[CCCĐ] Hành hương miền Trung

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Nhà thờ này được khởi công xây dựng từ năm 1913 cho đến 1918 thì khánh thành. Với một công trình đồ sộ và còn rất chi tiết thì thời gian xây dựng có khi còn nhanh hơn bây giờ nhiều



Hành lang nhà thờ

20220802_175213.jpg



20220802_175217.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Hôm bọn em đến, bên trong nhà thờ đang hành lễ. Để tôn trọng và không làm phiền đến họ, mấy ông dân tộc Kinh, tôn giáo Không đành đứng ngoài ngó vào với lòng thành kính



IMG_20220803_092926.jpg



Hoặc đứng ngoài cầu Chúa như thế này


IMG_20220803_093026.jpg




20220802_175255.jpg
 

kentdju

Xe điện
Biển số
OF-165853
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
3,878
Động cơ
540,442 Mã lực
Hôm bọn em đến, bên trong nhà thờ đang hành lễ. Để tôn trọng và không làm phiền đến họ, mấy ông dân tộc Kinh, tôn giáo Không đành đứng ngoài ngó vào với lòng thành kính






Hoặc đứng ngoài cầu Chúa như thế này


IMG_20220803_093026.jpg




Hình này giống lạy thánh Alah hơn cầu Chúa cụ ah:P
 

Green.R

Xe buýt
Biển số
OF-784507
Ngày cấp bằng
17/7/21
Số km
556
Động cơ
680,069 Mã lực
Em ngắm nhờ cảnh Miền Trung. Em ít được đi Miền Trung
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Có một cái hay là khi làm tượng Đức Mẹ Maria, người ta thường không dập nguyên mẫu. Lần em đến Vương cung thánh đường Nazareth - Nơi được cho là Thiên Sứ Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ Maria rằng bà sẽ mang ân sủng của Chúa. Bên ngoài trời các dân tộc vẽ tranh Đức Mẹ mà mỗi dân tộc vẽ một kiểu: Nhật bản vẽ Đức Mẹ mặc Kimono, Trung Quốc vẽ Đức Mẹ mặc sường xám, Ấn Độ vẽ bà mặc Sari, VN vẽ Đức Mẹ mặc áo dài.....
Ở đây cũng thế, họ lấy 1 cây sến đỏ chạm tượng Đức Mẹ hình người dân tộc nơi đây

20220802_175709.jpg



Cạnh đó là tượng Đức Tổng Giám mục đầu tiên của Kontum: Martial Jannin

20220802_175631.jpg


Bức tượng Pieta này thì quá nổi tiếng rồi, bản gốc của nó nằm trong Tòa thánh Vatican. Có lẽ đây là tác phẩm được copy lại nhiều nhất trên thế giới


20220802_175433.jpg



20220802_175447.jpg
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,060
Động cơ
574,041 Mã lực
Hay quá, lâu lắm mới vào box chuyến đi thì gặp ngay cụ. Chuyện của cụ lúc nào cũng cuốn hút. :)
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,475
Động cơ
740,856 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Cụ viết vẫn hay như ngày nào, dí dỏm quá! Em đọc mà chợt cười vì triết lý đương đại kia lại quay ngược thời gian mí tài chứ. Chã michaeljo không thấy vào động viên bằng hữu gì thế ạ? :D
Lão này viết thì em chỉ dám âm thầm theo dõi chứ ý kiến ý cò lão ấy mắng chết.
 
Biển số
OF-457399
Ngày cấp bằng
29/9/16
Số km
605
Động cơ
210,787 Mã lực
Tuổi
51
Thấy bảo dòng thác nìn xa xa kia là thác Đỗ Quyên nổi tiếng của Vườn quốc gia Bạch Mã. Nghe anh em đồn đi thác này vất vả lắm. Khi còn sức khỏe thì cứ leo xuống chân thác, đến khi mệt rồi thì lại phải đi lên. Cái này nó cũng giống Grand Canyon ở Mỹ, khi xuống ai đấy cũng hăm hở. Nhưng khi đi lên thì phải thuê lừa/ ngựa lên. Nghe đồn ở Bạch Mã chẳng có lừa ngựa gì đưa lên hết, mà chỉ có các cô gái địa phương cõng lên thôi. Em cũng chẳng biết đúng hay không, nhưng mà như thế nhục quá. Nên thôi, hôm nay em đứng từ xa chiêm ngưỡng cái thác này cũng là xong các cụ ạ. lần sau đỡ phỉa trèo xuống nữa :))


20220802_075213.jpg


Qua hầm mũi trâu, chẳng biết ông nào đặt tên nhưng nhìn 2 cái lỗ hầm giống hai lỗ mũi con trâu phết


