Cổng chính đang hoàn thiện
Lễ hội chùa Bái Đính
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:ChuabaidinhcoB6.jpg
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân diễn ra từ ngày mùng 6 tết đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất
cố đô Hoa Lư tỉnh
Ninh Bình.
Với ưu thế của một quần thể chùa lớn gồm cả quá khứ và hiện tại, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn ở miền Bắc và là một lễ hội truyền thống điển hình của người Việt Nam. Chùa Bái Đính là một trong những di sản văn hoá quốc gia có giá trị về mặt lịch sử, tâm linh và danh thắng. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra trong suốt mùa xuân. Trước ngày mở hội và ngay cả trong thời gian đón tết, tất cả các động, chùa trên núi Bái Đính đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm khắp vùng quê chiêm trũng. Về phần lễ ở chùa Bái Đính diễn ra tương đối trang trọng vì ở đây không chỉ thờ các vị sơn thần, phật tổ, bà chúa thượng ngàn mà còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức
Lý Quốc Sư,
Quang Trung,
Đinh Bộ Lĩnh. Như vậy, phần lễ gồm tổng hòa toàn thể hệ thống tín ngưỡng tôn giáo ở
Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho.
[37]
Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng thuốc… là những đoàn người trẩy hội. Núi Đính đứng độc lập, sừng sững giữa vùng bán sơn địa, được tạo thành bởi hai dãy núi khép lại hình cánh cung và hướng về phía tây. Lên thăm hang động ở núi Bái Đính, du khách bước trên 300 bậc đá, càng lên cao không khí càng trong lành và thoáng mát, mọi lo toan trong cuộc sống đời thường như bị quên lãng. Theo lộ trình du khách lên hết dốc là tới ngã ba: Bên phải là động thờ Phật, bên trái là động thờ Tiên. Phía trên cửa động Phật có 4 chữ đại tự do
Lê Thánh Tông khắc trên đá: có nghĩa là: “Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp”. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối động sẽ dẫn tới một hang nhỏ hơn, đó là hang thờ
Thần Cao Sơn - một vị tướng tài trấn giữ vùng núi phía tây đất cố đô. Nếu du khách bước tiếp sẽ tới một cửa hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Tương truyền rằng đây là nơi có nhiều cây thuốc quý mà Thánh
Nguyễn Minh Không thường xuống hái lượm mang về chế thuốc tiên.
Du khách đến lễ hội chùa Bái Đính còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước. Cuộc hành hương ấy có thể tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Trẩy hội chùa Bái Đính không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do sự tiếp xúc, hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp của sông nước, đất trời, núi rừng, hang động… Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách. Trẩy hội chùa Bái Đính là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người
Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.