[TT Hữu ích] HÀ NỘI mến yêu của chúng ta!!!

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Tiếp quản thị trấn Văn Điển









Trung tướng Phạm Hồng Cư:



"Theo kế hoạch, Đại đoàn 308 được tăng cường Trung đoàn 57 (Đại đoàn 304) làm nhiệm vụ tiếp quản thị xã Hà Đông và các thôn, xóm ngoại thành. Các trung đoàn thuộc Đại đoàn tiếp quản khu vực nội thành. Trung đoàn Thủ đô tiếp quản phía tây và bắc thành phố. Trung đoàn Tu Vũ tiếp quản phía nam và đông nam thành phố. Trung đoàn Bắc Bắc cử một tiểu đoàn tiếp quản sân bay Gia Lâm và chịu trách nhiệm tiếp quản phía tây nam thành phố.


Tuy nhiên, đã xảy ra một sự kiện ngoài kế hoạch: Quân Pháp bất ngờ rút sớm khỏi thị trấn Văn Điển từ sáng ngày 6-10-1954. Được tin, đồng chí Đinh Kim Khánh, Tham mưu trưởng Trung đoàn Tu Vũ đã cấp tốc điều động một phân đội vừa đi, vừa chạy tới Văn Điển, kịp lúc quân Pháp mới rút. Tổ ba người và Tham mưu trưởng Khánh chạy đầu, tới nơi lập ngay một bốt gác và một ba-ri-e giữa khu phố chợ. Sự có mặt kịp thời của bộ đội ta đã ngăn chặn được các hành động cướp phá, lập ngay trật tự, an ninh tại thị trấn Văn Điển. Một chiếc xe Jeep chở hai ký giả phương Tây muốn vượt ba-ri-e, đồng chí Khánh biết tiếng Pháp đứng ra giải thích, hai nhà báo chấp thuận, chỉ xin chụp một kiểu ảnh bộ đội Việt Nam tiếp quản thị trấn Văn Điển."




Sochurek nhanh chóng có mặt tại thị trấn Văn Điển. Một buổi sáng sũng nước. Trên con đường dẫn vào thành phố các đơn vị lính Pháp đang rút quân, xe jeep của chỉ huy đi đầu. Từng đoàn xe quân sự phóng vút qua. Trời đổ mưa. Lính Pháp để ba lô, súng ống trên mặt đường tìm chỗ trú. Thời tiết âm u làm tâm trạng họ thêm nặng nề. Sochurek hình như tránh hướng ống kính về phía những người lính, thay vì chụp những con người cụ thể, ông đặc tả những thứ họ để trên mặt đường. Mỗi chiếc ba lô với dòng số hiệu là một con người, chúng ngay ngắn xếp thành đội ngũ, phân biệt rõ vị trí của lính và chỉ huy. Phản ánh tính kỉ luật và tác phong nhà binh nhưng không khí trong các bức ảnh âm u một cảm xúc nặng nề, u uất.











Ở tâm thế trái ngược là những người lính Việt Minh. Lúc này trời đã tạnh mưa. Trên con đường vừa khuất bóng các đơn vị lính Pháp, những người lính vào tiếp quản thị trấn phấn khích bỏ mũ reo hò, vẫy chào mọi người. Khác hẳn khi chụp lính Pháp, ống kính Sochurek chủ yếu hướng vào các chiến sĩ Việt nam, họ rất trẻ, gương mặt rạng rỡ nụ cười. Chụp ba lô, quân trang, súng ống, những chiếc đòn tre để trên đường Sochurek hướng tới mục đích thoả mãn sự tò mò của đọc giả phương Tây, hơn là cách để bầy tỏ một thái độ.
















 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né









Dưới ống kính của Sochrek chân dung người lính Việt Minh hiện lên khách quan, không chỉ dáng vẻ bên ngoài, mà cả cái chất ẩn chứa bên trong. Bằng ba bức ảnh thoạt nhìn tưởng chụp vu vơ, với bố cục lộn xộn, tác giả kể về một chi tiết dễ thương mà ông bắt gặp. Xin lưu ý: trình tự sắp xếp dưới đây ngược với thời gian chụp.








Những người lính đứng gác tại một chốt trên đường vào thị trấn. Trời mưa. Phía sau đồng không mông quạnh.










Trước sự xuất hiện của phóng viên nước ngoài người lính choàng tấm nilon (trong ảnh chỉ thoáng thấy một bên chân với chiếc tất lộn ra ngoài giầy) vội rời vị trí đứng lúc trước, phía sau là một em bé run rẩy vì mưa lạnh.





Vị trí người lính đứng gác lúc đầu, bên cây cột biển báo dành cho tầu hoả. Gương mặt người lính rất trẻ, gần như một cậu bé mới lớn. Dưới lần tấm nilon của anh, giống hình ảnh gà mẹ xù lông dang cánh che chở gà con, một cậu bé con trú mưa.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
48 giờ cùng binh sĩ Pháp




Ngày 8-10-1954, Tiểu đoàn Bình Ca (Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308) dưới danh nghĩa một đơn vị cảnh vệ gồm 214 chiến sĩ được trang bị súng tuyn (chiến lợi phẩm của chiến dịch Điện Biên Phủ) tiến vào Hà Nội. Họ có nhiệm vụ phối hợp với binh sĩ Pháp chốt chặn, canh gác 35 vị trí quan trọng nhất trong nội thành gồm các công sở, nhà máy điện, nhà máy nước, các cơ sở giao thông công chính, bưu điện, đường sắt, xe điện...Thời gian "chung sống" với binh sĩ Pháp chỉ có 48 giờ, nhưng đó là những giờ phút thử thách phức tạp và căng thẳng.




Trước khi vào Hà Nội, các chiến sĩ được quán triệt nhiệm vụ: tiếp nhận sự bàn giao các vị trí đóng quân của Pháp, bảo đảm đời sống bình thường của Thủ đô, đặc biệt là điện và nước, bảo đảm an toàn cho đại quân vào tiếp quản ngày 10-10-1954, sẵn sàng chiến đấu, nếu địch gây chiến phá hoại Hiệp định, trở thành những tổ chiến đấu đóng chốt kiên cường trong lòng địch.
Trong entry này ngoài ảnh của Howard Sochurek còn có những bức chưa rõ tác giả. Câu chuyện của đại tá cựu chiến binh Vũ Huy Hậu (nguyên chính trị viên Tiểu đoàn Bình Ca) giúp ta hình dung rõ hơn bối cảnh những ngày này:


Tại Hội nghị Trung Giã, Pháp yêu cầu những người vào trước chỉ mang theo tiểu liên tuyn (chiến lợi phẩm thu được của Pháp), không mang súng trường, trung liên và lựu đạn vì súng trường và trung liên dùng để bắn tỉa rất tốt, gây lo ngại cho lính Pháp khi phải tiếp cận với quân ta. Ngoài súng đạn và những trang bị cần thiết cho sinh hoạt, chúng tôi mang theo một cái chổi đề phòng khi tiếp quản, công ty vệ sinh chưa làm việc thì có chổi quét đường, giữ cho thành phố luôn sạch sẽ.
Ngày 11/9/1954, chúng tôi bắt đầu từ Sơn Tây (Phùng) qua đò Châu Phan sang Chi Đông, Vĩnh Phúc rồi hành quân về Phù Lỗ để học tập 10 điều kỷ luật và các chính sách ở vùng mới giải phóng của Chính phủ.
Ngày 7/10, chúng tôi hành quân về làng Vân ở sát bốt phía bắc cầu Đuống và nghỉ đêm tại đây. Bà con rất phấn khởi đón chúng tôi. Biết ngày mai chúng tôi sẽ sang Hà Nội sớm, bà con lo bữa ăn sáng cho chúng tôi: người mang gà, người mang rau đến... Anh nuôi từ chối mãi không được.
Theo Hiệp định Trung Giã, Pháp sẽ đón chúng tôi tại cầu Đuống. Đúng 8 giờ sáng ngày 8/10/1954, chúng tôi đã có mặt ở phía bắc cầu Đuống. Đứng chờ khoảng 15 phút, một hạ sĩ quan của Pháp ra mời chúng tôi vào cầu. Lễ đón chính thức đoàn chúng tôi được tổ chức trên cầu Đuống.






Các chiến sỹ đặt chân lên cầu Đuống







Chính trị viên Vũ Huy Hậu đi chính giữa










Tại đây, một viên quan ba Pháp và đoàn tuỳ tùng ra đón. Cùng đi với họ có đồng chí Vi, nguyên Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Bình Ca, nay được phái sang làm việc tại Uỷ ban Liên Hiệp đình chiến. Anh Vi giới thiệu với viên quan ba Pháp: “Ông Hậu là commandant du bataillon” (Chỉ huy tiểu đoàn). Viên quan ba tỏ thái độ kính trọng và lịch sự đón tiếp chúng tôi. Sau khi làm thủ tục, anh Hậu cùng viên quan ba dẫn đoàn qua cầu, về Hà Nội. Đầu cầu phía Hà Nội, một tiểu đội lính Pháp đứng bồng súng chào, khi đoàn chúng tôi đi qua.
Một đoàn xe GMC và xe bọc thép hộ tống đưa chúng tôi về Hà Nội. Bầu trời Hà Nội hôm ấy đầy mây, gió mùa đông bắc tràn về thỉnh thoảng lại đổ xuống một trận mưa nhỏ. Lấy lý do trời mưa, viên quan ba Pháp yêu cầu các xe phủ bạt kín nhưng thực ra họ muốn dân không nhìn thấy bộ đội trên xe. Nhưng khi đến Gia Lâm, một số anh em ngồi ở đầu xe vén bạt, nhô đầu ra ngoài, nhân dân nhìn thấy bộ đội, ùa ra đường vẫy chào. Viên quan ba Pháp tỏ ý không hài lòng, chỉ huy xe phóng nhanh về Hà Nội.
Đến Hà Nội, xe đưa chúng tôi về tập kết tại Trụ sở Ban Liên hiệp đình chiến, đóng ở nhà thương Đồn Thuỷ (nay là Viện Quân y 108). Tại đây, tiểu đoàn chúng tôi được chia thành 35 tổ, mỗi tổ có từ 3 đến 5 người, đứng thành đội ngũ chỉnh tề. Một nữ phóng viên người Pháp liên tục đưa ống kính về phía chúng tôi để ghi lại những hình ảnh mà bà chưa từng thấy bao giờ. Nét mặt những người gặp chúng tôi lộ vẻ căng thẳng buồn bã. Để xua tan không khí căng thẳng, tạo thuận lợi cho công việc sắp tới, anh Doãn Thạch Khôi, chính trị viên Đại đội 261 hô: “Vive la pair!” (Hoà bình muôn năm) rồi chủ động tới bắt tay sĩ quan Pháp.
Ôtô của Pháp đưa chúng tôi về 35 vị trí có quân Pháp đóng. Đây là những vị trí quan trọng, Pháp đã chiếm giữ ngay từ khi chúng đặt chân đến Hà Nội, như: Phủ toàn quyền, toà thị chính, Toà án tối cao, Sở Cảnh sát Bắc Việt, nhà máy điện, nhà máy nước, nhà máy đèn Bờ Hồ, ga Hàng Cỏ, nhà tù Hoả Lò, Bệnh viện Bạch Mai.








