[TT Hữu ích] [Hà Nội phố] Tìm các cụ sinh ra và lớn lên ở Hà nội cổ xưa!

Meow

Xe điện
Biển số
OF-40100
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
2,410
Động cơ
490,169 Mã lực
Em ở cửa ga Hàng Cỏ thì có được tính là Hà Nội cổ xưa không ạ?
Trước cửa ga ngập kinh hồn đến yên xe ý ạ. Ngày học lớp 1-2 em đã biết lon ton ra lau bugi và vá xe kiếm tiện ngay trước cửa nhà em rồi, vì đúng đến đoạn nhà em là đường cao lên và có vỉa hè rộng.
 

Wakeup

Xe điện
Biển số
OF-33666
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,584
Động cơ
510,704 Mã lực
Nơi ở
Where Rain & Tears are the same
18 Nguyễn Du là trụ sở Tổng cục Bưu điện nay là trụ sở Bộ TTTT, không có quán bia ở đó, chắc cụ nói là quán bia 30 Nguyễn Du, trước chỗ này bị trúng bom Mỹ, cùng lúc với quả bom ném vào Lãnh sự quán Pháp năm 1972. Sau này quán bia mở thêm quán bia ở khu tập thể Thành Công, gần Đê La Thành
Đúng là quán địa chỉ 30 N.Du nhưng mọi người vẫn gọi là Quán bia 18 cho dễ nhớ cụ à.
Năm 90-91 bọn em mời thầy giáo hướng dẫn tốt nghiệp năm cuối ra uống ở chỗ này mấy lần. 4-5 đứa tiết kiệm tiền bao lâu mới dám mời thầy đi uống, chỉ dám uống 1 cốc với lạc, thầy uống với nhắm là chủ yếu :D
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Các cụ cho em hỏi những năm 1980-90, có quán bia ở 18 Nguyễn Du, ở dưới tầng 1.
Các cụ có còn nhớ tên quán bia này là gì không?
Nhà cháu nhớ thời kỳ 1980-90, sau khi bia Vạn Lực của Tq xâm nhập thị trường VN, ở HN bắt đầu xuất hiện các cửa hàng bán bia hơi do tư nhân kinh doanh, bán kèm lạc, mực nướng. Trước đó bia hơi thường do cửa hàng nhà nước bán ra.
Khi đó, các cửa hàng bia hơi tư nhân đều xuất hiện dưới dạng tự phát, sử dụng vỉa hè để kinh doanh bán thời gian, chưa có hình thức thuê hẳn căn nhà phố để chuyên bán bia & đồ nhậu như sau này, nên họ chưa có biển hiệu, và thường chưa ghi tên chủ quán. Người dân thường lấy mốc địa danh để gọi tên quán bia.
Hồi giữa những năm 80, sau giờ làm nhà cháu thường ra uống bia ở Nguyễn Du. Tụ bia này nằm trên góc hè phố Bùi thị Xuân - Nguyễn Du, đối diện số nhà 30 Nguyễn Du.
Nhà cháu thường thấy có anh phát thanh viên truyền hình nổi tiếng thời đó (thường cùng phát thanh với chị Kim Tiến, hình như là ptv Mạnh Tường) đi xe đạp đến, ghếch một chân lên vỉa hè, gọi 1 vại bia, ực phát hết rồi đi luôn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Wakeup

