[Funland] [Hà Nội phố] Tìm các cụ sinh ra và lớn lên ở Hà nội cổ xưa!

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,849
Động cơ
247,849 Mã lực
Thế ạ, em cũng nhớ là phải có bằng riêng nhưng rồi đi mãi trong phố chả thấy cái nào.
Baay giờ thoải mái. A3 nhé. Có cả bằng T6 để lái tàu biển, đội chơi xuồng cao su chạy biển lấy bằng này
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,849
Động cơ
247,849 Mã lực
HD chỉ mấy dòng sporter gọi là nhẹ nhàng so với các dòng HD khác thôi. Mà dòng sporter như HD 48 nhìn kiểu ngổ ngáo quá. Em thích classic như Triumph (motor nhé :D , triumph kia cũng thích nhưng phạm trù khác ;)) )
HD có classic mà cụ, nhiều cực. Custom 1200 cụ thử chưa? Dắt rất nhẹ! Fatboy Mỹ cũng dắt nhẹ, dễ xoay trở
 

lamdungx

Xe buýt
Biển số
OF-70628
Ngày cấp bằng
14/8/10
Số km
548
Động cơ
442,368 Mã lực
Em nhó là đầu 90 vẫn còn tàu điện bánh sắt, đến giữa hay cuối 90 hình thôi và thay bằng xe điện bánh hơi.
Tầm 91 gì đó thì bóc hết ray xe điện về vứt cả đống trong xn xe điện Thụy khuê và cái vườn hoang bên cạnh (giờ chỗ đó là cái cc Sun gì gì).
Em đi Hồng Kong vẫn thầy tàu điện bánh sắt, cực kỳ tiện dụng và nhiều người đi. Giá rất rẻ, tính ra khoảng 7k tiền Việt. Tiếc cho 1 phương tiện văn minh như tàu điện. Giá mà HN vẫn còn giữ thì chắc chắn thu hút khách du lịch vô cùng, cũng tiện lợi cho mọi người đi lại.
1719380455739.png
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,849
Động cơ
247,849 Mã lực
Em tìm thấy bỏ tài điện 1991 rồi! Trước em nhầm là trước 90

IMG_4662.png
 

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,077
Động cơ
28,098 Mã lực
Baay giờ thoải mái. A3 nhé. Có cả bằng T6 để lái tàu biển, đội chơi xuồng cao su chạy biển lấy bằng này
Để em nghiên cứu con bằng chạy mô tô nước sáng làm vòng cho thư giãn.
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,849
Động cơ
247,849 Mã lực
Em đi Hồng Kong vẫn thầy tàu điện bánh sắt, cực kỳ tiện dụng và nhiều người đi. Giá rất rẻ, tính ra khoảng 7k tiền Việt. Tiếc cho 1 phương tiện văn minh như tàu điện. Giá mà HN vẫn còn giữ thì chắc chắn thu hút khách du lịch vô cùng, cũng tiện lợi cho mọi người đi lại.
View attachment 8595022
Hồi đó ở nhà sao lại bỏ hả các cụ? Có cụ nào biết không?
 

A pied

Xe hơi
Biển số
OF-150360
Ngày cấp bằng
25/7/12
Số km
186
Động cơ
271,162 Mã lực
Em góp với các cụ mợ vài ký ức HN xưa

