[Funland] Hại não quá, nhờ các cụ giúp em với

luongkho

Xe hơi
Biển số
OF-200129
Ngày cấp bằng
29/6/13
Số km
100
Động cơ
324,030 Mã lực
Thôi em cố gắng giải theo cách dễ hiểu nhất coi lớp 5 hiểu không nhé:
v1: vận tốc nước, v2: vận tốc cano, S: quãng đường AB, t: thời gian để bèo trôi

Từ 2 ý đầu ta có:
S = 3*(v1 + v2) = 5*(v2-v1) => v2 = 4*v1

Vậy S = 15*v1

t = S/v1 = 15*v1/v1 = 15

Hy vọng giúp được bé!
Làm em nhớ... cô giáo quá! :)
 

luongkho

Xe hơi
Biển số
OF-200129
Ngày cấp bằng
29/6/13
Số km
100
Động cơ
324,030 Mã lực
Các bác ở đây vui tính thiệt. Chắc em xin phép ở chơi đây lâu với các bác nhé! Thỉnh thoảng em cũng có lai rai, giờ thì không còn sức để nốc rồi, vài chai thôi à! Hy vọng có dịp giao lưu với các bác!
 

My Hao

Xe container
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
5,348
Động cơ
1,514,517 Mã lực
Theo kết quả quan trắc hết sức nghiêm túc của các nhà khoa học về thủy động lực thì đám bèo đã trôi từ A đến B trong thời gian 7 ngày 3 giờ 21 phút. Kết luận là các cháu và bố các cháu đều giải toán sai bét.

Địa điểm tiến hành thí nghiệm là sông Sài Gòn (khúc Thanh Đa) vốn chịu tác động của chế độ bán nhật triều.
 

tuanzs

Xe container
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
9,595
Động cơ
526,482 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Xem topic nào về giáo dục ũng thấy các cụ kêu rồi nhiều cụ mang tư duy của người lớn áp đặt lên trẻ con. :(
Em chả bênh gì cái nên GD nước nhà nhưng em thấy các chém khiếp quá. Nếu cụ nào đã từng ngồi học toán với con nhất là chương trình lớp 4, 5 và lúc con ôn thi cấp 2 thì chắc không chém như thế này đâu.

Gửi các cụ mấy bài thuộc dang hại não các Bố trong khi F1 nó làm băng băng :))

Bài 1: Trâu Bò húc nhau
Một con trâu và một con bò ở cách nhau 200m lao vào húc nhau. Ở trán con trâu có một con ruồi, nó bay tới đầu con bò, rồi lại bay đến đầu con trâu, rồi lại bay đến đầu con bò,…cứ bay qua bay lại như vậy cho đến lúc trâu và bò húc phải nhau thì ruồi ta chết bẹp. Tính quãng đường ruồi đã bay.
Biết rằng: Trâu chạy với vận tốc 9 m/giây
Bò chạy với vận tốc 11m/giây
Ruồi bay với vận tốc 14 m/giây.

Bài 2: Gà và Chó
Vừa gà, vừa chó
Ba mươi sáu (36) con
Bó lại cho tròn
Đếm đủ 100 chân.
Hỏi: Có bao nhiêu con gà và bao nhiêu con chó?

Bài 3: Lên dốc - Xuống dốc
Quãng đường từ A đến B gồm một đoạn lên dốc và một đoạn xuống dốc. Một người đi từ A đến B hết 21 phút rồi trở về từ B đến A hết 24 phút. Hãy tính quãng đường AB. Biết rằng vận tốc của người đó khi lên dốc là 2,5km/giờ và khi xuống dốc là 5km/giờ.

Bài 4: Phép nhân sai
Một HS thực hiện phép nhân một số với 123. Do sơ ý nên từng tích riêng, em không sắp lùi sang trái 1 chữ số như quy định nên có tích sai là 27402. Hỏi tích đúng là bao nhiêu?