Sự xuất hiện của những cán bộ chiến sĩ ảnh vệ thu hút sự chú ý của ngưòi dân Hà nội (ảnh Sochurek)





Kẻ địch ráo riết thực hiện âm mưu trao trả chúng ta một Hà Nội tan hoang, xơ xác, rỗng tuếch thì việc đầu tiên chúng phá chính là những nơi này. Nếu thực hiện được âm mưu đó, chúng sẽ gây cho ta không ít khó khăn. Do đó, bằng bất cứ giá nào chúng ta cũng phải giữ, không để chúng cưỡng bức dân di cư, không cho chúng phá hoại hoặc lấy đi bất cứ thứ gì của ta. Chúng tôi bước vào cuộc chiến đấu mới, giữa hang ổ quân địch phải đối phó với nhiều khó khăn, thử thách không lường hết được, kể cả việc bị chúng thủ tiêu.. Nhưng chúng tôi quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nhận được tin địch có âm mưu phá hoại nhà máy điện, nhà máy nước, do đó lực lượng ở hai nơi này đã được tăng cường. Ở nhà máy nước Yên Phụ, chiều ngày 8, địch đưa tới những bao bột trắng, đặt quanh giếng nước lọc, cơ sở của ta ở nhà máy nghi là thuốc độc nên đã bí mật liên hệ với đơn vị đấu tranh ngăn chặn, buộc địch phải chuyển những bao đó đi.
Ở trại pháo binh Ngọc Hà, địch định phá doanh trại. Đồng chí Nguyễn Hữu Thanh đã phải đấu tranh với chúng để giữ lại. Đặc biệt, ở bốt Công chính Hàng Vôi, bọn lính lê dương nhiều lần giả vờ say rượu, đòi lấy súng của ta. Chúng nói tiểu liên tuyn là súng của Pháp, phải trả lại chúng. Đồng chí Nghệ đã phải đấu tranh quyết liệt với chúng để giữ lại. Không phải chỉ có âm mưu phá hoại vật chất, chúng còn nhiều cách để dụ dỗ anh em ta đi vào Nam.
Khi đến Sở Cảnh sát Bắc Việt trên đường Trần Hưng Đạo, nay là Sở Công an Hà Nội, chúng tôi thấy địch đã căng một băng khẩu hiệu rất to trên lan can tầng 2, cắt bằng giấy vàng dán trên vải đỏ: “Có đi vào Nam hay là ở lại để đi vào trại của Lý Bá Sơ?” (đồng chí Lý Bá Sơ là giám đốc trại giam của ta). Đây là một thủ đoạn thúc ép dân di cư. Chúng tôi đã đấu tranh yêu cầu chúng gỡ xuống. Chúng đã phải làm theo.
Trắng trợn hơn, chúng còn dùng gái để lôi kéo anh em ta. Đã xảy ra một chuyện như sau: Ngày 9/10, đồng chí Nguyễn Văn Phiên ở tổ cảnh sát Bắc Việt vừa mới bước ra cửa, có một phụ nữ từ đâu chạy tới, ôm chầm lấy, khóc nức nở, trách móc: “Anh ơi, anh đi đâu lâu thế mà chẳng nói năng gì với em?”. Nhân dân xung quanh thấy vậy xúm lại rất đông. Đồng chí Phiên ngớ người, không biết chuyện gì. Sau có một người dân hỏi mới biết cô ta ở Hải Dương, còn đồng chí tên Phiên thì ở Nghệ An (đồng chí Phiên nói tiếng Nghệ An). Mọi người ồ lên: “Cô nhầm rồi”. Lúc đó cô ta mới buông đồng chí Phiên ra rồi lặng lẽ bước đi.
Ngoài những chuyện phá hoại, chúng còn gây cho tiểu đoàn chúng tôi không ít khó khăn. Những ngày ở Hà Nội, việc ăn uống của chúng tôi do anh nuôi nấu. Ngày 2 bữa, Pháp phải chở xe đưa đến từng nơi, nhưng không bữa nào nó đưa đi hết 35 vị trí, chỉ khoảng một nửa, còn lại chúng “quên”, làm nhiều nơi anh em bị đói. Có nơi chúng “quên” cả hai ngày liền. Tại Sở Cảnh sát Bắc Việt, trong hai ngày chúng chỉ đưa đến cho chúng tôi một bữa. Một trong những điều quy định đối với bộ đội khi vào tiếp quản là không được mua bán hoặc nhận quà cáp của bất kỳ ai. Do đó không có cơm anh em chỉ có nhịn đói. Có nơi quân Pháp thấy anh em không có gì ăn, đem cho bánh mì, anh em không nhận, họ rất ngạc nhiên.
Do có thái độ kiên quyết nhưng cũng rất mềm dẻo của ta cho nên mọi âm mưu của địch không thực hiện được, trái lại, nhiều tên còn tỏ ra muốn thân thiện với ta. Có những tên lính khi thấy anh em ta hát, muốn đến chơi, nhưng sĩ quan của nó cấm.
Ở Sở Cảnh sát Bắc Việt, tối ngày 8/10, có một người lính nấu ăn, đến xem hát và nói chuyện với chúng tôi, đang xem bị một sĩ quan gọi lên, tát mấy cái rồi cấm không cho đến. Đêm, anh ta lại lẻn xuống, ném vào chỗ chúng tôi mấy bao thuốc lá. Qua câu chuyện anh ta kể, chúng tôi biết anh là người Đức, bị Pháp bắt làm tù binh trong Chiến tranh thế giới thứ II, đưa sang Việt Nam để phục vụ cho chúng. Ở nhà anh ta còn mẹ và em gái, muốn ở lại với chúng ta để mau chóng được về nước. Chiều ngày 9/10, khi Pháp rút đi, chúng điểm quân không có mặt, cho đi tìm mãi mới thấy anh ta ngồi trong một cái tủ ở tầng 2 đóng cửa lại. Chúng bắt, đánh một trận rồi tống lên xe.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Phiên gác chung và người đàn ông lạ mặt trong Phủ toàn quyền







Không rõ Sochurek chụp những bức ảnh dưới đây vào ngày nào của tháng Mười vì trên trang web của LIFE hầu hết các bức trong Last Days of Hanoi đều đề ngày 1/10/1954 với dòng chú thích "...shortly before Communist takeover of city from French", nhưng dựa vào các sự kiện có thể đoán chúng được chụp trong khoảng thời gian sau khi đội trật tự vào thành phố (sáng 5/10) và trước khi người lính Pháp cuối cùng rời qua cầu Long Biên (chiều 09/10).
Sự hiện diện của những cảnh vệ Việt nam làm công tác tiếp quản và phối hợp canh gác với binh sĩ Pháp tại Phủ toàn quyền - toà nhà biểu tượng cho quyền lực tối cao - thu hút sự chú ý đặc biệt của Sochurek. Không được vào bên trong, ông "phục kích" tại đây, chụp nhiều bức ảnh qua hàng rào sắt.
Như trò chơi ghép hình, mỗi bức ảnh là một mảnh vụn, để ghép lại thành một bức tranh phải dựa vào nhiều dữ kiện (hướng chụp, đặc điểm thời tiết, sự chuyển động của các nhân vật...). Và rất dễ sai. Thử tạo một đoạn phim ngắn từ những bức ảnh na ná như nhau, trong đó có một chi tiết ngạc nhiên bất ngờ.








Một chiến sĩ cảnh vệ Việt nam đi tuần bằng xe đạp trước Phủ toàn quyền, trên ghi-đông xe cắm một lá cờ đỏ sao vàng. Theo diễn biến tiếp quản đội cảnh vệ vào thành phố ngày 8/10, phối hợp canh gác cùng binh sĩ Pháp tại 31 điểm trọng yếu trong đó có Phủ toàn quyền, hơn nữa trong ảnh không thấy bất cứ lá cờ nào (hoặc của Pháp hoặc Việt nam) treo trên cổng hay trong sân nên có thể suy đoán thời điểm chụp trước khi Việt minh chính thức tiếp quản thành phố (10/10)






Thời gian có lẽ buổi sáng. Toà nhà Phủ toàn quyền quay về hướng gần chính Đông, thời tiết Hà nội tháng Mười chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa Đông Bắc thường mưa nắng gián đoạn.








Có lẽ bất ngờ với cả người chụp, vô tình lọt vào khuôn hình một người đàn ông gầy gò, đen đúa mặc độc một chiếc quần đùi đang luống cuống chạy về phía hàng rào cạnh chòi canh. Có vẻ hơi khác thường khi một kẻ giống như dân vô gia cư xuất hiện ở khu vực nhạy cảm gồm toàn các cơ quan công quyền và khu biệt thự Pháp, hơn thế trong quãng thời gian giao thời (giới nghiêm về đêm, hạn chế ra đường) chỉ có kẻ điên mới dại dột mò tới nơi này.








Bên trong, một nhóm 7 người (2 cán bộ Việt nam, 5 binh sĩ Pháp) trên thềm Phủ toàn quyền. Toà nhà này hình chữ H với hai cánh đối xứng. Các khung cửa còn đóng kín. Người khoác cây súng dài đứng cạnh bờ lan can phải là một trong hai lính gác, trong các bức ảnh sau đều thấy anh ta di chuyển quanh vị trí này.








Ngoài người lính gác ở lại, những người khác vòng xuống phía dưới, rẽ về bên phải toà nhà. Trên khóm cây cảnh hình khối tròn và tầng dưới cùng của bồn hoa hình đài phun nước có những thứ đồ vải trăng trắng, có vẻ như ai đó phơi quần áo. Cũng lạ.








Lúc này nắng đã lên, khung cửa thứ hai bên cánh trái đã mở. Trên sân xuất hiện hai chiếc xe jeep. Thêm những binh sĩ Pháp đi lại quanh toà nhà. Nhóm người trên hiên có vẻ vừa đi từ trong ra. Vị trí của người lính gác không thay đổi.








Khuôn hình ngang vẫn với những nhân vật cũ, khác ở sự chuyển động của những ngưòi quanh hai chiếc xe phía dưới.








Có thể nhận ra rõ hơn hai vị cán bộ Việt nam trong số những người trên hiên










Rất khó sắp xếp các bức ảnh theo trình tự thời gian nếu không có bóng nắng in trên tường, trên ban-công, trên các hàng cột. Đặc biệt bóng hàng lan can in trên bậc thang lên hiên giúp rất nhiều trong việc sắp xếp các bức ảnh. Về trưa, khi mặt trời lên cao, bóng hàng lan can này thu hẹp lại.








Gần trưa, nắng đứng bóng dần. Chiếc xe jeep đã rời đi. Người lính gác với cây súng dài dịch chuyển sang vị trí mới bên khung cửa mở, có thể nhận ra anh ta là người da mầu, phía bên kia khung cửa là người lính gác cơ động.








Mục tiêu quan sát hình như thay đổi, người lính gác da mầu chuyển sang vị trí gần hàng lan can bên trái. Hướng nhìn của cả hai lính gác tập trung về phía căn phòng bên cánh phải toà nhà.








Từ một căn phòng phía đó xuất hiện rất nhiều người (trong ảnh tính cả số những người chỉ có bóng in xuống hiên là 10). Người Việt, ngoài hai cán bộ tiếp quản với sổ và giấy tờ trong tay có thêm hai người khác mặc đồ dân sự (có lẽ họ là nhân viên làm việc trong toà nhà). Hộ tống nhóm người này có các lính Pháp mang theo súng.








Họ vào sảnh chính bên trong toà nhà








Khẩu súng của người lính hộ tống này hoàn toàn khác kiểu của người trong ảnh trước nên có thể đoán lính hộ tống đi cùng ít nhất có hai









Thời gian trôi. Trên hiên chỉ còn lại duy nhất người lính gác da mầu.








Và rồi anh ta cũng biến mất. Có lẽ nhóm công tác kết thúc công việc buổi sáng. Đám binh sĩ rời về phía sau toà nhà. Sự chú ý của Sochurek lúc này tập trung vào việc xuất hiện của một gã đàn ông đen đúa, ở trần xuất hiện bên rãnh thoát nước. Từ xa nhìn lại hành động của gã trông rất kì quặc.








Người này là ai? Liệu có phải gã điên hay kẻ vô gia cư Sochurek bắt gặp khi đang lẩn quất bên hàng rào toà nhà lúc trước? Nếu là một người bình thường chắn chắn anh ta chết khiếp khi thấy một lính Pháp đang tiến lại phía mình.








Nhưng gã thản nhiên đứng nhìn toà nhà. Nắng bừng sáng soi rõ chỗ gã đứng là vị trí một họng nước tưới cây. Hình như hắn tắm. Trên bờ rãnh có mấy cục hình vuông trăng trắng giống như xà phòng. Cái vật cầm trên tay là một cái ca men, rất giống loại ca người lính Việt minh nào cũng có.









Đúng, chính xác là gã tắm. Thật kinh ngạc, dám tắm trước toà nhà tôn nghiêm bậc nhất toàn cõi Đông Dương. Mà kiểu tắm của gã thật thảm, ngồi trên miệng cống, hứng từng ca từ họng nước tưới cây và dội lên người.