Em sinh tại NHS Hàng Bún, hộ khẩu thuộc Khu Ba Đình, Hoàng Hoa Thám gần Bưởi, ngày xưa ở cạnh HTX làm giấy dó, ngửi mùi ung cả thủ, may sau này nó giải tán.
- Về học hành: c1 thì học Hoàng Hoa Thám, c2 Chu Văn An, c3 Ams
- Về các trò chơi: Các cụ đã liệt kê nhiều trò nhưng còn 2 trò em chưa thấy ai kể: một là đúc cờ: đốt nylon chảy ra nhựa cho nhỏ vào vỏ hộp cao sao vàng, sau đó khắc chữ và bôi phấn màu làm cờ tướng, thứ hai là cờ quân sự: lấy giấy cắt thành các hình chữ nhật rồi gập đôi lại, vẽ các quân vào trong như tên lửa, máy bay, xe tăng, pháo binh, điệp viên, các cấp hàm từ binh nhì tới đại tá, trò này phải có trọng tài để xác định khi 2 quân cờ đấu nhau thì con nào thắng vì các quân cờ đều vẽ mặt trong, không bên nào biết bên kia là quân gì, bên nào chiếm được nhà của bên kia là thắng; ngoài ra còn khắc gỗ mít làm con in, nhiều chú rất khéo tay, khắc cả các hình rất khó như Tôn ngộ không, Bạch cốt tinh, ngoài con in dùng làm tiền trao đổi khi chơi các trò chơi còn dùng giấy kẹo, vỏ bao thuốc (thường gấp thành hình tam giác); hồi đi học còn hay chơi một trò là đá ngựa, một đứa cõng một đứa khác trên lưng rồi đá nhau với đối phương, bên nào ngã là thua
- Về trò chơi điện tử: hồi đấy thì Nitendo 4 nút là bá chủ, thường xuyên có mặt tại Trần Quốc Toản sau giờ học thêm, lúc đầu 700d/1h sau lên 1000đ/1h, nhiều hôm bỏ cả ăn để chơi, chiều đi học luôn
- Về quà vặt: hồi đó nghèo thật, mẫu giáo thì quà nhớ nhất là bỏng ngô, c1 thì có đông lạnh là chút nước đường cho vào cái túi nilon nhỏ làm lạnh đông đá lại, hình như 1 hào 1 cái, lớn chút nữa được uống sen dừa là sang rồi, em có ông trẻ hồi đấy là có điều kiện nên thỉnh thoảng được ông cho đi uống sen dừa, sau lớn nữa thì có quẩy nóng PBC và chè Trần Hưng Đạo, không biết quán này giờ còn không. Bánh kẹo thì nhớ nhất hồi năm 88 được ông chú đi Liên Xô về phép cho hộp socola đen, ăn nó vừa đắng vừa ngọt vừa mát, cho đến giờ sau khi đã thử tất cả các loại socola nổi tiếng thì em cung chưa thấy loại nào ngon bằng cái socola hồi đó. Kem thì ngoài kèm Tràng tiền là hàng xa xỉ thì chợ Bưởi cũng có một quầy kem dù chủ yếu là nước đá nhưng hồi đó ăn sao nó ngon thế.
- Về xe cộ: hồi đó bố em có cái xe mobilette cá xanh vừa đi vừa đẩy, suốt ngày phải sửa, năm 89 thì lên đời được con Cub 79 bãi máy cánh rất khỏe và bền, sau nữa là con 82-89 có đề mà bây giờ mẹ em vẫn thỉnh thoảng đi
- Về phim ảnh: vẫn nhớ những phim như các cụ đã kể, tối nào mất điện lại nháo nhác chạy sang khu bên cạnh xem nhờ: Phim VN thì nhớ Làng Vũ Đại ngày ấy, Chị Dậu, phim tây thì Trên từng cây số, Hồ sơ thần chết, phim gì của Đức em quên tên có chú điệp viên cao 1m85 tóc vàng sẫm mắt xanh lơ, Người nông dân nổi dậy, Hoa ăn thịt người, Ba người lính ngự lâm (xem xong phim cả lũ đi lấy tre làm kiếm tập đấu kiếm), Robin Hood (xem xong cả bọn lấy tre làm cung tên, mũi tên vót nhọn hoắt bắn chết cả chuột cống), Fanfan hoa tuylip, Fantomas (xem xong cả lũ lại đi lấy giấy bồi làm mặt nạ), 17 khoảnh khắc của mùa xuân, hoạt hình có phim kinh điển Maika cô bé từ trên trời rơi xuống, Chestemy biết bay, ...
Tivi thì hồi đầu toàn đi xem nhờ, hàng xóm có cái Nep-tuyn của Balan là xịn rồi, rồi con gì có cửa lùa nữa, sau mua được một con tivi Nhật có 2 núm chỉnh kênh dùng đèn điện tử, suốt ngày phải sửa vì trôi và đổ hình, sau này mới có JVC 14 inch vỏ đỏ 7 hệ
- Ám ảnh: xếp hàng lấy nước ban đêm, gánh nước, em còn nhớ Mexico 86 nửa đêm vừa xếp hàng lấy nước vừa xem nhờ bóng đá nhà hàng xóm, ám ảnh thứ hai là nhà vs công cộng, cái này thực sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng

