[Funland] [Hà Nội phố] Tìm các cụ sinh ra và lớn lên ở Hà nội cổ xưa!

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,879
Động cơ
248,098 Mã lực
Em cũng nhớ mãi món chơi đá cầu này, chắc phải kéo dài 10 năm từ khi học cấp 1 đến mấy năm đầu đại học vẫn chơi. Làm chinh bọn em hay dùng đồng 5 xu có lỗ nhưng đá thích nhất vẫn là cầu chinh bằng chì, là loại chì mềm hình như cắt ra từ vỏ dây cáp thì phải, lâu rồi cũng không nhớ bọn em đào đâu ra thứ hàng hiếm ấy nữa. Cũng cái chì ấy mà nấu chảy ra rồi đúc lại thành chinh thì nó lại cứng, đá chân đất khá đau. Còn giấy pơ luya thì đúng là "đặc sản" của khu tập thể ngoại thương bọn em. Bố mẹ toàn làm ở các tổng công ty xuất nhập khẩu nên giấy pơ luya và giấy than đã qua sử dụng để làm cầu, làm diều không lúc nào thiếu.
Quả cầu bọn em cũng "cải tiến" bằng cách cắt miếng cao su thay chinh hay dùng miếng nylon hay lông gà làm lá nhưng đều không thấy dễ đá như cầu chinh chì mềm giấy pơ luya.
Sau này cụ Nguyễn Khắc Viện "xã hội hoá" môn đá cầu thì có đưa ra quả cầu nhựa, đá sân kẻ vạch chăng lưới đàng hoàng thì thấy quả cầu ấy khá nảy, đá khó hơn cầu chinh.
Theo em biết quả càu cụ đề cập sau là cầu du nhập từ trung quốc!
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,879
Động cơ
248,098 Mã lực
Đồ chơi trẻ con xưa toàn tự làm. Từ viên bi, con quay, súng bắn diêm, súng cao su... Giờ trẻ con không biết làm gì. Thậm chí thanh niên 25-30 tuổi cầm cái kìm nhổ đinh mà trông ngứa mắt lắm.
Kính cụ anh ạ.
Ý em là giờ em lôi những việc xưa ra làm mà thấy khó khăn kinh khủng! Ngày bé làm gì cũng ok, đơn giản hihi
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,462
Động cơ
458,912 Mã lực
Cui nào trong này còn giữ được cái quần đùi Thái không ạ😃
Xưa bán ở hàng Đường mà em cứ ước ao mãi. Phải miếng đỏ bên hông mới đẹp 😞.
Cụ nào mua em đặt shopee luôn nào :D

1718790724296.jpeg
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,462
Động cơ
458,912 Mã lực
Cầu cao su là cầu đời sau. Không phải cầu chinh làm bằng giấy pơ luya.
Vâng ạ!

Đời đầu là cầu chinh - đế bằng 2 hoặc 3 đồng chinh, tua em hay làm bằng nilon. Bọc đồng dưới rồi luồn qua lỗ của đồng trên cùng.

Đời sau làm bằng "chinh cao su" - đục 2 cái khe rồi luồn cái dây lên để buộc vào túm lông cầu (bằng sợi nilon hoặc lông gà).

Sau nữa thì là cầu đế nhựa, đá lọc cọc - thêm đôi giày đá cầu bằng da mõm bè bè nữa ạ!

Còn trước thì toàn chân đất, dép, giày bata các thứ đá vun vút thôi.
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,879
Động cơ
248,098 Mã lực
z300 bác là chuẩn anh tài rồi, giống đội bạn em. Tầm 94-95 em còn đang lơ ngơ thì đội đó đi dream2, mua chung cư (làm vòm ăn chơi đủ trò), mua đất; thậm chí có thằng còn tham gia hàng đổi hàng với Lào qua cầu Treo chạy accord biển giun, hút xì gà.
Mc Bia tientung000 giọt lệ chỉ có ở đời chót chét (giảm sóc sau 3 khúc), chủ yếu ở màu su hào, ghi gương và màu bộ đội (đèn hoa thị, con này đắt nhất 81-50). Khi chạy ở 40-45km thì cái đèn này nó nháy. Ngày xưa vớ được xe thì phi bạt mang hết ga chứ sóc nẩy ăn thua gì, may cô thương bà độ thì còn ngồi đây.
Xưa đội phủi tý thích nhất con 78-70 màu mắm tôm, máy khô roong, giá bằng con 81 chót chét nhưng chạy bốc hơn hẳn; thằng bạn em mua con 78-70 màu đen, rẻ hơn gần 3 chỉ.
Thì em nói nếu khôn ra mua đất thì hồi đó thì giờ em ít nhất phải bằng nửa anh Vượng hehee
 