Gã tắm tương đối lâu. Bóng nắng in trên cánh cửa mở đã đổ dài. Gần kết thúc, gã đặt cái ca sang một bên, nhưng Sochurek vẫn chưa nhận dạng được người đàn ông này. Số lượng ảnh chụp cảnh này cho thấu ông quyết tâm xác định kẻ mạo phạm là ai.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né



Và cái thời điểm ấy đã đến. Gã đàn ông xoay mặt lại khi với tay khoá họng nước. Bức ảnh crop lại dưới đây cho thấy chân dung gã đàn ông. Một lính Pháp da mầu!





 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né




Các phân đội lính Âu - Phi đã tập hợp tr&shy;ước sân nhà Bộ Tham m&shy;ưu quân Pháp trong nội thành Hà Nội, nơi có cột cờ sơn màu trắng. T&shy;ướng Masson chỉ huy việc quân Pháp thoái triệt đứng Chủ lễ. Đội quân nhạc cử Quốc thiều Pháp. Cờ từ từ hạ. T&shy;ướng Masson lấy cờ trao cho Đại tá D'argence, chỉ huy lực l&shy;ượng Pháp ở nội thành. Báo Paris - Match số ra ngày 15-10-1954 đăng bài viết của hai ký giả Sylvestre Galard và Rene Vital có đoạn t&shy;ường thuật: Khi đội kèn cử một giai điệu rầu rĩ kết thúc lễ hạ cờ thì g&shy;ương mặt của nhiều sĩ quan &shy;ướt đẫm những nư&shy;ớc". (Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chính ủy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308)


Lễ cuốn cờ Pháp



Lễ cuốn cờ diễn ra vào 18 giờ ngày 8 -10-1954 trên sân vận động Mangin dưới chân cột cờ Hà nội (sân Cột Cờ ngày nay). Phần lớn các sĩ quan Pháp còn lại trong thành đều có mặt tại buổi lễ này. Những phóng viên nước ngoài như Sochurek không được phép chụp ảnh đưa tin. Để chụp ảnh ban đầu ông chọn một ngôi nhà hai tầng nằm sát tường rào sân vận động (trong khuôn viên Bảo tàng quân sự Việt nam ngày nay).







Ngôi nhà tuy thuộc sự quản lý của binh sĩ Pháp, nhưng nó bị ngăn với sân vận động bằng một lưới dây thép gai dầy đặc








Từ đây có thể thấy rõ toàn cảnh sân vận động, nơi sẽ diễn ra buổi lễ hạ cờ. Phía cuối sân là Đoan Môn - cổng cuối cùng dẫn vào Cấm Thành.









Các bà vợ sĩ quan Pháp đứng trên hành lang chờ chứng kiến giờ phút sẽ đi vào lịch sử






Binh sỹ chuẩn bị làm lễ hạ cờ. Sochurek nhận ra từ vị trí này ông không thể có được những bức hình cận cảnh khi lá cờ hạ xuống. Ông nhanh chóng rời khỏi đây.






Góc chụp mới từ Đoan Môn. Hà nội đang mùa mưa bão, sân vận động nhiều chỗ ngập nước.








Chiều tháng Mười trời tối rất nhanh. Lất phất mưa, không khí ảm đạm. Kì Đài Hà nội không cờ in đậm trên nền trời u ám. Sochurek liên tục bấm máy ghi lại khoảnh khắc lá cờ ba mầu từ từ hạ xuống, hình ảnh biểu trưng cho việc kết thúc sự hiện diện của người Pháp tại Hà nội.











 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Theo quy chế trong ngày 9/10/1954, theo giờ hẹn, tại mỗi cứ điểm có mặt sĩ quan chỉ huy Pháp đứng đón. Sĩ quan Việt nam ký giấy tiếp nhận bàn giao. Các chiến sĩ cũng tiếp nhận bàn giao, nhận vị trí đóng quân và thay thế đứng gác. Lính Pháp bồng súng chào và rút theo sĩ quan của họ.



Tiếp quản sân bay Bạch Mai







Câu chuyện của cựu đại tá Hoàng Bình, 88 tuổi - nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 346 có nhiệm vụ tiếp quản sân bay Bạch Mai:


Đúng 7 giờ sáng ngày 9.10, tiểu đoàn có mặt tại bốt gác của địch ở khu vực Nhà máy Trung Quy Mô, vị trí Ngã Tư Sở ngày nay. Quân Pháp đã đón sẵn giải phóng quân của ta ở đó với một đại đội chủ lực Âu – Phi với toàn những lính gốc Pháp.
“Tôi nhớ rõ trong đội hình quân Pháp có một tay quan ba, một quan tư và một phiên dịch. Phiên dịch bên mình mãi không có mặt, mà lại không thể để trễ giờ bàn giao được. Đích thân tôi đã ra đàm phán. Phương tiện phục vụ cho quân Pháp là 3 xe tải. Trong đó xe số 3 chở theo một khẩu trọng liên với nguyên một băng đạn, chúc họng về phía sau. Mà theo sau là đoàn quân của ta. Tôi phản đối, khẳng định chúng đã không tuân thủ theo hiệp định hòa bình. Đấu tranh một hồi, chúng im lặng và cuối cùng cũng phải rút khẩu trọng liên kia đi” - ông Bình kể. Đoàn quân được dẫn vào nhận bàn giao sân bay Bạch Mai không gặp phải sự kháng cự nào.
Khi Tiểu đoàn 346 tiến vào phía bên trong sân bay, rất nhiều phóng viên nước ngoài của các hãng thông tấn lớn nước ngoài đã trực sẵn để ghi lại từng khoảnh khắc sự thất bại của một đế quốc sừng sỏ. Những hình ảnh được chú ý nhất là 23 anh bộ đội thế chỗ vào trong 23 vọng gác quanh sân bay
Ông Bình tiếp chuyện: “Chiếc xe của Pháp chở 23 chiến sĩ của ta, có thêm tôi và một tay quan ba Pháp. Đến vọng gác nào thì lại có 1 chiến sĩ vào thế chỗ của lính Pháp đang giữ, cứ thế hết 23 vọng gác. Ở mỗi vọng gác, lính Pháp bước ra, chính tôi làm cử chỉ bắt tay và nói với họ bằng tiếng Pháp, ý rằng: “các anh đã được giải thoát”


Hình ảnh các chiến sĩ tiến vào khu vực sân bay Bạch Mai dưới sự hộ tống của những chiếc xe quân sự Pháp.



















Tại nhà để máy bay, nơi hai bên tiến hành việc làm biên bản bàn giao.











Các chiến sĩ xuống các vị trí vọng gác quanh sân bay




















 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né


16 giờ ngày 9-10-1954, quân Pháp tập trung hết về đầu cầu Long Biên, xe vận tải quân sự, xe bọc thép lần lượt qua cầu. Cuối cùng, toán lính gác ở bốt đầu cầu rút nốt. Viên đại tá D'Agence rút sau cùng trên một chiếc xe Jeep, đến giữa cầu thì dừng lại. Đồng chí Tạ Duy Đức, cán bộ tuyên huấn Trung đoàn Thủ đô biết tiếng Pháp đi với phân đội tiếp quản tiến đến. Viên sĩ quan Pháp nói: "Các ngài tiếp quản đến đây. Từ nửa cầu bên này sang Gia Lâm còn thuộc chúng tôi đến hết ngày mai". Lúc đó là 16 giờ 30 phút ngày 9-10-1954. Đồng chí Tạ Duy Đức nói lời chào bằng tiếng Pháp: Adieu! (Vĩnh biệt!). Viên đại tá phẩy tay một cái, lầm lũi lên xe. (Tạp chí Cộng sản)





Những người lính Pháp cuối cùng








Từ sáng ngày 9/10/1954 quanh khu vực các phố Hàng Đậu, Lý Nam Đế tập trung rất đông các đơn vị lính Pháp. Một ngày âm u mưa gió. Từng đoàn xe tải lối đuôi nhau lên cầu, các đơn vị lính Pháp xếp hàng một rút quân qua cầu dưới sự giám sát của các thành viên Uỷ ban liên kiểm quốc tế gồm ba nước Ấn Độ, Canada và Ba Lan. Rất đông phóng viên các nước đổ về đây để ghi lại hình ảnh lịch sử diễn ra trên cây cầu mang tên Toàn quyền Pháp. Trong số họ có Howard Sochurek và nhà làm phim, đạo diễn Xô-Viết Roman Carmen, hai người này đã từng gặp nhau khi đưa tin tại hội nghị Trung Giã (Thái Nguyên).
Nếu đạo diễn Carmen được đặc quyền quay cảnh người lính Pháp giơ tay chào người línhViệt Minh trước khi rời chốt gác tại cổng Phủ toàn quyền trong phiên gác cuối cùng, thì khi ghi lại hình ảnh lính Pháp rút qua cầu Long Biên, vì lý do an ninh ông buộc phải quay bí mật từ một căn gác trên phố Hàng Đậu (đọc thêm tại đây tại đây). Sochurek lại khác, với lợi thế là phóng viên phương Tây, ông có điều kiện chọn nhiều vị trí để chụp. Những bức ảnh dưới đây không chỉ có giá trị lịch sử mà còn rất độc đáo về tạo hình.

Những bức chụp từ phía đê Yên Phụ









Từ đường dẫn lên cầu nhìn vào phố Hàng Đậu









Trên cầu










Và từ trên cao






 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
10/10/1954




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Hà Nội ngày 9/10 trong lệnh giới nghiêm, nhà nào cũng đóng kín cửa.Sáng 10/10 thời tiết nắng hanh, Hà Nội như bừng tỉnh. [/FONT]




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Từ sáng sớm, nhân dân Thủ đô đã quần áo tề chỉnh, mang cờ hoa, ảnh Bác Hồ xếp thành đội ngũ theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố... tập trung tại những ngả đường bộ đội sẽ hành quân qua.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Uỷ ban Quân chính thành phố và Đại đoàn 308 từ các cửa ô mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội. Dẫn đầu đoàn quân vào tiếp quản Thủ đô, có Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chỉ tịch Uỷ ban Quân chính và Bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó chủ tịch.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]8 giờ, cánh quân phía Tây - những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, do Trung đoàn trưởng Nguyễn Quốc Trị, Anh hùng quân đội dẫn đầu - [/FONT][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]xuất phát từ Quần Ngựa, diễu binh qua Kim Mã, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang... Đến 9 giờ 45 phút, đoàn tiến vào Cửa Đông Thành Hà Nội. [/FONT]

[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]8 giờ 45 phút, cánh quân phía Nam xuất phát từ Việt Nam học xá tiến qua Bạch Mai, Phố Huế, vòng qua Hồ Gươm, rồi vòng lại tiếp quản toàn bộ khu vực Đồn Thuỷ và Đấu Xảo.[/FONT]









[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Bộ đội tiến vào từ Chợ Mơ, qua đường Duy Tân (phố Huế ngày nay) về phía Bờ Hồ[/FONT]









[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Những bước chân trên mảnh đất Thủ đô[/FONT]







[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Lúc 9 giờ 30 phút, đoàn cơ giới và pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, Phố Huế. Đến 10 giờ 15 phút đến Bờ Hồ, qua Hàng Ngang, Hàng Đào, chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc, tiến thẳng vào Thành Hà Nội lúc 10 giờ 45 phút.[/FONT]









[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Trẻ em hào hứng vô tư[/FONT]









[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Súng 12.7 mm[/FONT]






[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Bộ đội trên đường Duy Tân (nay là phố Huế).[/FONT]








[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Đoàn nữ thanh niên tiếp quản trên phố Hàng Khay. (Bấmvào đây để đọc thêm những chi tiết thú vị qua câu chuyện của cô nữ sinh có mặt trong ảnh)[/FONT]








[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Đoàn xe cơ giới đầu tiên, đi bên phải là xe của đội văn công cổ vũ.[/FONT]










[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Trên đường Đinh Tiên Hoàng[/FONT]









[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Bước chân chiến sĩ Điện Biên trên đường Đinh Tiên Hoàng[/FONT]








[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Đại liên thép và chim hoà bình bông.[/FONT]








[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Người dân mang xe của mình chở bộ đội vào tiếp quản[/FONT]








[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Từ đường Đinh Tiên Hoàng đoàn xe qua quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục[/FONT]









[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]tiến vào phố Hàng Đào[/FONT]










