[Funland] [Hà Nội phố] Tìm các cụ sinh ra và lớn lên ở Hà nội cổ xưa!

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,819
Động cơ
77,790 Mã lực
Vậy chắc cụ phải U70 hoặc U80 rồi. Em U50 mà từ ngày biết đi xe đạp ra đặng trần côn đong gạo thì đã thấy có chợ, cả bên phan phù tiên, trong đoàn thị điểm cũng có.
đầu phố có cửa hàng mậu dịch bán gạo, mãi về sau mới phá đi để xây ks như hiện nay. Cụ nhớ chuẩn, chợ họp cả trong đoàn thị điểm, đến tận bây h vẫn vậy
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,649
Động cơ
455,212 Mã lực
Có phải bà bán xôi người bị vẹo hông không cụ?
Đúng rồi cụ, cái mông của bà cứ cong ra đàng sau, hình như nhà bà ở khu Hoàng Mai lên tận trên phố để bán sôi, bán ở đó mấy chục năm
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vậy chắc cụ phải U70 hoặc U80 rồi. Em U50 mà từ ngày biết đi xe đạp ra đặng trần côn đong gạo thì đã thấy có chợ, cả bên phan phù tiên, trong đoàn thị điểm cũng có.
Chắc sau này dân số cơ học khu vực này tăng nhanh, nên xuất hiện chợ tự phát mọi lúc, mọi nơi, kụ nhỉ. Hồi nhà cháu chưa chuyển đi, ngõ Thông Phong vắng vẻ lắm.

hồ văn ngày trc rộng phết cụ ơi, sau nhà dân lấn với nhẩy dù vào, nhà e gần đấy nhưng ko mấy khi vào đấy vì hồi trc trong đấy cứ bí hiểm kiểu j í, bọn trẻ con bị ng lớn dọa nên ko dám vãng lai, chủ yếu sang bên vườn hoa đối diện chơi
Tại nhà cháu hay chơi nghịch ở các hồ khác lớn hơn, không vào hồ Văn chơi, nên cứ nghĩ nó hơi nhỏ, kụ ạ.

hic hỏi khí ko phải cụ chuyển đi năm bao nhiêu, chứ những năm 80 theo trí nhớ của e thì phố đặng trần côn có rất ít xà cừ, còn chợ thì họp từ những năm 80 (những năm 80 xe ô tô vẫn đi vào được chợ) rồi và phát triển cực điểm vào cuối thập niên 90 (chợ họp 3 dẫy, 1 dẫy ở giữa đường, có các lán, lều quy mô giống hệt chợ âm phủ thời đấy), khoảng 2002 2003 là giải tán
Nhà cháu chuyển đi những năm 70, kụ ạ. Nhà cháu không đếm, không nhớ rõ có bao nhiêu cây xà cừ, bây giờ áng chừng khoảng 7-8 cây gì đó.
Nhưng với trẻ con hồi đó số lượng 7-8 cây cũng được coi là nhiều rồi. Chạy dọc dãy xà cừ đó, nhặt quả ném nhau cũng thấy bở hơi tai.
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,819
Động cơ
77,790 Mã lực
Chắc sau này dân số cơ học khu vực này tăng nhanh, nên xuất hiện chợ tự phát mọi lúc, mọi nơi, kụ nhỉ. Hồi nhà cháu chưa chuyển đi, ngõ Thông Phong vắng vẻ lắm.


Tại nhà cháu hay chơi nghịch ở các hồ khác lớn hơn, không vào hồ Văn chơi, nên cứ nghĩ nó hơi nhỏ, kụ ạ.



Nhà cháu chuyển đi những năm 70, kụ ạ. Nhà cháu không đếm, không nhớ rõ có bao nhiêu cây xà cừ, bây giờ áng chừng khoảng 7-8 cây gì đó.
Nhưng với trẻ con hồi đó số lượng 7-8 cây cũng được coi là nhiều rồi. Chạy dọc dãy xà cừ đó, nhặt quả ném nhau cũng thấy bở hơi tai.
Cụ ở những năm 70, nếu ở phố đặng trần côn thì chắc biết khu này ngày trước là khu trại lính của quân tưởng khi đóng chiếm ở hà nội. Lính tưởng mang cả vợ con sang nên khi rút về còn 1 số gia đình ở lại phân tán ở một số nơi trong hà nội.
À trong ngõ thông phong ngày trc có cửa hàng mậu dịch bán thịt lợn thì phải, hồi bé e cũng hay sang đấy chơi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ ở những năm 70, nếu ở phố đặng trần côn thì chắc biết khu này ngày trước là khu trại lính của quân tưởng khi đóng chiếm ở hà nội. Lính tưởng mang cả vợ con sang nên khi rút về còn 1 số gia đình ở lại phân tán ở một số nơi trong hà nội.
À trong ngõ thông phong ngày trc có cửa hàng mậu dịch bán thịt lợn thì phải, hồi bé e cũng hay sang đấy chơi.
kụ nhắc nhà cháu mới nhớ. Hồi nhỏ nhà cháu thấy ở xung quanh có một số gia đình là người Hoa. Lớp nhà cháu học cũng có một số bạn người Hoa, sống xung quanh gần đó.