Bài 5: Vận tốc trung bình
An mỗi ngày đi học từ nhà đến trường trên con đường nghiêng dốc nên lúc đi với vận tốc 4km/giờ, khi về thì với vận tốc 6km/giờ.
Hãy tính vận tốc trung bình cả đi lẫn về của An?

Bài 6: Tính quãng đường
Ất đi từ A đến B, cùng lúc ấy Sửu đi ngược chiều từ B về A. Hai người gặp nhau lần đầu cách A 7km. Ất tiếp tục đi về đến B và Sửu cũng tiếp tục đi về đến A, hai người quay lại gặp nhau lần thứ hai tại một nơi cách B 4km. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu km?

Bài 7: So sánh diện tích 2 tam giác
Cho tam giác ABC. Trên cạnh BC lấy điểm I, sao cho IB=IC. Nối AI, trên đoạn AI lấy điểm M để có MI=1/2AM. Nối và kéo dài đoạn CM cắt cạnh AB tại N. So sánh diện tích 2 hình tam giác AMN và BMN.

Bài 8: Tìm thành phần trong phép chia có dư
Khi thực hiện phép chia hai số tự nhiên thì được thương là 6 và dư 51. Tổng của số bị chia, số chia, thương và số dư bằng 969. Hãy tìm số bị chia và số chia trong phép chia này.
 

TiP

Xe tải
Biển số
OF-49117
Ngày cấp bằng
20/10/09
Số km
438
Động cơ
462,050 Mã lực
Ca nô đi xuôi dòng hết 3h nên một giờ đi được 1/3 dòng sông
Ca nô đi ngược dòng hết 5h nên một giờ đi được 1/5 dòng sông
Do đó một đám bèo trôi 1 giờ được (1/3-1/5):2=1/15 dòng sông
Vậy dám bèo Cần 15 giờ thì hết khúc sông
Lằng nhằng nhỉ, em dốt toán, mãi mới hiểu đc :P
 

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,387
Động cơ
574,466 Mã lực
Làm những bài này xong chắc lớn lên kiếm sống bằng nghề tính vận tốc dòng chảy ah?. Lấy gì đảm bảo là khi cano chạy xuôi chiều, vận tốc sẽ tương đương với vận tốc của cano + vận tốc dòng nước? Vãi cái hệ thống giáo dục này!
 

luongkho

Xe hơi
Biển số
OF-200129
Ngày cấp bằng
29/6/13
Số km
100
Động cơ
324,030 Mã lực
Xem topic nào về giáo dục ũng thấy các cụ kêu rồi nhiều cụ mang tư duy của người lớn áp đặt lên trẻ con. :(
Em chả bênh gì cái nên GD nước nhà nhưng em thấy các chém khiếp quá. Nếu cụ nào đã từng ngồi học toán với con nhất là chương trình lớp 4, 5 và lúc con ôn thi cấp 2 thì chắc không chém như thế này đâu.

Gửi các cụ mấy bài thuộc dang hại não các Bố trong khi F1 nó làm băng băng :))
Đúng là mới nhìn hơi choáng. Cũng muốn cố tìm cách giải đơn giản nhất hoặc bằng suy luận nhưng đúng là cái đầu mình bây giờ không trở về tuổi thơ được rồi. Mạn phép nói vài cách giải. Bác có cách giải kiểu suy luận đơn giản thì chỉ em với nhé, em rất thích cách "bình dân". Không biết F1 của bác là lớp mấy?

Bài 1. Vui nhất bài này vì mới nhìn hết hồn, thấy phức tạp quá. Nhưng hóa ra con ruồi bay với vận tốc đó trong khoảng thời gian 2 con thú hôn nhau. Nên chỉ cần tính thời gian 2 em đó hôn được nhau và nhân với vận tốc ruồi là được rồi.

Bài 2. Bài này có dư dữ kiện không? Vì 2 gà = 1 chó, tổng 36 con thì đủ tính ra chó, gà rồi?

