[Funland] [Hà Nội phố] Tìm các cụ sinh ra và lớn lên ở Hà nội cổ xưa!

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,704
Động cơ
630,404 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà em ở Giám đây, hàng ngày em đi bộ 2 lần phố Hàng Bột đi học (em học ngõ Quan Thổ), nhưng em chưa nghe chợ Giám bao giờ, hay là lâu quá em quên.
Chỉ có đoạn từ ngã 3 QTG-Văn Miếu hắt về phía ga thì ngày xưa có cái chợ cóc bán lặt vặt ở đấy thật, sau đó chính quyền dẹp bỏ, mở rộng, làm sạch đường, bây giờ chính là chỗ cơ quan gì của bộ CT và NXB Lý luận CT.
Phố Hồ Giám (song song với QT Giám) cũng ko có chợ, có chăng ngày trước chỉ là 1-2 gánh hàng rong ở đó thôi, khu vực đó chỉ có chợ Ngô Sỹ Liên, chợ Cát Linh (phố Đặng Trần Côn) là chợ to thôi
Hồi đó, ngay đầu ngã tư Hàng Bột cắt Quốc tử Giám là bến tàu điện bánh sắt (bến Hàng Bột). Đi qua ngõ Quan Thổ (quá nhà tắm công cộng một chút) cũng là bến tàu điện (bến Ô Chợ Dừa).
Đường kụ đi học từ nhà tới trường vừa xoẳn 1 bến. Không hiểu sao kụ phải cuốc bộ đi học thế nhỉ?
Chợ Giám hồi đó cũng khá rộng, nhưng lầy lội lắm. Nó nằm ngang ngay bến tàu điện Hàng Bột, chiếm cả góc vườn Quốc tử Giám hiện nay, kụ ạ.

Kụ nhắc đến phố Hồ Giám, không biết kụ có nhớ ngay góc phố có tiệm vẽ truyền thần không nhỉ?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,704
Động cơ
630,404 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ hồi bé chắc hiền lành(!), đi học tận ngõ Quan Thổ mà không nhảy tàu điện!!! 🤣

Em đùa tý ạ! Hồi đó học ngõ Quan Thổ chắc cụ học Tô Vĩnh Diện hoặc Đống Đa, hoặc cả hai! 😊

Phố Cát Linh có cái chợ to nhất hồi xưa là chợ ở phố Phan Phù Tiên, cái phố nhỏ nối Cát Linh với ngõ Hàng Bột.
Chợ Phan Phù Tiên sau này mới có, do Nhà nước giải toả chợ Giám để mở rộng khu di tích Quốc Tử Giám, nên mới dời chợ Giám sang cái phố nhỏ bên cạnh, là phố PPT cắt Cát Linh, như bây giờ, kụ ạ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,704
Động cơ
630,404 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Có phải ngay đầu Hàng Bột với Giám ngày xưa đắp hình đầu con bò nổi không ạ???
E nghe các cụ kể là sau 1954 thì bị di đi sang Phan Phù Tiên thì phải?
Thời những năm 70 thì không còn dấu tích nào cả?


Cụ học Tô Vĩnh Diện và Đống Đa luôn ạ?
Đúng rồi, kụ ạ. Nó từng chiếm cả góc vườn của khu vực di tích Quốc Tử Giám bây giờ, kụ ạ. Chợ có 2 mặt tiền đường, là Hàng Bột và Quốc Tử Giám, chiều rộng chợ kéo dài từ phố Hàng Bột đến sát bức tường bao của Quốc tử Giám, chiều dài chợ vượt quá bến tầu điện.

