Em nghĩ "về ngang ngõ" có nhiều chất thơ hơn " đi qua ngõ"
Hihi, nếu nói "về ngang ngõ" thì cô gái đang dệt lụa sẽ không lòng dạ "phơi phới bay" đâu cụ Thắng ới.
Có lẽ, một số cụ ko để ý tới ý trọn vẹn của cả bài thơ "Mưa xuân". Đây là lời tình tự của một cô gái trẻ. Từ háo hức đến tối để xin phép mẹ sang làng bên xem hội, đến việc "mải tìm anh chả thiết xem", rồi ra về "mình em lầm lũi trên đường về".
Nên ngay ý đầu, Nguyễn Bính (NB) đã dùng từ "Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ", để độc giả có thể mường tượng được: Cô gái đang dệt, rất khấp khởi, bởi cô đang yêu nên ngóng đợi. Gánh Chèo đi ngang thôi mà lòng dạ cô bồn chồn,...
Cũng chính bởi ngày xưa, vùng Bắc Bộ, các gánh Chèo đều tay bị, tay gậy gồng gánh đi qua các con đường liên thôn, nên các thôn lân cận đều sửa soạn để tối nam thanh, nữ tú mượn cớ đi xem hội mà tán tỉnh nhau...í. Nên từ của cụ NB là đắt nhất, hợp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ này được chọn mặt đặt tên cho Cụ ấy ạ,
.