Bài 3. Gọi S là quãng đường thì 2 lần đi về coi như lên dốc 1 S + xuống dốc 1 S. Vậy S/2.5 + S/5 = 0.75 giờ (45 phút). Tính ra S

Bài 4: Lâu rồi em không nhân bằng tay nên em không hình dung được để tính rồi. Nhờ bác chỉ thôi

Bài 5: Cùng quãng đường nên em nghĩ cứ công bình quân chia đôi vận tốc vậy. Có sai không bác?

Bài 6: Em hơi thắc mắc chút: Ất và Sửu về tới đích là quay lại ngay hay còn chờ nhau cùng xuất phát ngược lại?

Bài 7: Chắc em phải lấy công thức diện tích tam giác ra để tính. Bác có cách suy luận nào gọn lẹ không?

Bài 8: Em cũng không còn chia bằng tay để lấy số dư nên không biết cách nào suy luận lẹ hơn. Chứ theo 2 phương trình 2 biến để giải bài này chắc không được hay.

Giải mấy bài này em cũng hơi xấu hổ với bác. Nhưng trên tinh thần tập thể dục cho não chút chút cũng tốt nên em làm đại, có gì nhờ bác chỉ thêm cho vui.
 

hanhlata

Xe đạp
Biển số
OF-99955
Ngày cấp bằng
13/6/11
Số km
36
Động cơ
398,140 Mã lực
Bài 1 Trâu bò húc nhau hại não quá cụ ợ :)))
Công nhận bây giờ sao mà toán thấy khó thế, mà cách làm bây giờ cũng khác xưa nhiều, giải ra rồi lại phải giải thích dạy lại theo đúng phương pháp trẻ con bây giờ đang học nữa
 

hanhlata

Xe đạp
Biển số
OF-99955
Ngày cấp bằng
13/6/11
Số km
36
Động cơ
398,140 Mã lực
Bài 1: Thời gian trâu bò gặp nhau là : 200 : (9+11) = 10s
Quãng đường ruồi bay là: 14 x 10 = 140 m

Em dự là vậy, không biết đúng không? Mong cụ chỉ giáo
 

tuanzs

Xe container
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
9,595
Động cơ
526,482 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Đúng là mới nhìn hơi choáng. Cũng muốn cố tìm cách giải đơn giản nhất hoặc bằng suy luận nhưng đúng là cái đầu mình bây giờ không trở về tuổi thơ được rồi. Mạn phép nói vài cách giải. Bác có cách giải kiểu suy luận đơn giản thì chỉ em với nhé, em rất thích cách "bình dân". Không biết F1 của bác là lớp mấy?

Bài 1. Vui nhất bài này vì mới nhìn hết hồn, thấy phức tạp quá. Nhưng hóa ra con ruồi bay với vận tốc đó trong khoảng thời gian 2 con thú hôn nhau. Nên chỉ cần tính thời gian 2 em đó hôn được nhau và nhân với vận tốc ruồi là được rồi.

Bài 2. Bài này có dư dữ kiện không? Vì 2 gà = 1 chó, tổng 36 con thì đủ tính ra chó, gà rồi?

Bài 3. Gọi S là quãng đường thì 2 lần đi về coi như lên dốc 1 S + xuống dốc 1 S. Vậy S/2.5 + S/5 = 0.75 giờ (45 phút). Tính ra S

Bài 4: Lâu rồi em không nhân bằng tay nên em không hình dung được để tính rồi. Nhờ bác chỉ thôi

Bài 5: Cùng quãng đường nên em nghĩ cứ công bình quân chia đôi vận tốc vậy. Có sai không bác?

Bài 6: Em hơi thắc mắc chút: Ất và Sửu về tới đích là quay lại ngay hay còn chờ nhau cùng xuất phát ngược lại?

Bài 7: Chắc em phải lấy công thức diện tích tam giác ra để tính. Bác có cách suy luận nào gọn lẹ không?