Hồi đấy trên vỉa hè đường Quốc tử Giám còn có trồng hàng cây cơm nguội. Nhà cháu toàn cắt cành tre non làm súng phốc, hái hạt cơm nguội ở đây để bắn.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,704
Động cơ
630,404 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em có nghe tên chợ Giám, còn gọi là chợ con Bò vì có hình đắp nổi con bò ở đầu chợ. Chợ tồn tại đến bao giờ thì em không rõ, nhưng có hình con bò ở trên tường nhà đầu phố QT Giám, sau này xây nhà thì họ đập bỏ.
Còn nhà tắm công cộng đầu ngõ Q Thổ thì em tắm rồi vì ngày xưa muốn tắm nước nóng thì ra đó. Cụ gì bên trên chắc học trường Tô Vĩnh Diện (cấp 2) hoặc trường Đống Đa/ Trưng Vương (cấp 3, sau này sát nhập vào trường Đống Đa)
Chuẩn kụ ạ.
Nhưng chợ Giám nằm bên trái phố QTG (theo hướng từ Hàng Bột đi vào QTG), là khu vực góc ngã tư, hiện tại là khu công viên cây xanh. Bức tường có hình con bò nằm ở góc đường, ở bên phải phố QTG.
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,136
Động cơ
454,648 Mã lực
Kụ ở đó nhẽ biết nhà Đức Âm buôn tranh. Về sau bán nhà để xây tòa Prime Buiding... Nhà đó cực giàu có mà em ít thông tin. Nhờ kụ cho thông tin ly kỳ nhà siêu giàu đó ợ. Nhà cà fê Mai có mấy cái xe sơn mạ vàng chóe
Cửa hàng bán tranh ở phố Tràng Tiền, nếu tôi nhớ không nhầm có tên là Đức Minh - Đức Âm, ông già hình như tên là Thản, ông rất đẹp lão, mắt mũi sáng láng, tóc bạc, da hồng hào, hay đi xe đạp Peugeot. Có anh con giai tên Tuấn Anh, là giáo viên dạy tiếng Anh trong Hà Đông. Anh này hay son phấn, tỉa lông mày, dáng yểu điệu thục nữ. Có cậu con trai nữa tên là Chí, rất đẹp trai, đá bóng tốt. Nhà biệt thự ở phố Quang Trung, nhưng sau năm 1954 thì ở chung với nhà bác sỹ Tước (giáo sư Trần Văn Tước), khoảng năm 1994 thì biệt thự đó được xây thành building 18 tầng.
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,136
Động cơ
454,648 Mã lực
Các cụ cho em hỏi những năm 1980-90, có quán bia ở 18 Nguyễn Du, ở dưới tầng 1.
Các cụ có còn nhớ tên quán bia này là gì không?
18 Nguyễn Du là trụ sở Tổng cục Bưu điện nay là trụ sở Bộ TTTT, không có quán bia ở đó, chắc cụ nói là quán bia 30 Nguyễn Du, trước chỗ này bị trúng bom Mỹ, cùng lúc với quả bom ném vào Lãnh sự quán Pháp năm 1972. Sau này quán bia mở thêm quán bia ở khu tập thể Thành Công, gần Đê La Thành
 
Chỉnh sửa cuối:

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,136
Động cơ
454,648 Mã lực
Bà cụ mất đã lâu rồi, nhưng hàng xôi ấy thì chưa bao giờ nghỉ. Hiện giờ thì cô con gái, cũng khá cứng tuổi rồi, ngồi bán. Ko phải ở góc đường ngày xưa có quán trà mạn bên trong hàng rào sắt, mà chếch sang vỉa hè bên kia đường N.Du. Bán từ khoảng gần 6h sáng đến tầm 8h là hết xôi, dọn về. Lâu lâu có dịp đi ngang đó, em vẫn ghé ăn bát xôi xéo.
Bà bán xôi cạnh tường trụ sở Cục Thuỷ Văn, bên kia đường nhà có rào sắt là đồn công an phường Nguyễn Du
 

yadih

Xe hơi
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
112
Động cơ
25,915 Mã lực
Tình hình người gốc Hà Lội đến đâu dồi các ông? Hà Lội ngàn lăm văn vật quả nà có gì đáng để lói =)) =)).
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,704
Động cơ
630,404 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Lạ nhỉ, mình cũng cùng thời với cụ mà chỉ biết có 1 lần đổi tiền. Cụ chứng kiến 2 lần cũng lạ đấy 🤭
Nhà cháu hỏi AI thì thấy trả lời như này:

Hỏi: Từ 1970 đến 1990 nước VN đổi tiền mấy lần?

