- Biển số
- OF-835564
- Ngày cấp bằng
- 17/6/23
- Số km
- 3,027
- Động cơ
- 28,132 Mã lực
Em hồ đồ quá. Thật là vì nhìn cái bàn quen quá.Có chi tiết đg tàu điện, hai bên là cánh đồng.
Em hồ đồ quá. Thật là vì nhìn cái bàn quen quá.Có chi tiết đg tàu điện, hai bên là cánh đồng.
Thịnh mùi nước dùng khăm khẳm, đứng cỡ Văn Miếu hay Văn Chương hít vẫn thấy lâu lắm lắm rồi e k ăn, 1 phần vì quán nó bần tiện quá, 1 bát nó bê ra 01 góc quả chanh, tính e phủ phê nên e cực chê hành động đóTối Thứ sáu
Phở úp mặt vào tường, một bát gân gầu phun óp xần
Thịnh Hàng Bột đây, em ăn từ hồi còn bé tí, chỉ ốm hay nhổ răng mới được ăn (cùng phở Liên béo Gò Đống Đa)
Hương vị vẫn khá sát với thời xưa, ăn phở hay là ăn mùi thơm ký ức Hà Nội
Em mời các Cụ Mợ
Hết rượu mời bác.Một khả năng cao nữa là Hà Đông hiện nay Cụ Anh ạ
Có tàu điện đi vào Hà Đông, có sông Nhuệ như Cụ nói, khu vực Cầu Am, làng lụa Vạn Phúc
Thế nên bác hận .....1 thời lấy nick là Phỗng hử?Xưa em thi thoảng cũng bị mấy ông đầu gấu trong khu bắt kỳ lưng, công nhận cái đúc tàu kỳ lưng bá đạo . Cái chuyện tắm táp xưa cũng ly kì giật gân nhiều kỷ niệm.
Khu nhà em có cái bể nước công cộng. Cái bể chứa xong có cái sân độ dăm mét vuông và 1 dãy nhà tắm khoảng 4-5 cái chuồng gì đó, có cửa nhưng lâu ngày cửa nó mục nát, nên các mợ vào tắm toàn phải mang vải hoặc chiếu đi để che. Đờn ông thì tắm với thay cuần luôn trên sân. Trẻ con thì tuyền múc múc xong giả vờ rơi gầu, thế là nhảy tùm xuống bể lặn ngụp ra vẻ đang nhặt gầu rơi. Các mợ, mợ nào dát thì tắm buổi trưa hoặc tối muộn, nhiều mợ dạn dĩ tắm luôn lúc cao điểm lại còn nhờ liền ông bê hộ nc vào nhà tắm. Đùa chứ đang tắm ở ngoài, nghe tiếng các mợ dội nước oàm oạp trong nhà tắm, với mùi Camay nó "vọng" ra, ko thể chịu nổi
Khu trường tổng hợp đó cụMột khả năng cao nữa là Hà Đông hiện nay Cụ Anh ạ
Có tàu điện đi vào Hà Đông, có sông Nhuệ như Cụ nói, khu vực Cầu Am, làng lụa Vạn Phúc
Từ đoạn hỏi chiện nuôi chóa biết ngay là mợ Zyn dất xuynh.Thế em biết là Mợ rất xuynh
Bác gấu thật, em chịu Mà thế thì bác phải có đứa kì lưng cho chứ lỵ?Thế nên bác hận .....1 thời lấy nick là Phỗng hử?
Riêng vụ bắt hay ...nhờ kỳ lưng bằng đúc tàu à...tôi làm lần 1,lần 2,lần nghĩ nó cay...2 tay 2 chiếc làm độp phát vào 2 bên tai. Xong hỏi mai có cần kỳ lưng nữa k? Còn nói HN cổ thì hơi quá,mới dăm bảy chục năm thôi,còn cảnh đi gánh nước máy công cộng. Xếp hàng,xếp thùng...cay cú là vác thùng chọi thùng...nghĩ nó khốn nạn....tôi chọi nát k biết bao đôi thùng gánh nước của thiên hạ...chưa kể đòn gánh phải dẻo ( đỡ đau vai,quẩy đôi thùng đầy nước k ê vai) và nhẹ để luôn sẵn sàng đọ đòn gánh mà....mình vẫn gánh đc đôi thùng nước tới nhà bình an....còn nhiều nhiều lắm....