Bài 8: Em cũng không còn chia bằng tay để lấy số dư nên không biết cách nào suy luận lẹ hơn. Chứ theo 2 phương trình 2 biến để giải bài này chắc không được hay.

Giải mấy bài này em cũng hơi xấu hổ với bác. Nhưng trên tinh thần tập thể dục cho não chút chút cũng tốt nên em làm đại, có gì nhờ bác chỉ thêm cho vui.
Cụ ơi, chẳng qua mình già nên cứ hay suy luận lằng nhằng chứ với bọn cấp 1 thì các dữ liệu đưa ra cần được hiểu theo cách đơn giản nhất có thể.
F1 nhà em học lớp 6, hồi lớp 5 em phải chiến với nó suốt. Ở cấp 1 bọn nó có 10 dạng toán cơ bản từ số học, toán tuổi, phân số, chuyển động, hình học... đến cuối cùng là logic :(
Hồi đầu em toàn phải hoãn binh đấy, chả làm nổi phải lên hỏi giáo viên của con và được cô quảng cho 1 tập bài giảng cả lý thuyết lẫn bài tập về mất hẳn 2 ngày lọ mọ đọc đọc vẽ vẽ mới làm được theo kiểu bọn nó.
Mớ tài liệu này em cất rất cẩn thận để dành cho F1.2 thê mà Gấu nó dọn kho bán đồng nát sạch bách rồi, phí quá.

Nói chung toán TH không đơn giản, em bỏ 1 thời gian quay thì lại vò đầu bứt tóc không giải nổi.

Cụ còn nhanh hơn em nhiều. :D
 

LFC

Xe hơi
Biển số
OF-200879
Ngày cấp bằng
5/7/13
Số km
153
Động cơ
323,924 Mã lực
Em rảnh rỗi, lần này tự giải toán cho vui ạ...

Bài 4: Gọi số đó là A. Khi nhân A với 123, nhưng do sơ ý nên từng tích riêng, không sắp lùi sang trái 1 chữ số như quy định nên tích sẽ là A*1 + A*2 + A*3; trong khi tích đúng sẽ phải là A*100 + A* 20 + A*3 (là kết quả của việc lùi tích riêng sang trái một 1 chữ số).

Tích sai là 27402, tức A*1 + A*2 + A*3 = A*6 = 27402 => A = 4567 => Tích đúng là:561741
 

LFC

Xe hơi
Biển số
OF-200879
Ngày cấp bằng
5/7/13
Số km
153
Động cơ
323,924 Mã lực
Bài 7: Em không biết cụ trên kia nói lấy công thức tính diện tích ra làm là dư lào, nhưng em làm thế này ạ:



dt(diện tích)MIC = 1/2 dt AMC do đáy MI = 1/2 AM và có chung chiều cao hạ từ C (1)
dt BMI = dt MIC do đáy BI = IC (giả thiết của đề bài) và có chung chiều cao hạ từ M (2)
Từ (1) và (2) => dt BMI + dt MIC = dt AMC, tức dt BMC = dt AMC
Do hai tam giác BMC và AMC có diện tích bằng nhau, lại có chung đáy MC nên chiều cao hạ từ các đỉnh A là AA1 và từ B là BB1 xuống đáy MC phải bằng nhau; tức AA1 = BB1
Hai tam giác BNM và AMN có chung đáy MN, có chiều cao từ hai đỉnh hạ xuống đáy chung bằng nhau là AA1 = BB1 nên chúng có diện tích bằng nhau.