Em tạm vài dòng thế đã, nhớ thêm gì sẽ viết tiếp
 

Canopus

Xe hơi
Biển số
OF-790838
Ngày cấp bằng
19/9/21
Số km
141
Động cơ
26,063 Mã lực
Nhà e

Nhà em cũng chuyển về cuối năm 1987. Khu tập thể nằm ngay chỗ giao Thái Thịnh - Láng Hạ. Lúc ấy khu vực này vẫn còn đầy lò gạch và ruộng rau muống. Đi hết đường Láng Hạ, qua phía bên kia đường Láng, đoạn bắt đầu đường Lê Văn Lương bây giờ đã là nông thôn, heo hút lắm rồi.
Em có bạn cấp 3 cũng ở khu tập thể này, vẫn nhớ nhà bạn ở tầng 5, L2.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,170
Động cơ
894,739 Mã lực
Hồi đó ở nhà sao lại bỏ hả các cụ? Có cụ nào biết không?
Em cũng chẳng chắc chắn,
Nhưng hồi đó tầu điện chạy 1 đoạn là trật bánh, nằm chình ình giữa đường. Chắc do cả đường ray và bánh tầu quá mòn, không có tiền để thay.
Tầu điện bánh lốp cũng chỉ chạy 1 thời gian là bỏ.
Em thấy ở xứ mũi lõ chúng chạy đường ra liền (chố đó hàn bằng hợp kim), không có đoạn hở nối như đường ray ở VN. Nhưng chúng cũng đi vá đường ra liên tục.
Cần gạt lấy điện từ trên là 1 cái thanh hơi cong và dài, chứ không phải là cái bánh xe quay như tầu điện ở VN nên tốc độ cũng nhanh hơn rất nhiều (tầu hỏa chạy điện có tốc độ đều khi ra khỏi ga là 100km/h)!
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,849
Động cơ
247,849 Mã lực
Em góp với các cụ mợ vài ký ức HN xưa

