- Biển số
- OF-424064
- Ngày cấp bằng
- 22/5/16
- Số km
- 416
- Động cơ
- 209,411 Mã lực
- Có 9 nhóm kháng sinh tất cả, mọi người có thể google thêm
- Phân biệt rõ virus và vi khuẩn. Với vi khuẩn thì kháng sinh có tác dụng, virus thì không.
- Có bệnh viêm họng/ cúm do virus (chưa bội nhiễm) nhưng nếu chẩn đoán nhầm là do vi khuẩn thì sẽ kê kháng sinh (hoặc kê thừa còn hơn thiếu)
- Bác sĩ cũng như học sinh, có giỏi, có dốt. Nên câu: Phải tin lời bác sĩ thì không phải luôn đúng.
Hại bệnh nhân bằng kháng sinh mạnh
Cậu con trai 7 tuổi của chị Thuỳ (Tân Bình, TP HCM) chỉ bị viêm phế quản nhưng phải điều trị đến 1 tháng, tốn 10 triệu đồng. Việc điều trị khó khăn vì cháu bị kháng rất nhiều loại kháng sinh mạnh.
vnexpress.net
Cuối tháng 8, cậu bé lại nhập viện điều trị gần một tháng vì chứng viêm phế quản. Bệnh không nặng, nhưng điều trị dây dưa vì bác sĩ cho biết vi khuẩn kháng thuốc, phải dùng đến một kháng sinh cực mạnh, bệnh mới hết. Chị phải trả viện phí gần 10 triệu đồng.
Tình trạng lạm dụng kháng sinh cho mau hết bệnh đang diễn ra phổ biến, khiến con người mất đi vũ khí phòng thủ sau cùng trong điều trị. Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh nhiều nhất khu vực.
Trong cộng đồng hiện vẫn tồn tại quan niệm cho rằng một loại kháng sinh có thể chữa được tất cả các bệnh nhiễm trùng, thậm chí có thể dùng cho cảm cúm thông thường. Vì thế mỗi khi có bệnh, họ thường tự điều trị bằng cách mua một loại kháng sinh nào đó để uống, khi uống thì được chăng hay chớ (nhớ thì dùng, không thì thôi, thấy bớt bệnh liền ngưng thuốc). Uống không hết bệnh, họ nghe lời người quen mách bảo chuyển sang kháng sinh khác.
Dù được quy định là thuốc phải kê toa, nhưng hiện nay kháng sinh được bán rộng rãi, ai mua cũng được với bất kỳ số lượng nào. Ngay cả trong các bệnh viện, phòng khám, tình trạng sử dụng kháng sinh cũng khó quản lý.
Tại các cơ sở y tế ngoài công lập hiện nay, các bác sĩ thường có khuynh hướng chọn kháng sinh thế hệ mới, đắt tiền để điều trị vì chúng còn nhạy với nhiều vi khuẩn. Làm vậy, bệnh sẽ mau khỏi, bác sĩ lấy niềm tin của bệnh nhân nhiều hơn. Một lý do khác: Khi sử dụng những kháng sinh này, họ được các hãng dược chi hoa hồng rất rộng tay (có thể đến 30% đến 40%).
Ở một bệnh viện nhi có tiếng ở TP HCM, tại phòng khám ngoại trú, nếu thuộc diện bảo hiểm y tế, trẻ chỉ được bác sĩ kê những thuốc kháng sinh thông thường như Ampicilin, Amoxilin. Nhưng nếu thuộc diện khám dịch vụ, bệnh nhi sẽ được kê những kháng sinh mạnh và đắt tiền như Zinnat, Augmentin, Cephaclor!
Bệnh viện của các nước tiên tiến có dược sĩ lâm sàng kiểm soát việc kê toa của bác sĩ (về liều dùng, tương tác thuốc, tính hợp lý của thuốc). Tại Việt Nam, bệnh viện cũng có dược sĩ nhưng vai trò rất mờ nhạt. Do không phải là dược sĩ lâm sàng nên họ không kiểm soát được việc kê toa.
Đắt tiền chưa chắc đã hay
Một nghiên cứu tại Mỹ trong năm 2005 cho thấy, các thuốc kháng sinh mới, đắt tiền chưa hẳn cần thiết và tốt hơn kháng sinh cũ, và sự khác nhau về giá cả không cho ra kết quả điều trị khác nhau. Thậm chí kháng sinh cũ còn tốt hơn loại mới có giá gần gấp 4 lần.
Trong điều trị viêm xoang, những nghiên cứu lâm sàng từ năm 1970 đến 1998 cho thấy, 69% bệnh nhân tự khỏi; và việc điều trị bằng các thuốc kháng sinh mới như azithromycin, clarithromycin hay cefixin vẫn mang lại kết quả tương tự thuốc cũ amoxicillin. Với bệnh viêm phổi cấp tính, tính ưu việt của các kháng sinh mới cũng không hơn gì thế hệ cũ. Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc mới tái phát, phải vào viện điều trị còn cao hơn so với dùng kháng sinh cũ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra sự bất hợp lý của việc dùng kháng sinh đắt tiền vancomycin trong hơn 10 năm qua: Việc dùng nó như thuốc tiên phong trong bệnh nhiễm khuẩn không mang lại kết quả cao mà còn làm phát sinh các chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Tiến sĩ Phạm Hùng Vân, giảng viên bộ môn vi sinh Đại học Y dược TP HCM, cho biết kháng sinh mạnh chỉ được dùng trong trường hợp nhiễm trùng khẩn cấp, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Theo một báo cáo của Bộ Y tế, hầu hết các thuốc kháng sinh hiện nay đã bị kháng từ 30 đến 80%. Một khảo sát mới của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM cho thấy, vi khuẩn gây viêm phổi đã đề kháng hoàn toàn với những kháng sinh thông thường và đang đề kháng các thuốc thế hệ sau.