[TT Hữu ích] HÀ NỘI mến yêu của chúng ta!!!

Huyndaicounty

Xe buýt
Biển số
OF-7229
Ngày cấp bằng
19/7/07
Số km
961
Động cơ
549,796 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
ngủ đê mai còn có chương trình mới nào mụ(b)(b)(b)
 
Biển số
OF-22573
Ngày cấp bằng
17/10/08
Số km
216
Động cơ
496,870 Mã lực
Nơi ở
cùng với giai nhân trong Lâu Đài Tình Ái !!!
Hậu Lâu :


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Hậu Lâu là một toà lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên. Tuy ở sau hành cung nhưng lại là phía bắc, được xây với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía bắc hành cung, nên mới có tên là Tĩnh Bắc lâu và còn có tên là Hậu lâu (lầu phía sau).[/FONT]











[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Theo một vài tài liệu Hậu Lâu cũ đã bị đổ nát trong thời kỳ Pháp xâm lược vào năm 1876, sau người Pháp đã cải tạo, xây lắp để lấy chỗ ở và làm việc của quân đội Pháp. Liệu đó có phải là lý do mà trong vô số những bức bưu ảnh chụp thành cổ Hà nội của ngưòi Pháp không thể tìm thấy một bức nào chụp Hậu Lâu.[/FONT]











[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Hậu Lâu còn có tên là Lầu Công chúa vì cho rằng đây là nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc thành. [/FONT]







http://www.flickr.com/photos/27648593@N03/2839420447/
Thăm Hậu Lâu rất nhiều ngưòi băn khoăn tại sao gọi Lầu Công Chúa (pagode des dames), vì lối đi ở đây rất ngoắt nghéo, các bậc cao và khó trèo. Liệu có phải Tây cứ thấy nhà nào có mái cong cong thì gọi là pagode, và chữ Hậu (sau) được dịch thành dames? Theo nhà sử học Lê Văn Lan đó là cách gọi tên sai rất kỳ cục.





[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Ngăn cách Hậu Lâu với Bắc Môn là một bức tường thành...[/FONT]





[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]...với cái cổng bịt chặt, đằng sau là một biệt thự hiện đại. Bên kia bờ thành là khu vực cấm Bộ Quốc phòng chưa chịu trả lại cho thành phố Hà nội [/FONT]





[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Một cái cổng đối xứng khác dẫn sang Bắc Môn còn bị khuất bởi một đãy nhà hoang chưa đựợc giải toả ở khu này[/FONT]

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Last Days of Hanoi






Howard Sochurek (1925-1994): phóng viên ảnh người Mỹ, từng làm việc tại Liên Xô, Trung Đông, Mông Cổ và Việt nam. Cựu binh chiến tranh thế giới thứ II. Làm việc cho tạp chí Life từ năm 1950. Quãng thời gian quan trọng trong sự nghiệp phóng viên gắn với một giai đoạn lịch sử Việt nam: từ sự sụp đổ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; những ngày tiếp quản Hà nội, Hải Phòng, sự thay thế của Mỹ trong chiến tranh Đông Dương đến những biến động chính trị thời Ngô Đình Diệm... Những bộ ảnh về Việt nam: War in Indochina, Last Days of Hanoi, Report from Vietnam, Saigon "The Saturday Revolution" ...




Ngày 10/10/1954 trước đây được gọi là "ngày tiếp quản Thủ đô", cùng với thời gian, cụm từ này dần bị thay thế bằng "ngày giải phóng Thủ đô". Cách gọi sau dễ làm người ta liên tưởng đến những trận đánh, những cuộc tấn công giải phóng thành phố bằng sức mạnh quân sự, thực tế đây là cuộc chuyển giao thành phố một cách hoà bình, theo kế họach. Hiệp định Giơnevơ kí ngày 20-7-1954 chia cắt Việt nam thành 2 miền Nam - Bắc. Trong hiệp định có điều khoản "Chuyển giao hòa bình thành phố Hà Nội và khu 300 ngày". Hà Nội được gọi là khu 100 ngày, tiếp đến là Hải Dương, khu 300 ngày là Hải Phòng và Quảng Ninh. Người Việt có 300 ngày để lựa chọn cho mình miền đất để sinh sống.
Last Days of Hanoi - cái tựa mang nhiều ẩn ý - gồm khoảng hai nghìn bức ảnh phản ánh đời sống thường nhật cũng như những biến động lịch sử của Hà nội những ngày tháng 10 năm 1954. Mỗi sự việc, sự kiện được Howard Sochurek bấm máy liên tục ghi lại ở những khoảnh khắc và những góc độ khác nhau, nhờ đó dù có hay không chú thích, các bức ảnh khi đặt cạnh nhau, tự kể về diễn biến câu chuyện.


