những xô bồ, giành giật, bon chen của cuộc sống sao mà tầm thường thế
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trường Sa thừa nắng, thừa gió. Khi nắng, nước biển bốc hơi làm khí nóng len lỏi đến mọi ngóc ngách của đảo, ở đâu cũng nóng, lúc nào cũng nóng. Khi gió, dường như chỉ có gió tung hoành ngang dọc. Gió đẩy cột đổ, gió cuốn người chạy, gió nâng nước biển ào qua mái nhà. Khi mưa, nước quất ràn rạt. Khi bão, mặt biển tối sầm, gầm gào đe dọa...

Vậy mà từ khi phải ở trên phao nổi, đến nhà mái tôn cắm cọc sắt đứng trên mặt nước, đến nhà "lâu bền" bí như lô cốt và giờ là những ngôi nhà mới khang trang, vươn mình giữa biển, bao thế hệ người Trường Sa không nản chí, ngày đêm chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

Khi được hỏi: Các anh có đề nghị được hỗ trợ gì không? thật bất ngờ là những người lính đảo từ Trường Sa lớn đến Song Tử Tây, từ Tiên Nữ tới An Bang đều trả lời giống nhau, rằng đất liền đã rất quan tâm tới đảo. Cuộc sống tuy có thiếu thốn, nhưng chúng tôi vẫn quyết bám trụ bảo vệ biển đảo, chỉ mong rằng có được nhiều cờ tổ quốc.

Hiện tại, ở cái nơi sản sinh ra những cơn bão này, nắng Trường Sa làm cờ mau bạc, gió Trường Sa làm cờ mau rách, chỉ hai, ba ngày là phải thay một lá cờ mới, mà số lượng cờ mới mỗi đảo có không phải là vô hạn. Mỗi khi trên cột cờ thiếu vắng ngôi sao vàng trên nền đỏ tung bay kiêu hãnh trong gió, lính đảo cảm thấy như thiếu vắng một cái gì đó rất lớn....Ước muốn cháy bỏng của họ, những người Trường Sa ấy, giờ chỉ có vậy
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
NHỚ TRƯỜNG SA

Sẽ không bao giờ tôi quên buổi chiều đầy nắng đầu tháng 1/2004 khi được chứng kiến cảnh chia tay giữa những người được về đất liền với những người ở lại đảo Sinh Tồn Đông. Những cậu trai khỏe mạnh, rắn rỏi, cương nghị là thế, mà giờ đây ôm chặt lấy nhau, mắt rơm rớm, bịn rịn mãi, dùng dằng mãi, không muốn chia xa.

Họ đã sống với nhau những tháng ngày thật đẹp, nhiều gian khổ nhưng rất vinh quang. Những chàng lính đảo đến từ khắp mọi miền tổ quốc, sống với nhau như anh em ruột thịt trên khoảnh đất bé nhỏ giữa biển khơi bao la mấy năm qua, giờ kẻ ở người đi, không dùng dằng sao được.

Rồi đến lúc không đừng được nữa, người chỉ huy lên tiếng: "Các đồng chí, chúng ta là đàn ông cơ mà...". Rồi anh quay đi rất nhanh. Tôi chợt nhận ra trên mắt anh cũng long lanh những giọt nước mắt.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lại cũng một buổi chia tay nữa, trên đảo chìm Tốc Tan B. Trong ánh chiều chạng vạng, những anh lính thủy đứng thành ngang ở mép đảo chìm rộng khoảng 100m2 giữa mặt biển bắt đầu tối sẫm, tạm biệt những người đồng đội được về bờ sau hai năm gắn bó với đảo.

Sau những tiếng "Dzô dzô" đầy khí thế thay những câu chào, chợt cả người trên bờ lẫn dưới xuồng bỗng im lặng, không khí chùng xuống, mắt mọi người bắt đầu đỏ hoe.

Rồi đột nhiên có tiếng hát, tiếng hát trầm hùng của dàn đồng ca nam to dần trong gió: "Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng. Ta yêu sao làng quê non nước mình. Tình quê hương vút thanh âm khúc quân hành ca...". Đồng đội của những người lính đảo được về bờ hát tặng các anh bài ca của người lính.

Xuồng rời đảo tiếng hát vẫn bay theo. Trời dần tối mà chúng tôi vẫn thấy xa xa kia, nơi đảo chìm nhỏ bé, những cánh tay vẫy mãi không thôi. Hạ sĩ Đỗ Văn Tài tay bám chặt thành xuồng, mở to đôi mắt sáng da diết nhìn về phía đảo, rồi đột nhiên quay sang tôi, giọng thảng thốt: "Anh thấy đảo của chúng em có đẹp không...?"

Tôi quay nhìn về chấm sáng nhỏ xíu giữa mặt biển đen và nghe Tài kể về những viên gạch lát nhiều màu ở tầng 2, những vết sứt trên tường tầng 3, về con cua nhỏ cứ chiều chiều quay về hốc đá ven bờ kè phía nam đảo mà Tài vẫn đến thăm nó, về những người đồng đội thân thương của anh...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Người Trường Sa anh hùng mà dản dị. Đảo Trường Sa bất khuất, kiên cường. Quên sao được những bữa cơm nhiều đồ hộp, vắng rau xanh. Quên sao được những chàng trai ôm đàn ghi-ta 1 dây hát. Quên sao được những cánh diều xếp gọn gàng bên mâm pháo. Quên sao được những dải san hô trắng muốt ẩn mình dưới mặt biển xanh, những đàn cá heo thanh bình tung tăng nhảy trên sóng...

Trường Sa, vùng chủ quyền thiêng liêng, đẹp giàu của đất mẹ Việt Nam, nơi những ai đã đến, sẽ không bao giờ quên.