Hồi đó, mỗi khi có tiền, tụi trẻ hay đến cửa hàng tạp hoá của một ông chủ người Hoa, nằm mặt tiền phố Hàng Bột (đối diện đường bây giờ đặt tên là Phan văn Trị), để mua nắp chai bia con cọp. Đặt nắp bia lên đường tàu điện cho tàu cán phẳng, để làm xèng đánh đáo, hoặc đục lỗ xỏ dây chơi trò xoẹt xoẹt lưỡi cưa máy. Hết tiền thì nghĩ trò kê giấy lên mặt đồng xu, dùng bút chì tô cho hiện chữ 1 xu lên giấy, rồi cắt tròn tờ xu giấy đem mua kẹo bột…

Chơi chán các trò này, lại chuyển sang thả diều ở ngõ Thông Phong, hoặc vào làng An Trạch cắt cành tre làm súng phốc, làm khăng, hoặc đi bộ lên hồ bơi Quảng Bá cắt cành ổi về đẽo quay, hoặc nhảy tàu lên cầu Long Biên ra nhổ trộm ngô ỏ bãi giữa sông Hồng, nhảy tàu lên Cao Xà Lá nhặt vải mành lốp xe đạp do nm Cao su thải ra để tước làm dây thả diều…
Phơi nắng suốt ngày kiểu này khiến tóc luôn vàng hoe, da đen nhẻm, nhìn như người châu Phi ấy kụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,524
Động cơ
228,300 Mã lực
Đúng rồi kụ ạ. Hồ Văn nhìn có vẻ nhỏ, nhưng khá sâu, nước rất lạnh. Hồi đó nhiều thanh niên thích bơi từ bờ ra đảo giữa hồ. Nhiều anh chủ quan, gặp nước lạnh bị chuột rút dẫn đến đuối nước.
Nhà cháu không nhớ gì về nhà bán kem, dù QTG là tuyến đường hồi đó nhà cháu đi học hàng ngày. Có thể họ mở sau này, khi nhà cháu đã chuyển đi.
Nếu kụ hỏi cụ ông nhà, có thể cụ ông sẽ nhớ có một cửa hàng bán thực phẩm bán theo tem phiếu, tại khoảng số nhà 27, 29 hoặc 31 gì đó trên phố Hàng Bột, gần Đền Mẫu Sòng Sơn hiện tại.
"cửa hàng bán thực phẩm bán theo tem phiếu"
Cạnh phở Thịnh đó hả cụ? Cụ ông nhà e bảo có thể nó bán 1 thời gian nên cũng không nhớ nhiều, không rõ cụ đi khỏi HB năm bnhieu? có phải cửa hàng thực phẩm đó cạnh nhà Nam Thanh (may XKhẩu quần áo) không?
Còn nhà e hay mua thực phẩm cạnh chỗ nhà thờ lòi ra, hoặc chỗ ngõ Thịnh Hào 1, chất đốt thì vào ĐTĐiểm.
Còn cái hồ Văn thì chán đời mấy bác c.quyền lắm, cái khu di tích quy mô như thế, không cải tạo kè nhanh chút nữa, có khi dân nó lấp mất cmn hồ, haiza. Cải tạo xong còn bé tý
E thì nhà ngay sau chùa Huy Văn bên ngõ Văn Chương
Có tý tự hào hưởng chút vương khí của vua Lê Thánh Tông ;))
Vui thôi, e chạy grap kiếm cơm qua ngày
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
"cửa hàng bán thực phẩm bán theo tem phiếu"
Cạnh phở Thịnh đó hả cụ? Cụ ông nhà e bảo có thể nó bán 1 thời gian nên cũng không nhớ nhiều, không rõ cụ đi khỏi HB năm bnhieu? có phải cửa hàng thực phẩm đó cạnh nhà Nam Thanh (may XKhẩu quần áo) không?
Còn nhà e hay mua thực phẩm cạnh chỗ nhà thờ lòi ra, hoặc chỗ ngõ Thịnh Hào 1, chất đốt thì vào ĐTĐiểm.
Còn cái hồ Văn thì chán đời mấy bác c.quyền lắm, cái khu di tích quy mô như thế, không cải tạo kè nhanh chút nữa, có khi dân nó lấp mất cmn hồ, haiza. Cải tạo xong còn bé tý
E thì nhà ngay sau chùa Huy Văn bên ngõ Văn Chương
Có tý tự hào hưởng chút vương khí của vua Lê Thánh Tông ;))
Vui thôi, e chạy grap kiếm cơm qua ngày
1- Nó là nhà “Etude” số 27 phố TĐT hiện nay, kụ ạ.