[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Một ngày Hà nội phố[/FONT]


Thời gian đếm ngược dần tới mốc 10/10/1954. Ít hay nhiều, mang tâm trạng của người sắp rời xa Hà nội, Howard Sochurek không chỉ chụp những gì tình cờ lọt vào ống kính, ông lang thang bám theo người trên phố, bấm máy liên tục. Những con phố vắng, yên tĩnh dấu bên trong lòng nó những biến động dữ dội. Nhiều bức ảnh có bóng dáng những chiếc xe tải nhà binh che bạt kín mít, chúng giống như những đám mây đen báo hiệu cơn dông sắp sập tới.







Phố Hà nội với những gánh quà sáng (bánh cuốn Thanh trì?), gánh trầu vỏ bán rong









và biển quảng cáo bữa điểm tâm Âu. (Nhà hàng 37 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm)







Những người phu với đòn gánh, thúng mủng đón xích lô ...








đi kiếm việc.







Phường bát âm đưa tiễn người quá cố







trên đại lộ Gia Long (đoạn ngã tư Bà Triệu - Trần Hưng Đạo, trước cổng Sứ quán Pháp ngày nay).






Sochurek PR cho nhà đòn Thiên Mỹ số 10 Phủ Doãn.







Người bán giỏ trên phố Mỹ Quốc (phố Tràng Thi) trước cửa Ty cảnh sát thành phố







Phụ nữ Hà nội với áo dài nền nã (trước cửa Bưu điện quốc tế )








...và những người ăn xin trên phố Pháp Quốc (phố Tràng Tiền)








Trước lúc ra đi, hai người đàn bà - một chủ, một tớ - muốn ghi vào tâm trí những hình ảnh thân thuộc: từ toà nhà thông tin trên phố Đinh Tiên Hoàng...








đến những kiosque hàng hoa góc phố Hàng Khay,









và Hồ Gươm với Tháp Rùa cổ kính








Trên phố trung tâm những thứ đồ vứt bỏ vội vã ...








trở thành trò nghịch ngợm của những đứa trẻ.








Cửa hàng của người Ấn tại 100 phố Hàng Đào. Những người hàng xóm Việt tò mò theo dõi động thái của những hàng xóm nước ngoài.









Đến nay Hà nội vẫn còn nhiều "tiệm cắt tóc" kiểu này








Phố Phan đình Phùng với những ngôi biệt thự và hai hàng sấu già trên cùng một bên hè








Khu phố người Pháp và tư sản người Việt được canh gác bởi những tốp lính








Chiếc xe tải bịt bùng và tốp lính tuần tra cho biết lý do việc chụp ảnh nơi này bị cảnh sát cấm
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né



Khu thể thao vắng lặng, gần như bỏ hoang này








vài tháng trước đó còn rất đông. Đám lính dựng trại ở bãi pháo bên cạnh lấp ló sau bờ rào xem chơi tennis









Những người Việt giầu có đánh xe hơi chở gia đình tới đây. Toàn cảnh bức ảnh cho biết vị trí khu thể thao này rất gần toà nhà Sở Tài chính và Trước bạ Đông Dương (nay là trụ sở Bộ ngoại giao)







Vải phơi suốt dọc đê Yên Phụ







Hồ Trúc Bạch, chiều thu, vắng khách thuê thuyền







Quán chiều. Nóc gác chuông nhà thờ Cửa Bắc phía xa.








Nơi yêu thích của thanh niên Hà nội để tụ tập...









hẹn hò.








Chiều đổ bóng. Những bước chân vội vã.







