Làng Khương Thượng là làng nhỏ từ ba thôn xưa hợp lại với dân số chỉ khoảng 2000 dân vào năm 1928 với 300 mẫu ruộng công. Do vậy, nghĩa trang làng Khương Thượng không có quy mô rộng như bác tả với nhiều hài cốt như thế.
Em tra sách của Cụ giáo Uẩn soạn những năm 1980 thì khu đất Học viện Thủy lợi vốn là khu đất Điện Võ Thí thời Hậu Lê, sang thời Nguyễn thì thành nghĩa trang Khâm Tứ rồi đến đầu thế kỷ 20 thì mở rộng thêm phần nghĩa trang Công giáo. Rải rác khắp khu đất ruộng công của làng Khương Thượng còn có 12 gò đất lớn nhỏ là chôn xác quân Thanh trong trận Đống Đa nhưng có lẽ các gò này không có tiểu sành.
Như vậy, lịch sử các hài cốt khu vực này bao gồm cả khu phố Tây Sơn như báo viết có thể là của nghĩa trang Khâm Tứ có từ rất sớm, sau nhà Hậu Lê. Phần nghĩa trang Công giáo có thể không còn nhiều vì họ có tổ chức và đã di dời đi Thanh Tước, Bát bạt từ khi Nhà nước thu hồi đất. Việc bên thi công phát hiện tiểu sành tập trung dày đặc như vậy lại có thể do nguyên nhân khi xây dựng công trình đơn vị thi công đã phát hiện nhưng đánh bùn sang ao cho kịp tiến độ. Giờ may ra nhân chứng vẫn còn, mong họ lên tiếng cho sáng tỏ.