Những năm trước 1970 phố Hàng Bột còn bé lắm, mà “cửa hàng hàng thực phẩm bán theo tem phiếu” này đã nổi bật. Khi đi bộ từ phố Hồ Giám về ngã tư ta đã có thể nhìn thấy nó từ xa, vì nó là căn nhà duy nhất nhô ra khỏi các nhà bên cạnh, chặn một phần vỉa hè.

Sau vài lần Nhà nước cắt vỉa hè để mở đường Hàng Bột, có thể mặt đường ăn vào tận sổ đỏ của cửa hàng này. Nên trước cửa hàng nay không còn vỉa hè nữa (xin xem hình)
“Sổ đỏ nhà này kéo đến tận lòng đường cơ đấy” là đúng trong trường hợp này, kụ ạ.

2- Kụ ở bên ngõ Văn Chương là gần nhà nhạc sỹ Phó Đức Phương rồi. Cũng gần hồ Văn Chương nữa.
Hồi đấy, cứ mỗi khi trở giời là cá trong hồ Văn Chương nổi dầy đặc, do thiếu ô xi. Mọi người nhân dịp này kéo đoàn lội xuống hồ xiên cá, như trẩy hội. Nhìn cái miệng con cá đang ngáp ngáp, cứ miệng nào rộng thì xiên, sẽ được cá to. Thích lắm.
Các kụ nhà ở ngõ Văn Chương còn có một cái lợi nữa, là có cửa hàng gạo 162 ngay gần nhà, thời bao cấp không mất thời gian đi sớm để xếp hàng mua gạo.
Hồi đó, sân nhà thờ Hàng Bột còn rộng lắm, có nhiều cây to bóng mát, tha hồ chạy nhảy, bắt ve, bắt sâu cước… chứ không bị lấn chiếm & bị xây tường ngăn bịt bùng như bây giờ.

IMG_6342.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,524
Động cơ
228,300 Mã lực
1- Nó là nhà “Etude” số 27 phố TĐT hiện nay, kụ ạ.

Những năm trước 1970 phố Hàng Bột còn bé lắm, mà “cửa hàng hàng thực phẩm bán theo tem phiếu” này đã nổi bật. Khi đi bộ từ phố Hồ Giám về ngã tư ta đã có thể nhìn thấy nó, vì nó là căn nhà duy nhất nhô ra khỏi các nhà bên cạnh, chặn một phần vỉa hè.
Sau vài lần Nhà nước cắt vỉa hè để mở đường Hàng Bột, có thể mặt đường ăn vào tận sổ đỏ của cửa hàng này. Nên trước cửa hàng nay không còn vỉa hè nữa (xin xem hình)
“Sổ đỏ nhà này kéo đến tận lòng đường cơ đấy” là đúng trong trường hợp này, kụ ạ.
Giờ cụ nói e mới biết nhà này những năm 70 là cửa hàng đấy
Còn những năm 90 nó là hiệu ảnh, e chơi với con trai ông chủ của hiệu ảnh này
Nhà này lịch sử để lại rồi, trước còn xây kín mít, những năm 90 bọn e hay vào đó, nhờ nó dạy chụp ảnh