Người phu rửa xe trước khi trở về nhà
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Về cuộc di cư vào Nam năm 1954 trên Wikipedia:



Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công giáo Việt Nam, cho rằng họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều người thật sự ra đi vì lí do kinh tế và chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Cộng sản. Một số người là nạn nhân của cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, bị lấy mất tài sản nên phải bỏ ra đi.
Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì cho rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức hay "dụ dỗ di cư". Khẳng định này không mâu thuẫn với các tài liệu của Mỹ về hoạt động của Edward Lansdale, chuyên gia tình báo Mỹ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam trong thời gian này, với nhiệm vụ làm suy yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi cách có thể. Theo đó, các linh mục miền Bắc giục giã giáo dân vào Nam với lời giảng rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo. Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể. Nhóm này phân tán các tờ truyền đơn được giả mạo là của chính phủ Việt Minh, tạo các tin đồn, thuê các thầy bói tiên đoán về các tai họa sắp tới. Bản tường trình mật của Lansdale về nhiệm vụ của ông đã ghi nhận số người đăng ký di cư vào Nam tăng lên gấp 3 lần sau khi một tờ truyền đơn giả mạo được phát tán.
Ngược lại, những tờ bích chương và tờ bướm do Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến in và trao cho hai bên phổ biến cho dân chúng biết về quyền tự do di tản thì không được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phân phát. Hơn nữa chính Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đã mở cuộc điều tra đơn khiếu nại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về hành động cưỡng bách di cư. Trong số 25.000 người Uỷ hội tiếp xúc, không có ai nhận là họ bị "cưỡng bách di cư" hay muốn trở về Bắc cả.
Ngoài những người di cư vào Nam vì lý do tôn giáo (chiếm 2/3 tổng số), số còn lại là những người thuộc khuynh hướng chính trị chống cộng sản, những người có liên hệ với chính quyền Pháp hay chính phủ quốc gia, thành phần tư sản thành thị và những gia đình nông thôn lo ngại vì chính sách cải cách ruộng đất và đấu tố. Thêm vào đó là những người thuộc dân tộc thiểu số đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh. Trong đó có khoảng 45.000 người Nùng vùng Móng Cái và 2.000 người Thái và Mèo từ Sơn La và Điện Biên





[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Ra đi[/FONT]


Trước đó, trong loạt ảnh "Events Following Signing Of Agreement At Geneva", Howard Sochurek đã ghi lại những biến động của Hà nội sau khi hiệp định đình chiến được công bố, có rất nhiều bức ảnh chụp giới tư sản và trung lưu Hà nội bán đồ đạc, tài sản để di cư vào Nam. Cũng với đề tài đó, những bức trong Last Days of Hanoi cho thấy không khí ra đi vội vã, khốn khó của những người tầng lớp dưới vào những giờ phút cuối cùng.







Hà nội tháng Mười. Mưa bão.







Chuông nhà thờ đổ lạnh...









...xuống những phận người.








Đức mẹ bồng con đứng trong mưa nhìn...









viên sỹ quan Pháp bố thí cho những kẻ ăn mày.








Đức tin trở thành nơi trú ẩn để quên đi những giông bão ngoài kia.








Người cúi đầu trước Đấng tối cao,








kẻ cầu xin chút từ tâm của đồng loại.








Họ giống nhau ở niềm tuyệt vọng.







Dường như cả Chúa, cả Phật đều bỏ loài người






Tương lai vô định trong lời thỉnh cầu







trong những quẻ bói.








Thành phố đầy những khẩu hiệu kêu gọi di cư bằng tiếng Pháp...(Partir - C'est choisir La Liberté: Ra đi là sự lựa chọn Tự do).








hay tiếng Anh "To go Southvards is to choose freedom" (Vào Nam là lựa chọn Tự do)







Người đàn ông này đang xoá khỏi tường dòng chữ "Dancing", loại dịch vụ chắc không có chỗ trong chế độ mới.








Hàng quán bên Bờ Hồ cũng bị dọn đi. Ảnh chụp trước Vườn hoa Con Cóc gần khách sạn Metropole.








Rồi nháo nhác thu dọn.