SIGNUS

Xe container
Người OF
Biển số
OF-55555
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
9,125
Động cơ
4,525,733 Mã lực
Em cũng nhớ mãi món chơi đá cầu này, chắc phải kéo dài 10 năm từ khi học cấp 1 đến mấy năm đầu đại học vẫn chơi. Làm chinh bọn em hay dùng đồng 5 xu có lỗ nhưng đá thích nhất vẫn là cầu chinh bằng chì, là loại chì mềm hình như cắt ra từ vỏ dây cáp thì phải, lâu rồi cũng không nhớ bọn em đào đâu ra thứ hàng hiếm ấy nữa. Cũng cái chì ấy mà nấu chảy ra rồi đúc lại thành chinh thì nó lại cứng, đá chân đất khá đau. Còn giấy pơ luya thì đúng là "đặc sản" của khu tập thể ngoại thương bọn em. Bố mẹ toàn làm ở các tổng công ty xuất nhập khẩu nên giấy pơ luya và giấy than đã qua sử dụng để làm cầu, làm diều không lúc nào thiếu.
Quả cầu bọn em cũng "cải tiến" bằng cách cắt miếng cao su thay chinh hay dùng miếng nylon hay lông gà làm lá nhưng đều không thấy dễ đá như cầu chinh chì mềm giấy pơ luya.
Sau này cụ Nguyễn Khắc Viện "xã hội hoá" môn đá cầu thì có đưa ra quả cầu nhựa, đá sân kẻ vạch chăng lưới đàng hoàng thì thấy quả cầu ấy khá nảy, đá khó hơn cầu chinh.
Cầu đế cao su, nhựa là về sau này mới có chứ hồi 8x bọn em làm bằng 2 chinh đồng. Đầu tiên là cũng cắt vỏ cáp chì, đập dẹt, lấy kéo cắt tròn và khoét lỗ nhưng sau thấy chinh bằng chì đá không nảy nên quay sang làm bằng đồng. Ống đồng Tuy-ô của các máy công nghiệp, cắt 1 đoạn, lồng đoạn sắt 6 vào trong ống, lấy đục chặt dọc để mở ra cho khỏi bẹp. Sau đó cán phẳng, lấy đục chặt thành miếng hình bát giác rồi giũa tròn nhẵn cái viền. Lỗ thì phải dùng trục Pedal xe đạp để đột rồi giũa nhẵn. Nylon thì phải dùng loại mỏng mà dai. Đi học có thể quên bút nhưng không được quên 2 cái chinh đồng và tập nylon cắt sẵn, đến lớp mới mang ra làm cầu vì nếu làm sẵn ở nhà, cho vào túi sẽ bẹp nylon.

Hồi nhỏ em ở khu Vĩnh Tuy nên "tiện" lắm! Ống đồng thì sang nhà máy VPP Hồng Hà sát bên cạnh lấy, đầu thoi dệt đóng quay (loại mũi nhọn hình chóp ấy) thì sang nhà máy dệt 8/3 lấy, bi sứ thì xuống sứ Thanh Trì.. Tết đến làm pháo thì cũng sang bên Hồng Hà lấy cục xi về nấu lên, đổ vào đầu đít quả pháo tự quấn
 

ZynZyn

Xe lăn
Biển số
OF-186539
Ngày cấp bằng
22/3/13
Số km
13,729
Động cơ
678,887 Mã lực
Tầm e học cấp 2, chắc lớp 7-8, mỗi mùa hè là tối nào cũng ra sinh hoạt hè của khu phố. Bọn e tập múa hát thể dục nhịp điệu ở góc ngã 4 Yết Kiêu - Nguyễn Du. Một tối tập xong, có 1 anh tên T.A rủ e và mấy đứa nữa lên sân thượng nhà a ý chơi. Nhà a T.A là nhà tập thể ở đầu ngã 3 Lê Duẩn - Nguyễn Du. Lên sân thượng, dưới ánh trăng sáng vằng vặc, a T.A rút ra 1 cái nhẫn màu trắng trắng, cầm tay e đút nhẫn vào bảo: làm ng yêu/vợ (e ko nhớ chính xác) a nhé. Con bé em hết hồn con chồn rụt tay lại ù té chạy 1 mạch về nhà :)):)):))
Ko biết a T.A giờ ntn, có chơi OF ko, đọc đc bài này có nhận ra e ko?
 