Ah. Tôi fun vụ nick thôi.Bác gấu thật, em chịu Mà thế thì bác phải có đứa kì lưng cho chứ lỵ?
Nick em chả liên quan gì đến việc xưa kì lưng cho các đại k cả.
Em xai dồiTừ đoạn hỏi chiện nuôi chóa biết ngay là mợ Zyn dất xuynh.
Nghe nói cụ Sần là cao thủ số học quả là không xai
Mợ Zyn nhìn ảnh avt thì biết, đâu cần phải hỏi nuôi chó ah, Ảnh & video mợ Zyn cũng có nhiều mờTừ đoạn hỏi chiện nuôi chóa biết ngay là mợ Zyn dất xuynh.
Nghe nói cụ Sần là cao thủ số học quả là không xai
Mợ Zyn nhìn ảnh avt thì biết, đâu cần phải hỏi nuôi chó ah, Ảnh & video mợ Zyn cũng có nhiều mờ
E là dân BRL ah, những ảnh & video của mợ e xem cách đây 6-7 năm rồi. Ở trên OF này ảnh mợ thì nhiều. còn video thì ở SN lò BRL3 ýCụ giờ vẫn còn tin ảnh mạng à
Khu vực xung quanh ký túc xá Mễ Trì của trường Tổng Hợp cũng là chỗ có khu tập thể giáo viên của trường. Bắt đầu từ năm 90 bọn em ra vào khu này nhiều vì vào thăm bạn, thăm thầy cô và có cả môn học ở trong đó.z300 nói:Chính thời bao cấp, các cụ ở xa hẳn gần nông thôn chính lại sướng vì nhiều thứ để ăn như hoa trái vật nuôi, nhiều thứu để chơi như chặt chuối tắm ao. Chứ bọn em trẻ phố cổ thực sự là đói khát đấy, chẳng qua hồi đó không biết là mình đói thôi!
Hồi cuối 70s, em hay được các dì chở xe đạp về 1 vùng gọi là quê! Em nhớ đi lâu lắm. Thú thật em không biết ở đâu luôn. Dọc đường đi có đường tàu điện, cây cối 2 bên rồi đồng ruộng … Về cái vào làng có luỹ tre xanh ngắt, đường đất, nhà hình như vách tre trát đất, vườn hay trước nhà trồng rau, ao cá khá to, thi thoảng vẫn xem các cậu tát ao bắt cá… cây cối um tùm. Đi ra cuối làng còn có cả sông hay hồ em không biết vì nó khá lớn, rộng. Em biết bơi từ hồi ở đây. Như vậy, cứ thi thoảng được nghỉ là em hóng các dì chở em về cái quê đó chơi! Lớn hơn chút, em nhảy tàu về đó tấm ao, tát cá, thả diều, ăn quả ổi linh tinh ngoài vườn, hít hà mùi cứt gà … vô cùng thú vị!
Các cụ biết nó là ở đâu không?
Đó là nhà họ hàng em, giáo sư đại học tổng hợp. Nên ông được phân miếng đất ở đó, bây giờ chính là chỗ bách hoá thanh xuân đi vào! Hồi đó nó đồng ruộng ao chuôm như vậy đó! Khu thanh xuân giờ rất đông đúc, nhà cửa san sát, người đông như tổ kiến. Chịu khong còn nhận ra đồng ruộng ngày xưa nữa!
Lúc ấy thì từ Ngã tư sở đổ xuống đường đi đã thấy heo hút rồi. Vào đến Phùng Khoang, Mễ Trì thấy toàn ruộng lúa, đường nửa đất, nửa nhựa còn kém đường nông thôn mới bây giờ.