Trả lời:
“Từ năm 1970 đến 1990, Việt Nam đã thực hiện ba lần đổi tiền:
  1. Năm 1975: Sau khi miền Nam được giải phóng, vào ngày 2/9/1975, chính quyền cách mạng đã đổi tiền của chính quyền Sài Gòn cũ sang tiền Giải phóng với tỷ lệ 500 đồng tiền cũ đổi lấy 1 đồng tiền mới.
  2. Năm 1978: Chính phủ Việt Nam thống nhất đã tiến hành đổi tiền trên toàn quốc với tỷ lệ 1 đồng tiền mới đổi lấy 1 đồng tiền cũ ở miền Bắc và 0.8 đồng tiền cũ ở miền Nam.
  3. Năm 1985: Một lần nữa, Việt Nam đổi tiền với tỷ lệ 10 đồng tiền cũ đổi lấy 1 đồng tiền mới.
Những lần đổi tiền này nhằm mục đích ổn định kinh tế và kiểm soát lạm phát trong giai đoạn khó khăn sau chiến tranh và trong quá trình xây dựng lại đất nước.”
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,480
Động cơ
227,407 Mã lực
Đúng rồi, kụ ạ. Nó từng chiếm cả góc vườn của khu vực di tích Quốc Tử Giám bây giờ, kụ ạ. Chợ có 2 mặt tiền đường, là Hàng Bột và Quốc Tử Giám, chiều rộng chợ kéo dài từ phố Hàng Bột đến sát bức tường bao của Quốc tử Giám, chiều dài chợ vượt quá bến tầu điện.

Hồi đấy trên vỉa hè đường Quốc tử Giám còn có trồng hàng cây cơm nguội. Nhà cháu toàn cắt cành tre non làm súng phốc, hái hạt cơm nguội ở đây để bắn.
Trẻ con thời đó đứa nào chả hái quả cơm nguội ở Giám để chơi ống phốc, hồi đó trong hồ Văn còn um tùm, âm u lắm, chết đuối nhiều vụ ở đó
Thấy cụ ông e còn kể, đi lên qua đầu Con bò 1 đoạn, có nhà bán kem Tuyết Lan (hay Ánh Tuyết) thì phải, thấy bảo làm theo công thức của Pháp, ăn ngon lắm, sau chủ đi Nam, bán đi thì phải ??? thời em thì không thấy còn dấu tích gì cả? cụ Chã nhiều tuổi hơn e có biết nhà đó không ạ?
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,625
Động cơ
544,875 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Nhà cháu hỏi AI thì thấy trả lời như này:

Hỏi: Từ 1970 đến 1990 nước VN đổi tiền mấy lần?

Trả lời:
“Từ năm 1970 đến 1990, Việt Nam đã thực hiện ba lần đổi tiền:
  1. Năm 1975: Sau khi miền Nam được giải phóng, vào ngày 2/9/1975, chính quyền cách mạng đã đổi tiền của chính quyền Sài Gòn cũ sang tiền Giải phóng với tỷ lệ 500 đồng tiền cũ đổi lấy 1 đồng tiền mới.
  2. Năm 1978: Chính phủ Việt Nam thống nhất đã tiến hành đổi tiền trên toàn quốc với tỷ lệ 1 đồng tiền mới đổi lấy 1 đồng tiền cũ ở miền Bắc và 0.8 đồng tiền cũ ở miền Nam.
  3. Năm 1985: Một lần nữa, Việt Nam đổi tiền với tỷ lệ 10 đồng tiền cũ đổi lấy 1 đồng tiền mới.
Những lần đổi tiền này nhằm mục đích ổn định kinh tế và kiểm soát lạm phát trong giai đoạn khó khăn sau chiến tranh và trong quá trình xây dựng lại đất nước.”
Cả 3 lần đổi tiền em chả có đồng nào để đổi, kể cả năm 1978 bị cấm tại doanh trại để tham gia đổi tiền mạn Ba Vì.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,785
Động cơ
77,348 Mã lực
Chợ Phan Phù Tiên sau này mới có, do Nhà nước giải toả chợ Giám để mở rộng khu di tích Quốc Tử Giám, nên mới dời chợ Giám sang cái phố nhỏ bên cạnh, là phố PPT cắt Cát Linh, như bây giờ, kụ ạ.
thực ra bên phan phù tiên gọi là chợ cũng đúng mà cũng sai, vì bao năm nay nó thế về quy mô như kiểu tự cung tự phát, dân chỗ e chả mấy ai gọi đấy là chợ. Đúng nghĩa chợ ngày trc thì chỉ có chợ tạm đặng trần côn, ng ta làm chợ cả con phố chứ bên phan phù tiên thì quá nhỏ
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,441
Động cơ
459,270 Mã lực
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,704
Động cơ
630,404 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trẻ con thời đó đứa nào chả hái quả cơm nguội ở Giám để chơi ống phốc, hồi đó trong hồ Văn còn um tùm, âm u lắm, chết đuối nhiều vụ ở đó
Thấy cụ ông e còn kể, đi lên qua đầu Con bò 1 đoạn, có nhà bán kem Tuyết Lan (hay Ánh Tuyết) thì phải, thấy bảo làm theo công thức của Pháp, ăn ngon lắm, sau chủ đi Nam, bán đi thì phải ??? thời em thì không thấy còn dấu tích gì cả? cụ Chã nhiều tuổi hơn e có biết nhà đó không ạ?
Đúng rồi kụ ạ. Hồ Văn nhìn có vẻ nhỏ, nhưng khá sâu, nước rất lạnh. Hồi đó nhiều thanh niên thích bơi từ bờ ra đảo giữa hồ. Nhiều anh chủ quan, gặp nước lạnh bị chuột rút dẫn đến đuối nước.
Nhà cháu không nhớ gì về nhà bán kem, dù QTG là tuyến đường hồi đó nhà cháu đi học hàng ngày. Có thể họ mở sau này, khi nhà cháu đã chuyển đi.
Nếu kụ hỏi cụ ông nhà, có thể cụ ông sẽ nhớ có một cửa hàng bán thực phẩm bán theo tem phiếu, tại khoảng số nhà 27, 29 hoặc 31 gì đó trên phố Hàng Bột, gần Đền Mẫu Sòng Sơn hiện tại.
Nhà cháu nhớ của hàng này, vì mỗi lần đi học ngang qua, nhìn thực phẩm họ trưng bày mà thèm lắm, nhất là mấy khay thịt chín, mà mình thì hào ít, hoặc không còn tem phiếu để mua.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,704
Động cơ
630,404 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
thực ra bên phan phù tiên gọi là chợ cũng đúng mà cũng sai, vì bao năm nay nó thế về quy mô như kiểu tự cung tự phát, dân chỗ e chả mấy ai gọi đấy là chợ. Đúng nghĩa chợ ngày trc thì chỉ có chợ tạm đặng trần côn, ng ta làm chợ cả con phố chứ bên phan phù tiên thì quá nhỏ
Hồi nhà cháu chưa chuyển đi, Đặng Trần Côn chưa có chợ. Tuyến phố này có hàng xà cừ mát lắm. Hồi bé còn dại, thấy quả xà cừ tưởng là quả mắc coọc, nhặt lên ăn. Bị ngộ độc, may đi viện cấp cứu kịp, suýt toi, kụ ạ.
 