[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, đại đoàn trưởng Đại đoàn Quân tiên phong trên phố Hàng Đào, phía sau là xe của bác sỹ Trần Duy Hưng[/FONT]








Thị trưởng thành phố Hà nội - bác sỹ Trần Duy Hưng vẫy chào người dân trên phố
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Thanh niên Hà nội[/FONT]




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Trùng trùng quân đi như sóng[/FONT]




http://s264.photobucket.com/albums/ii192/ttnhan63/Hanoi%20October%201954/?action=view¤t=3---chi-em-phu-nu-pho-Hang-.jpg

[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Pháo 1005 ly, nỗi kinh hoàng của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ[/FONT]





[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Xe chiến lợi phẩm[/FONT]




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Đoàn quân trên phố Hàng Đào[/FONT]







Trong dòng người tràn xuống đường có nhiều nhà báo nước ngoài







Cuộc tuần hành mừng đoàn quân chiến thắng





[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Tại sân Cột[/FONT] Cờ[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif], với sự hiện diện của Chủ tịch Uỷ ban quân chính thành phố cùng các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản, h[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]àng vạn nhân dân Thủ đô phấn khởi dự lễ chào cờ mừng chiến thắng[/FONT].[/FONT]





[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Đội quân nhạc[/FONT]









Chủ tịch UB quân chính Vương Thừa Vũ và phó chủ tịch Trần Duy Hưng trong buổi lễ chào cờ





[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Cờ đỏ sao vàng lại tung bay trên đỉnh cột cờ cổ kính.[/FONT]






[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Đúng 15 giờ ngày 10/10, còi Nhà hát thành phố nổi lên một hồi dài, người dân đổ về đây nghe Chủ tịch Uỷ ban Quân chính thành phố đọc bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào thủ đô nhân ngày giải phóng.[/FONT]
...........
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Ta có thể gặp lại những hình ảnh trên trong bộ phim "Việt Nam" của đạo diễn Roman Carmen, [/FONT][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]bản đen trắng được chiếu trước đây mang tên "Việt Nam trên đường thắng lợi" với lời bình của nhà văn Nguyên Đình Thi, năm 2004 VTV mua lại bản quyển bản mầu với lời bình của chính tác giả từ Viện lưu trữ phim Moscow (Bấm vào đây để xem phim)[/FONT]



 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Những bức Kí Họa Hà Nội xưa







[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Trên những bức vẽ Hà nội cổ thường gặp những dòng chú thích: Dessin d’ aprés une photographie (hình vẽ theo ảnh gốc) và Dessin d’après un croquis (hình vẽ theo kí hoạ). Tính xác thực của cảnh vật trong những cách vẽ này như thế nào?[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Dessin d'apres une photographie - [/FONT][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Các bức vẽ này khi đối chiếu [/FONT][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]với ảnh gốc (hoặc một trong seri ảnh gốc) có thể thấy chúng hoàn toàn đủ tin cậy để sử dụng như ảnh tư liệu[/FONT]







[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Một cổng phố Hà nội (được dựng nhằm mục đích bảo đảm an ninh cho cư dân sống trong phố) [/FONT]









[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Cổng phố Hàng Ngang[/FONT]







[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Cổng phố Ô Quan Trưởng thời rất xưa khi còn dựng bằng tre và gỗ[/FONT]









[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Tháp Hoà Phong khoảng năm 1883[/FONT]








[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Phố Hàng Gai khoảng năm 1883[/FONT]







[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Phố Hàng Bạc khoảng năm 1883[/FONT]








[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Làm giấy ở làng Cầu Giấy[/FONT]








[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Hút thuốc phiện[/FONT]












[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Lính tập[/FONT]










[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Chốt canh lối vào khu nhượng địa[/FONT]






[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Ấp Thái Hà


[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Trên rất nhiều bức bưu ảnh thời Pháp bắt gặp dòng chú thích Village du Kinh Luoc. Bạn biết gì về vị quan đầu triều thời Nguyễn và khu thái ấp của ông ta? [/FONT]










[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Công trình trong hai bức bưu ảnh trên giống nhau đến mức người ta dễ kết luận chúng là một nếu không để ý đến những dòng chú thích "[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]La pagode de Vua Le"[/FONT][/FONT][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif] và "Monument funéraire du Kinh Luoc".[/FONT]




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Kiến trúc nhà bia và trụ đá đặt tượng vua Lê bên hồ Hoàn Kiếm được sao chép và đưa vào một công trình được xây dựng để suy tôn chính mình của một nhân vật đã đi vào lịch sử với tội danh hợp tác đắc lực với thực dân Pháp trong việc đàn áp các phong trào khởi nghĩa - Kinh lược sứ Bắc Kì Hoàng Cao Khải (vice roi - phó vương - theo cách gọi của người Pháp. [/FONT]




[FONT=Times New Roman,Times, serif]Ấp Thái Hà[/FONT]



Theo TS Bùi Xuân Đính trên trang Đông Tác ấp Thái Hà là phần thưởng của thực dân Pháp dành cho Hoàng Cao Khải. Dù đã có dinh thự trong thành phố , vị phó vương muốn lập một khu thái ấp để nghỉ già. Ấp được xây dựng năm 1893, gồm rất nhiều công trình kiến trúc dinh thự, lăng mộ, đình chùa...nằm rải rác trên một không gian rất rộng phía bên trái gò Đống Đa, kéo dài từ phố Đặng Tiến Đông ngày nay tới tận Trường cán bộ Công Đoàn Hà Nội.






Vì khu ấp nằm trên thế trũng, chủ nhân cho đào mương máng ngang dọc, xung quanh để tiêu nước, đất đào lên để tôn nền, rồi chia thành vài chục lô vuông vắn.












Khu dinh cơ của Hoàng Cao Khải chiếm một phần tư ấp, ở góc Đông Nam đường cái gồm tư dinh nằm sâu trong cổng chính, cổng phụ, cầu bắc qua hào, tường bao. Phần đất ngoài tư dinh được chia thành lô bán cho các quan lại cao cấp người Việt xây nhà cửa để biến thành một khu quý tộc.







Dân chúng được khuyến khích làm nhà ở xung quanh chùa Đồng Quang, dọc hai bên đường cái, tạo nên một đoạn đường phố tấp nập. Đường tầu điện chạy ngang khu thái ấp dẫn vào tận Ngã Tư Sở. Từ đầu thập kỷ 10 của thế kỷ XX, nhiều cơ quan thuê nhà trong ấp để đặt trụ sở, như Viện Đại lý Pháp, Sở Địa chính Bắc Kỳ, Phòng Thí nghiệm vi trùng học. Năm 1927, người Pháp cho lập một trại thu nhận trẻ lang thang tại đây.




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Nhiều công trình trong ấp hiện diện trên các bức bưu ảnh chụp từ cuối thế kỉ XIX đến những năm 30 thế kỉ XX giúp ta hình dung về sự huy hoàng của nó[/FONT]







Sau CMT8, khu thái ấp về tay chính quyền nhân dân, dù được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia, nhưng trên thực tế nó đã không được bảo quản, nhiều công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật đã bị phá, những chiếc cổng, bờ tường cao không cản được làn sóng người "nhảy dù" vào đây sinh sống . Cùng với thời gian, quần thể kiến trúc "Village du Kinh Luoc" gần như đã biến mất hoàn toàn giữa một biển dân cư phường Trung Liệt.




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Lối vào khu lăng mộ Hoàng Cao Khải, đối diện với trường Đại học thuỷ lợi, giờ là con hẻm ngoắt nghéo, bị ép chặt bởi những ngôi nhà dị dạng. Khi được hỏi, những sinh viên chờ xe bus không hề biết cách chỗ mình đứng không xa có một khu lăng mộ được các nhà sử học Việt Nam gọi là thành nhà Hồ thứ hai, còn người Pháp đánh giá là một trong những đỉnh cao của kiến trúc đá phương Đông.[/FONT]


[FONT=Times New Roman,Times, serif]Lăng Hoàng Cao Khải[/FONT]


[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Tuy không sánh được với lăng tẩm các vị vua triều Nguyễn ở Huế về quy mô, nhưng lăng Hoàng Cao Khải được đánh giá là công trình kiến trúc đá đặc sắc. [/FONT][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Vì những giá trị của quần thể d[/FONT][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]i tích kiến trúc này, ngày 25-11-1945, trong Sắc lệnh bảo vệ di tích cổ vật, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương giữ nguyên hiện trạng khu ấp. Bộ Văn hóa Thông tin cũng đánh giá: Đây là chứng tích duy nhất của nước ta về một quần thể các công trình lăng tẩm, dinh thự của một phó vương...[/FONT][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Nhưng trên thực tế sự lẫn lộn trong việc đánh giá một nhân vật trong quá khứ với giá trị văn hoá lịch sử của một công trình kiến trúc là nguyên nhân làm cho khu di tích này mất tích.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Những đoạn tả khu lăng mộ Hoàng Cao Khải của những thế hệ người khác nhau từng sống tại nơi này.[/FONT]



[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]"Bước qua cổng ấp, thẳng trước mặt chúng tôi và ở tít tận đằng xa là Dinh cụ Quận[/FONT] - [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Trong "[/FONT][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Ăn Tết bên ngoại[/FONT][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]" Văn Ngọc kể về những kỉ niệm thời thơ ấu trước CMT8 [/FONT]- [FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Nhưng trước khi tới đó, chúng tôi còn phải đi qua một chỗ có cái đài bằng đá hoa cương nhẵn bóng, màu thẫm, bệ hình tròn, cao độ 60cm, đường kính độ dăm thước, có bậc để đi lên, ở giữa đài là một cây cột trụ đúc bằng gang, có đường chỉ trang trí như một thức cột. Bao giờ chúng tôi cũng dừng lại để trèo lên đây đùa nghịch một lúc, bắt mẹ chúng tôi phải chờ đợi. Nhưng đi mấy bước nữa, đến gần dinh cụ Quận, thì chúng tôi chẳng còn dám ho hoe, nghịch ngợm nữa. Không hiểu sao, cái không khí lạnh lẽo toát ra từ nơi này luôn luôn làm cho chúng tôi hãi sợ, có lẽ vì hình ảnh cái chiêng và cái trống nằm ở hai đầu hiên vắng ngắt, và đã phủ một lớp bụi thời gian, khiến cho chúng tôi không khỏi liên tưởng đến những vụ xử trảm rùng rợn đã từng xảy ra ở nơi này thời cụ Quận còn sống. Người dân ở đây đồn rằng, đêm đêm vẫn nghe thấy tiếng chiêng rất bi ai từ trong dinh ngân ra!"[/FONT]










Cây cột Văn Ngọc nhắc đến hiện diện trên rất nhiều bức bưu ảnh thời ấy, chủ nhân thái ấp có ý gì khi sao chép và dựng trong khu lăng mộ của mình một bản sao trụ đá đặt tượng vua Lê , nhưng trái với mong muốn, cây cột đã không tồn tại với thời gian, không rõ công trình này bị phá bỏ khi nào vì không thấy bóng dáng nó trong đoạn hồi kí của một người Hà nội tả khu lăng thập kỉ 60.