20220802_080316.jpg



20220802_080332.jpg
Đoạn cao tốc cụ vừa chạy tên là cao tốc La Sơn - Túy Loan và trên đoạn đó có hầm Mũi Trâu.. dự án này do chính em phu trách hồi còn làm bên Tổng Cty Tư vấn thiết kế GTVT.. dự án này sau vài lần trì hoãn mới được hoàn thành tầm 2 năm trước.. làm dự án này thực sự vất vả từ thiết kế đến thi công em tuổi Quý Sửu nên các lãnh đạo bảo phụ trách dự án có hầm Mũi Trâu cho phong thủy.. 😝 :))
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đêm đó bọn em chạy về Măng Đen ngủ, do trời đã tối nên chẳng nhìn được cảnh vật ngoài đường gì hết dù cho mấy ông anh bảo đẹp lắm nào là thông hai bên đan vào tạo thành cái vòm....

Đến hơn 7h tối cái cổng chào Măng đen mới hiện ra


20220802_190806.jpg


Một ông anh trong nhóm phượt nửa mùa, cùng lái xe đi từ Nha Trang lên đây trước và đã đặt một cái Hôm Tây cho bọn em ở. Đến không cần đi tìm phòng chỉ việc vào check in thôi


20220802_191932.jpg


Homestay này nhìn cũng khá bắt mắt


20220802_191928.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Chủ nhà theo Catholic nên có tượng Mẹ Maria dựng ngoài sân


20220802_192020.jpg


Có 3 chú cún con đứng canh cửa, khách đến mừng rối rít


20220802_192143.jpg


Trong nhà cũng khá sạch sẽ, thế là đủ. Bọn em cũng không quá cầu kỳ về chỗ ngủ


20220802_192228.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Cậu em chủ Hôm tây recommend đến Nhà hàng Măng đỏ ăn, nhà hàng này khá đẹp. Nhưung bọn em đến nơi họ đang tổ chức ca múa nhạc gì đó. Nhưng đáng tiếc là họ mở loa quá to làm cho bộ ngực của mấy cô gái ngồi bàn đầu rung lên bần bật như gặp bão cấp 12. Bọn em thì lại quá già để thưởng thức âm nhạc và sự rung lắc đó. Nên lắc đầu đi tìm quán khác


20220802_194101.jpg



20220802_194128.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Ở Măng đen có quán gà nướng bà Sinh khá nổi tiếng và là quán đầu tiên của khu vực này. Nhưng mỗi tội hay hết sớm. Tầm 18h30-19h là hết sạch gà rồi. Nên bọn em đến quán tên là "Đặc sản miền núi" ăn gà

Anh em đi phượt vùng này đều khen món gà nướng ở Măng đen. Đầu tiên em cũng bán tín bán nghi, gà thì đâu chẳng giống nhau. Nhưng khi họ đem ra thì ngon thật sự các cụ ạ. Em đi cũng khá nhiều nhưng thật sự chưa bao giờ ăn con gà nướng ngon thế.
Không những ngon mà lại còn rẻ nữa. Một con gà to như thế này (hơn 2kg) có 220K VND


IMG_20220803_093053.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Măng đen được coi là Đà Lạt II của vùng Tây Nguyên, Nhiệt độ ở đây giữa mù hè chỉ xê dịch từ 16- 27 độ. Họ cũng đã từng quy hoạch để phát triển du lịch. và khi có dự án quy hoạch thì các quan chức là người biết sớm nhất và họ mua một loạt biệt thự xây thô để đó rồi bỏ hoang làm cho thị trấn này thêm nhếch nhác. Nhưng thực sự Măng Đen rất khó trở thành khu du lịch vì hai lý do sau:

1. Khu vực có khí hậu mát mẻ quá nhỏ, chỉ trong bán kính tầm 3km. Ra khỏi vùng bán kính đó nhiệt độ lại nóng như thường. Nên khó có thể làm một khu nghỉ mát với quy mô lớn
2. Măng đen không nằm trên trục đường chính nối các tỉnh Tây Nguyên và đồng bằng với nhau. Khá là ngặt đường. Bọn em chạy trên con đường từ đây về An Khê cả nửa ngày không gặp xe ngược chiều nên về giao thông không phải điểm mạnh



IMG_20220803_093134.jpg



IMG_20220803_093214.jpg



20220803_070439.jpg
 
Biển số
OF-457399
Ngày cấp bằng
29/9/16
Số km
605
Động cơ
210,787 Mã lực
Tuổi
51
Phải nói là Mayrena khá thông minh, khi hắn biết dùng "quyền lực thứ 4" để gây sức ép công nhận quốc gia của hắn.