2- Kụ ở bên ngõ Văn Chương là gần nhà nhạc sỹ Phó Đức Phương rồi. Cũng gần hồ Văn Chương nữa.
Hồi đấy, cứ mỗi khi trở giời là cá trong hồ Văn Chương nổi dầy đặc, do thiếu ô xi. Mọi người nhân dịp này kéo đoàn lội xuống hồ xiên cá, như trẩy hội. Nhìn cái miệng con cá đang ngáp ngáp, cứ miệng nào rộng thì xiên, sẽ được cá to. Thích lắm.
Các kụ nhà ở ngõ Văn Chương còn có một cái lợi nữa, là có cửa hàng gạo 162 ngay gần nhà, thời bao cấp không mất thời gian đi sớm để xếp hàng mua gạo.
Hồi đó, sân nhà thờ Hàng Bột còn rộng lắm, có nhiều cây to bóng nát, tha hồ chạy nhảy, bắt ve, bắt sâu cước… chứ không bị lấn chiếm & bị xây tường ngăn bịt bùng như bây giờ.
E k biết nhà cụ PĐPhương đâu, trước con e là học trò của chị Phó Vũ Thư (con gái cụ Phương-dạy Piano), cũng thân thiết, nhưng không thấy c.Thư kể là ở Văn Chương?. Để hôm nào e trò chuyện hỏi lại.
Sau sân nhà thờ rộng, là ruộng rau, ăn sang Hào Nam, An Trạch, e hay ra chơi với nhóm thằng Chương chột, không hiểu trước cụ có bắt nạt e không đấy? ;)) ;)) ;))
E hồi bé dát, đụt, thích leo cây, các cụ nhà e cứ bắt gặp là ra xách tai về, vụt quắn đít: "có tội đẻ con biết trèo, mày về đây", xác định lươn chiên ròn cháy cạnh
e ở HB đến năm 1983 thì chuyển đi, xuống Hoàng Mai rồi lên Hoàng Cầu ở vài năm, sau đó lại chuyển về HB ở đến 2011 lại chuyển đi, chạy loanh quanh HN:D
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,819
Động cơ
77,790 Mã lực
Nhiểu cụ ở loanh quanh khu văn miếu nhỉ, các cụ có biết biệt thự của cụ Phan Kế Toại ở phố bích câu ko? Khu phố này tuy ko phải phố cổ nhưng quanh khu bích câu đoàn thị điểm đặng trần côn có mấy nhà xây từ thời pháp khá cổ kính
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,649
Động cơ
455,212 Mã lực
1- Nó là nhà “Etude” số 27 phố TĐT hiện nay, kụ ạ.

Những năm trước 1970 phố Hàng Bột còn bé lắm, mà “cửa hàng hàng thực phẩm bán theo tem phiếu” này đã nổi bật. Khi đi bộ từ phố Hồ Giám về ngã tư ta đã có thể nhìn thấy nó từ xa, vì nó là căn nhà duy nhất nhô ra khỏi các nhà bên cạnh, chặn một phần vỉa hè.

Sau vài lần Nhà nước cắt vỉa hè để mở đường Hàng Bột, có thể mặt đường ăn vào tận sổ đỏ của cửa hàng này. Nên trước cửa hàng nay không còn vỉa hè nữa (xin xem hình)
“Sổ đỏ nhà này kéo đến tận lòng đường cơ đấy” là đúng trong trường hợp này, kụ ạ.

2- Kụ ở bên ngõ Văn Chương là gần nhà nhạc sỹ Phó Đức Phương rồi. Cũng gần hồ Văn Chương nữa.
Hồi đấy, cứ mỗi khi trở giời là cá trong hồ Văn Chương nổi dầy đặc, do thiếu ô xi. Mọi người nhân dịp này kéo đoàn lội xuống hồ xiên cá, như trẩy hội. Nhìn cái miệng con cá đang ngáp ngáp, cứ miệng nào rộng thì xiên, sẽ được cá to. Thích lắm.
Các kụ nhà ở ngõ Văn Chương còn có một cái lợi nữa, là có cửa hàng gạo 162 ngay gần nhà, thời bao cấp không mất thời gian đi sớm để xếp hàng mua gạo.
Hồi đó, sân nhà thờ Hàng Bột còn rộng lắm, có nhiều cây to bóng mát, tha hồ chạy nhảy, bắt ve, bắt sâu cước… chứ không bị lấn chiếm & bị xây tường ngăn bịt bùng như bây giờ.