Khu trường tổng hợp đó cụ
Đoạn đầu của cái chip này quay ở Đg Hùng Vương.Tác giả của video này xứng danh ông tổ của Youtuber. Ngày đó mà cá nhân làm được như này là rất có điều kiện + quyết tâm cao đấy.
Xưa còn 1 trận địa pháo cao xạ ở ao sau cục sáng chế! Nó ở khu vực gò Đống Thây đi vào! Nhà cũ bà ngoại em chuyển từ Tây Sơn về mạn đó đầu những năm 80Nếu thấy được sông Nhuệ thì chắc phải vào tận Vũ Trọng Khánh bây giờ!
Cả cái vùng này lúc bé em không biết dù thỉnh thoảng có đi qua (để đi vào Xuân Mai hay Vân Đình), nhưng từ cuối năm 74 đến cuối 75 em sống trong ký túc xá của ĐH NN Thanh Xuân (ĐH HN bây giờ), cuối 89 đến cuối 90 lại học ở trường này lần nữa. Lần sau chỉ đi - về bằng xe máy, nhưng lần trước sống trong đó. Hàng ngày lang thang cầm quyển giáo trình vào ngồi ở sân Nhà thờ Phùng Khoan hay lẻn lên tầu điện nếu không về nhà thì sang ĐH Tổng hợp tìm ăn (về nhà ông ngoại rang cơm hay làm bánh đúc, còn sang Tổng Hợp có mấy đứa con gái chúng chịu đói tốt hơn, bữa tối bớt rồi dồn cơm lại lúc em mò là rang không cần mỡ để ngồi bốc với nhau.
Tối thỉnh thoảng còn vào trong trường Đ ảng phía ngược lại của Nhà thờ Phùng Khoan xem phim, nên thấy đi sâu vào chỉ có 1 cái ao, chứ khu ấy còn rất xa mới đến được sông Nhuệ!
Ở khu ĐH Tổng Hợp, ngay sát bờ tường của dãy nhà ký túc xá ngoài cùng là 1 cái mương nông, nhỏ rồi mới đến đường tầu điện. Qua ĐH Tổng Hợp có 1 trận địa cao xạ pháo, đến tận trường ĐH NN chỉ có ruộng lúa, 1 đường vào (đi qua Tổng hợp Văn, vào Phùng Khoan hay trường Đ ảng).
Có 1 con đường nối giữa 2 trường ở giữa đồng, có hàng bạch đàn nhỏ họ gọi là Đường Thanh niên, chắc các đôi sinh viên hay ra ngồi đấy tâm sự!
Cụ anh có trí nhớ tốt thật đấy.Nếu thấy được sông Nhuệ thì chắc phải vào tận Vũ Trọng Khánh bây giờ!
Cả cái vùng này lúc bé em không biết dù thỉnh thoảng có đi qua (để đi vào Xuân Mai hay Vân Đình), nhưng từ cuối năm 74 đến cuối 75 em sống trong ký túc xá của ĐH NN Thanh Xuân (ĐH HN bây giờ), cuối 89 đến cuối 90 lại học ở trường này lần nữa. Lần sau chỉ đi - về bằng xe máy, nhưng lần trước sống trong đó. Hàng ngày lang thang cầm quyển giáo trình vào ngồi ở sân Nhà thờ Phùng Khoan hay lẻn lên tầu điện nếu không về nhà thì sang ĐH Tổng hợp tìm ăn (về nhà ông ngoại rang cơm hay làm bánh đúc, còn sang Tổng Hợp có mấy đứa con gái chúng chịu đói tốt hơn, bữa tối bớt rồi dồn cơm lại lúc em mò là rang không cần mỡ để ngồi bốc với nhau.
Tối thỉnh thoảng còn vào trong trường Đ ảng phía ngược lại của Nhà thờ Phùng Khoan xem phim, nên thấy đi sâu vào chỉ có 1 cái ao, chứ khu ấy còn rất xa mới đến được sông Nhuệ!