Tháng 1/2004.
 

thuysinh.tl

Xe container
Biển số
OF-80800
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
5,043
Động cơ
463,487 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
Đọc văn cụ Lầm xúc động quá. Cụ là lều báo có khác
 

darkmanhvn

Xe tải
Biển số
OF-26124
Ngày cấp bằng
20/12/08
Số km
449
Động cơ
492,399 Mã lực
Cảm xúc khi đọc bài của cụ chủ thớt và của cụ Lầm thật đặc biệt và không tìm đc thấy ở sách báo nào khác

Sent from my D6653 using Tapatalk
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,012
Động cơ
538,090 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Em viết theo cảm xúc thôi. Cũng thấy mừng là nhiều ảnh em chụp từ những lần ra Trường Sa giờ đc in trên nhiều pano to và bìa sách :P
2004- 2016, vật chất thì đã đổi khác nhiều. Không còn những ngôi nhà mái tôn mà thay vào đó là những ngôi nhà xây kiên cố với mái ngói đỏ tươi gắn các tấm pin solar. Nhưng vẫn có một thứ không thay đổi: đó là những người lính phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Vẫn là những câu chuyện thiếu nước ngọt, rau xanh. Nắng như nung người vậy mà cả ngày quần quật luyện tập, trực ban, rồi lao động....vậy mà mỗi người lính chỉ được cấp 1 ngày đúng 3 LÍT nước cho tất cả các nhu cầu. 3 lít nước !!!!! có lẽ không đủ cho em tu 3 hơi sau khi đi lòng vòng ngó nghiêng. Câu chuyện máy lọc nước biển thành nước ngọt chỉ là những thứ hão huyền vớ vẩn bởi chỉ có duy nhất một đảo được tặng máy đó thì anh em tâm sự hỏng liên tục và hoạt động cũng chẳng ra sao. Phải ngồi thật lâu, chuyện thật sâu, thật chân tình thì anh em bộ đội mới dám bộc bạch nhiều thứ rất đáng suy tư, day dứt. Có một điều khá buồn là bộ đội tỏ ra dè dặt thậm chí cảnh giác khi trò chuyện với phóng viên nhất là phóng viên trẻ, đó là điều phải suy nghĩ đấy Lầm ạ. Tao toàn bị hỏi : anh có phải là phóng viên không?? khi được nghe câu trả lời :không, tôi là một ọp phơ viên thì câu chuyên đi theo chiều hướng khác hẳn: cởi mở chân tình hơn nhiều.
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,012
Động cơ
538,090 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Vậy là đã 3 ngày rồi em không còn được nghe câu khẩu lệnh quen thuộc : " đã hết giờ nghỉ toàn tàu báo thức, báo thức toàn tàu" vang lên trong hệ thống loa nội bộ. Đi tàu hải quân lần đầu, cũng có nhiều chuyện buồn cuời. Trưa ngày thứ 3 đang nằm trong phòng bỗng thấy chuông ngoài hành lang kêu ầm ĩ, thằng Hưng phó chủ tịch HĐQT Cen Group bật dậy hô : cháy mẹ tàu rồi các ông ạ rồi định nhảy phắt từ giường tầng xuống lao ra cửa. Hóa ra đó là chuông thuyền trưởng báo hiệu tất cả thủy thủ tập trung lên mũi lái chuẩn bị thả neo để vào Song tử Tây. Đau hết cả bụng X_X
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
2004- 2016, vật chất thì đã đổi khác nhiều. Không còn những ngôi nhà mái tôn mà thay vào đó là những ngôi nhà xây kiên cố với mái ngói đỏ tươi gắn các tấm pin solar. Nhưng vẫn có một thứ không thay đổi: đó là những người lính phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Vẫn là những câu chuyện thiếu nước ngọt, rau xanh. Nắng như nung người vậy mà cả ngày quần quật luyện tập, trực ban, rồi lao động....vậy mà mỗi người lính chỉ được cấp 1 ngày đúng 3 LÍT nước cho tất cả các nhu cầu. 3 lít nước !!!!! có lẽ không đủ cho em tu 3 hơi sau khi đi lòng vòng ngó nghiêng. Câu chuyện máy lọc nước biển thành nước ngọt chỉ là những thứ hão huyền vớ vẩn bởi chỉ có duy nhất một đảo được tặng máy đó thì anh em tâm sự hỏng liên tục và hoạt động cũng chẳng ra sao. Phải ngồi thật lâu, chuyện thật sâu, thật chân tình thì anh em bộ đội mới dám bộc bạch nhiều thứ rất đáng suy tư, day dứt. Có một điều khá buồn là bộ đội tỏ ra dè dặt thậm chí cảnh giác khi trò chuyện với phóng viên nhất là phóng viên trẻ, đó là điều phải suy nghĩ đấy Lầm ạ. Tao toàn bị hỏi : anh có phải là phóng viên không?? khi được nghe câu trả lời :không, tôi là một ọp phơ viên thì câu chuyên đi theo chiều hướng khác hẳn: cởi mở chân tình hơn nhiều.
Đoàn lão đi thăm thú nên ào ào. Tụi em đi chậm, sống chậm. Ngủ lại đảo. Sáng sớm lội biển đến trưa.... nên có cơ hội gần gũi lính nhiều hơn, có đc nhiều chuyện hơn.

Cũng buồn vì "một bộ phận" các bạn trẻ làm báo bây giờ.

Em có may mắn đc đi nhiều lần nên chứng kiến sự thay đổi ở Trường Sa qua từng năm. Thay đổi rất lớn đấy các cụ ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top