Xe điện
Biển số
OF-33666
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,584
Động cơ
510,704 Mã lực
Nơi ở
Where Rain & Tears are the same
Nhà cháu nhớ thời kỳ 1980-90, sau khi bia Vạn Lực của Tq xâm nhập thị trường VN, ở HN bắt đầu xuất hiện các cửa hàng bán bia hơi do tư nhân kinh doanh, bán kèm lạc, mực nướng. Trước đó bia hơi thường do cửa hàng nhà nước bán ra.
Khi đó, các cửa hàng bia hơi tư nhân đều xuất hiện dưới dạng tự phát, sử dụng vỉa hè để kinh doanh bán thời gian, chưa có hình thức thuê hẳn căn nhà phố để chuyên bán bia & đồ nhậu như sau này, nên họ chưa có biển hiệu, và thường chưa ghi tên chủ quán. Người dân thường lấy mốc địa danh để gọi tên quán bia.
Hồi giữa những năm 80, sau giờ làm nhà cháu thường ra uống bia ở Nguyễn Du. Tụ bia này nằm trên góc hè phố Bùi thị Xuân - Nguyễn Du, đối diện số nhà 30 Nguyễn Du.
Nhà cháu thường thấy có anh phát thanh viên truyền hình nổi tiếng thời đó (thường cùng phát thanh với chị Kim Tiến, hình như là ptv Mạnh Tường) đi xe đạp đến, ghếch một chân lên vỉa hè, gọi 1 vại bia, ực phát hết rồi đi luôn.
Em cũng biết cái quán này bên đường ngay ngã 3 này, có bụi tre, có vài cái bàn nhỏ nhỏ. Uống ở đây vài lần với mấy ông anh khách ruột của quán.
Quán này sau chuyển sang bán cafe.
 

Audioto

Xe tăng
Biển số
OF-12143
Ngày cấp bằng
17/12/07
Số km
1,844
Động cơ
542,020 Mã lực
Vậy chắc cụ phải U70 hoặc U80 rồi. Em U50 mà từ ngày biết đi xe đạp ra đặng trần côn đong gạo thì đã thấy có chợ, cả bên phan phù tiên, trong đoàn thị điểm cũng có.
Hồi bé em hay đi chợ PP Tiên, sau đó chợ chuyển sang ĐT Côn và ĐT Điểm
 

Audioto

Xe tăng
Biển số
OF-12143
Ngày cấp bằng
17/12/07
Số km
1,844
Động cơ
542,020 Mã lực
1- Nó là nhà “Etude” số 27 phố TĐT hiện nay, kụ ạ.

Những năm trước 1970 phố Hàng Bột còn bé lắm, mà “cửa hàng hàng thực phẩm bán theo tem phiếu” này đã nổi bật. Khi đi bộ từ phố Hồ Giám về ngã tư ta đã có thể nhìn thấy nó từ xa, vì nó là căn nhà duy nhất nhô ra khỏi các nhà bên cạnh, chặn một phần vỉa hè.

Sau vài lần Nhà nước cắt vỉa hè để mở đường Hàng Bột, có thể mặt đường ăn vào tận sổ đỏ của cửa hàng này. Nên trước cửa hàng nay không còn vỉa hè nữa (xin xem hình)
“Sổ đỏ nhà này kéo đến tận lòng đường cơ đấy” là đúng trong trường hợp này, kụ ạ.

2- Kụ ở bên ngõ Văn Chương là gần nhà nhạc sỹ Phó Đức Phương rồi. Cũng gần hồ Văn Chương nữa.
Hồi đấy, cứ mỗi khi trở giời là cá trong hồ Văn Chương nổi dầy đặc, do thiếu ô xi. Mọi người nhân dịp này kéo đoàn lội xuống hồ xiên cá, như trẩy hội. Nhìn cái miệng con cá đang ngáp ngáp, cứ miệng nào rộng thì xiên, sẽ được cá to. Thích lắm.
Các kụ nhà ở ngõ Văn Chương còn có một cái lợi nữa, là có cửa hàng gạo 162 ngay gần nhà, thời bao cấp không mất thời gian đi sớm để xếp hàng mua gạo.
Hồi đó, sân nhà thờ Hàng Bột còn rộng lắm, có nhiều cây to bóng mát, tha hồ chạy nhảy, bắt ve, bắt sâu cước… chứ không bị lấn chiếm & bị xây tường ngăn bịt bùng như bây giờ.