Phỗng new

Xe điện
Biển số
OF-376932
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
4,895
Động cơ
332,397 Mã lực
Tầm e học cấp 2, chắc lớp 7-8, mỗi mùa hè là tối nào cũng ra sinh hoạt hè của khu phố. Bọn e tập múa hát thể dục nhịp điệu ở góc ngã 4 Yết Kiêu - Nguyễn Du. Một tối tập xong, có 1 anh tên T.A rủ e và mấy đứa nữa lên sân thượng nhà a ý chơi. Nhà a T.A là nhà tập thể ở đầu ngã 3 Lê Duẩn - Nguyễn Du. Lên sân thượng, dưới ánh trăng sáng vằng vặc, a T.A rút ra 1 cái nhẫn màu trắng trắng, cầm tay e đút nhẫn vào bảo: làm ng yêu/vợ (e ko nhớ chính xác) a nhé. Con bé em hết hồn con chồn rụt tay lại ù té chạy 1 mạch về nhà :)):)):))
Ko biết a T.A giờ ntn, có chơi OF ko, đọc đc bài này có nhận ra e ko?
Sao em ko tìm anh Tuấn Anh sớm hơn? Hơn 30 năm rồi mới đánh tiếng trên này :(
 

YarisVerso

Xe tải
Biển số
OF-353921
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
479
Động cơ
299,346 Mã lực
Theo em biết quả càu cụ đề cập sau là cầu du nhập từ trung quốc!
Em cũng không chắc chắn lắm, chỉ nhớ dạo ấy đọc khá nhiều bài báo của cụ bác sỹ Nguyễn Khắc Viện nói về lợi ích của việc đá cầu, tiện - rẻ - khoẻ. Cùng thời điểm thì thấy xuất hiện loại cầu nhựa này khắp nơi.

Đúng là đợt 87-90 ấy mặc dù trên Hà Giang và bên Campuchia vẫn còn bắn nhau nhưng ở Hà Nội hàng Tung của, hàng Thái đã tràn ngập. Dép gò, dép đúc đã dần được tổ ong Thái, giầy vải Tàu thay thế. Áo bay Nga được thay bằng quả áo pôn pốt chủ yếu made in Khâm Thiên. Sách truyện TQ lúc ấy cũng được xuất bản trở lại khá nhiều. Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây du ký,... tha hồ mua, không phải nghe lén đài Bắc Kinh nữa rồi. Cả truyện chưởng Việt cũng được in thoải mái như kiểu cuốn Lửa hận rừng xanh.

Cũng giai đoạn ấy là phong trào học võ rất mạnh, khắp nơi thấy mở lò Vovinam, Nam hồng sơn, Nhất nam... Năm 89 trên tivi chiếu phim Lệnh 027 của Triều Tiên cũng "gây tiếng vang lớn" làm anh em hăng hái đi kiếm tí nghệ. 😜
 

Phỗng new

Xe điện
Biển số
OF-376932
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
4,895
Động cơ
332,397 Mã lực
Em cũng không chắc chắn lắm, chỉ nhớ dạo ấy đọc khá nhiều bài báo của cụ bác sỹ Nguyễn Khắc Viện nói về lợi ích của việc đá cầu, tiện - rẻ - khoẻ. Cùng thời điểm thì thấy xuất hiện loại cầu nhựa này khắp nơi.

Đúng là đợt 87-90 ấy mặc dù trên Hà Giang và bên Campuchia vẫn còn bắn nhau nhưng ở Hà Nội hàng Tung của, hàng Thái đã tràn ngập. Dép gò, dép đúc đã dần được tổ ong Thái, giầy vải Tàu thay thế. Áo bay Nga được thay bằng quả áo pôn pốt chủ yếu made in Khâm Thiên. Sách truyện TQ lúc ấy cũng được xuất bản trở lại khá nhiều. Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây du ký,... tha hồ mua, không phải nghe lén đài Bắc Kinh nữa rồi. Cả truyện chưởng Việt cũng được in thoải mái như kiểu cuốn Lửa hận rừng xanh.