IMG_6342.jpeg
Nhà 27 TĐT đặc biệt nhỉ, tôi ngớ khoảng năm 199X khi mở rộng đường thì chỉ có nhà này và một phần nhà thờ Hàng Bột còn giữ được phần diện tích đất nhô ra vỉa hè.
 

zotdac

Xe hơi
Biển số
OF-733188
Ngày cấp bằng
18/6/20
Số km
187
Động cơ
70,111 Mã lực
Cái giờ đấy thì đúng là em không kịp có mặt cụ ạ, nên không biết con gái vẫn được chân truyền, dù có thời điểm từng làm ở ngay hồ Hale. Thủa bé, em từng lội nước đến cổ ngày mưa ở phố Nguyễn Gia thiều, đi đánh nhau cùng đám trẻ mấy phố gần đấy, bắt cá ngày mưa hồ Thuyền quang. Tụi trẻ bây giờ ko có được kí ức lang thang như đám trẻ phố ngày ấy, nghèo nhưng thật bình an và vui vẻ.
Lúc nhỏ, em có mấy năm sống ở THĐ ngay gần nên hay ra hồ Hale vớt giun về cho cá. Em nhớ nhiều về kv N.Du này, đều do liên quan đến ăn uống. Hàng xôi thì bạn em chơi với con cháu nhà này. Phở Xuân, phở Chí, cà phê Mầu-Long, rượu Dung rồi ngõ thịt chó (LVH) gần đó... bọn em đến hàng tuần
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhiểu cụ ở loanh quanh khu văn miếu nhỉ, các cụ có biết biệt thự của cụ Phan Kế Toại ở phố bích câu ko? Khu phố này tuy ko phải phố cổ nhưng quanh khu bích câu đoàn thị điểm đặng trần côn có mấy nhà xây từ thời pháp khá cổ kính
Nhà cháu không nhớ ở Đặng Trần Côn từng có căn biệt thự nào. Hơn nữa, xem trên Wiki thấy giới thiệu (trích từ bài viết đăng trên báo Hà nội mới) tư gia của cụ PKT nằm ở Hàng Bột, kụ ạ.

Sau sân nhà thờ rộng, là ruộng rau, ăn sang Hào Nam, An Trạch, e hay ra chơi với nhóm thằng Chương chột, không hiểu trước cụ có bắt nạt e không đấy? ;)) ;)) ;))
E hồi bé dát, đụt, thích leo cây, các cụ nhà e cứ bắt gặp là ra xách tai về, vụt quắn đít: "có tội đẻ con biết trèo, mày về đây", xác định lươn chiên ròn cháy cạnh
e ở HB đến năm 1983 thì chuyển đi, xuống Hoàng Mai rồi lên Hoàng Cầu ở vài năm, sau đó lại chuyển về HB ở đến 2011 lại chuyển đi, chạy loanh quanh HN:D
Nhà cháu thường sang sân nhà thờ HB bắt ve, trèo cây bắt sâu về ngâm dấm cho nó nhả cước từ hồi trước năm 70 cơ kụ ạ. Bạn cùng trang lứa từng trèo cây ngã gẫy tay, gẫy chân, phải đi bệnh viện bó bột.
Hồi đó cả bọn chơi nghịch phá, ăn roi suốt. Nhưng phần lớn đều hiền lành, không đầu gấu, không ăn hiếp người khác đâu kụ.


Nhà 27 TĐT đặc biệt nhỉ, tôi ngớ khoảng năm 199X khi mở rộng đường thì chỉ có nhà này và một phần nhà thờ Hàng Bột còn giữ được phần diện tích đất nhô ra vỉa hè.
Đúng rồi, kụ ạ.
Những năm 199x là mở đường lần 2, lần 3 rồi kụ ơi. Mở đường lần đầu chắc tầm trước 1980.
Hồi đó (trước khi mở đường lần đầu), đoạn phố Hàng Bột có dạng thót đuôi chuột, có đường tàu điện bánh sắt. Từ Giám về hướng Ô Chợ Dừa tàu điện chạy giữa đường. Đến gần nhà thờ Hàng Bột làn đường bên phải đường ray bị thót lại để tránh toà nhà màu vàng của nhà thờ, nên đường tàu từ vị trí giữa đường lại thành đi sát lề bên phải đường, dù đường tàu điện vẫn đang chạy thẳng. Các phương tiện đi hướng Ô Chợ Dừa buộc phải cắt qua đường tàu điện để đi tiếp. Đã xảy ra khá nhiều tai nạn ô tô & tàu điện đâm nhau tại vị trí này.
Đang chạy nhanh, đến vị trí này tàu điện cũng thường phải giảm tốc để tránh va chạm. Vì thế, nhiều thanh niên thường chọn chỗ này làm nơi chờ để nhảy lên hoặc bổ xuống. Một số bạn không may bị mất cẳng chân tại đây.
 