IMG_6342.jpeg
Quanh đây có cửa hàng thực phẩm hồi bao cấp, nằm sâu bên trong
 

Audioto

Xe tăng
Biển số
OF-12143
Ngày cấp bằng
17/12/07
Số km
1,844
Động cơ
542,020 Mã lực
Đối diện là Văn Miếu, vậy nhà cụ chếch HB bên kia đường ạ?
Cụ có gần nhà Cụ Đương, ông con trai (bán bánh mì pate) có cô con gái là ca sĩ Bích Liên
Lui lên tý nữa là nhà bà giáo Mẫn dạy Tô Vĩnh Diện
Cụ ở mạn nào ạ
Em biết gần hết tên những người cụ kể trên:
Ông Đương sửa xe đạp, có con trai lớn tên Bình thì phải, đi bộ đội hy sinh bên CPC
Anh con trai thứ tên Thắng, nick là Ty ba siêu, bán bánh mỳ pa tê, sau mua nhà bán hàng gần trường Chu Văn An
Ca sỹ Bích Liên thì em kh nhớ lắm nhưng có thể hỏi lại
Chắc cụ học bà giáo Mẫn dạy TV Diện à ?
 

phuongmit

Xe ba gác
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
22,535
Động cơ
3,107,657 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ thổ dân quanh mạn Văn Miếu có biết sự tích miếu 2 cô đoạn rẽ sang NTH k. E thấy bảo trc ở đây có 2 chị e bị tàu đâm đúng đoạn này. Rằm mùng 1 hoặc có hôm ngày dưng vẫn thấy đội lode, buôn bán ra cúng bái, thấy bảo thiêng lắm
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,757
Động cơ
248,934 Mã lực
Em biết gần hết tên những người cụ kể trên:
Ông Đương sửa xe đạp, có con trai lớn tên Bình thì phải, đi bộ đội hy sinh bên CPC
Anh con trai thứ tên Thắng, nick là Ty ba siêu, bán bánh mỳ pa tê, sau mua nhà bán hàng gần trường Chu Văn An
Ca sỹ Bích Liên thì em kh nhớ lắm nhưng có thể hỏi lại
Chắc cụ học bà giáo Mẫn dạy TV Diện à ?
OMG, cụ biết rõ nhà cụ Đương thế :D , Ông Tybasieu là chú họ e, sau mua nhà về Thụy Khuê

Mấy cô dì chú bác ae nhà e đều học cụ bà Mẫn (dạy Văn), mà hình như dân HB học TVD thì đến 90% cụ ý và cụ giáo Dương Trọng Kim - QThổ3 (dạy Sử) thì phải? :D

Vậy nhà cụ đoạn nào HB ạ?
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,757
Động cơ
248,934 Mã lực
Các cụ thổ dân quanh mạn Văn Miếu có biết sự tích miếu 2 cô đoạn rẽ sang NTH k. E thấy bảo trc ở đây có 2 chị e bị tàu đâm đúng đoạn này. Rằm mùng 1 hoặc có hôm ngày dưng vẫn thấy đội lode, buôn bán ra cúng bái, thấy bảo thiêng lắm
Chỗ này nhiều dị bản lắm cụ ơi
Ngay cụ ông, cụ bà nhà e kể cũng khác nhau, lúc thì bảo có cô Đầm, lúc thì bảo có ông Tây trước chết ở đó. Có người bảo có 2 cô gái bị tàu kẹp chết, có người bảo có ăn mày chết ở đó
Nhưng tựu chung lại là toàn kiểu "nghe kể", chả ai chứng kiến cả. Chỉ thấy bảo thiêng lắm, ai đi qua cầu xin cái gì cũng được.
Trước chỗ đó có trạm nghỉ tàu điện đi ra cửa Nam
Sau con dân mê tín thái quá, cứ ngày tuần khấn vái chuông mõ xì xụp, không dẹp nhanh có khi vàng, mã, ngựa giấy ra mn đến ngã tư, khỏi đi luôn ý chớ. Trước, những năm 90, có hôm như đại lễ ở đường, hương thắp cứ cả bó, nghi ngút như cháy nhà
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Các cụ thổ dân quanh mạn Văn Miếu có biết sự tích miếu 2 cô đoạn rẽ sang NTH k. E thấy bảo trc ở đây có 2 chị e bị tàu đâm đúng đoạn này. Rằm mùng 1 hoặc có hôm ngày dưng vẫn thấy đội lode, buôn bán ra cúng bái, thấy bảo thiêng lắm
Câu chuyện mợ nêu, như kụ HTlangtu đã giải thích ở trên, là một trong nhiều dị bản về vị trí này. Tất cả các câu chuyện dị bản đều xuất phát từ một thực tế từng tồn tại khá lâu trong quá khứ: ngay tại vị trí này từng có một cây si (hoặc cây gì đó khác, nhà cháu không nhớ rõ), nằm trên góc vỉa hè, sát với góc tường bao của Khu di tích Quốc tử giám.
Đây cũng là vị trí khá nguy hiểm, khi 2 tuyến tàu điện Cầu Giấy - Bờ Hồ và Hà Đông - Bờ Hồ nhập vào làm 1 tuyến. Tuyến CG-BH đi thẳng trên đường NTH gặp tuyến HĐ-BH ôm sát gốc cây si và rẽ phải đi vào NTH. Chỗ này hay xảy ra tai nạn cũng là điều có thể hiểu.
Mỗi khi tàu đi qua vị trí này, bác phụ tàu lại lóc cóc đi ra đuôi tàu, kéo cái cần dẫn điện (gắn trên nóc tàu) xuống, rồi lại căn đúng dây điện tuyến đường mới nhả ra, để bánh xe ở đầu cần không ăn lệch sang dây điện của tuyến kia.