Em không biết làm cách nào cho nhỏ hình lại ạ. Cụ nào biết bầy cho e để e thao tác với ạ. Tks
 
Chỉnh sửa cuối:

33A-7777

Xe tải
Biển số
OF-154572
Ngày cấp bằng
29/8/12
Số km
297
Động cơ
356,210 Mã lực
Nơi ở
187 Giảng võ - Cục Thuế tp Hn
Bài toán giống " hỏi xoáy đáp xoay" quá cụ ah! Toán Trẻ con mà khó kinh :((
 

LFC

Xe hơi
Biển số
OF-200879
Ngày cấp bằng
5/7/13
Số km
153
Động cơ
323,924 Mã lực
Bài 8:
Khi thực hiện phép chia hai số tự nhiên thì được thương là 6 và dư 51. Tổng của số bị chia, số chia, thương và số dư bằng 969
=> Số bị chia + số chia = 969 - 6 - 51 = 912
Mà Số bị chia = Số chia * 6 + 51 (số dư) => Số chia * 6 + 51 + Số chia = 912 => Số chia * 7 = 912 - 51 = 861
=> Số chia = 861 / 7 = 123; Số bị chia = 123 * 6 + 51 = 789

À, mà giai lớn nhà e đi qua, thấy e cặm cụi tính toán, nhòm vào màn hình và nói: "đây là toán lớp 4 mà" :P
 

LFC

Xe hơi
Biển số
OF-200879
Ngày cấp bằng
5/7/13
Số km
153
Động cơ
323,924 Mã lực
Bài 3: Lên dốc - Xuống dốc
Quãng đường từ A đến B gồm một đoạn lên dốc và một đoạn xuống dốc. Một người đi từ A đến B hết 21 phút rồi trở về từ B đến A hết 24 phút. Hãy tính quãng đường AB. Biết rằng vận tốc của người đó khi lên dốc là 2,5km/giờ và khi xuống dốc là 5km/giờ.

Giải: C
A ______________+___________________ B

Từ A đến B có 1 đoạn lên dốc và 1 đoạn xuống dốc. Giả sử AC là đoạn lên dốc, CB là đoạn xuống dốc.
Khi đi từ A đến B mất 21 phút, tức: AC (km)/2,5 (km/h) + CB / 5 = 21/60 giờ (e quy đổi cho cùng thứ nguyên ạ) (1)
Vậy khi đi từ B ngược lại thì BC là là đoạn lên dốc và CA là đoạn xuống dốc, đi hết 24 phút, tức CB (km)/2,5 (km/h) + CA / 5 = 24/60 giờ (2)
Cộng (1) và (2) ta có:
AC /2,5 + CB/5 + CB/2,5 + CA/5 = 21/60 + 24/60 = 45/60 = 3/4

(AC + CB)/2,5 + (CB + CA)/5 = 3/4

AB/2,5 + AB/5 = 3/4 => 3*AB/5 = 3/4 => AB = 5/4 = 1,25 km

À, nhân bài về vận tốc thì bài 5 là không đủ dữ kiện để giải, vì không có giả thiết về thời gian (ví dụ, lúc về đi mất nhiều thời gian hơn lúc đi 10 phút chẳng hạn...) - bởi vận tốc trung bình được tính bằng tổng quãng đường chia tổng thời gian đi.
 
Chỉnh sửa cuối:

ft03733

Xe hơi
Biển số
OF-187840
Ngày cấp bằng
1/4/13
Số km
157
Động cơ
333,560 Mã lực
Em là dân toán nhưng thấy đầu bài thiếu dữ liệu quá nên chả dám giải. Các cụ ở trển lập luận đúng nhưng dựa trên dữ liệu bên ngoài ợ.
Các F1 giờ quả thật là thiên tài
Toán lớp 5 như bài này thì thường thôi. Nếu cụ nào có F1 học ở TT học mãi thì sẽ thấy trong các chuyên đề có nhiều bài còn khó hơn. Nhưng khó mấy lên đây các cụ of đều giải được cả. Em cũng đã từng phải lên đây nhờ các cụ rồi.
 