Em sinh tại NHS Hàng Bún, hộ khẩu thuộc Khu Ba Đình, Hoàng Hoa Thám gần Bưởi, ngày xưa ở cạnh HTX làm giấy dó, ngửi mùi ung cả thủ, may sau này nó giải tán.
- Về học hành: c1 thì học Hoàng Hoa Thám, c2 Chu Văn An, c3 Ams
- Về các trò chơi: Các cụ đã liệt kê nhiều trò nhưng còn 2 trò em chưa thấy ai kể: một là đúc cờ: đốt nylon chảy ra nhựa cho nhỏ vào vỏ hộp cao sao vàng, sau đó khắc chữ và bôi phấn màu làm cờ tướng, thứ hai là cờ quân sự: lấy giấy cắt thành các hình chữ nhật rồi gập đôi lại, vẽ các quân vào trong như tên lửa, máy bay, xe tăng, pháo binh, điệp viên, các cấp hàm từ binh nhì tới đại tá, trò này phải có trọng tài để xác định khi 2 quân cờ đấu nhau thì con nào thắng vì các quân cờ đều vẽ mặt trong, không bên nào biết bên kia là quân gì, bên nào chiếm được nhà của bên kia là thắng; ngoài ra còn khắc gỗ mít làm con in, nhiều chú rất khéo tay, khắc cả các hình rất khó như Tôn ngộ không, Bạch cốt tinh, ngoài con in dùng làm tiền trao đổi khi chơi các trò chơi còn dùng giấy kẹo, vỏ bao thuốc (thường gấp thành hình tam giác); hồi đi học còn hay chơi một trò là đá ngựa, một đứa cõng một đứa khác trên lưng rồi đá nhau với đối phương, bên nào ngã là thua
- Về trò chơi điện tử: hồi đấy thì Nitendo 4 nút là bá chủ, thường xuyên có mặt tại Trần Quốc Toản sau giờ học thêm, lúc đầu 700d/1h sau lên 1000đ/1h, nhiều hôm bỏ cả ăn để chơi, chiều đi học luôn
- Về quà vặt: hồi đó nghèo thật, mẫu giáo thì quà nhớ nhất là bỏng ngô, c1 thì có đông lạnh là chút nước đường cho vào cái túi nilon nhỏ làm lạnh đông đá lại, hình như 1 hào 1 cái, lớn chút nữa được uống sen dừa là sang rồi, em có ông trẻ hồi đấy là có điều kiện nên thỉnh thoảng được ông cho đi uống sen dừa, sau lớn nữa thì có quẩy nóng PBC và chè Trần Hưng Đạo, không biết quán này giờ còn không. Bánh kẹo thì nhớ nhất hồi năm 88 được ông chú đi Liên Xô về phép cho hộp socola đen, ăn nó vừa đắng vừa ngọt vừa mát, cho đến giờ sau khi đã thử tất cả các loại socola nổi tiếng thì em cung chưa thấy loại nào ngon bằng cái socola hồi đó. Kem thì ngoài kèm Tràng tiền là hàng xa xỉ thì chợ Bưởi cũng có một quầy kem dù chủ yếu là nước đá nhưng hồi đó ăn sao nó ngon thế.
- Về xe cộ: hồi đó bố em có cái xe mobilette cá xanh vừa đi vừa đẩy, suốt ngày phải sửa, năm 89 thì lên đời được con Cub 79 bãi máy cánh rất khỏe và bền, sau nữa là con 82-89 có đề mà bây giờ mẹ em vẫn thỉnh thoảng đi
- Về phim ảnh: vẫn nhớ những phim như các cụ đã kể, tối nào mất điện lại nháo nhác chạy sang khu bên cạnh xem nhờ: Phim VN thì nhớ Làng Vũ Đại ngày ấy, Chị Dậu, phim tây thì Trên từng cây số, Hồ sơ thần chết, phim gì của Đức em quên tên có chú điệp viên cao 1m85 tóc vàng sẫm mắt xanh lơ, Người nông dân nổi dậy, Hoa ăn thịt người, Ba người lính ngự lâm (xem xong phim cả lũ đi lấy tre làm kiếm tập đấu kiếm), Robin Hood (xem xong cả bọn lấy tre làm cung tên, mũi tên vót nhọn hoắt bắn chết cả chuột cống), Fanfan hoa tuylip, Fantomas (xem xong cả lũ lại đi lấy giấy bồi làm mặt nạ), 17 khoảnh khắc của mùa xuân, hoạt hình có phim kinh điển Maika cô bé từ trên trời rơi xuống, Chestemy biết bay, ...
Tivi thì hồi đầu toàn đi xem nhờ, hàng xóm có cái Nep-tuyn của Balan là xịn rồi, rồi con gì có cửa lùa nữa, sau mua được một con tivi Nhật có 2 núm chỉnh kênh dùng đèn điện tử, suốt ngày phải sửa vì trôi và đổ hình, sau này mới có JVC 14 inch vỏ đỏ 7 hệ
- Ám ảnh: xếp hàng lấy nước ban đêm, gánh nước, em còn nhớ Mexico 86 nửa đêm vừa xếp hàng lấy nước vừa xem nhờ bóng đá nhà hàng xóm, ám ảnh thứ hai là nhà vs công cộng, cái này thực sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng

Em tạm vài dòng thế đã, nhớ thêm gì sẽ viết tiếp
Cụ nhớ giỏi thế! Mọi người có kể cả đấy cụ à, hình như thiếu cái đổ ny lông làm quân cờ thôi.
Cụ học Ams là thế hệ cuối 7X rồi nhỉ? Thời em chưa có Ams
 

A pied

Xe hơi
Biển số
OF-150360
Ngày cấp bằng
25/7/12
Số km
186
Động cơ
271,162 Mã lực
Cụ nhớ giỏi thế! Mọi người có kể cả đấy cụ à, hình như thiếu cái đổ ny lông làm quân cờ thôi.
Cụ học Ams là thế hệ cuối 7X rồi nhỉ? Thời em chưa có Ams
Vâng chắc em chưa đọc hết
Em học ams 88-91 ạ
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,328
Động cơ
1,018,060 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Không biết có cụ nào gửi cái này vào chưa
Theo dõi dấu mốc trên Clip thì nhà cháu thấy vài điểm sau:
- Clip này quay vào mùa đông năm 1989, khi đó HN đã qua giai đoạn bầu cử như trên tấm pano này:
IMG_5882.png

Hà nội ngày đó tàu điện vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên phương tiện này bắt đầu ít người sử dụng, nó chỉ đúng 1 toa, hoạt động theo lịch, kế hoạch. Tàu điện đã xuống cấp nghiêm trọng, không còn nguồn kinh phí bảo dưỡng nữa nên có thể đây là 1 trong những nguyên nhân để CQ quyết định xoá sổ phương tiện này:


IMG_5883.png

IMG_5884.png

Chiếc xe DreamII thời đó đã có, trước đó chiếc Dream 1 có ở VN từ năm 1986, 1 ông hàng xóm nhà cháu trúng giải sx đặc biệt đã trúng chiếc này, khi đó nó màu đỏ Dunhill. Chiếc DreamII trong clip này là đời chữ nhỏ chứ ko phải chữ to tem hồng dòng 3 cục Thái. Dòng tem hồng ra vào dịp cuối năm 1990:
IMG_5879.png

Thời đó số lượng 2 b đăng ký biển mới cực ít. Như xe này không rõ đăng ký tháng mấy năm 1989? Biển là 29- 424-L4. Nhà cháu mua chiếc Dream II vào ngày 30/12/1990, mấy ngày sau đi đăng ký làm biển luôn, giờ vẫn nhớ biển của nó là 29- 997-N2. Như vậy phải hơn 1 năm lượng xe đăng ký chỉ tầm 1000 xe cho toàn Hà Nội, dân số thời điểm đó phải trên 2 tr dân.

IMG_5880.png

Ngoài các tiểu tiết trên ra thì bức tranh toàn cảnh thủ đô khi đó khá nghèo nàn lạc hậu, đường xá bẩn thỉu bụi bặm. Tuy cuộc sống rất khó khăn về vật chất, nhưng nhiều điểm cộng về sự lạc quan, tinh thần phấn khởi của người dân, nó thể hiện qua nét mặt trong suốt chiều dài clip.
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,849
Động cơ
247,849 Mã lực
Theo dõi dấu mốc trên Clip thì nhà cháu thấy vài điểm sau:
- Clip này quay vào mùa đông năm 1989, khi đó HN đã qua giai đoạn bầu cử như trên tấm pano này:
IMG_5882.png

Hà nội ngày đó tàu điện vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên phương tiện này bắt đầu ít người sử dụng, nó chỉ đúng 1 toa, hoạt động theo lịch, kế hoạch. Tàu điện đã xuống cấp nghiêm trọng, không còn nguồn kinh phí bảo dưỡng nữa nên có thể đây là 1 trong những nguyên nhân để CQ quyết định xoá sổ phương tiện này:


IMG_5883.png

IMG_5884.png

Chiếc xe DreamII thời đó đã có, trước đó chiếc Dream 1 có ở VN từ năm 1986, 1 ông hàng xóm nhà cháu trúng giải sx đặc biệt đã trúng chiếc này, khi đó nó màu đỏ Dunhill. Chiếc DreamII trong clip này là đời chữ nhỏ chứ ko phải chữ to tem hồng dòng 3 cục Thái. Dòng tem hồng ra vào dịp cuối năm 1990:
IMG_5879.png

Thời đó số lượng 2 b đăng ký biển mới cực ít. Như xe này không rõ đăng ký tháng mấy năm 1989? Biển là 29- 424-L4. Nhà cháu mua chiếc Dream II vào ngày 30/12/1990, mấy ngày sau đi đăng ký làm biển luôn, giờ vẫn nhớ biển của nó là 29- 997-N2. Như vậy phải hơn 1 năm lượng xe đăng ký chỉ tầm 1000 xe cho toàn Hà Nội, dân số thời điểm đó phải trên 2 tr dân.

IMG_5880.png

Ngoài các tiểu tiết trên ra thì bức tranh toàn cảnh thủ đô khi đó khá nghèo nàn lạc hậu, đường xá bẩn thỉu bụi bặm. Tuy cuộc sống rất khó khăn về vật chất, nhưng nhiều điểm cộng về sự lạc quan, tinh thần phấn khởi của người dân, nó thể hiện qua nét mặt trong suốt chiều dài clip.
Em vừa mời rượu cụ, nghiên cứu clip quá chi tiết. Trí nhớ các cụ siêu thật.
Chắc em phải nhanh chóng đi khám lại mưới được. Hay quên thì khám khoa thần kinh hay sọ não các cụ nhỉ? Bệnh viện nào Hà Nội bây giờ mấy món đấy tốt ạ? Em đội ơn các cụ :)
 

A pied

Xe hơi
Biển số
OF-150360
Ngày cấp bằng
25/7/12
Số km
186
Động cơ
271,162 Mã lực
Theo dõi dấu mốc trên Clip thì nhà cháu thấy vài điểm sau:
- Clip này quay vào mùa đông năm 1989, khi đó HN đã qua giai đoạn bầu cử như trên tấm pano này:
IMG_5882.png

Hà nội ngày đó tàu điện vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên phương tiện này bắt đầu ít người sử dụng, nó chỉ đúng 1 toa, hoạt động theo lịch, kế hoạch. Tàu điện đã xuống cấp nghiêm trọng, không còn nguồn kinh phí bảo dưỡng nữa nên có thể đây là 1 trong những nguyên nhân để CQ quyết định xoá sổ phương tiện này:


IMG_5883.png

IMG_5884.png

Chiếc xe DreamII thời đó đã có, trước đó chiếc Dream 1 có ở VN từ năm 1986, 1 ông hàng xóm nhà cháu trúng giải sx đặc biệt đã trúng chiếc này, khi đó nó màu đỏ Dunhill. Chiếc DreamII trong clip này là đời chữ nhỏ chứ ko phải chữ to tem hồng dòng 3 cục Thái. Dòng tem hồng ra vào dịp cuối năm 1990:
IMG_5879.png

Thời đó số lượng 2 b đăng ký biển mới cực ít. Như xe này không rõ đăng ký tháng mấy năm 1989? Biển là 29- 424-L4. Nhà cháu mua chiếc Dream II vào ngày 30/12/1990, mấy ngày sau đi đăng ký làm biển luôn, giờ vẫn nhớ biển của nó là 29- 997-N2. Như vậy phải hơn 1 năm lượng xe đăng ký chỉ tầm 1000 xe cho toàn Hà Nội, dân số thời điểm đó phải trên 2 tr dân.