"Đối diện với cổng trường đại học Thuỷ Lợi ngày nay là cổng chính vào lăng Hoàng Cao Khải. Phía ngoài đường cái (đường Nguyễn Trãi ngày nay) là một bức tường rào phía trước lăng, cao đến hơn 4 mét, dài cả trăm mét, ở chính giữa là cổng vào lăng làm bằng sắt rất lớn với những hoa văn đúc bằng gang, hai cánh mở ra hai bên rộng đến mức ô tô tải vào được. Qua cổng là một con đường lát gạch đinh rộng khoảng 4 mét dẫn vào bên trong, hai bên là vườn nhãn và thảm cỏ xanh tốt quanh năm. Ngay lối vào lăng ở phía bên trái là mộ của con gái út Hoàng Cao Khải, cạnh mộ có hai cây roi to, quả rất ngon. Quá một chút là mộ con gái thứ của ông ta xây bằng gạch và xi măng.
Con đường dẫn vào thẳng đến một cái hồ bán nguyệt tuyệt đẹp ở trung tâm của lăng, vòng cung hướng ra ngoài, có bờ gạch xây cao lên cách mặt đất 40 cm rất sạch sẽ, bờ bao quanh hồ xây gạch đinh xuống đến tận đáy, trên thành hồ có những hốc thoát nước hình vuông cách đều nhau khoảng 30 mét để thoát nước ra ngoài khi hồ quá đầy vì một lý do nào đấy. Dưới hồ trồng sen, nước trong hồ trong suốt và rất sâu. Chỉ có một lối xuống hồ duy nhất là ở chính giữa bờ thẳng phía bên trong nơi người dân ở quanh vùng đến gánh nước về ăn, không ai được phép rửa ráy hay tắm giặt ở đây. Người ta có thả cá chép trong hồ, không phải để ăn mà là để kiểm tra chất lượng nước.
Đối diện với lối lên xuống hồ là lăng chính của vợ chồng Hoàng Cao Khải hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng, rất lớn và hoành tráng, trần cách sàn hơn 4 mét, ở giữa có một cái bàn đá màu trắng rộng và rất mát, trẻ con leo lên đó ngồi dăm bảy đứa thoải mái. Mộ của Hoàng Cao Khải ở bên trái, của vợ ông ta ở bên phải, đều bằng đá cẩm thạch trắng cực đẹp, chạm trổ tinh vi, có khắc những dòng chữ Hán sắc xảo.
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Phía trước mộ là hai hàng lính đá mỗi bên 4 người bồng gươm, cao gần bằng người thật, đầu đội mũ nhỏ có tua đứng gác." [/FONT]



[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]




 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né


[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Để ý các bức ảnh trên sẽ thấy ban đầu mộ (hoặc mộ chờ) của vợ chồng Hoàng Cao Khảo để lộ thiên trên một nền đá có tường bao, bờ tam cấp dẫn lên được trang trí bằng hai khối đá tạc hoa văn cách điệu hình rồng, về sau một toà lăng được dựng bên trên, toà lăng này còn tồn tại tới ngày nay.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Tiếp tục lời kể: "[/FONT][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Phía sau mộ là một quả đồi khá cao, trên đỉnh đồi dựng một nhà tam quan để hóng mát. Từ trên đồi có thể nhìn thấy toàn cảnh một vùng rất rộng. Có một bậc thang xây bằng gạch đinh màu đỏ rộng đến 8 mét từ chân đồi thẳng lên đến tận nhà tam quan trên đỉnh đồi, tổng cộng có 108 bậc. Có một dạo người ta lấy nơi đây làm nhà mẫu giáo. Ngày hai buổi sáng, chiều các bé cùng phụ huynh phải leo bậc thang mệt đứt hơi, sau vì bất tiện mới bỏ. Bên phải mộ Hoàng Cao Khải là mộ Hoàng Trọng Phu, con trai trưởng của Hoàng Cao Khải xây bằng đá xanh, đẹp và uy nghi không kém."[/FONT]





[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Và những gì diễn ra sau khi khu thái ấp này được công nhận là di tích quốc gia?[/FONT]


"Trước 1963, nơi đây thường được các trường ở Hà Nội chọn làm nơi cắm trại cho học sinh. Ngày thường ở đây rất vắng vì trong khu vực lăng chỉ có vài gia đình sinh sống ở mép rìa bên phải và bên trái phía sau lăng. Mọi chuyện bắt đầu thay đổi vào một buổi tối mùa đông năm 1964 khi những người sống gần đó nghe thấy một tiếng động lớn từ phía lăng mộ Hoàng Trọng Phu. Sáng ra mới biết có kẻ đã phá mộ để tìm của. Rồi khu lăng mộ được canh gác cẩn thận nhưng số người tò mò ngày càng tăng. Khi giặc Mỹ bắt đầu đánh bom miền Bắc, khu lăng mộ yên tĩnh và tuyệt đẹp này bắt đầu bị xáo trộn bởi những người không biết ở đâu đến dựng nhà và ở luôn. Vì chính quyền không can thiệp nên làn sóng người đến chiếm đất làm nhà ngày càng tăng. Đến khi giặc Mỹ ném bom Khâm Thiên thì hàng loạt gia đình trên phố đổ bộ vào lăng Hoàng Cao Khải và đường vào Chùa Bộc là hai nơi hoang vắng bậc nhất thời bấy giờ. Tất cả các công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ bị xâu xé tan hoang, đất bị chiếm, hồ bị lấp, cây bị chặt, đồi bị san. Cái con đường bé chỉ đặt vừa bàn chân của những người đi cúng chùa Bộc tạo nên bỗng chốc biến thành một cái xóm có tên nôm na là Xóm Liều bởi ở đó người ta từ nhiều nơi đổ về dựng nhà dựng cửa sinh sống, chả còn gì để mà không liều. Thời chiến tranh mà, thông cảm. Ai chứng kiến cảnh này vào thời đó thì biết rõ một điều là xét về nguồn gốc thì những gia đình sống trong phạm vi lăng Hoàng Cao Khải và đường Chùa Bộc ngày đó không ai có một tờ giấy lận lưng cả. Tất cả đều nhảy dù vào hết. Sau này, mọi thứ giấy tờ, bằng khoán, chủ quyền nhà đất của họ đều là hợp thức hoá cả thôi. Tiếc thay, một công trình tuyệt mỹ đã bị san bằng. Kể ra thì cũng khó bảo tồn: Hoàng Cao Khải là quan đầu triều của triều Nguyễn làm tay sai cho Pháp có nhiều nợ máu với dân thì làm sao có thể bảo tồn lăng mộ của ông ta truyền lại cho hậu thế tương tự như các ông vua ở kinh thành Huế được. Có tiếc chỉ là tiếc cái tài hoa, khéo léo, công sức và trí tuệ của những người thợ thủ công ngày xưa. Nhà tôi sống ở cạnh đó, cách cái lăng này có một cái hồ nhỏ, ngày nào chả qua đây trèo roi, câu cá nên thuộc lòng từng vết nứt của các viên gạch, từng nét khắc hoạ trên đá, từng cái bướu trên cây. Ờ, mà cá chép trong hồ sen này cực ngon nha, dưới hồ chỉ toàn sen, lơ thơ vài cọng rong đuôi chó, nước thì trong vắt, có gì ăn đâu, thế mới lạ. Thôi, tất cả đã qua rồi."




Thuộc thế hệ con cháu bác Thảo Nguyên, nhưng tôi còn nhớ rất rõ khu lăng này. Hồi học trường Trung Liệt (phía sau gò Đống Đa), các bạn trong lớp tôi phần lớn là dân Thái Hà và xóm liều Chùa Bộc, những buổi nghỉ học chúng tôi thường lang thang sang lăng chơi hay đi xem thi bơi ở bể bơi Đống Đa, ấn tượng về khu lăng trong tôi là một cảm giác lạnh lẽo, rờn rợn. Không biết bao nhiêu lần tôi đã hỏi dám bạn "thổ dân" trong cái quan tài đá kia có xác người không, và cũng chưa bao giờ tôi dám đá bóng ở cái khoảnh sân có mấy ông quan bằng đá đứng nhìn.
Hơn ba năm quay trở lại nơi này, cái cảm rờn rợn ấy vẫn không mất, thêm vào đó là cảm giác rùng mình vì sự man rợ của con người







Hồ nước trong và sâu với cái tên mỹ miềuTẩm Nguyệt (Dầm Trăng) giờ trở thành hồ chứa nước thải, bám quanh nó là một các chợ ồn ào, bẩn thỉu với đủ các loại hàng quán, dịch vụ.







Lối xuống hồ bị bịt bằng những thứ phế thải. Khó khăn lắm mới nhận ra lăng Hoàng Cao Khải mầu đá xám chìm nghỉm dưới những ngôi nhà, quán nhậu. Một tấm biển "Sân chơi trẻ em" treo trước lăng.




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Công trình phúc lợi công cộng mang tên "Sân chơi trẻ em". Lăng bị biến thành Trụ sở tuần tra nhân dân cụm 9 phường Trung Liệt. Tất cả các khoảng trống của kiến trúc đá được bịt kín bằng gạch, lỗ hoa và cửa sắt, một lớp nước xi măng được quét lên giả mầu đá.[/FONT]







[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Không khí thê lương bao trùm phía trong những bít bùng này. Bàn ghế phủ bụi lỏng chỏng khắp nơi, vương vãi bên hai cỗ quan tài đá - phần mộ của vợ chồng Hoàng Cao Khải - vài cọng chân hương chuột xô đổ.[/FONT]




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Vỡ mẻ nham nham một bậc tam cấp với hai bờ đá tạc khối mây hình rồng ám những vết khói vì hoá vàng, có vẻ như hậu duệ của dòng họ này vẫn qua đây thắp hương cho người đã chết[/FONT]





[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Quan quân xếp hàng tám vị giờ còn ba, bị chôn chặt vào nền bê tông đến quá đầu gối, [/FONT]




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]sứt sẹo,[/FONT]



[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]nham nhở[/FONT]



[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Còn cái vật nằm chơ giữa vũng nước nước rửa bát trước nhà hàng kia chẳng nhận ra là mảnh vỡ còn lại của thứ gì: chẳng phải người, cũng chẳng phải ngựa, voi ...[/FONT]


[FONT=Times New Roman,Times, serif]Lăng Hoàng Trọng Phu[/FONT]


[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Cách lăng Hoàng Cao Khải chừng 100m là lăng Hoàng Trọng Phu - tổng đốc Hà Đông, con trai cả của Hoàng Cao Khải[/FONT]




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Không thể có được một bức hình toàn cảnh lăng vì mọi hướng đều bị che khuất bởi những ngôi nhà chen chúc nhau trên con đường ngoắt nghéo đầy hàng quán. Với những vòm cửa bị bịt, lăng đã biến thành "tư dinh" của một hộ gia đình ba thế hệ[/FONT]





[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Mọi sinh hoạt hàng ngày từ ăn ngủ, yêu đương, sinh con đẻ cái đều diễn ra bên cái quan tài đá từng bị bọn đạo trích cậy phá tìm của. Người sống và người chết chung nhau nơi cư ngụ. Bà chủ hộ từng kể với báo chí dạo đầu thấy ngài về, đi đi lại lại khắp nhà, con dâu cả của bà sợ hãi phải bỏ về quê. Rùng mình![/FONT]




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Trăm năm đá bắt đầu mòn[/FONT]




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Bức tường bít lăng được tận dụng làm Bảng tin tổ dân phố[/FONT]





[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Khói bếp[/FONT]
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né


[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]và quảng cáo[/FONT]



[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Hoàng Cao Khải chỉ tạc hai bờ mây cách điệu hình rồng (Vân hoá rồng) cho lăng mộ của mình, nhưng con trai ông tạc cho mình hẳn một đôi rồng. Đâu mất một con?[/FONT]




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Đây! Nó bị giam sau rào sắt của gia đình này[/FONT]



[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][FONT=Times New Roman,Times, serif]Khu đền thờ Hoàng Cao Khải[/FONT][/FONT]


[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Cách khu lăng không xa là khu đình thờ của họ Hoàng 7 gian, lớn hơn tất cả những ngôi đình trên địa bàn Hà Nội. Trước cửa đình là một hồ vuông diện tích vài trăm mét vuông, bờ bó bằng đá xanh, quy mô lớn hơn hồ vuông ở Văn Miếu.[/FONT][/FONT][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif] Vào dịp sinh nhật mình hoặc khi có việc vui, các dịp khánh tiết, chủ thái ấp thường tổ chức các chầu hát, quan lại các tỉnh về dự khá đông, có cả bơi thuyền tại hồ vuông. [/FONT]




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]

[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Một dãy nhà cao tầng bám theo mặt phố Đặng Tiến Đông ngăn cách Hồ Vuông với gò Đống Đa [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]


Thể hiện tính khí chủ nhân, đôi rồng trên mặt hồ trông rất hung dữ






Khu đình thờ dòng họ Hoàng giờ là phân viện Nguyễn Ái Quốc







Những tấm biển: Phòng đọc, nhà A, Nhà B cho thấy công năng sử dụng công trình này đã thay đổ. Biết đâu đó lại là điều may mắn giúp công trình này tránh được sự tàn phá thê thảm của người dân nơi đây










Hành lang khu điện. Một cảm giác ghê sợ khi nhìn những hình rồng nhe răng há miệng đỏ lòm. Những hình trang trí trên gạch lát có nói lên điều gì về chủ nhân khu thái ấp?
[FONT=Times New Roman,Times, serif][/FONT]