Từ thời nhà cháu còn nhỏ, thường xuyên nhảy tàu từ ngã 3 Đoàn Thị Điểm đi Bờ Hồ, tại gốc cây si này chưa thấy có ai thắp hương cúng bái gì cả. Miếu mạo cũng không (hồi đó Chính quyền đang hạn chế các hành vi mê tín dị đoan).

Sau một thời gian khá lâu, nhà cháu bắt đầu thấy lác đác có người cắm hương, rồi tạo lập cái miếu nhỏ. Số lượng hương cắm ngày càng nhiều hơn, tỷ lệ thuận với sự sùng tín hương khói của một bộ phận người dân.

Khi Nhà nước bắt đầu vạt vỉa hè để mở đường lần đầu tại đoạn này, lòng đường ăn vào sát với cây si. Khi đó chắc một số vị chức sắc ngại, không muốn chặt cây có cắm hương. Số lượng hương cắm càng nhiều hơn.
Khi mở đường đợt sau, Nhà nước bứng luôn cây si đi, mọi người vẫn đến cắm hương. Nhà nước rào vị trí này lại bằng hàng rào sắt, mọi người vẫn thò tay qua hàng rào để cắm.
Vài năm sau Nhà nước bứng luôn cả hàng rào, lát gạch toàn bộ vỉa hè đến sát tường bao Quốc Tử Giám, để người đi bộ dẫm lên đó mà lưu thông, việc cắm hương mới vãn dần, mợ ạ (xin xem hình).

Trong hình bên dưới là vị trí trước kia của 2 tuyến tàu điện (vạch màu đỏ), mép vỉa hè (vạch màu vàng) và vị trí cây si (mũi tên màu xanh).


Chỗ này nhiều dị bản lắm cụ ơi
Ngay cụ ông, cụ bà nhà e kể cũng khác nhau, lúc thì bảo có cô Đầm, lúc thì bảo có ông Tây trước chết ở đó. Có người bảo có 2 cô gái bị tàu kẹp chết, có người bảo có ăn mày chết ở đó
Nhưng tựu chung lại là toàn kiểu "nghe kể", chả ai chứng kiến cả. Chỉ thấy bảo thiêng lắm, ai đi qua cầu xin cái gì cũng được.
Trước chỗ đó có trạm nghỉ tàu điện đi ra cửa Nam
Sau con dân mê tín thái quá, cứ ngày tuần khấn vái chuông mõ xì xụp, không dẹp nhanh có khi vàng, mã, ngựa giấy ra mn đến ngã tư, khỏi đi luôn ý chớ. Trước, những năm 90, có hôm như đại lễ ở đường, hương thắp cứ cả bó, nghi ngút như cháy nhà
IMG_6358.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Các cụ thổ dân quanh mạn Văn Miếu có biết sự tích miếu 2 cô đoạn rẽ sang NTH k. E thấy bảo trc ở đây có 2 chị e bị tàu đâm đúng đoạn này. Rằm mùng 1 hoặc có hôm ngày dưng vẫn thấy đội lode, buôn bán ra cúng bái, thấy bảo thiêng lắm
Chuyện người dân lập miếu, thắp hương tại vị trí xảy ra tai nạn có người tử vong là học từ miền Nam, mãi sau này mới bắt đầu xảy ra, tức là 5-7 năm sau khi giải phóng Miền Nam, 2 miền thông thương bình thường. Nhà cháu thấy trước 1975 hầu như không hề có tục lệ này.
Trước 1975 cũng không thấy có chuyện CQ kiêng dỡ miếu, chặt cây, tránh đình chùa khi mở rộng đường.

