Cái này là nhận thức mỗi người thôi. Người Hà Nội gộc mà truy ra cũng đều tỉnh lẻ nhập cư cả. Hà Nội cổ xưa hình thành nhờ người tứ xứ đến và cái cốt cách cũng là hoà trộn như thế.
Phố Lò Rèn được lập là bởi những thợ rèn thủ công từ Canh Diễn Từ Liêm. Riêng phố Thuốc Bắc và phố Lò Rèn còn sót vài ngôi nhà to mặt phố đắp chữ nổi Phú Lợi, Hoà Thịnh hay số 14 Lò Rèn của ông Tư Cần cả ba đều là những đại gia thời đó gốc gác là dân Thường Tín lên Hà Nội buôn về kim khí.
Hay mạn Báo Khánh Hàng Hành hay ngõ Hàng Chanh có đình Trúc Lâm là dân thủ công tận Hải Dương về. Còn nhiều nhiều nữa. Phố cổ Hà Nội thực ra toàn dân nhà quê gây dựng lên mới được như bây giờ. Chúng mình kế thừa các cụ, chỉ là một bọn tiểu thị dân chả nên công tích gì. Còn các cụ quê mùa xưa cũ ấy, họ là một phần giá trị của Hà Nội ngày nay.
Đặc trưng của kẻ chợ thôi ! Thực sự dân HN gốc bao nhiêu đời cũng chả nói lên điều gì, quan trọng ở con người vẫn phải là yếu tố có học hành, có sự giáo dục của truyền thống gia đình họ tộc.
Như ông nội và ông ngoại anh ( ông ngoại sinh năm 1897, ông nội thì 1905) cả 2 đều xuất xứ ở quê, ông ngoại quê Duy Tiên- Hà Nam còn ông nội là Chùa Thầy -Hà Tây. Những năm giữa 193x cả 2 đều là giáo học, ông nội a thì thày đồ ở làng Ngọc Hà, còn ông ngoại a thì dạy nghề cho master ở trường kỹ nghệ Đông Dương, sau thành Trường Kỹ Nghệ HN ở số 2 Quang Trung. Thời bao cấp, ta có đội ngũ thợ cả cực kỳ lành nghề, xếp hạng 7/7 thì đa phần học từ trường của ông ngoại anh. Cụ nhạc sĩ Phạm Duy cũng học ở trường ông ngoại a cuối những năm 193x.
Thời đó dân ta chủ yếu vẫn đi chân đất, nhưng đã có những sách về lý thuyết cơ bản của động cơ 4b, cách bảo dưỡng xử lý các pan bệnh cơ bản của ô tô, thì quả là khá lạ lẫm.
Đây là quyển sách ông ngoại a khi về hưu viết, cụ ngồi gõ bằng máy đánh chữ, sách xuất bản lần thứ 2 năm 1956, nhưng lần 1 vào quãng thời gian 1953:
Đây là sổ hưu của ông ngoại a, khoảng 3700 đồng Đông Dương, quy ra vàng cũng khơ khớ, khoảng 7 lượng.