[CCCĐ] Hành hương Yên Tử - Bái Đính - Đền vua Đinh vua Lê - Đền Trần - Phủ Dầy...

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Thiền đường (khách hành hương không được vào)

 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Cây Cẩm tú cầu 2 màu hoa trong vườn Thiền viện

 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Đường ra khỏi Thiền viện

 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Cảm nhận khi đi Yên Tử 2011:

- Thật là 1 nơi thanh tịnh, không xô bồ mặc dù rất náo nhiệt vì khách hành hương đông. Không có cảnh bát nháo mua bán lừa đảo hay giết thịt thú rừng treo lủng lẳng ở quanh khu vực chùa (ngoài chợ thì có bán thịt nai, thịt lợn rừng cả tảng để nguyên lông và cả thịt trâu). Cũng không có cảnh cờ bạc, gian lận như những chỗ khác.
- Không thu vé thắng cảnh, WC hiện đại, sạch sẽ và không thu phí.
- Nên đi vào giữa tháng 2 AL trở ra đề đỡ đông.
- Hàng quán rẻ và sạch sẽ, không hề chặt chém.

Theo em Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử qui mô nhỏ hơn nhiều Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên.
 
Chỉnh sửa cuối:

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Phần 3. Chùa Bái Đính


Chùa Bái Đính là một quần thể chùa được biết đến với nhiều kỷ lục Việt Nam được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất, tượng Phật bằng đồng lớn nhất, chùa có nhiều la hán nhất và nhiều cây bồ đề nhất... Chùa Bái Đính cũng là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam 2010. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1 và dự kiến khánh thành giai đoạn 2 vào năm 2011. Chùa nằm ở phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km.
Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, khu công viên văn hoá và học viện phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm thị, hồ phóng sinh...[1

 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Trên đường ô tô chạy vào đã thấy chập chùng núi non

 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Sau khi chui qua 2 cái hầm như thế này thì mới vào được khu vực chùa



Nhớ bật đèn

 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Rồi chạy qua cây cầu này

 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Hơn 1000 năm về trước, tại Ninh Bình đã có ba triều đại Vua nối tiếp nhau ra đời: nhà Đinh, nhà Tiền Lênhà Lý. Ba triều đại phong kiến này đều rất quan tâm đến đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo; cho nên tại Ninh Bình có rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, trên núi Đính.
Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư nên nó được xem là một phần của Cố đô. Kiến trúc hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt Nam thời nay. Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến nổi tiếng. Chùa Bái Đính được các báo giới tôn vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.[2]




Giếng ngọc

Giếng ngọc của chùa Bái Đính cổ nằm gần chân núi Bái Đính. Tương truyền đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy n­ước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30 m, độ sâu của n­ước là 6 m, không bao giờ cạn n­ước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện tích 6.000 m², 4 góc là 4 lầu bát giác. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam”, ngày 12 tháng 12 năm 2007.
 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Nước giếng xanh như màu ngọc bích

 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Đường lên chùa cổ



Khu Chùa Bái Đính cổ

Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800 m về phía đông nam men theo sườn núi Đính. Khu chùa này nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần.[17] Năm 1997 chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Mặc dù khu chùa có lịch sử hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư tứ trấn nhưng chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý.
 
Chỉnh sửa cuối:

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Hai bên đường là 2 hàng tượng các vị La hán



 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Các bậc đá đi lên chùa cổ: rất cao và trơn, đặc biệt là khi đi xuống (khó đi hơn Yên Tử nhiều)



Trên con đường này có rất nhiều hình thức cờ bạc bịp giăng ra để bắt gà, thành phần chân gỗ bao gồm cả các bà sồn sồn quãng 50 - 60 tuổi. Có những chỗ còn cố tình chơi chắn ngang đường.
 
Chỉnh sửa cuối:

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Nên dừng lại mua gậy: 2K một chiếc

 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Qua cổng này để lên chùa cổ

 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Hang sáng, động tối

Lên thăm hang động ở núi Bái Đính phải bước trên 300 bậc đá, qua cổng tam quan ở lưng chừng núi. Lên hết dốc là tới ngã ba: bên phải là hang sáng thờ Phật và Thần, bên trái là động tối thờ Mẫu và Tiên. Phía trên cửa hang sáng có 4 chữ đại tự "Minh Đỉnh Danh Lam" khắc trên đá do Lê Thánh Tông[18] ban tặng có nghĩa là: “Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp”. Khi lên vãn cảnh chùa trên đỉnh Bái Đính, vua Lê Thánh Tông đã tạc một bài thơ tứ tuỵêt chữ Hán được dịch như sau:[19]
Đính Sơn danh tiếng thực cao xaChe chở kinh thành tự thuở xưaNhân kiệt, địa linh nên vượng khíNúi thiêng cảnh đẹp vững sơn hà. Động dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần của động bằng phẳng. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối hang sẽ dẫn tới một cửa hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Nếu đi tiếp xuống các bậc đá sẽ đến đền thờ thần Cao Sơn. Quay trở lại ngã ba đầu dốc, theo đường rẽ trái khoảng 50m là tới động Tối. Động Tối lớn hơn hang Sáng, gồm 7 buồng, có hang trên cao, có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền bằng phẳng, có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang trần bằng, có hang được tạo hóa ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng. Trong động tối có giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi xuống. Các vị Tiên được thờ ở nhiều ngách trong động.