Chắc có nhiều kụ còn nhớ trường hợp cách nay khoảng 40 năm, Nhà nước làm cầu Thăng Long, khi phóng tuyến đường Vành đai 3 đi qua xã Cổ Nhuế (tuyến đường Phạm Văn Đồng hiện nay) đã phải nắn tuyến cong đi để tránh lấn vào Đình làng Cổ Nhuế (hình như là Đình Hoàng, trên đường Trần Cung bây giờ), vốn một việc trước nay chưa từng xảy ra ở miền Bắc X.H.C.N.
Thời điểm này, làng Cổ Nhuế có người làm tới chức Bộ trưởng QP, khiến tuyến đường này muốn “vuốt mặt phải nể mũi” (xin xem hình)

Hình minh hoạ:
- A: đường xuống từ cầu Thăng Long
- B: Giao cắt VĐ3-Xuân Thuỷ-Hồ Tùng Mậu.
- C: Đình làng (Đình Hoàng)
- Tuyến Bên trái: là đường hiện hữu, đã lượn cong để tránh đình làng
- Tuyến Bên phải (vạch mũi tên màu trắng): là tuyến đường đi thẳng, nối 2 điểm A và B, sẽ cắt ngang qua đình làng.

1730268665693.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,757
Động cơ
248,934 Mã lực
....
Mỗi khi tàu đi qua vị trí này, bác phụ tàu lại lóc cóc đi ra đuôi tàu, kéo cái cần dẫn điện (gắn trên nóc tàu) xuống, rồi lại căn đúng dây điện tuyến đường mới nhả ra, để bánh xe ở đầu cần không ăn lệch sang dây điện của tuyến kia.
Từ thời nhà cháu còn nhỏ, thường xuyên nhảy tàu từ ngã 3 Đoàn Thị Điểm đi Bờ Hồ, tại gốc cây si này chưa thấy có ai thắp hương cúng bái gì cả. Miếu mạo cũng không (hồi đó Chính quyền đang hạn chế các hành vi mê tín dị đoan).
Sau một thời gian khá lâu, nhà cháu bắt đầu thấy lác đác có người cắm hương, rồi tạo lập cái miếu nhỏ. Số lượng hương cắm ngày càng nhiều hơn, tỷ lệ thuận với sự sùng tín hương khói của một bộ phận người dân.
Khi Nhà nước bắt đầu vạt vỉa hè để mở đường lần đầu tại đoạn này, lòng đường ăn vào sát với cây si. Khi đó chắc một số vị chức sắc ngại, không muốn chặt cây có cắm hương. Số lượng hương cắm càng nhiều hơn.
Khi mở đường đợt sau, Nhà nước bứng luôn cây si đi, mọi người vẫn đến cắm hương. Nhà nước rào vị trí này lại bằng hàng rào sắt, mọi người vẫn thò tay qua hàng rào để cắm.
Vài năm sau Nhà nước bứng luôn cả hàng rào, lát gạch toàn bộ vỉa hè đến sát tường bao Quốc Tử Giám, để người đi bộ dẫm lên đó mà lưu thông, việc cắm hương mới vãn dần, mợ ạ (xin xem hình)....
Cụ nhớ chi tiết thật :D bái phục cụ
Cái cây đa chỗ đó với cây chỗ hồ Trúc Bạch (ở giữa đường), thấy bảo người cưa bỏ lẫn chuẩn bị làm đều bị nạn gì đó???, nên nhiều người cũng sợ.
Mà toàn nghe đồn thổi thôi, chứ e cũng chưa thấy người thật việc thật của các vụ này???
Nhưng chỗ Giám đúng là hồi bé e cũng không thấy lễ lạy nhiều gì cả, hoặc cùng lắm có 1,2 cái chân nhang thôi, sau những năm 1990 mới rầm rộ ác.
Lúc đó thì bóc hết đường ray tàu điện rồi.
 