BONUS

[/FONT][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Dù bức ảnh dưới không rõ năm chụp và với dòng chú thích chung chung " Tombeaux Annamites à Thai Ha Apva, nhưng nó xác nhận một điều: chủ nhân khu thái ấp đã nhiều lần thay đổi kiến trúc và quy mô khu lăng mộ[/FONT]



 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Tòa soạn báo Hà Nội Mới






Hôtel de "L'Avenir du Tonkin" à Hanoi







Toà báo "L'Avenir du Tonkin" giờ là toà soạn báo Hà Nội Mới




 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Hà nội từng có tượng thần tự do đặt trên Tháp Rùa




[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Có lẽ ít người biết rằng Hà Nội cũng đã từng có một tượng Thần Tự Do giống hệt như tượng Thần Tự Do ở New York (Mỹ) nhưng với kích thước nhỏ hơn.[/FONT]






[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Tượng Thần Tự do trên nóc tháp Rùa do R. Duboil chụp[/FONT]




[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Khi trao tặng tượng Thần Tự Do khổng lồ cho nước[/FONT] Mỹ, người Pháp có giữ lại cho mình một phiên bản nhỏ (cao 11 mét) cũng bằng đồng, đặt cạnh chiếc cầu bắc qua sông Seine. Đồng thời cũng có một phiên bản khác nhỏ hơn nữa, (chiếm tỷ lệ 1/16 của pho tượng chính, tức khoảng 2,85m). Phiên bản này đưa sang triển lãm tại Hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị Việt - Xô) năm 1887. Triển lãm xong, pho tượng được tặng cho Hà Nội và được dựng tại vườn hoa Cửa Nam trước khi bị giật đổ lúc 9 giờ 40 ngày 1/8/1945.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Khi làm pho tượng tặng cho nước Mỹ, Bartholdi đã khéo léo giải quyết vấn đề giãn nở của kim loại qua tấm váy lòe xòe của pho tượng. Người Hà Nội lúc ấy không quan tâm đến lịch sử của pho tượng mà chỉ gọi là tượng "Bà đầm xòe".[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Cho tới nay người ta mới chỉ biết đến tượng Bà đầm xòe đặt ở vườn hoa Cửa Nam trước Cách mạng tháng Tám. Vào cuối thế kỷ XIX, trước khi người Pháp cho chuyển pho tượng này đến đây, chỗ ấy là Quảng Văn Đình, nơi triều đình nhà Nguyễn cho tụ họp mọi người đến nghe giảng về các chủ trương, thông báo của triều đình. Khi đưa tượng Bà đầm xòe sang đây, nơi này đã biến đổi. Người ta có câu ca:[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]"Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Câu Kê chẳng thấy, thấy Đầm xòe [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Thập điều bặt tiếng ê a giảng [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Choáng óc kèn tây rúc tí toe..."[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Ít người biết rằng trước khi được chuyển đến vườn hoa Cửa Nam, tượng Đầm xòe còn có một vài lần dịch chuyển khác, và nó đã từng được đặt trên nóc Tháp Rùa.[/FONT]







[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Số là sau khi trưng bày ở Triển lãm Đấu Xảo Đông Dương, pho tượng được đặt ở vườn hoa trước cửa nhà Ngân hàng Đông Dương, tức vườn hoa Chí Linh, nơi đặt tượng Lý Thái Tổ bây giờ. Dịp quốc khánh nước Pháp 14/7/1890, Chính phủ Bảo hộ muốn đặt ở đây tượng Paul Bert (Người Việt gọi là Pôn Be) là thống sứ đầu tiên của Nhà nước bảo hộ, chết năm 1886 ở Hà Nội. Người Pháp lấy chỗ của tượng Thần Tự Do để làm chỗ cho tượng Paul Bert. Vậy là phải tìm một chỗ khác để đặt tượng Thần Tự Do. Có ý kiến đề xuất là đặt ở chỗ ga xe điện Bờ Hồ trước đây, nay là đài phun nước trước nhà Thủy Tạ và đầu phố Hàng Đào. Nhưng một kỹ sư Pháp là Daurelle đề nghị đặt ngay trên nóc Tháp Rùa mà người Pháp gọi là Ngôi đền nhỏ (Pagodon) hay Qui Sơn Tháp (Tour de l ' ile de la Tortue). Chi tiết này được viết rất rõ trong cuốn "Bắc Kỳ xưa" (Le vieux tonkin) của Claude Bourrin, viết về xứ Bắc Kỳ trong các giai đoạn từ 1890 đến 1894 (nhà in IDEO, Hà Nội, 1941, tr. 48-49).[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Lúc ấy báo chí Pháp thảo luận rất nhiều về vị trí đặt pho tượng này. Có nên đặt nó trên nóc Tháp Rùa không? Và nếu đặt thì tượng Thần Tự Do sẽ quay mặt về hướng nào? Cuối cùng thì tượng Thần Tự Do vẫn được đặt trên nóc Tháp Rùa, mặt quay về vườn hoa Paul Bert, tức quay về tượng Lý Thái Tổ bây giờ, lưng quay về phía Nhà Thờ Lớn.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Có 2 tấm hình trong cuốn sách "Bắc kỳ xưa" minh họa cho điều đó. Hình thứ nhất là toàn cảnh Hồ Gươm, nhìn từ phía tượng Pôn Be, cho thấy Tháp Rùa, trên có tượng Thần Tự Do (hình này lấy từ báo L' Indépendance tonkinoise, số đặc biệt, ra tháng 7/1891. Hình thứ hai là hình Thần Tự Do, do Césard vẽ, phía sau có Nhà Thờ Lớn, với ghi chú "Liberté sur le Pagodon du Petit - Lac à Hanoi" (Tượng Tự Do trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội). Hình này được đăng trong báo La Vie Indochinoise, tháng 12 năm 1896. Điều này cho thấy ít nhất Tượng Tự Do cũng đã nằm trên nóc Tháp Rùa trong 6 năm, từ 1891 đến 1896, trước khi được chuyển về vườn hoa Cửa Nam và mang tên "Bà Đầm xòe".[/FONT]






[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Pho tượng Thần Tự Do tại Vườn hoa Cửa Nam trước khi bị giật đổ.[/FONT]



[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Bản tin trên báo Đông Pháp ngày 2/8/1945 cho biết, pho tượng "Bà đầm xoè" bị giật đổ 9 giờ 45 phút ngày 1/8/1945.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Năm 1945, trước khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, ngày 31/7/1945, thị trưởng Hà Nội của Chính phủ Trần Trọng Kim lúc ấy là Trần Văn Lai, có lẽ đã không biết đến ý nghĩa lịch sử của pho tượng, nên đã liệt "Bà Đầm xòe" vào số những tàn tích nô lệ của thực dân Pháp và ký lệnh cho giật đổ pho tượng này cùng một số tượng khác, trong đó có tượng Pôn Be. (Theo bản tin trên báo Đông Pháp, 2/8/1945. Xem ảnh).[/FONT]




[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tượng Tự Do là một công trình nghệ thuật và kiến trúc tuyệt đẹp của nước Pháp tặng cho nước Mỹ nhân dịp kỷ niệm 100 năm bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. Chúng ta khó mà ngờ rằng Hà Nội đã thực sự có một phiên bản thu nhỏ của pho tượng, và nó đã từng đứng trên nóc Tháp Rùa.[/FONT]







[FONT=Arial,Helvetica,sans-serif]Tranh Thần Tự Do, do Césard vẽ, phía sau có Nhà Thờ Lớn, với ghi chú "Liberté sur le Pagodon du Petit - Lac à Hanoi" (Tượng Tự Do trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội). Hình này được đăng trong báo La Vie Indochinoise, tháng 12 năm 1896.[/FONT]




[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tượng Thần Tự Do là một biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ. Đó là pho tượng rỗng, bằng đồng, cốt thép lớn vào loại nhất thế giới. Tượng cao 46m, nặng 204 tấn được đặt đứng trên một bệ cao 45,7m tại một cù lao nhỏ nhìn ra cảng New York.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tất cả các tàu bè và hành khách ra vào cảng đều có thể từ xa nhìn thấy pho tượng đứng sừng sững, với bàn tay phải cầm bó đuốc giơ lên cao mà từ đó tượng có tên đầy đủ là "Tự do soi sáng thế giới" (La Liberté éclairant le monde).[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Sự ra đời của pho Tượng Thần Tự Do để tặng cho nước Mỹ có nguồn gốc như sau: nhà điêu khắc Bartholdi của Pháp vốn đã nổi tiếng ngay từ khi còn trẻ. Năm 22 tuổi, ông đã được tặng huân chương cao quý nhờ dựng một trong những vị tướng nổi tiếng của quân đội Napoléon.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nước Pháp đã từng ủng hộ Mỹ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Năm 1865, trong một buổi họp mặt tại nhà của nhà sử học Pháp Eduard de Laboulaye, khi nói tới việc hầu tước Lafayette của Pháp đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ cách mạng Mỹ, Laboulaye đã đề nghị dựng một bức tượng khổng lồ để kỷ niệm chiến thắng của nước Mỹ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập. Nhiệm vụ này được giao cho Bartholdi thực hiện.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Bartholdi bắt tay vào công việc này từ năm 1875, một năm trước lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Độc lập 4/7/1776 của nước Mỹ. Nhưng ông không thể hoàn thành ngay công việc của mình. Ông đã phải sang Mỹ vài lần để chọn chỗ đặt bức tượng. Chỗ đặt được chọn là cảng New York. Bức tượng có cánh tay phải cầm cây đuốc rực sáng coi như ngọn đèn pha của cảng. Như vậy pho tượng phải có độ cao như một ngọn đèn pha trên bệ. Riêng cánh tay giơ bó đuốc đã dài tới 12m, ngón trỏ dài 2,4m, cái đầu tính từ cằm tới vuơng miện cao 5m, riêng cái miệng rộng 1m.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Bức tượng dự kiến làm bằng đồng, cao 46m. Nhưng khi thiết kế bản vẽ xong, vấn đề nảy sinh là làm sao nó có thể đứng vững trước gió bão của biển cả ở cảng New York. Khó khăn này được giải quyết nhờ sự trợ giúp của công trình sư tài ba Eiffel, người đã dựng tháp Eiffel nổi tiếng. Eiffel đã đề nghị dựng một khung bằng thép làm giá đỡ bên trong của pho tượng, đủ nhẹ để không ảnh hưởng đến bệ pho tượng và đủ vững để chống chọi với phong ba. Tượng được ghép bằng những lá đồng sẽ phải cách ly với khung thép bằng những tấm cách điện để tránh hiệu ứng pin kim loại làm rỉ chỗ ghép do hơi nước biển gây nên.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Ngày 4/7/1884, tại Paris đã diễn ra lễ trao tặng bức tượng cho nước Mỹ. Gần một năm sau, tháng 5/1885, bức tượng được tháo rời, xếp vào 214 công-ten-nơ, đưa lên tàu chiến Pháp để sang Mỹ. Tháng 4/1886 bệ tượng ở New York được dựng xong và công việc ghép tượng bắt đầu. Tháng 10/1886, trước sự chứng kiến của các quan chức cao cấp Pháp và Mỹ, tấm khăn phủ tượng Thần Tự Do được long trọng kéo xuống. Một trăm năm sau, năm 1986, người Mỹ cùng với tổng thống R.Reagan đã kỷ niệm trọng thể 100 năm tượng Thần Tự Do.[/FONT]








Số phận Tượng Thần Tự Do Hà nội








[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Bức ảnh chụp bản tin trên báo Đông Pháp ngày 2/8/1945 cho biết, pho tượng "Bà đầm xoè" bị giật đổ 9 giờ 45 phút ngày 1/8/1945. Đoạn cuối có ghi: "Lúc tượng ngã xuống thì đã có đống cát đỡ ở dưới để từ từ hạ xuống xe ô tô chở hàng. Hai pho tượng ở Cửa Nam và Trường Thi được đưa về...", những dòng kết không có trong bức ảnh làm ta tò mò muốn biết: Cuối cùng số phận của Tượng thần Tự do ở Hà nội ra sao?[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Câu chuyện nói nghe như đùa, nhưng có thực – thực 100% với nhiều tư liệu cụ thể![/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nhân ngày Quốc khánh Mỹ, tôi xin kể lại như là một món quà đặc biệt.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Trước đến nay, ai cũng cho rằng chỉ có duy nhất một tượng Nữ Thần Tự Do ở Mỹ. Kỳ thực có đến 3 cái. Tuy nhiên, trên thế giới, hiện nay trong thực tế chỉ còn lại hai tượng Nữ Thần Tự Do mà thôi:[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]M[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]ột là pho tượng khổng lồ đứng sừng sững như là một kỳ quan của nhân loại trên cù lao “Liberty Island” ngoài cảng khẩu của đô thị New York (USA). Hình ảnh của nó quá phổ thông nên ai cũng biết. [/FONT]







