Các cụ có thói quen lặp lại lời của báo chí, mà không hiểu thực chất vấn đề là gì.
Người bán có quyền quyết định giá bán, không có luật nào kết tội bán giá cao, hay bán cho mỗi nơi một giá. Ngay cả một bà bán thịt lợn ở chợ cũng có quyền này.
Còn chia nhau tiền, đấy là tham nhũng, hối lộ.
Trong trường hợp này, các cụ nói không đúng trọng tâm rồi.Ô thế hoá ra là tội hối lộ chứ nhỉ,
Mà chênh lên thật cao nó có trái luật đấu thầu ko?
Điều khoản nào trong luật yêu cầu giá bán phải bằng với giá nhập mà can tội "kê khống"??
Thiết bị nhập về trong bill hải quan có đi kèm với dịch vụ đào tạo, support vận hành, bảo trì ko? Thế "chênh" với "kê khống" cái chỗ nào?
Cụ cho em hỏi luật pháp quy định chênh bao nhiêu so với giá nhập thì nó là "kê khống" giùm em cái.
Đây là chuyện con robot mổ não ở BV Bạch mai. Nó là dịch vụ đặt máy-vận hành-thu tiền chứ không phải đấu thầu, không thể lấy luật đấu thầu ra soi.
Cụ Anita nói rằng đây không phải là nâng khống giá, tội nằm ở chỗ khác. Nói thể cũng không thỏa đáng, vì bệnh viện Bạch mai là BV công 100%, nghĩa là chủ bệnh viện là Nhà nước chứ không phải giám đốc bệnh viện. Giám đốc bệnh viện chỉ là người làm thuê cho Nhà nước.
Với tư cách là người làm thuê, anh có nghĩa vụ phải trung thực. Người bán có quyền đặt giá tùy thích, anh thấy đắt thì không mua. Chứ anh không thể toa rập với người bán nâng giá lên, móc túi ngân sách Nhà nước và nhét chênh lệch vào túi riêng.
Đó chính là lý do tại sao lại nói "nâng khống giá". Nếu chuyện mua bán được thực hiện thẳng thừng, bên bán nhận toàn bộ số tiền, thì có nâng giá lên 100 lần cũng không sao. Nhưng khi bên bán và nhân viên bên mua (trong trường hơp này là ban GĐBV) thỏa thuận nâng giá lên để lấy tiền chủ (Nhà nước) bỏ túi thì đó chính là "nâng khống giá".