Ở khu ĐH Tổng Hợp, ngay sát bờ tường của dãy nhà ký túc xá ngoài cùng là 1 cái mương nông, nhỏ rồi mới đến đường tầu điện. Qua ĐH Tổng Hợp có 1 trận địa cao xạ pháo, đến tận trường ĐH NN chỉ có ruộng lúa, 1 đường vào (đi qua Tổng hợp Văn, vào Phùng Khoan hay trường Đ ảng).
Có 1 con đường nối giữa 2 trường ở giữa đồng, có hàng bạch đàn nhỏ họ gọi là Đường Thanh niên, chắc các đôi sinh viên hay ra ngồi đấy tâm sự!
Vào Vũ Trọng Khánh cũng chưa nhìn thấy sông Nhuệ.Nếu thấy được sông Nhuệ thì chắc phải vào tận Vũ Trọng Khánh bây giờ!
Cả cái vùng này lúc bé em không biết dù thỉnh thoảng có đi qua (để đi vào Xuân Mai hay Vân Đình), nhưng từ cuối năm 74 đến cuối 75 em sống trong ký túc xá của ĐH NN Thanh Xuân (ĐH HN bây giờ), cuối 89 đến cuối 90 lại học ở trường này lần nữa. Lần sau chỉ đi - về bằng xe máy, nhưng lần trước sống trong đó. Hàng ngày lang thang cầm quyển giáo trình vào ngồi ở sân Nhà thờ Phùng Khoan hay lẻn lên tầu điện nếu không về nhà thì sang ĐH Tổng hợp tìm ăn (về nhà ông ngoại rang cơm hay làm bánh đúc, còn sang Tổng Hợp có mấy đứa con gái chúng chịu đói tốt hơn, bữa tối bớt rồi dồn cơm lại lúc em mò là rang không cần mỡ để ngồi bốc với nhau.
Tối thỉnh thoảng còn vào trong trường Đ ảng phía ngược lại của Nhà thờ Phùng Khoan xem phim, nên thấy đi sâu vào chỉ có 1 cái ao, chứ khu ấy còn rất xa mới đến được sông Nhuệ!
Ở khu ĐH Tổng Hợp, ngay sát bờ tường của dãy nhà ký túc xá ngoài cùng là 1 cái mương nông, nhỏ rồi mới đến đường tầu điện. Qua ĐH Tổng Hợp có 1 trận địa cao xạ pháo, đến tận trường ĐH NN chỉ có ruộng lúa, 1 đường vào (đi qua Tổng hợp Văn, vào Phùng Khoan hay trường Đ ảng).
Có 1 con đường nối giữa 2 trường ở giữa đồng, có hàng bạch đàn nhỏ họ gọi là Đường Thanh niên, chắc các đôi sinh viên hay ra ngồi đấy tâm sự!
Cụ ngoan thế nhỉ!Cụ anh có trí nhớ tốt thật đấy.
Mẹ em học lớp tiếng Đức khoá 1 của ĐHNN năm 69-71 còn bố em sau khi tốt nghiệp Tổng hợp toán năm 62 thì về dạy ở trường Trung cao cơ điện ở 90 Nguyễn Trãi, về sau mới trả trường cho mấy khoa của Đại học Tổng hợp chuyển về. Thế mà các cụ nhà em chả nhớ gì về cảnh vật khu này cả, em chả khai thác được tí tư liệu nào.
Ngày em học Tổng hợp ở 90 Nguyễn Trãi thì cũng chỉ hàng ngày đi về từ Láng Hạ, ít lượn lờ. Em còn chưa bao giờ bén mảng vào Đại học Ngoại Ngữ dù tụi bạn kháo nhau là sinh viên nữ bên đó hay hơn trường em. Kể cả các bạn Tổng hợp Văn học ở chỗ nào em cũng không biết .
Thời bọn em hay được hít mùi thơm thuốc lá từ nhà máy thuốc lá Thăng long bên đường đối diện toả sang, bụng đói ngồi trong giảng đường mà hít khói sấy thuốc lá thấy cồn ruột nhưng tỉnh táo hẳn ra. Có lần cháy bên nhà máy thuốc lá mà bọn em bên này lỗ mũi đứa nào cũng đen kịt.