[FONT=Times New Roman, Times, serif]Tượng Thần Tự Do ở New York[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Hai là pho tượng phiên bản nhỏ hơn dựng tại trên bờ sông Seine nơi cầu Grenelle ở Paris (Pháp). Tượng này ít người biết nếu không có dịp du ngoạn trên sông Seine bằng thuyền máy (bateau mouche).[/FONT]






[FONT=Times New Roman, Times, serif]Tượng thần Tự Do ở Paris[/FONT]



[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Vậy đâu là pho tượng Nữ Thần Tự Do thứ ba?[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Xin thưa rằng đó cũng chính là một phiên bản nhỏ khác của pho tượng New York. Nó chỉ cao 3 thước và đã được đem đến Hà nội chính xác vào ngày 15 tháng Ba năm 1887 nhân dịp Triển lãm của chính phủ Bảo hộ Pháp đầu tiên ở Việt Nam. Rồi sau đó, tượng được dựng tại trung tâm của Thành phố Hà Nội trong nhiều năm trước mắt của người dân ở đây. Nhưng tại sao rất ít người biết? Câu chuyện ly kỳ này khá bất ngờ và nhiêu khê, nên tôi xin hạ hồi phân giải.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Trước hết, nhân ngày Quốc Khánh Mỹ, chúng ta hãy ôn lại vài nét lịch sử của pho tượng khổng lồ tại New York như là một biểu tượng hào hùng không riêng gì của dân Hoa kỳ mà là của toàn nhân loại:[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tượng này là tặng phẩm đặc biệt mà nhân dân Pháp gửi tặng cho Hoa kỳ vào năm 1884 để kỷ niệm ngày lễ Bách Niên Độc lập của quốc gia trẻ trung này. Tượng do điêu khắc gia Pháp rất nổi tiếng vẽ kiểu là Fédéric August Bartholdi. Nó không phải đúc nguyên vẹn một khối mà lại được tạo ra bằng cách dát và chạm hàng trăm mảnh kim khí rời rạc để cuối cùng ráp lại ( theo phương pháp Repoussé). Những mãnh rời đựng trong 214 thùng gỗ để chở bằng tầu thủy từ Pháp qua Hoa kỳ. Sau khi được ráp lại thì pho tượng cao 151 feet 1 inch (46 thước 05) tính từ chân cho đến ngọn đuốc, nặng 204 tấn. Cái cốt sườn trong pho tượng bằng sắt được vẽ kiểu do kỹ sư trứ danh Pháp là Alexandre Gustave Eiffel, người về sau đã dựng nên cái tháp sắt Eiffel đứng trong lòng thành phố Paris.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tượng Thần Tự Do được dựng trên một cái bệ khổng lồ cao 154 feet (47 thước) vẽ kiểu do kiến trúc sư Hoa kỳ Richard Morris Hunt. Trên một bảng đồng gắn vào bức tường phía sau bệ, có khắc bài thơ của nữ thi sĩ Emma Lazarus với nội dung là lời mời gọi thiết tha của Nữ Thần đối với những người bị áp bức ở thế gian đại khái như sau:[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Đón lại cho ta bao người mệt lả[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Kẻ khốn nghèo từng muốn hít Tự Do[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Cùng người không nhà, cuồng phong tơi tả[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Ta giơ đuốc này, cửa vàng rộng mở![/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]…Give me your tired, your poor,[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Your huddled masses yearning to breathe free,[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]The wretched refuse of your teeming shore.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Send these, the homeless, tempest-tost to me,[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]I lift my lamp beside the golden door!"[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tượng được thể hiện bằng hình một phụ nữ mặc áo choàng rộng, tay phải giơ cao một bó đuốc lửa đang cháy, trên đầu đội một cái mão có bảy tua dài và nhọn tượng trưng cho nguồn ánh sáng lan tỏa ra khắp bẩy đại dương và bẩy châu lục. Tay trái cầm tấm bảng ghi những chữ July 4th là ngày tuyên bố độc lâp của Hoa kỳ, chân của tượng mang mang sợi xích sắt bị chặt đứt, hàm ý cho tinh thần bất khuất chống sự nô lệ. Do đó, tên khai sinh chính thức của pho tượng là “Liberty enlightening the world” (Tự Do soi sáng thế giới).[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Vậy cơ duyên nào đã khiến một phiên bản của tượng Tự Do này được chở qua Hà nội rất sớm? Nói thật chính xác, nó đã đến Hà Nội vào ngày 15 tháng Ba năm 1887 - nghĩa là chỉ 5 tháng sau khi pho tượng khổng lồ chính thức được khánh thành tại New York như là một tặng phẩm của nhân dân Pháp để kỷ niệm lễ Bách chu niên nền Độc lập Hoa kỳ.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nguyên do là người Pháp thực dân mới đặt ách thống trị trên nước Việt Nam theo Hòa Ước Bảo hộ Patenôtre năm Giáp Thân (1884) đã mở ra một Hội chợ triễn lãm nhiều sản phẩm đặc biệt của Pháp như xe đạp, tầu hỏa v.v... Người Pháp đã nhắm nhiều ý đồ: trước hết là muốn phô trương thanh thế của người thắng trận và sự ưu tú kỹ thuật của mình trong mắt người dân bị trị, sau là muốn tự gán cho mình vai trò “khai hóa” có nhiệm vụ đem ánh sáng văn minh và tự do lại cho người dân thuộc địa. Bởi thế, chính quyền Bảo Hộ Pháp không thấy gì mâu thuẫn khi đem trưng bày pho tượng Tự Do ở Hà Nội cả.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Đương nhiên nhân dân Việt Nam thuở đó khó mà chấp nhận điều này và còn coi là ô nhục vì cả nước Việt Nam vẫn còn sôi sục phong trào Cần vương, Văn thân chống đối với người Pháp và nói rõ thêm là ảnh hưởng ngàn năm của văn hóa văn minh Trung Hoa còn sâu đậm trong tâm trí Việt Nam nên vẫn hững hờ và có vẻ không ưa chuộng những sản phẩm từ Âu Mỹ lại.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Theo Nguyễn Phúc Bừu Diên và Phạm thị Hoàng Oanh trong Quê Hương Hoài Niệm, chính hội “Huynh Đệ Bắc Kỳ” đã đặt mua tượng Thần Tự Do cho cuộc Hội Chợ rồi sau đó hiến tặng cho thành phố Hà Nôi. Tượng cao 3 thước, bằng 1/16 pho tượng khổng lồ ở New York được khánh thành trọng thể tại một công viên sau này là Vườn hoa Chí Linh ở trung tâm thành phố Hà Nội.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nhưng người dân Hà Nội đã hoàn toàn mù tịt về ý nghĩa “Tự Do soi sáng Thế giới” nguyên thủy của pho tượng. Mà ví dụ có ai hiểu chăng thì lại càng thấy đây là một sự khôi hài chua chát vì rõ ràng người Pháp thực dân là những kẻ cướp Tự Do đã hoàn toàn đi ngược lại với lý tưởng của Cách Mạng Pháp là “Tự do, Bình đẳng, Bác ái" (Liberté, Égalité, Fraternité).[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Dân Hà Nội bèn gọi tượng Tự Do bằng một xước danh là tượng “ Đầm Xòe”, vì trong mắt họ, đây là một mụ đàn bà Pháp ăn mặc lạ mắt lòe xòe. Chữ “xòe” cũng có thể do nhìn cái mão đội đầu của bức tượng với 7 tua xòe ra.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Trong con mắt của người dân, họ đã lẫn lộn tượng Nữ Thần Tự do Hoa kỳ với Đầm xòe Pháp tức là hình ảnh bà Marianne, biểu tượng của Pháp quốc thường in trên những tờ giấy bạc Đông Dương. Bà Marianne này khi thì đội nón da La Mã, khi thì đội vòng nguyệt quế, khi thì đội mão có tua xòe. Nói chung thì mọi phụ nữ Tây phương mặc áo quần lòe xòe đều được dân ta gọi là “đầm xòe” tuốt. Dân ta thời Pháp thuộc càng cảm thấy nhục nhã bực bội khi thấy trên những tờ bạc thấy những bà đầm vịn vai một ông quan Nam triều mặc áo gấm mang thẻ bài hay ngồi trên bục cao xoa đầu một phụ nữ VN ! Do đó, dân Hà Nội cũng xếp Nữ Thần Tự do Hoa kỳ là cá mè một lứa.[/FONT]










[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Đầm xòe Tự Do Hoa kỳ đứng ở vị trí đắc địa là vườn hoa Chí Linh nhìn ra hồ Hoàn kiếm chưa nóng chỗ, thì vào 4 năm sau, vào ngày Quốc khánh Pháp Cát-to duy-ét (14, Juillet) năm 1890, nó bị người Pháp thay thế bằng tượng của ông Paul Bert, nguyên là tổng trú sứ Pháp đầu tiên ở Bắc kỳ. Ông này vừa là khoa học gia vừa là chính trị gia có đường lối cai trị mềm mỏng khôn khéo, bị bịnh chết năm 1886 ở Hà Nội sau bẩy tháng nhậm chức. Chính quyền Bảo hộ Pháp muốn dựng tượng Paul Bert vì muốn dân Việt Nam vinh danh ông là “ đại ân nhân “ của mình cũng như đã nhồi sọ trẻ con Việt Nam với một bài tập đọc đề cao công ơn ông trong cuốn Quốc văn Giáo khoa thư lớp Dự bị ![/FONT]








[FONT=Times New Roman, Times, serif]Ca ngợi Paul Bert[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Một chuyện khôi hài là người Pháp vội vã kéo “Bà đầm xòe Mỹ” xuống đồng thời chở tượng Paul Bert Pháp tới, nên hai tượng nằm lăn lóc cạnh nhau trên cỏ trong lúc chờ đợi lấy đá từ núi Vosges bên Pháp là quê hương của Paul Bert chở sang VN để làm bệ tượng cho ông. Do đó tạo ra dịp để trẻ con Hà Nội bày ra câu hát nhảm sau:[/FONT]



[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Ông Bôn-be lấy Bà Đầm[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Trước nhà kèn ò e ý e[/FONT]



[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]


[FONT=Times New Roman, Times, serif]Tượng Paul Bert ở hoa hoa Chí Linh, trước nhà kèn[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Vườn hoa Chí Linh sau đó được gọi tên mới là Công trường Paul Bert, còn Bà Đầm xòe được dời lên đỉnh Tháp Bá Kim (quen gọi là Tháp Rùa) xoay mặt về Ngân Hàng Đông Dương, nhưng bị dư luận phản đối dữ dội: đứng ở vườn hoa chưa đủ cao sao mà còn đòi lên đỉnh tháp Rùa![/FONT]










[FONT=Times New Roman, Times, serif]Tượng Thần Tự Do (bà đầm xoè) ở vườn hoa Cửa nam (Place Neyret)[/FONT]