Chăn đệm, gường tủ, bàn ghế, những thứ đồ đạc cồng kềnh không mang theo được cũng bị lôi tuốt ra khỏi nhà...








đem bán, đem cho hoặc rơi vào tay bọn hôi của.








Sochurek động tới một góc khuất nhạy cảm khác khi chụp những người đào huyệt trong nghĩa trang. Xem kĩ những bức ảnh nhan đề "Men digging a grave shortly before Communist takeover of city from French" sẽ thấy cái mà những người phu đang đào không phải là huyệt mới, mà là những ngôi mộ đã được xây và gắn bia.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né



Bia lưu danh người quá cố được cậy ra khỏi cây thập tự gẫy đổ và đặt nhờ ở mộ bên








Người công giáo không theo phong tục cải táng, họ gấp gáp di chuyển mồ mả đi đâu?








Xe tải từ các tỉnh đổ người di cư xuống ga Hàng Cỏ








Rất đông phụ nữ và trẻ nhỏ










Những đứa bé cõng em,








bước thấp bước cao chạy theo người lớn.










Chiếu chăn mang theo cho biết họ đã qua một chặng đường dài trước khi về đến Hà nội.








Tài sản của cả gia đình vài thế hệ chỉ là chút hành lý nghèo nếu so với những gì người Hà nội bày bán trước lúc ra đi vài tháng trước (post sau)









Chờ lên tầu dưới sự hướng dẫn của binh sĩ Pháp








Một quang cảnh vội vã, cuống quít








Howard Sochurek hướng ống kính vào những con người cụ thể,








thương cảm dõi theo...








bước chân người ra đi.










"Sao Hôm như mắt em ngày ấy/ Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tầu". (Đêm Sao Sáng - Nguyễn Bính). Dõi vào đôi mắt rớm lệ của người thiếu phụ này chẳng có ai, ngoài ống kính máy ảnh của một phóng viên nước ngoài xa lạ.







Những chuyến tầu này đưa người di cư xuống Hải Phòng, từ đó họ tiếp tục hành trình trên biển vào Nam.








Ngoái nhìn quê nhà lần cuối từ ô cửa toa xe. Ánh mắt của đứa bé ám ảnh Sochurek, ông bấm máy chụp liên tục.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Trẻ em



Chiến tranh vừa im tiếng súng, hoà bình vẫn còn ở phía trước, trên cái nền yên lặng dông bão của Hà nội những ngày này Sochurek chụp rất nhiều ảnh trẻ em. Sự ngây thơ trong sáng của con trẻ có lúc làm dịu lắng bầu không khí căng thẳng của những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, có những lúc lại trở thành nỗi ám ảnh.
Với những đứa trẻ ven đô những cánh đồng bỏ hoang, nghĩa trang đổ nát, lô cốt khét mùi thuốc súng chằng chịt dây thép gai đã trở thành hình ảnh quen thuộc như những lũ trâu bò trên đường phố, hay tốp lính Pháp khoác súng trên vai tuần tiễu quanh khu vực sân bay.
































Còn những đứa trẻ này sẽ mang theo hình ảnh nào về tuổi thơ vào tương lai? Giầy dép, áo váy xúng xính, tóc tai kiểu cách, hay những trò chơi rộn rã tiếng cười bên các bà soeur người Pháp?
































Dường như Sochurek quên việc tới đây để phản ánh không khí làm việc những ngày cuối cùng tại nhà máy điện Yên Phụ, ống kính của ông lạc theo đám trẻ chơi "X-sport" thập kỉ 50







































Ông thả hồn vào không gian yên tĩnh của Văn Miếu cùng các hoạ sĩ nhí





























http://s264.photobucket.com/albums/ii192/ttnhan63/Last%20Days%20of%20Hanoi/?action=view¤t=Copy10.jpg
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né


































Ban đầu Sochurek muốn phản ánh tình trạng thiếu quản lý trong thành phố, nhưng sự hồn nhiên của các cậu bé đường phố tắm truồng ở đài phun nước trên Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục khiến ông bật cười














 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Mang theo[/FONT]