Cũng giai đoạn ấy là phong trào học võ rất mạnh, khắp nơi thấy mở lò Vovinam, Nam hồng sơn, Nhất nam... Năm 89 trên tivi chiếu phim Lệnh 027 của Triều Tiên cũng "gây tiếng vang lớn" làm anh em hăng hái đi kiếm tí nghệ. 😜
Cái phim Lệnh 027 này em nhớ sau khi xem xong, bọn em đứng cột điện bàn tán bình luận mãi hàng tuần vẫn chưa hết chuyện :))
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,280
Động cơ
898,129 Mã lực
Em thì sinh ra ở nơi gia đình đi sơ tán. Còn đỏ hỏn và được chị gái bao bọc ôm trong lòng tránh bom dưới hố cá nhân, bom nổ đì đùng tung những viên bi gần xuyên qua được chiếc mũ rơm rất dầy Ba đã cẩn thận tự tay đan cho chị gái. Hai chị em thoát chết như vậy.
...
Bác nghe kể thôi!
Bom bi không nổ đì đùng, nếu nhìn từ trên trời khi tách từ máy bay ra những quả bom không chúc đầu xuống đất mà bay ngay 1 đoạn rồi tách đôi ra.
Lũ bom con rơi xuống đất nổ xung quanh lộp bộp. Nếu ngồi dưới hầm thấy lá cỏ miệng hầm rung rinh do bị bi bắn xuyên qua.
Nếu nổ cực gần em không biết, nhưng cách độ 2 - 3 chục mét thì viên bi không xuyên qua được mũ rơm, nếu không phải là cái khe giữa 2 búi (nùn) rơm đan, đừng nói đến mấy cái "khiêng rơm" họ đeo như lá chắn, đan dầy hơn.
Chỗ nhà em 1 lần bị bom bi. Tụi máy bay chúng ném mấy cái thuyền chài dưới sông và nhà em ven sông. Hôm ấy chủ nhật ông già ở nhà đang giặt dưới sông. Thấy ông chạy lên em nói "Bố ơi nó ném bom bi đấy!". Ông già bảo "Mày ngồi im!", rồi chạy lên nhà lôi cái xe đạp Thống Nhất nhét xuống hào. Bom con cứ nổ lốp bốp như vậy đến nửa tiếng sau mới thôi. Tụi em ra trái nhà nhặt được 1 đống bi bắn vào tường, rơi xuống thềm (tường trát đất).
Còn nếu bom phá nổ gần bác không nghe thấy tiếng được nữa đâu, chỉ thấy đất rung, sau đó cả ngày tai ù đặc. Xa hơn độ 4-5 trăm mét thì nghe tiếng rất đanh, nghe tiếng nổ đùng đùng thì dù rất to cũng cách độ vài cây số!
 
Chỉnh sửa cuối:

hatinh5760

Xe điện
Biển số
OF-429593
Ngày cấp bằng
13/6/16
Số km
3,272
Động cơ
205,617 Mã lực
Cụ đã đứng trên tường trường học thi ai ái xa nhất chưa ạ ;))
Bọn e có mục đứng ban công tầng 2 nhổ bọt xa xuống sân. E vừa phun châu thì cô hiệu trưởng đi tới. Không trúng ai hết. Nhưng các bạn kịp thụp xuống, nên như là e chơi 1 mình !
Hiu hiu. Mời phụ huynh và ở nhà chơi 3 hôm.
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
7,747
Động cơ
113,704 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E không ở phố cổ. Cái phố gọi là Phố Cũ.
Phố Hàm Long, có Nhà Thờ Hàm Long, có Khu Bất Động Sản Đại Sứ Quán Pháp.
Xưa, xa xưa
Vỉa hè rộng, đủ chỗ cho các trò : nhảy cao, nhảy dây chun, nhảy dây, lò cò, ném lon, đá cầu...
Lòng đường đủ vắng (đoạn từ Hàng Bài - Phố Huế sang Bà Triệu) để đá bóng.
Sau này
Đoạn đường đủ xa Bờ Hồ cho quay vòng cho các đoàn đi bão mỗi trận thắng, tối đêm, đoan phố này nhìn từ trên gác xuống đúng là " dòng sông đèn (xe máy, ô tô) ".
Tuổi thơ của e, không phải HN gốc (nhưng sinh ra, lớn lên và già đi ở đây) cũng khá thú vị và khá dữ dội với các trò chơi, trò nghịch...
Thế bi giờ kụ lại ở Hà Tĩnh ợ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top