Sau khi về thăm hoàng hậu Ahnaia với chăn gối lạnh nhạt, cắt đặt mọi việc xong Mayrena đi hải Phòng.
Tại đây nhờ bố và anh trai của Dalberg, Mayrena tiếp xúc với giới doanh nhân châu Âu ở Hải phòng và gặp gỡ báo chí, tổ chức họp báo về vương quốc của mình trên cao nguyên. Cũng may cho Mayrena là nền báo chí thời Pháp thuộc khá cởi mở và chính quyền thuộc địa không có ban Tuyên giáo.... chứ không có đợi đến mùa quýt cũng chẳng báo nào dám đăng cuộc họp báo của hắn.

Sự ra đời của Vương quốc Sedang - đứng đầu là một người Pháp đã gây tiếng vang không chỉ ở Đông Dương mà còn lan đến châu Âu. Nhưng chính quyền Pháp vẫn đáp lại bằng cách im lặng.

Bực mình vì thái độ thờ ơ của chính phủ Pháp, Mayrena xuống tàu đi Hongkong, ở đây hắn bí mật gặp gỡ lãnh sự quán Đức, Anh ở Hongkong chém gió về vương quốc rộng lớn với những cô gái mông to, ngực nở... và quann trọng nhất là còn rất nhiều tài nguyên nằm sâu dưới lòng đất chưa được khai thác. hắn hứa nếu như được hai quốc gia đó công nhận hắn sẽ cho Đức vào khai thác, Anh được toàn quyền được bán thuốc lá, trà... cho Vương quốc có tới 5 triệu dân (bốc phét) của hắn.

Nhưng Mayrena khá không ngoan khi hắn luôn biết mặc cả hai bên. Sau vài tuần ở Hongkong, hắn về châu Âu hòng mặc cả thêm với Pháp.

Paris đón hắn với ngập tràn cờ hoa, vì lúc này tiếng tăm về một vương quốc nhỏ bé nhưng với những con người thân thiện và giầu tài nguyên gây xôn xao các phòng khách tại Paris. Hết những vị Bá tước, Nam tước... xin cầu kiến hắn.... Và hắn đã được tiếp kiến tổng thống Pháp.

Trong khi mọi việc còn chưa ngã ngũ thì tin đồn Mayrena bí mật thỏa thuận với Đức, Anh về việc cho khai thác tài nguyên rồi độc quyền buôn bán với Vương Quốc Sedang làm người Pháp nổi giận. Họ lập tức kích động và chia rẽ các bộ tộc trong vương quốc của hắn. Nhưunxg người Djarai xé bỏ hiệp ước tấn công người Bahna, Sedang.... và tất nhiên triều đình của Mayrena không thể dẹp nổi vì không có quân đội, vũ khí.... và hơn hết Nội các của Mayrena toàn người nước ngoài, ngoài chuyện không am hiểu văn hóa bản địa thì cũng không phải cùng tộc người với các bộ tộc. Nên vương quốc của hắn nhanh chóng sụp đổ. Lúc này người Pháp cử một vị Công sứ lên dẹp loạn và sa thải toàn bộ Nội các cũng như các vị Công, hầu, bá, tử tước của Mayrena đặt ra.

Thất vọng hoàn toàn về nhữung người đồng hương, Mayrena chạy sang Bỉ định nhờ vua Bỉ là Leopold đệ nhị giúp đỡ. nhưung ở đời phù thịnh chứ ai phù suy. hơn nữa vì một vương quốc chẳng biết nó ra sao? ở đâu mà ngu gì đi đương đầu với Pháp nên tất cả những chính khách mà Mayrena tiếp xúc đều từ chối hắn.

Thất vọng, Mayrena lên tàu trở về Đông dương, hòng vực dậy vương quốc của hắn. nhưung khi tàu vưuà cập bến Singapore viên lãnh sự Pháp ở đây vốn là bạn cũ với hắn ra tận cảng đón tiếp. Sau khi bù khú ở một hộp đêm nổi tiếng với vô vàn rượu ngon, gái đẹp, viên lãnh sự nói nhỏ với hắn rằng hãy trốn ngay lập tức. Vì hắn đã bị kết tội phản quốc và lệnh bắt hắn đang chờ ở Saigon.
Hốt hoảng Mayrena liền bỏ đi sang một hòn đảo ở Malaysia. Tại đây hắn sống một cuộc đời nguyên thủy với thổ dân của hòn đảo này. Và vào một ngày cuối năm 1890, Mayrena đi vào rừng và bị một con rắn độc cắn chết. Kết thúc một cuộc đời phiêu bạt, lãng tử