Theo nội dung của Hiệp định việc chuyển giao phải bảo đảm bảo hoạt động của thành phố không bị gián đoạn. Trên thực tế, theo những người trực tiếp tham gia tiếp quản, cũng như những bằng chứng Roman Carmen đưa ra trong phim "Việt nam" thì quân đội Pháp, với mục đích biến Hà nội thành một thành phố trống rỗng, hỗn loạn trước khi chuyển giao cho Việt nam, đã chuyển xuống Hải Phòng để đưa vào Nam nhiều hồ sơ, tài liệu, thiết bị, máy móc. Để đối phó với thủ đoạn này, tại những vị trí quan trọng như bưu điện, nhà ga, nhà máy điện... công nhân, viên chức đã thay nhau trực bảo vệ hoặc cất giấu những thiết bị quan trọng, hoặc cung cấp cho cán bộ tiếp quản danh mục các tài sản gốc làm bằng chứng để đấu tranh đòi bồi hoàn những tài sản bị Pháp tẩu tán. Phía Pháp đã phải trả lại hoặc kí biên bản chấp nhận bồi thường. (Đọc thêm về vấn đề này)








Trong "Last Days of Hanoi" có những bức ảnh Sochurek chụp binh lính Pháp di chuyển tài sản vào Nam.







Những chiếc gường sắt trong bệnh viện Lanessan (nay là Quân y viện 108 và một phần của bệnh viện Hữu nghị)








được tháo rời thành từng mảnh











xếp gọn và chuyển lên xe










và b[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]ỏ lại[/FONT]
Hà nội, ngày đầu tháng Mười. Tướng Rene Cogny và tướng Raoul Salan cùng đoàn tuỳ tùng viếng nghĩa trang binh sỹ Pháp lần cuối cùng.







Trong cái nghĩa trang ngập nước mùa mưa...








họ đi dọc những hàng mộ trắng như đi duyệt đội quân danh dự.







Các sỹ quan tuỳ tùng theo sau








nhìn những đồng đội xấu số








Cogny giơ tay chào







Họ luồn lách tránh những vũng lầy,






dừng lại với những hồi tưởng









Không biết trong câu chuyện trao đổi tướng Cogny (phải) và Salan (trái) có đề cập việc hồi hương hài cốt những binh sỹ này?







Họ ra về










đi ngang qua tấm bia tưởng niệm







và bỏ lại đằng sau bạt ngàn những ngôi mộ trắng lạnh








*****



Kết cục nào dành cho nghĩa trang này về sau? Hầu như không thấy tài liệu nào đề cập tới, ngoài một bài báo gần đây viết về quy hoạch phía Nam thành phố những năm 60, trong đó dẫn những tấm bản đồ cho thấy khu tập thể Nguyễn Công Trứ được xây dựng trên nghĩa trang này (bấm vào đây).
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Lễ rút quân[/FONT]







Theo ghi chú kèm theo những tấm ảnh của Sochrek trên trang Life.com, ngày 1/10/1954, cùng với cuộc viếng nghĩa trang Pháp trên phố Huế, tướng Raoul Salan và tướng Rene Cogny còn tham dự một sự kiện quan trọng khác - lễ rút quân. Buổi lễ diễn ra tại một sân bay của Hà nội (sân bay Bạch Mai?). Hà nội đang mùa bão với kiểu thời tiết mưa nắng gián đoạn. Các phiên đội lính Pháp đại diện các binh chủng tập hợp hai bên đường băng, tướng Salan và Cogny đi duyệt đội ngũ trong tiếng kèn trống của đội quân nhạc. Đỉnh điểm buổi lễ diễn ra dưới cơn mưa nặng hạt. Bầu trời đầy mây đen, âm u, vần vũ. Rất nhiều bức ảnh Sochurek cố ý chụp cảnh diễu binh in bóng trong những vũng nước đọng trên đường băng























 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Tiếp quản Hành chính HN[/FONT]









Thực hiện hiệp định chuyển giao Hà Nội đã ký kết, từ ngày 2-10-1954, Đội hành chính gồm có 2 ban với 422 người và 53 nhân viên phục vụ, 10 thư ký và phiên dịch, đã vào thành phố, cùng phía Pháp tiến hành kiểm kê từng cơ quan, công sở, công trình công cộng… để chuẩn bị bàn giao.