Alexandre Ciskob

Xe điện
Biển số
OF-4827
Ngày cấp bằng
18/5/07
Số km
4,216
Động cơ
580,560 Mã lực
Hồi đó, ngay đầu ngã tư Hàng Bột cắt Quốc tử Giám là bến tàu điện bánh sắt (bến Hàng Bột). Đi qua ngõ Quan Thổ (quá nhà tắm công cộng một chút) cũng là bến tàu điện (bến Ô Chợ Dừa).
Đường kụ đi học từ nhà tới trường vừa xoẳn 1 bến. Không hiểu sao kụ phải cuốc bộ đi học thế nhỉ?
Chợ Giám hồi đó cũng khá rộng, nhưng lầy lội lắm. Nó nằm ngang ngay bến tàu điện Hàng Bột, chiếm cả góc vườn Quốc tử Giám hiện nay, kụ ạ.

Kụ nhắc đến phố Hồ Giám, không biết kụ có nhớ ngay góc phố có tiệm vẽ truyền thần không nhỉ?
Hi hi, lúc em đủ lớn để nhảy tàu thì bỏ tàu điện rồi ạ, em ko nhớ bỏ năm nào, nhưng lúc em lên c2 thì ko còn.
Phố Hồ Giám có hàng vẽ truyền thần ngay cạnh cổng đền đúng ko cụ? Em có nhớ, vì cứ đi qua là có 1 cái ảnh truyền thần vẽ đen trắng, kê trên cái giá ở ngay ngoài cửa của cửa hàng. Cụ em suốt ngày đi cái đền thờ này, chiều về hay mang lộc về cho các chắt (oản bột, hoặc quả cam, quả quít...), bên kia đường là hàng Phở Thịnh, em hay ăn
 

Alexandre Ciskob

Xe điện
Biển số
OF-4827
Ngày cấp bằng
18/5/07
Số km
4,216
Động cơ
580,560 Mã lực
hồ văn ngày trc rộng phết cụ ơi, sau nhà dân lấn với nhẩy dù vào, nhà e gần đấy nhưng ko mấy khi vào đấy vì hồi trc trong đấy cứ bí hiểm kiểu j í, bọn trẻ con bị ng lớn dọa nên ko dám vãng lai, chủ yếu sang bên vườn hoa đối diện chơi
Hồ Văn lúc em biết chạy đi chơi thì cái bãi cỏ phía trước (mặt QTG) cỏ cao lên đến tận đầu gối, nước vẫn sạch. Mẹ em kể hồi bà chuyển về đây làm dâu nó sạch, mọi người vẫn giặt chiếu ở hồ Văn được, sau đó đến tầm sau năm 90 thì bèo, bẩn lắm rồi.
Em chứng kiến vài vụ chết đuối ở Hồ Văn và Hồ Vuông thì ám ảnh luôn, thằng bạn bằng tuổi em, nhà 3 ae trai, 2 anh trai cùng chết đuối, về sau bố mẹ nó xem thầy, thầy phán phải chuyển đi nhà khác, ko là nó (thằng út) sẽ bị bắt nốt, chả biết đúng ko
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
Hi hi, lúc em đủ lớn để nhảy tàu thì bỏ tàu điện rồi ạ, em ko nhớ bỏ năm nào, nhưng lúc em lên c2 thì ko còn.
Phố Hồ Giám có hàng vẽ truyền thần ngay cạnh cổng đền đúng ko cụ? Em có nhớ, vì cứ đi qua là có 1 cái ảnh truyền thần vẽ đen trắng, kê trên cái giá ở ngay ngoài cửa của cửa hàng. Cụ em suốt ngày đi cái đền thờ này, chiều về hay mang lộc về cho các chắt (oản bột, hoặc quả cam, quả quít...), bên kia đường là hàng Phở Thịnh, em hay ăn
Vẽ truyền thần không chỉ mỗi trong phố Hồ Giám, mà ngoài mặt phố HB cũng có mấy nhà. Đi học về em vẫn hay đến xem họ vẽ (hồi bé em nhìn rồi vẽ chân dung khá tốt).
Hồi đó đối diện phía bên kia phố là mấy nhà may (họ treo biển quảng cái Taylor)!
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hi hi, lúc em đủ lớn để nhảy tàu thì bỏ tàu điện rồi ạ, em ko nhớ bỏ năm nào, nhưng lúc em lên c2 thì ko còn.
Phố Hồ Giám có hàng vẽ truyền thần ngay cạnh cổng đền đúng ko cụ? Em có nhớ, vì cứ đi qua là có 1 cái ảnh truyền thần vẽ đen trắng, kê trên cái giá ở ngay ngoài cửa của cửa hàng. Cụ em suốt ngày đi cái đền thờ này, chiều về hay mang lộc về cho các chắt (oản bột, hoặc quả cam, quả quít...), bên kia đường là hàng Phở Thịnh, em hay ăn
Hồi trước năm 70, cả khu vực này có mỗi 1 cửa hàng vẽ truyền thần, nằm trên đường Hồ Giám (đi từ ngã 3 Hàng Bột vào phố Hồ Giám thì đó là nhà thứ 2 hoặc thứ 3 ở bên phải đường). Cuối những năm 1970 nhà cháu đi ngang tìm thì không còn thấy cửa hàng này mở nữa. Các cửa hàng truyền thần xung quanh khu vực này đều được mở sau này, sau mốc 1975 khá lâu, kụ ạ.