[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Cuối cùng Bà Đầm xòe được chuyển đến vườn hoa Neyret phía tây hồ Hoàn Kiếm - tức là Vườn hoa Cửa Nam gần Thư viện Quốc gia để đứng đó trong nhiều năm trong sự thờ ơ của dân chúng, để đêm đêm chứng kiến những cặp tình nhân tình tự bên dưới. Rồi đến năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, thị trưởng Thành Phố Hà Nội là bác sĩ Trần văn Lai muốn xóa bỏ tàn tích xâm lược nên ông quyết định sửa đổi tên đường và giật đổ tất cả những tượng mà Pháp dựng lên ở Hà Nội như Thống chế Foch, tên buôn súng Jean Dupuis và đương nhiên Bà Đầm xòe không thoát khỏi số phận hẩm hiu. Trong cao trào yêu nước này, dân Hà Nội lại có dịp hát châm biếm rằng:[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Bôn-be với mụ Đầm Xòe[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Ta kéo chúng xuống, ta đè chúng lên ![/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tất cả tượng đồng trên của Pháp ở Hà Nội được chứa trong kho phế vật của sở Lục Lộ Thành Phố. Những tưởng chúng nằm đó yên thân vĩnh viễn. Ai ngờ đến năm 1949, chùa Thần Quang thuộc làng Ngũ Xã khởi công đúc pho tượng Phật A di đà. Pho tượng này dự tính là pho tượng Phật lớn nhất ờ VN: thân tượng cao 3.95 thước, tai Phật dài 70 cm, chu vi tượng 11.6 thước, nặng 11 tấn, tòa sen gồm 96 cánh nặng 1.6 tấn. Trong 3 năm chuẩn bị, mặc dù nhà chùa kêu gọi khách thập phương quyên góp rất nhiều đồ dùng bằng đồng, nhưng vẫn không đủ đồng để đúc Phật, nên vào năm 1952, thị trưởng Hà Nội đã tặng nhà chùa tất cả các pho tượng chứa trong kho Lục Lộ, trong đó có tượng Bà Đầm xòe…[/FONT]





[FONT=Times New Roman,Times, serif]T[/FONT][FONT=Times New Roman,Times, serif]ượng Phật A di đà tại chùa Thần Quang - Làng Ngũ Xã - Hà nội[/FONT]



[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Câu chuyện Bà Đầm Xòe Hoa Kỳ lưu lạc qua Hà Nội là như vậy. Luân lý của câu chuyện có thể tóm vào những điều sau:[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]- Ý nghĩa chính yếu “Tự do soi sáng Thế giới” của tượng Thần Tự do nguyên thủy bị xuyên tạc hay bị lạm dụng khi người Pháp là kẻ thống trị muốn áp dụng cho người dân Việt Nam dưới ách lệ thuộc của mình; do đó giá trị cao đẹp của tượng Thần Tự do không được đón nhận hoan nghênh, trái lại còn bị gán ghép là biểu tượng của nô lệ đề cuối cùng bị giật đổ. Đây là bài học “Chính Danh là quan trọng” làm gương cho lịch sử.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]- Trên khía cạnh triết lý, tượng đồng bia đá dầu có kiên cố và kỳ công bao nhiêu cũng không thể trường tồn với cảnh vật đổi sao dời của thế cuộc. Trường tồn vĩnh cửu có chăng là cái tinh thần ! Người Pháp đã dựng bao nhiêu tượng của họ trên đất nước Việt Nam bây giờ còn đâu nữa. Nói chung chung một cách khôi hài dí dỏm, bao nhiêu tượng của những người Pháp xâm luợc rốt cuộc cũng “hóa thân” vào bụng Phật trong ý nghĩa “ vô thường” của thế giới ta-bà này.[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]BS LÊ VĂN LÂN, 1/9/2005[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif](Nguồn: khoahoc.net)[/FONT]



[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]BONUS 1:[/FONT]






[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][Mẫu tượng Thần Tự Do.] Fernique, Albert -- Photographer. 1883[/FONT]







[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][Hình ảnh công xưởng với mẫu tượng ở hậu cảnh]. Fernique, Albert -- Photographer. 1883[/FONT]







[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][Những người thợ thi công xây dựng tượng.] Fernique, Albert -- Photographer. 1883[/FONT]





[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né



[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][Công nhân gia công các tấm đồng của tượng.]. Fernique, Albert -- Photographer. 1883[/FONT]







[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][Gia công bộ khung và phủ bề mặt bàn tay và cánh tay trái.]. Fernique, Albert -- Photographer. 1883[/FONT]







[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][Công nhân gò các tấm đồng ghép tượng.]. Fernique, Albert -- Photographer. 1883[/FONT]







[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][Giàn giáo dựng để lắp giáp tượng, Paris.]. Fernique, Albert -- Photographer. 1883[/FONT]



[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][Quang cảnh khu vực dựng tượng ở Pais, ngổn ngang vật liệu, đầu bức tượng, và nhóm thợ tập trung phía trước chân trái tượng.]. Fernique, Albert -- Photographer. 1883[/FONT]






[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][Dựng tượng Thần Tự Do ở Paris, một nửa bức tượng đã dựng xong, đầu tuợng và ngọn đuốc còn nằm dưới chân.]. Fernique, Albert -- Photographer. 1883[/FONT]




[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Fernique, Albert -- Photographer. 1883[/FONT]



[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][Đầu bức tượng T[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]hần Tự Do được trưng bầy tại một công viên ở Paris.]. Fernique, Albert -- Photographer. 1883[/FONT]


BONUS 2:



[/FONT]
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né




“Métropole” không phải là khách sạn ra đời sớm nhất nhưng chắc chắn là khách sạn có truyền thống lâu bền và tiêu biểu nhất gắn với Hà Nội. Buổi đầu Tây chiếm đóng, một số quán trọ đã xuất hiện tập trung bên Bờ Hồ và dọc Phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền).







Ở Sài Gòn, chỉ một năm sau khi buộc nhà Nguyễn “nhượng đất”, viên Phó đô đốc thực dân Lagrandière đã ban hành quyết định thành lập một Vườn Bách Thảo và Bách Thú vào ngày 10/6/1863. Còn ở Hà Nội, một khu vườn tương tự được khởi công vào năm 1890, tức là chỉ 2 năm sau khi Hà Nội được vua Đồng Khánh trao cho Pháp làm thành phố nhượng địa.








Ban đầu nó chỉ là một vườn thí nghiệm, được trao cho một viên dược sĩ hải quân biệt phái về Sở Nông lâm để nghiên cứu phương thức di thực các loại thảo mộc từ nước ngoài, nhất là từ các thuộc địa châu Phi qua để bổ sung cho các loại cây trồng đô thị và phát triển trồng trọt Dần dà cùng với các giống cây, ngày một phong phú là một số thú nuôi thích hợp như hươu nai, đặc biệt thu hút người xem là gấu, cọp và voi cùng nhiều loại chim muông nên vườn còn đựoc gọi là Bách Thú.







Đền hàng hoa



Ban đầu, khu vườn cây trồng và nuôi chim thú này chỉ là một cảnh quan hỗ trợ cho không gian của Phủ Toàn quyền Đông Dương, trên đất của các làng Ngọc Hà, Hữu Tiệp và Khán Xuân.
Không gian này bao lấy môt gò núi đất nhỏ mà dân vẫn quen gọi là Núi Nùng, nhưng tên dân gian của nó là Núi Sưa vì trên đó mọc nhiều loại cây này. Trên lưng núi, lại có đền thờ Huyền Thiên Hắc Đế, tương truyền là người giúp nhà Lý đánh giặc phương Nam, nên được phong làm thành hoàng của mấy làng trong khu vực. Ngay chân núi lại có mấy hồ nước hơn hẳn vườn ở Sài Gòn. Ở đây từng có một ngôi “đền Hàng Hoa” rất đẹp







Vui nhất là Chợ Đồng Xuân
Thức gì cũng có xa gần bán mua”
Câu ca dao này hẳn ra đời muộn hơn năm 1888 là thời điểm chính quyền Pháp bắt tay vào quản lý Hà Nội như một thành phố “nhượng địa” và ngày 6/4/1888 đã ký một quyết định thành lập một ngôi chợ mới.







Chợ Đồng Xuân được lắp đặt bằng khung thép và lợp mái tôn







Hồi xưa, đồng hồ còn là vật dụng hiếm quý nên Hà Nội chỉ có dăm cái đồng hồ công cộng để báo giờ cho dân chúng. Tuy nhiên, chỉ duy nhất một cái đặt chơ vơ giữa khoảng không gian rộng, trên một cái cột gang, tựa như những cột đèn khá phổ biến đương thời.







Hoàng thành Thăng Long qua các triều đại có thể to nhỏ khác nhau, vòng thành có thể rộng hẹp khác nhau, nhưng trên trục hoàng đạo nối từ Cửa Bắc đến Cửa Nam có một địa điểm không khi nào thay đổi, đó chính là Điện Kính Thiên.







Một góc điện Kính thiên-Công trình phòng thủ của quân Pháp








Những nhịp cầu rất đặc trưng in trên nền trời giúp chúng ta dễ dàng định vị được con đường được chụp trên tấm ảnh này. Người Pháp gọi chung con đường chạy dọc bờ sông Hồng này là “Quai de Commerce” (Kè Thương mại). Hãy để ý lúc này chưa có đê dọc Sông Hồng







Phố hàng Đào. Rue de la Soie – tên gọi chính thức bằng tiếng Pháp trong bản đồ hành chính thành phố Hà Nội – đủ để giải thích tên gọi “Hàng Đào”. Đây chính là phố bán các loại vải vóc, tơ lụa mà có lẽ là loại vải màu điều (đào/đỏ).
Ngôi nhà ngoài cùng bên phải ảnh chính là nhà số 4 nơi cư trú của gia đình cụ Cử Lương Văn Can. Ngôi nhà 2 tầng có lan can màu trắng cách 2 ngôi nhà tiếp theo là nhà số 10 nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.







Điểm rẽ của 2 tuyến xe điện, một đi thẳng vào Hàng Đào đi tiếp tới Chợ Đồng Xuân; một rẽ trái theo phố Hàng Gai lên Cửa Nam






Mã Mây xưa kia là 2 phố với hai đặc trưng hàng nghề là Hàng Mây ở đoạn gần Hàng Buồm và Hàng Mã Vĩ ở đoạn sát Hàng Bạc







Người Pháp gọi tên phố Mã Mây là Phố quân Cờ Đen để ghi nhận nỗi kinh hoàng của cả Tây lẫn ta với đám quan quân đến từ Phương Bắc hoành hoành và từng trú quân tại đây.







Nếu chọn một công trình kiến trúc nào xưa nhất, lại ít thay đổi nhất của Hà Nội còn lại cho đến nay thì đó chính là Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
Nhà Thờ Lớn được khởi công vào năm 1884 và khánh thành kịp vào dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 1887. Kể từ đó cho đến nay, kiến trúc dường như không thay đổi. Xem các tấm hình cách đây đã trên dưới một thế kỷ thì thấy rõ điều ấy. Có chăng là sự thay đổi cảnh quan và con người mà thôi.







Nhờ cuộc xổ số năm 1884 thu đuợc 10 vạn đồng, Nhà thờ Thánh Joseph đã được khởi công ngay trong năm đó và được xây dựng như diện mạo ngày nay và được khánh thành ngày 23/12/1887, một ngày trước dịp Thiên Chúa giáng sinh.







Phố Cầu Gỗ rất gần Hồ Gươm nhưng bị khuất bởi một dẫy phố nằm kế bên Hồ, có một lối thông sang hồ cũng được coi là một phố (phố Hoàn Kiếm) và đó chính là vị trí của một chiếc cầu làm bằng gỗ bắc qua một con lạch nối Hồ Hoàn Kiếm với một hồ nước không nhỏ có tên là “Thái Cực”, sau khi bị lấp đã trở thành không gian của các phố nằm phía sau dẫy nhà lẻ của phố Hàng Đào (khu vực nay là chợ Hàng Bè).







Cảnh quan Hồ Gươm nhìn từ bờ phía Đông. Dòng lưu bút ghi bên lề tấm bưu ảnh (ngày 10/11/1902) cho biết tấm hình này phải được chụp trước thời gian nó được in thành bưu ảnh và được một khách hàng sử dụng.







Cầu Doumer, nay gọi là Cầu Long Biên khai thông từ năm 1902. Nhưng thưở đầu, mối quan tâm của nhà đầu tư chưa phải ưu tiên giành cho Hà Nội mà tuyến đường sắt chạy từ Cảng Hải Phòng chỉ vượt con Sông Cái (hay Sông Hồng) để đi thẳng lên Vân Nam xâm nhập vào thị trường vùng Tây Nam của cái quốc gia khổng lồ mà tất cả các đế quốc Âu Tây đang mong ước đựợc dự “bữa cỗ Trung Hoa”.







Ga Đầu Cầu tuy nhỏ nhưng đẹp và tiện lợi cho khách nhờ có 2 lối lên
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top