Chiều 1/10/1954, đoàn cán bộ đầu tiên đi từ Phủ Lỗ về Hà Nội bằng xe vận tải của Pháp. Với nhiều lý do, các xe đều che kín mui suốt đường đi, và chạy rất nhanh khi vào thành phố nhưng nhân dân vẫn phát hiện ra sự xuất hiện của đoàn cán bộ. Sochrek cũng chộp được (dù thoáng qua) cảnh người dân Hà nội trên ngã tư Vườn Bình Than (ngã tư Trần Thánh Tông và Trần Hưng Đạo ngày nay) tò mò nhìn theo đoàn xe chở cán bộ tiếp quản.









Chỗ ở của đoàn là khu De Lanessan (quân y viện 108 ngày nay), nơi lính Pháp đã rút hết. Trụ sở của Ban chỉ huy cũng đóng trong bệnh viện này.





















Từ ngày 2/10/1954, sau khi trưởng đoàn Việt nam và Pháp thống nhất các vấn đề như trụ sở làm việc, thủ tục giới thiệu người có trách nhiệm của đôi bên ở mỗi công sở, các cán bộ bắt đầu đến các cơ quan hành chính làm nhiệm vụ tiếp quản. Chùm ảnh Sochurek chụp trong khu Lanessan phản ánh không khí khẩn trương và căng thẳng: từng tốp cán bộ chia theo ngành toả xuống các công sở với sự hộ tống của cảnh sát và lính Pháp.
















































Với thời hạn 7 ngày Đội hành chính có nhiệm vụ kiểm kê hàng trăm cơ quan, công sở, công thự, nhiều nơi trong số đó hồ sơ, tài liệu thiếu nhiều, tài sản bị đối phương chuyển vào Nam. Đội tiếp quản hành chính phải chuẩn bị hồ sơ tài liệu, thu thập chứng để đấu tranh đòi phía Pháp hoàn trả những tài sản lấy đi. Đến hết ngày 8/10 đã hoàn thành việc ký biên bản bàn giao các công sở (trừ Sở Bưu điện). Một số ảnh Sochurek chụp công việc tiếp quản công sở Hà nội:















































 

Dập ghim

Xe tải
Biển số
OF-49688
Ngày cấp bằng
29/10/09
Số km
359
Động cơ
460,180 Mã lực
Nơi ở
đồng không mông quạnh
Cửu sưu tầm được những tấm ảnh tư liệu quý nhỉ.



Cái nghĩa trang này có phải là phố nhà Quàn sau thành tập thể NGuyễn Công TRứ không nhỉ
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]"Điểm nóng"[/FONT]







Sở Bưu điện là một điểm nóng trong tiếp quản các công sở. Tại Bưu điện Hà Nội, lúc bàn giao chỉ còn lại một tổng đài cộng điện 1.500 số và gần 600 thuê bao nhưng địa chỉ không rõ ràng. Việc tài sản bị Pháp lấy đi gây trở ngại cho hoạt động của công sở. Đội tiếp quản hành chính, một mặt phải chuẩn bị tài liệu, thu thập chứng cứ về việc Pháp chuyển tài sản, mặt khác dựa vào sự ủng hộ của Uỷ ban giám sát quốc tế đấu tranh đòi phía Pháp trả lại những tài sản bị lấy đi. Cuối cùng những tài sản của Sở Bưu điện đã được trả lại chuyến đầu tiên là ngày 8/10.
Ống kính của Sochurek bám rất sát diễn biến tại điểm nóng này. Ông có mặt từ rất sớm tại khu Lanessan







Tại Đại bản doanh của các đội tiếp quản, ngoài xe tải còn xuất hiện nhiều xe con cắm cờ Pháp và Việt nam








Các cán bộ lên xe chuẩn bị xuống công sở. Để ý kĩ về sau sẽ nhận ra họ trong nhiều bức ảnh chụp cảnh làm việc








Tâm trạng hồi hộp của Ban lãnh đạo Nha giám đốc bưu điện Bắc Việt










Dấu hiệu của điểm nóng: số lượng cảnh sát và sĩ quan Pháp hộ tống rất đông,








và sự trịnh trọng trong đón tiếp.