IMG_5880.png

Ngoài các tiểu tiết trên ra thì bức tranh toàn cảnh thủ đô khi đó khá nghèo nàn lạc hậu, đường xá bẩn thỉu bụi bặm. Tuy cuộc sống rất khó khăn về vật chất, nhưng nhiều điểm cộng về sự lạc quan, tinh thần phấn khởi của người dân, nó thể hiện qua nét mặt trong suốt chiều dài clip.
Có cái đoạn cô giáo tiếng Anh dạy bài hát Auld Lang Syne là 2 lớp chuyên Anh khóa 87-90 và 88-91 trường em
 

Song Do Anh

Xe hơi
Biển số
OF-803053
Ngày cấp bằng
21/1/22
Số km
103
Động cơ
14,304 Mã lực
Tầm 83 gì đó có quả Công lý và báo thù hàng Ấn. Bà con xem bu đen xếp hàng và phe vé kín xung quanh rạp Tháng 8
Đúng rồi cụ, năm đấy em 12-13 tuổi bám càng mấy ông anh họ đi xem phim , vé do ông già em cho nên các ông ấy cực chẳng đã phải cho E đi cùng. E (nhớ không nhầm) xem ở rạp .. trên phố Hàng Chiếu sau chợ ĐX- BQ, buổi chiếu là 19g30 nhưng 2 g sáng hôm sau mới về ,vì cứ chiếu hết một quận phim lại ngồi đợi cuộn tiếp theo chiếu ở rạp khác chuyển về. Lần đầu tiên xem phim có tý "chưởng" thấy hay thế không biết .
 

NoWD

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-488
Ngày cấp bằng
26/6/06
Số km
555
Động cơ
10,565,735 Mã lực
Bác đi đất A pied : nhà bác chắc khúc cuối hhtham với vô số lối thông sang Thụy khuê. Cái xưởng giấy gàn chợ Bưởi (đối diện đình làng Đông thì phải) với n cái hố vôi bên sông tô lịch nước đen giờ đội nhảy dù nó làm được sổ đỏ cả 2 bên rồi. Xưa em đạp xe tối khúc Bưởi Thụy khuê này sợ vãi lái, vì khúc này gần như ko có đèn (nhất là Bưởi Tam đa), xe điện thì chột có mỗi cái đèn tù mù. Vậy để an toàn thì phải đi ra ngoài, gần giữa đường, xe máy nó đâm bủ mợ; còn đi vào trong thì sợ tàu và chẳng may vào rãnh đường tàu thì chỉ có lăn lông lốc...

Cờ quân sự bọn em lấy thanh nứa, vạt bên trong đi rồi chặt/cưa đều ra... lâu ngày bị nhớ quân lộ thì tẩy chữ đi viết lại. Cãi nhau ác nhất là quân gián điệp được đấm chỉ đại tướng hay tất cả cấp tướng.

Biển số xe máy xưa em nhớ là làm bằng tôn, màu thì vẫn xanh cho xe công và trắng cho xe tư.
Bắt đầu là 29-×××-FA (cho 50) và 29-×××-F cho xe từ 70.
Đến tầm 88 gì đó thì là biển nhôm vẫn biển 29 3 số, nhưng bắt đầu F1 cho xe từ 70 ( trừ một giai đoạn biển 30Z là cho xe bán trả góp của VMEP).
Chữ cái cho xe 70 hình như thế này: F H K L M N P R S T U V X Y Z .

Đến 92 gì đó có option phải trả thêm tiền để có dòng biển thép mạ sơn trắng rất cứng cáp ( giống biển Sài gòn).
AMS thì em học dốt chỉ dám nghe nhìn qua màn ảnh nhỏ. Nhưng gần nhà em có người sinh 69 đã học Ams rồi, nhưng mà thu dung, con nuôi, phục hồi nhân phẩm các trường khác, hình như cậu em 72 là khóa 1 đích tử Dị Nhân thì phải.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top