 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Đường ra cổng trời

 
Chỉnh sửa cuối:

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Cổng trời

 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Đền thờ thần Cao Sơn

Đi hết hang sáng có một lối dẫn xuống sườn thung lũng của rừng cây xưa là đền thờ thần Cao Sơn, vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm. Đinh Bộ Lĩnh từ thưở còn hàn vi đã được mẹ đưa vào sống cạnh đền sơn thần trong động. Khi Đinh Tiên Hoàng Đế dựng kinh đô Hoa Lư cũng cho xây dựng 3 ngôi đền để thờ các vị thần trấn giữ ở 3 vòng thành mà dân gian gọi là Hoa Lư tứ trấn. Theo đó, thần Thiên Tôn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Đông, thần Quý Minh trấn giữ cửa ngõ vào thành Nam và thần Cao Sơn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Tây. Ngôi đền thần Cao Sơn hiện tại được tu tạo có kiến trúc gần giống với đền Thánh Nguyễn, cũng xây tựa lưng vào núi, có hành lang ngăn cách với thung lũng ở phía trước. Theo truyền thuyết, thần Cao Sơn là một trong 50 người con của Lạc Long Quân - Âu Cơ. Đền thờ chính của thần ở Phụng Hóa (Nho Quan, Ninh Bình). Vị thần này có công phù trợ quân Lê Tương Dực diệt được Uy Mục, sau cũng được dân làng Kim Liên rước về thờ và được phong là Cao Sơn đại vương trấn phía Nam kinh thành, một trong Thăng Long tứ trấn.
Theo như thần phả của đền núi Hầu (xã Yên Thắng, Yên Mô, Ninh Bình) thì Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm, con thứ 17 vua Lạc Long Quân, khi đi tuần từ vùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng, đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo, lấy tên mình đặt tên cho cây là Quang lang (dân địa phương vẫn gọi là cây quang lang hay cây búng báng). Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được nhân dân lập đền thờ[20]. Thần Cao Sơn cùng với thần Thiên Tôn và thần Quý Minh là ba vị thần trấn ngự ở ba cửa ngõ phía tây, đông và nam của cố đô Hoa Lư.


 

New_Carens

Xe điện
Biển số
OF-68884
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,534
Động cơ
452,066 Mã lực
Đền thờ thánh Nguyễn

Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không là người sáng lập chùa Bái Đính. Ông là một thiền sư, pháp sư tài danh được vua phong Quốc sư và nhân dân tôn sùng gọi là đức thánh Nguyễn. Khu vực núi Đính nằm cách quê hương đức thánh Nguyễn Minh Không 4 km. Tương truyền khi ông đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện ra các hang động đẹp liền dựng chùa thờ phật và tạo dựng một vườn thuốc quý để chữa bệnh cho dân. Đền thánh Nguyễn nằm ngay tại ngã ba đầu dốc, xây theo kiểu tựa lưng vào núi, trong đền có tượng của ông được đúc bằng đồng.
Quốc sư Nguyễn Minh Không là con người mang ánh xạ của thời đại nhà Lý. Ông đã học hỏi, sưu tầm những kiến thức y học dân gian, hàng ngày tìm thuốc trong vườn Sinh Dược mà trở thành danh y, chữa bệnh lạ cho Vua, sưu tầm và phục hưng nghề đúc đồng – tinh hoa của văn minh Đông Sơn – văn minh Việt cổ mà trở thành tổ sư nghề đúc đồng. Ông khó công tầm sư học đạo, để từ một nhà sư ở từ phủ Tràng An ra kinh thành làm Quốc sư, đứng đầu hàng tăng ni trong nước, danh vọng và đạo pháp đạt đến đỉnh cao. Hành trạng của ông thể hiện nên cái không khí của Phật Giáo thời Lý thần bí, kỳ dị, đầy rẫy sự hoang đường nhưng đóng góp hết sức tích cực vào công cuộc phục hưng và phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam về nhiều mặt: triết lý, văn học, kiến trúc, mỹ thuật, kỹ nghệ… làm nền tảng cho sự phát triển của văn hoá Việt sau này.




 
Thông tin thớt
Đang tải
Top