Alexmazzz

Xe buýt
Biển số
OF-6968
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
799
Động cơ
650,803 Mã lực
Hồi nhà cháu chưa chuyển đi, Đặng Trần Côn chưa có chợ. Tuyến phố này có hàng xà cừ mát lắm. Hồi bé còn dại, thấy quả xà cừ tưởng là quả mắc coọc, nhặt lên ăn. Bị ngộ độc, may đi viện cấp cứu kịp, suýt toi, kụ ạ.
Vậy chắc cụ phải U70 hoặc U80 rồi. Em U50 mà từ ngày biết đi xe đạp ra đặng trần côn đong gạo thì đã thấy có chợ, cả bên phan phù tiên, trong đoàn thị điểm cũng có.
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,785
Động cơ
77,348 Mã lực
Đúng rồi kụ ạ. Hồ Văn nhìn có vẻ nhỏ, nhưng khá sâu, nước rất lạnh. Hồi đó nhiều thanh niên thích bơi từ bờ ra đảo giữa hồ. Nhiều anh chủ quan, gặp nước lạnh bị chuột rút dẫn đến đuối nước.
Nhà cháu không nhớ gì về nhà bán kem, dù QTG là tuyến đường hồi đó nhà cháu đi học hàng ngày. Có thể họ mở sau này, khi nhà cháu đã chuyển đi.
Nếu kụ hỏi cụ ông nhà, có thể cụ ông sẽ nhớ có một cửa hàng bán thực phẩm bán theo tem phiếu, tại khoảng số nhà 27, 29 hoặc 31 gì đó trên phố Hàng Bột, gần Đền Mẫu Sòng Sơn hiện tại.
Nhà cháu nhớ của hàng này, vì mỗi lần đi học ngang qua, nhìn thực phẩm họ trưng bày mà thèm lắm, nhất là mấy khay thịt chín, mà mình thì hào ít, hoặc không còn tem phiếu để mua.
hồ văn ngày trc rộng phết cụ ơi, sau nhà dân lấn với nhẩy dù vào, nhà e gần đấy nhưng ko mấy khi vào đấy vì hồi trc trong đấy cứ bí hiểm kiểu j í, bọn trẻ con bị ng lớn dọa nên ko dám vãng lai, chủ yếu sang bên vườn hoa đối diện chơi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top