Vẽ truyền thần không chỉ mỗi trong phố Hồ Giám, mà ngoài mặt phố HB cũng có mấy nhà. Đi học về em vẫn hay đến xem họ vẽ (hồi bé em nhìn rồi vẽ chân dung khá tốt).
Hồi đó đối diện phía bên kia phố là mấy nhà may (họ treo biển quảng cái Taylor)!
Kụ nhìn thấy chữ Tailor tiếng Anh trên biển hiệu của nhà may thì đó phải là khoảng thời gian sau giải phóng 1975 vài năm rồi, khi tiếng Anh bắt đầu được phép xuất hiện trên biển hiệu.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
Hồi trước năm 70, cả khu vực này có mỗi 1 cửa hàng vẽ truyền thần, nằm trên đường Hồ Giám (đi từ ngã 3 Hàng Bột vào phố Hồ Giám thì đó là nhà thứ 2 hoặc thứ 3 ở bên phải đường). Cuối những năm 1970 nhà cháu đi ngang tìm thì không còn thấy cửa hàng này mở nữa. Các cửa hàng truyền thần xung quanh khu vực này đều được mở sau này, sau mốc 1975 khá lâu, kụ ạ.

Kụ nhìn thấy chữ Tailor tiếng Anh trên biển hiệu của nhà may thì đó phải là khoảng thời gian sau giải phóng 1975 vài năm rồi, khi tiếng Anh bắt đầu được phép xuất hiện trên biển hiệu.
75 em đi nước ngoài đến 82 mới về!
Em sinh ra ở bệnh viện HB (trước đây là nhà thương HB)!
 

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
741
Động cơ
450,485 Mã lực
.........
Nhà cháu thường sang sân nhà thờ HB bắt ve, trèo cây bắt sâu về ngâm dấm cho nó nhả cước từ hồi trước năm 70 cơ kụ ạ. Bạn cùng trang lứa từng trèo cây ngã gẫy tay, gẫy chân, phải đi bệnh viện bó bột.
Hồi đó cả bọn chơi nghịch phá, ăn roi suốt. Nhưng phần lớn đều hiền lành, không đầu gấu, không ăn hiếp người khác đâu kụ.
........
Khéo em với Cụ đã có lần đụng độ với nhau hồi nhỏ chưa biết chừng... 🤣
Em vốn dân nhà thờ 162 HB, cái sân nhà thờ, rồi khu vườn dòng tu các xơ, rồi khu chủng viện cũ bên trong ngõ 162 là địa bàn hoạt động của lũ trẻ bọn em! Gia đình em ở khu đó từ 1965 tới 1983 mới chuyển đi.
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,476
Động cơ
458,308 Mã lực
Đúng rồi cụ, cái mông của bà cứ cong ra đàng sau, hình như nhà bà ở khu Hoàng Mai lên tận trên phố để bán sôi, bán ở đó mấy chục năm
Xôi làng em và đấy là bà bác dâu em đó ạ! Bác ý đột quỵ, mất lúc đang bán hàng hồi năm 94.