Buổi làm việc bắt đầu bằng màn giới thiệu. Bầu không khí xã giao ban đầu mất dần, sự căng thẳng hiện dần trên mặt những người trong cuộc, và lan xa môi trường làm việc xung quanh.













 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Ngày 5-10, Đội Trật tự gồm 158 công an có vũ trang vào Hà Nội, chuẩn bị nhận bàn giao các đồn cảnh sát, các cơ quan công an của Pháp và nguỵ quyền. Công việc của đội trật tự diễn ra thuận lợi. Chỉ trong một buổi sáng đã hoàn thành việc giới thiệu giữa hai bên và ngay sau đó, các công an viên của Việt Nam được phân công đi các đồn ngay. Các quận đều có bàn giao riêng, trừ quận IV vì Pháp không ký nên phía Việt Nam cũng không ký.



Tiếp quản Ty Công An thành phố




Từ trước tới nay, qua các bức ảnh của cụ Phan Xuân Thúy (bấmvào đây), rất nhiều người nghĩ sự kiện tiếp quản Ty Cảnh sát thành phố diễn ra cùng ngày với với việc treo cờ trên nóc toà nhà này. Thực ra hai sự kiện này diễn ra cách nhau vài ngày. Từ sáng 05/10/1954 đội trật tự (công an) đã tới làm công tác tiếp quản ở đây, nhưng tới tận 09/10/1954 sau khi những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, Hà nội hoàn toàn thuộc về ta thì lá cờ đỏ sao vàng mới được treo lên để đón chào đại quân tiến vào thành phố sáng 10/10/1954.
Trong "Last Days of Hanoi" Sochurek chụp hàng trăm bức ảnh về sự kiện này. Rất nhiều gương mặt cán bộ, chiến sĩ cảnh sát Việt nam được ghi lại nhưng không thấy ai trong số họ được giao nhiệm vụ chụp ảnh ghi lại sự kiện này. Ngành công an Việt nam chắc phải cám ơn Sochurek vì những tư liệu ảnh quý giá này. Với những ai chưa "được" vào Công an quận Hoàn Kiếm thì đây sẽ là "cơ hội miẽn phí" để lọt vào trong đó.
Căn cứ vào vị trí của toà nhà và bóng nắng trong các bức ảnh có thể xác định giờ diễn ra sự kiện tiếp quản Ty Cảnh sát thành phố vào lúc xế trưa.








Một cán bộ xách cặp xuất hiện, người này hình như tới bằng xe jeep, vì không biết tên tạm gọi là Mr.Cặp-Sách








Mr.Cặp-Sách chắc là thủ trưởng vì đích thân Sếp đồn (người đội mũ ca-nô, đeo kính râm) ra đón.








Giới thiệu nhân sự giữa hai bên. Ở trung tâm là năm nhân vật VIPs của sự kiện (theo chiều kim đồng hồ): Sếp Canô-Mắt Kính, Sếp trưởng Jules Arnaud, Mr.Cặp-Sách, Mr.Sâu-Mắt, và Mr.Thông-Ngôn







Các sĩ quân cấp dưới đứng dàn hàng ngang đối diện nhau









Mr.Cặp-Sách giới thiệu các cán bộ phía Việt nam. Sếp Canô-Kính Mắt chắc hài lòng trước tác phong quá chuẩn của anh chàng Cười-Cưòi này









Động tác ngoại giao trước ống kính phóng viên. "Tỏi gà" giấu dưới lần áo đại cán của mấy cán bộ Việt nam bị lộ hàng.








Trên tầng hai của toà nhà Sếp trưởng Jules Arnaud dẫn Mr.Cặp-Sách lên gặp một VVIP, họ trao đổi vài phút trước khi vào gặp người này









Thảo luận công việc chỉ có bốn người: Mr.Cặp-Sách với cái vật bất ly thân để trên bàn, Mr.Thông -Ngôn (bên trái), VVIP (bên phải) và Mr.Sâu-Mắt (gần như khuất mặt)









Một góc chụp khác dưới biển tiêu chỉ của ngành cảnh sát thời đó: Công - Liêm - Minh - Chính. Tiêu chỉ thời nay là gì?