lqh1964

Xe hơi
Biển số
OF-38800
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
150
Động cơ
465,795 Mã lực
Chuyện người dân lập miếu, thắp hương tại vị trí xảy ra tai nạn có người tử vong là học từ miền Nam, mãi sau này mới bắt đầu xảy ra, tức là 5-7 năm sau khi giải phóng Miền Nam, 2 miền thông thương bình thường. Nhà cháu thấy trước 1975 hầu như không hề có tục lệ này.
Trước 1975 cũng không thấy có chuyện CQ kiêng dỡ miếu, chặt cây, tránh đình chùa khi mở rộng đường.

Chắc có nhiều kụ còn nhớ trường hợp cách nay khoảng 40 năm, Nhà nước làm cầu Thăng Long, khi phóng tuyến đường Vành đai 3 đi qua xã Cổ Nhuế (tuyến đường Phạm Văn Đồng hiện nay) đã phải nắn tuyến cong đi để tránh lấn vào Đình làng Cổ Nhuế (hình như là Đình Hoàng, trên đường Trần Cung bây giờ), vốn một việc trước nay chưa từng xảy ra ở miền Bắc X.H.C.N.
Thời điểm này, làng Cổ Nhuế có người làm tới chức Bộ trưởng QP, khiến tuyến đường này muốn “vuốt mặt phải nể mũi” (xin xem hình)

Hình minh hoạ:
- A: đường xuống từ cầu Thăng Long
- B: Giao cắt VĐ3-Xuân Thuỷ-Hồ Tùng Mậu.
- C: Đình làng (Đình Hoàng)
- Tuyến Bên trái: là đường hiện hữu, đã lượn cong để tránh đình làng
- Tuyến Bên phải (vạch mũi tên màu trắng): là tuyến đường đi thẳng, nối 2 điểm A và B, sẽ cắt ngang qua đình làng.

View attachment 8809462
Nhưng cụ D lại là người làng Noi chứ không phải làng Hoàng cụ nhé.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ nhớ chi tiết thật :D bái phục cụ
Cái cây đa chỗ đó với cây chỗ hồ Trúc Bạch (ở giữa đường), thấy bảo người cưa bỏ lẫn chuẩn bị làm đều bị nạn gì đó???, nên nhiều người cũng sợ.
Mà toàn nghe đồn thổi thôi, chứ e cũng chưa thấy người thật việc thật của các vụ này???
Nhưng chỗ Giám đúng là hồi bé e cũng không thấy lễ lạy nhiều gì cả, hoặc cùng lắm có 1,2 cái chân nhang thôi, sau những năm 1990 mới rầm rộ ác.
Lúc đó thì bóc hết đường ray tàu điện rồi.
Cảm ơn kụ.
Hồi đó TV hay chiếu phim Nga “Nu Pagadi” minh hoạ cảnh chú sói áp dụng mọi biện pháp nhằm chế ngự chú thỏ xinh. Nhưng chú thỏ thông minh luôn tìm ra cách để vượt qua.

Mỗi lần đi ngang vị trí cắm nhang này, nhìn cảnh CQ cũng áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để giải toả điểm nóng, nhưng vẫn bị người dân tìm cách vượt qua, nhà cháu thấy thú vị, như được xem phim Nu Pagadi ở đời thực. Vậy là nhớ, kụ ạ.