20220802_144008.jpg



20220802_144427.jpg



20220802_150718.jpg
Em có đọc được thì Quốc vương xứ Sedang với niên hiệu Marie Đệ nhất tự phong này có cái tên cúng cơm dài loằng ngoằng là Auguste Jean-Baptiste Marie Charles David gọi tắt là David de Mayréna sau bao thăng trầm thì Marie đệ nhất xứ Sedang died tại hòn đảo hẻo lánh Tioman thuộc Malaysia.
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Nhưng đừng có đùa với giá đất ở đây. Buổi sáng, cậu em chủ nhà ra chém gió cùng chúng tôi, cậu ta nói đất ở đây cỡ 1.000m2 cũng phải 1 triệu USD. Bọn em lắc đầu lè lưỡi, không hiểu với một cái thị trấn heo hút như thế này bỏ ra cả triệu USD đầu tư ở đây để làm cái gì?



20220803_070021.jpg



20220803_070232.jpg



20220803_070235.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Em có đọc được thì Quốc vương xứ Sedang với niên hiệu Marie Đệ nhất tự phong này có cái tên cúng cơm dài loằng ngoằng là Auguste Jean-Baptiste Marie Charles David gọi tắt là David de Mayréna sau bao thăng trầm thì Marie đệ nhất xứ Sedang died tại hòn đảo hẻo lánh Tioman thuộc Malaysia.
Thì đúng đó cụ, em cũng viết là bị rắn độc cắn ở hòn đảo thuộc Malaysia đó
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Cả cái thị trấn này chỉ có 2,3 quán bán ăn sáng. Nên cũng dễ hiểu là trong 1 quán họ sẽ bán búa xua mọi thứ. Từ bún, bánh canh... cho tới bánh hỏi, lòng heo....Nhưng được cái ăn cũng được và không đến nỗi nào.


20220803_074600.jpg




20220803_071715.jpg



20220803_071919.jpg



20220803_072140.jpg



20220803_072353.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Thị trấn Măng đen này bây giờ thì rặt người Kinh thôi. Nhưng ngày xưa đây là đất của người Jrai (Djarai/ Jarai) nên em chém về sắc tộc này một chút

Gốc gác người Jrai thì cũng nhiều thuyết lắm. Nhưng có một điều không thể chối cãi là họ có liên hệ mật thiết với người Chăm. Vào năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông của Đại Việt đánh thành Đồ Bàn, tàn sát và chém đầu hơn 4 vạn người Chăm và bắt 3 vạn người về bắc (Em sẽ viết về trang sử đẫm nước mắt của người Chăm sau), người Chăm chạy tứ tán, nhóm thì sang Java, nhóm thì chạy vào Phan Rang, nhưng có một nhóm lớn chạy lên Tây Nguyên. Ở đây có sự giao thoa về tiếng nói và chữ viết nên ngôn ngữ của người Jrai rất giống người Chăm và họ hoàn toàn hiểu nhau khi nói chuyện.

Người Jrai có cặp mắt dữ tợn và linh hoạt, tính khí có vẻ cộc cằn, ngoài tương đồng ngôn ngữ với người Chăm họ còn tương đồng với người Chăm rất nhiều về lễ hội và một trrong những phong tục đó là phong tục thờ cúng người chết.

Bất kỳ một dân tộc nào khi muốn tìm hiểu văn hóa của họ thường bắt đầu bằng những phong tục. Mà một trong những phong tục quan trọng của các dân tộc là tục thờ cúng người chết


20220803_070453.jpg



20220803_070504.jpg



20220803_070455.jpg
 
  • Vodka
Reactions: UFA

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
538,715 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Người Chăm thì ảnh hưởng nặng của Hindi giáo nên khi chết họ thường thiêu, còn người Jrai thì lại chôn thành những nhà mồ cẩn thận. Trong nhà mồ của người Jrai người ta thấy có rất nhiều pho tượng kỳ lạ, vẻ mặt đăm chiêu, hai bàn tay đặt lên đầu gối trầm tư. Trong nhà mồ người Jrai cũng bày lên các đồ vật mà người sống sử dụng hàng ngày: gạo, nước, vũ khí và rượu cũng đựng trong các quả bầu khô.
Trong vòng một năm sau khi chết, trên bàn thờ bằng tre họ cúng các đồ ăn như trâu bò, lợn, gà... Hết một năm họ làm lễ "bỏ mả" họ nhẩy múa, ca hát để linh hồn người chết được vui. Và sau ngày đó cắt bỏ hoàn toàn sự ràng buộc giữa người chết và người sống.


20220803_070536.jpg



20220803_070613.jpg



20220803_070546.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top