Trong lúc các VIPs đang làm việc đám cán bộ cấp dưới tranh thủ tán chuyện ngoài hành lang. Ngoài anh chàng Cười-Cười có thêm một cán bộ (dứng noài cùng bên trái) tạm gọi Mr.Nghiêm-Trọng.








Sếp Jules Arnaud cùng Mr.Cặp-Sách trở xuống dưới sân










Ba bức ảnh chụp liên tiếp cho thấy toàn cảnh sân Ty cảnh sát. Hai nhóm chỉ huy đang trao đổi riêng. Ở cổng vào, trên bức tường bên trái, nếu để ý sẽ thấy treo một tấm gương lớn - loại mệnh lệnh không lời nhắc mọi người chỉnh đốn lại cảnh phục.







Có vẻ trong vụ này Sếp Arnaud thích đứng ngoài







lắng nghe mọi ngưòi trao đổi công việc








Nhưng dù sao cũng là cấp trưỏng nên Sếp Arnaud đành đứng vào vòng trong







Súng của cảnh sát viên đứng vòng ngoài này trông ghê quá







Sếp Canô-Mắt Kính - người được phân công trực tiếp điều hành sự kiện này đang thảo luận cùng Mr.Cặp-Sách và Mr.Sâu-Mắt việc tập trung đoàn cảnh sát gần trăm người trong khoảnh sân này
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né



Cả đoạn phố bên Bờ Hồ ách tắc vì sự xuất hiện của đoàn cán bộ, trong sắc phục cảnh sát, vai đêo ba lô họ diễu trên phố, các cảnh sát Pháp dẹp đường. Rất đông dân chúng, người đi đường dừng lại theo dõi.







Đến đầu phố, dưới tấm biển Đại lộ Lê Thái Tổ đoàn ngưòi rẽ vào Ty cảnh sát thành phố







Dân chúng bám theo trên ngã tư Lê Thái Tổ - Tràng Thi - Hàng Khay - Bà Triệu








Người dân tụ tập bên phía đối diện theo dõi diễn biến tiếp theo. Toà nhà đầu phố Duy Tân (số 1 Bà Triệu) bây giờ đã đổi khác







Người lính này vội vã ghi lại hình ảnh đoàn cảnh sát Việt nam








Ty cảnh sát trên góc phố Lê Thái Tổ - Tràng Thi. Đó là một toà nhà hai tầng gồm hai dãy hướng ra hai phố, tạo thành hình chữ V, cổng vào ở đấy chữ V. Khoảng sân bên trong đầy ních người.








Mr.Nghiêm-Trọng và Mr.Cặp-Sách đón đoàn cảnh sát viên








Họ tiến vào sân,









xếp thành hàng phía trước dãy phòng làm việc bên phải, xen kẽ giữa các cảnh sát viên là các cán bộ chỉ huy mặc bộ đại cán.








Các cảnh sát nhận lệnh xuống các quận trong thành phố.









Mỗi nhóm cán bộ (gồm một chỉ huy và vài cảnh sát viên)








được chia theo danh sách lập sẵn sẽ làm việc cùng đối tác Pháp.









Đoàn cán bộ rút dần xuống địa bàn









Không khí trong sân trở nên yên tĩnh hơn








Lãnh đạo của hai bên tiếp tục trao đổi công việc








Nhóm Arnaud, Mr.Nghiêm-Trọng và Mr.Cười-Cưòi thiếu thông ngôn, công việc này được giao cho một cảnh binh người Việt đảm nhiệm









Từ đầu buổi, trên sân Ty cảnh sát hiện diện rất nhiều kiểu cảnh phục, tuỳ thuộc vào chức vụ. Những người đội mũ có chữ CB (cảnh binh) này có lẽ là chức vụ thấp nhất.








Các sếp chỉ huy thở phào vì phần lớn công việc suôn sẻ.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né



Đã xế chiều. Một số cảnh sát viên chốt lại Ty cảnh sát, những ngưòi khác ra về.





 
Thông tin thớt
Đang tải
Top