Các con (gái, dâu) bác ý cũng có mấy bà làm xôi bán, nhưng không ngon như bác ý & giải nghệ hết từ lâu lắm rồi.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,797
Động cơ
630,346 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Khéo em với Cụ đã có lần đụng độ với nhau hồi nhỏ chưa biết chừng... 🤣
Em vốn dân nhà thờ 162 HB, cái sân nhà thờ, rồi khu vườn dòng tu các xơ, rồi khu chủng viện cũ bên trong ngõ 162 là địa bàn hoạt động của lũ trẻ bọn em! Gia đình em ở khu đó từ 1965 tới 1983 mới chuyển đi.
Hồi đấy, nếu kụ nhìn thấy mấy ông nhõi nào tóc vàng hoe, người đen nhẻm, ở trần, dao găm dắt cạp quần, leo trèo như sóc… thì có thể có nhà cháu trong số đó đấy. Dao găm thời đó là một đoạn kim loại cắt từ nẹp thùng thuốc, vát nhọn đầu, mài sắc (nhưng vẫn khá cùn, không được sắc như dao Thái lan ngày nay), là loại dụng cụ khá hữu ích để chế tác các loại đồ chơi.


75 em đi nước ngoài đến 82 mới về!
Em sinh ra ở bệnh viện HB (trước đây là nhà thương HB)!
Kụ nhắc đến Nhà thương HB, số 107 phố Hàng Bột, nhà cháu xin cóp pết ra đây một phần của một bài viết chi tiết, để cccm khác cùng tham khảo về lịch sử của nhà thương HB, nhà thờ HB, cũng như toàn tuyến phố Hàng Bột nhé.

/Quote/

PHỐ HÀNG BỘT trước 1945 chia làm hai phần: phần nội thành từ đường Hàng Đẫy (phố Nguyễn Thái Học ngày nay) đến ngã ba vào ngõ Thông Phong; phần ngoại thành từ ngã ba phố Phan Văn Trị, tức là bên chẵn là số nhà 160, bên lẻ là số nhà 83 đến ô Chợ Dừa.

Phần nội thành bản đồ địa chính ghi là Rue Soeur Antoine (phố bà sơ Ăng – toan), phần ngoại thành không có tên, gọi là phố Ăng – toan kéo dài. Nhưng tên thông thường mà người dân gọi chung cả hai đoạn phố là phố Hàng Bột, tên này được gọi chính thức từ năm 1945 đến 7/1988 thì đổi thành phố Tôn Đức Thắng cho đến ngày nay.

Tại sao phố Hàng Bột lại có tên là Rue Soeur Antoine?

Soeur Antoine, tên thật là Félicie Vacheron (1866-1925), 1 nữ tu sĩ thuộc dòng Nữ Tu Thánh Paul ở nhà thờ Chartres. Đến xứ Bắc Kỳ năm 1889, làm trong Quân y viện. Thành lập ra Phòng phát thuốc Phủ Doãn, phòng này bị sung công năm 1904 để đổi thành Nhà thương Bảo hộ. Bà lại lập ra Trại Tế Bần Hàng Bột và bệnh viện Saint Paul Hàng Đẫy.

Bà là người có công mở ra phòng phát thuốc miễn phí cho người dân nghèo bản xứ từ 1894 đến 1902, phòng phát thuốc này hoạt động như một bệnh xá nhỏ. Địa điểm phòng thuốc xây dựng trên nền của Phủ Doãn thuộc kinh thành Thăng Long xưa. Đến năm 1904 chính quyền thành phố sung công phòng phát thuốc này để xây dựng nhà thương Phủ Doãn (bệnh viện Việt Đức ngày nay).

Chính quyền bồi thường cho bà Antoine mảnh đất ở làng An Trạch (ban đầu là mảnh đất trên khu di chỉ của trụ sở huyện Thọ Xương, nay là số nhà 107 Tôn Đức Thắng) bà dựng lên một cơ sở thu nhận và nuôi dưỡng những người tàn tật không nơi nương tựa.

Người ta lấp dần hồ ao rau muống xung quanh, xin thêm đất lập ra khu nhà để những người được nuôi làm phúc thành vợ chồng được sống riêng. Khu nhà nuôi người làm phúc được người dân gọi là nhà thương Hàng Bột.

Năm 1907 Bà Antoine còn dựng một ngôi nhà thờ nhỏ làm nơi chầu lễ của những người trong khu nhà làm phúc và dân bổn đạo xung quanh khu vực Hàng Bột.

Năm 1926 nhờ một khoản tiền cúng tiến của cô Tư Hồng (một người đàn bà góa rất giỏi làm kinh tế trên thương trường ở Hà Nội những năm cuối TK XIX đầu TK XX), người ta đã phá bỏ nhà thờ trong khu nhà thương để xây cho khu nhà này một nhà thờ cao đẹp và một nhà ở cho linh mục. Đó là nhà thờ Soeur Antoine mà dân chúng gọi là nhà thờ Hàng Bột.

/Hết quote/

Link bài viết đầy đủ:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top