LFC

Xe hơi
Biển số
OF-200879
Ngày cấp bằng
5/7/13
Số km
153
Động cơ
323,924 Mã lực
Ô, e đọc không kỹ, hóa ra bài 3 có cụ giải rồi :P. Em có cần xóa bài của e không các cụ nhỉ?
 

luongkho

Xe hơi
Biển số
OF-200129
Ngày cấp bằng
29/6/13
Số km
100
Động cơ
324,030 Mã lực
Cụ ơi, chẳng qua mình già nên cứ hay suy luận lằng nhằng chứ với bọn cấp 1 thì các dữ liệu đưa ra cần được hiểu theo cách đơn giản nhất có thể.
F1 nhà em học lớp 6, hồi lớp 5 em phải chiến với nó suốt. Ở cấp 1 bọn nó có 10 dạng toán cơ bản từ số học, toán tuổi, phân số, chuyển động, hình học... đến cuối cùng là logic :(
Hồi đầu em toàn phải hoãn binh đấy, chả làm nổi phải lên hỏi giáo viên của con và được cô quảng cho 1 tập bài giảng cả lý thuyết lẫn bài tập về mất hẳn 2 ngày lọ mọ đọc đọc vẽ vẽ mới làm được theo kiểu bọn nó.
Mớ tài liệu này em cất rất cẩn thận để dành cho F1.2 thê mà Gấu nó dọn kho bán đồng nát sạch bách rồi, phí quá.

Nói chung toán TH không đơn giản, em bỏ 1 thời gian quay thì lại vò đầu bứt tóc không giải nổi.

Cụ còn nhanh hơn em nhiều. :D
Bác đúng là người bố gương mẫu. Bố mẹ mà cùng học với con thì tớ bảo đảm chẳng có đứa nào dở được cả. Mà đúng là lớp nhỏ nó chưa học một số khái niệm nên tìm cách giải theo kiểu của nó cực kỳ khó. Em sau này gặp toán toàn là coi có bao nhiêu biến rồi đủ phương trình chưa là phang thôi. Nhưng phải công nhận là "lái" theo cách nó cũng làm cái đầu mình bớt khô cứng.

Cám ơn bác đã giúp em tập thể dục cái đầu "đáng kể" đấy. Nhưng em vẫn không thể giải hết bài của bác. Thật là xấu hổ hết sức! Có nhiều bác cũng hứng thú góp vui với bác kìa. Chúc các bác "tập thể dục" vui vẻ và có phước nhất sẽ là bầy F1 của các bác!
 

luongkho

Xe hơi
Biển số
OF-200129
Ngày cấp bằng
29/6/13
Số km
100
Động cơ
324,030 Mã lực
Bài 7: Em không biết cụ trên kia nói lấy công thức tính diện tích ra làm là dư lào, nhưng em làm thế này ạ:



dt(diện tích)MIC = 1/2 dt AMC do đáy MI = 1/2 AM và có chung chiều cao hạ từ C (1)
dt BMI = dt MIC do đáy BI = IC (giả thiết của đề bài) và có chung chiều cao hạ từ M (2)
Từ (1) và (2) => dt BMI + dt MIC = dt AMC, tức dt BMC = dt AMC
Do hai tam giác BMC và AMC có diện tích bằng nhau, lại có chung đáy MC nên chiều cao hạ từ các đỉnh A là AA1 và từ B là BB1 xuống đáy MC phải bằng nhau; tức AA1 = BB1
Hai tam giác BNM và AMN có chung đáy MN, có chiều cao từ hai đỉnh hạ xuống đáy chung bằng nhau là AA1 = BB1 nên chúng có diện tích bằng nhau.

Em không biết làm cách nào cho nhỏ hình lại ạ. Cụ nào biết bầy cho e để e thao tác với ạ. Tks
Bác cứ vào trong Paint, có mục tự resize hình. Bác cứ chọn % muốn thu nhỏ là nó thu đúng cho bác. Em ngưỡng mộ bác thật. Hình học em quên công thức nhiều lắm. Để chờ lúc "tỉnh táo" tí em xem cách bác giải thế nào.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top