Nhưng cụ D lại là người làng Noi chứ không phải làng Hoàng cụ nhé.
Hồi đấy nhà cháu có người bạn quê gốc Cổ Nhuế, đến nhà bạn chơi, được nghe & biết về việc này.
Nhà cháu cũng không biết bác Bộ trưởng thuộc làng nào, có vai trò gì trong việc yêu cầu nắn đường hay không, kụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,010
Động cơ
461,427 Mã lực
Đối diện là Văn Miếu, vậy nhà cụ chếch HB bên kia đường ạ?
Cụ có gần nhà Cụ Đương, ông con trai (bán bánh mì pate) có cô con gái là ca sĩ Bích Liên
Lui lên tý nữa là nhà bà giáo Mẫn dạy Tô Vĩnh Diện
Cụ ở mạn nào ạ
Cụ nói ca sỹ Bích Liên có phải là người hát các bài: Người là niềm tin tất thắng; Bài ca năm tấn.. Bà có chồng là Hoàng Mi, là người chơi vĩ cầm nổi tiếng và có con trai hình như tên là Dũng.
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,757
Động cơ
248,934 Mã lực
Cụ nói ca sỹ Bích Liên có phải là người hát các bài: Người là niềm tin tất thắng; Bài ca năm tấn.. Bà có chồng là Hoàng Mi, là người chơi vĩ cầm nổi tiếng và có con trai hình như tên là Dũng.
Dạ, đó là bà Nghệ sĩ BL nổi tiếng
Bà cô này là ca sỹ thôi, trước thi thoảng e hay xem bà ý biểu diễn ở rạp Dân Chủ, các rạp khác.. rồi hội diễn quanh quanh HN.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,796
Động cơ
1,143,671 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
.....
Nhà cháu thường thấy có anh phát thanh viên truyền hình nổi tiếng thời đó (thường cùng phát thanh với chị Kim Tiến, hình như là ptv Mạnh Tường) đi xe đạp đến, ghếch một chân lên vỉa hè, gọi 1 vại bia, ực phát hết rồi đi luôn.
Giờ mà anh ấy như này là ra đến ngã tư bị thổi cồn lồi mồm ngay, Cụ nhể
:D
 

Alexandre Ciskob

Xe điện
Biển số
OF-4827
Ngày cấp bằng
18/5/07
Số km
4,395
Động cơ
580,561 Mã lực
Cụ nhớ chi tiết thật :D bái phục cụ
Cái cây đa chỗ đó với cây chỗ hồ Trúc Bạch (ở giữa đường), thấy bảo người cưa bỏ lẫn chuẩn bị làm đều bị nạn gì đó???, nên nhiều người cũng sợ.
Mà toàn nghe đồn thổi thôi, chứ e cũng chưa thấy người thật việc thật của các vụ này???
Nhưng chỗ Giám đúng là hồi bé e cũng không thấy lễ lạy nhiều gì cả, hoặc cùng lắm có 1,2 cái chân nhang thôi, sau những năm 1990 mới rầm rộ ác.
Lúc đó thì bóc hết đường ray tàu điện rồi.
Cái miếu Hai cô đó nó bay màu lúc nào em cũng ko để ý nữa, nhưng đúng là có 1 thời gian em thấy thắp hương, hóa vàng suốt ngày ở đó.
Dân ở Giám ra hương khói hình như toàn dân số học với xác suất thống kê thì phải. Chắc là thỉnh thoảng cô lại cho vài chục điểm lô
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Giờ mà anh ấy như này là ra đến ngã tư bị thổi cồn lồi mồm ngay, Cụ nhể
:D
Thế mới thấm “Bao giờ cho đến ngày xưa”, kụ nhỉ.
Hồi đó sướng thật là sướng, đường vắng, chạy xe nhàn tênh. Tốc độ không giới hạn, rượu bia vô tư, nạn trộm đồ & xin đểu cũng không có.
Hay nhất là chuyện ô tô phanh bằng nón lá. Đời như trên mây.

Cái miếu Hai cô đó nó bay màu lúc nào em cũng ko để ý nữa, nhưng đúng là có 1 thời gian em thấy thắp hương, hóa vàng suốt ngày ở đó.
Dân ở Giám ra hương khói hình như toàn dân số học với xác suất thống kê thì phải. Chắc là thỉnh thoảng cô lại cho vài chục điểm lô
Chắc cũng giống như bây giờ, có không ít kụ được cô thương, nhờ môn biển số học trên OF mà nhiều phen vào được bờ, kụ nhỉ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top