[Thảo luận] Ha ha ha (copy & paste)... "Có thể phải thu phí 10 triệu đồng/xe máy/năm"

ndkhoivtv

Xe tăng
Biển số
OF-83016
Ngày cấp bằng
17/1/11
Số km
1,437
Động cơ
427,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
i giời, mồng 4 Tết vớ được quả tin này. Tuồng năm nay diễn hơi bị hay... :))

Link: http://vtc.vn/1-319372/kinh-te/co-the-phai-thu-phi-10-trieu-dongxe-maynam.htm

26/01/2012 16:21
Theo TS Vũ Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Chính sách giao thông Nhật Bản, việc thu phí có hiệu quả rất thấp trong việc hạn chế tăng trưởng xe máy. Nếu muốn tốc độ tăng trưởng xe máy giảm xuống còn 3%/năm thì có lẽ phải thu phí đến 10 triệu đồng/xe máy/năm.

Liên quan đến đề xuất thu phí phương tiện của Bộ Giao thông Vận tải, TS Vũ Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Chính sách giao thông Nhật Bản, giảng viên Khoa Công trình, Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội đã có bài viết chia sẻ quan điểm với chúng tôi. Quan điểm này của TS Vũ Anh Tuấn xuất phát trên một nghiên cứu thực tế từ năm 2005 về vấn đề thu phí.

Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài viết này.

Cần phải hiểu cho đúng bản chất, vai trò của các loại thuế/phí phương tiện

Chi phí là cơ sở cho việc xây dựng chính sách, do đó chúng ta cần phải hiểu đúng bản chất của các loại chi phí. Trong giao thông có 2 nhóm chi phí. Một là, nhóm chi phí nội sinh gồm các chi phí cố định dùng để xây dựng mở mang hạ tầng và các chi phí biến thiên dùng cho vận hành khai thác và duy tu bảo dưỡng hạ tầng/dịch vụ.

Những chi phí này sẽ do người sử dụng chi trả một phần lớn, phần còn lại do nhà nước bỏ ra vì hạ tầng giao thông còn đem lại các lợi ích xã hội cơ bản khác. Hai là, nhóm chi phí ngoại sinh do những hậu quả của hoạt động khai thác hạ tầng/dịch vụ giao thông gây ra như là tắc đường, tai nạn, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn v.v...

Nhà nước, Bộ GTVT sử dụng các công cụ chính sách (kinh tế và hành chính) để điều tiết, yêu cầu người sử dụng đường hoàn trả các chi phí này một cách công bằng (tương đối) và đảm bảo sử dụng hiệu quả hạ tầng, dịch vụ giao thông.

Để điều tiết các chi phí nội sinh, các nước thường áp thuế/phí cố định (phí trước bạ, phí lưu hành) hoặc theo mức độ sử dụng dịch vụ (phí xăng dầu, phí đường/cầu phà, v.v..) lên chủ phương tiện. Để điều tiết các chi phí ngoại sinh, người ta hay dùng các công cụ sau: phí tắc nghẽn, phí bến bãi, quản lý nhu cầu đi lại, siết chặt quản lý và giám sát hệ thống bãi đỗ xe, chính sách về an toàn giao thông, bảo hiểm tai nạn, quản lý tốc độ, các tiêu chuẩn về môi trường và khí thải phương tiện, phí đánh theo mức độ sử dụng, v.v..

Ảnh minh họa

Thu phí phương tiện sẽ chỉ giải quyết được việc tăng nguồn thu cho ngành giao thông vận tải mà thôi!


Như vậy, lệ phí phí trước bạ và phí lưu hành hàng năm (đang đề xuất) là các công cụ chính sách điều tiết các phí nội sinh cố định. Khoảng 50% các chi phí hạ tầng giao thông thuộc loại phí cố định, tức là mức phí thu không phụ thuộc vào mức độ sử dụng hạ tầng/dịch vụ, mà chỉ phụ thuộc vào loại xe, trọng tải xe.

Lô gíc ở đây là, một khi anh có xe thì anh sẽ sử dụng đường và một khi anh muốn sử dụng đường thì anh phải đóng một khoản phí nhất định để tạo vốn đầu tư. Nói tóm lại về bản chất phí trước bạ và phí lưu hành hàng năm là hình thức mua vé để được quyên vào sử dụng mạng lưới đường, hạ tầng giao thông. Mục tiêu chủ đạo của các loại phí này là tạo nguồn thu hoàn trả một phần các chi phí nội sinh cố định dùng để xây dựng mở mang hạ tầng.

Mục tiêu thứ cấp là hạn chế, giảm dần số lượng sở hữu phương tiện cá nhân. Việc tăng lệ phí trước bạ khi đăng ký xe mới sẽ làm đội chi phí sở hữu xe, do vậy có thể làm suy giảm ý chí mua sắm xe mới của người dân. Còn đối với xe cũ (đã đang ký) thì việc áp dụng phí lưu hành hàng năm cũng nhằm làm tăng đáng kể chi phí sở hữu, sẽ khiến chủ sở hữu phương tiện phải cân nhắc chuyển sang sử dụng phương tiện thay thế rẻ hơn, ví dụ giao thông công cộng hoặc đi xe đạp, đi bộ. Do đó làm giảm mật độ xe, giảm thiểu các tác động tiêu cực (tắc đường, ô nhiễm và tai nạn).

Những mặt hạn chế của phí lưu hành phương tiện hàng năm

Theo nguyên tắc "Lăn bánh trả tiền (Pay as you go)", khi tham gia giao thông mọi chủ phương tiện phải chịu các chi phí nội sinh (cả cố định và biến thiên). Do các chi phí biến thiên (dùng để chi trả cho công tác duy tu bảo dưỡng hạ tầng và quản lý giao thông) tỷ lệ với mức độ sử dụng đường, việc đánh phí cố định như vậy mới chỉ phản ảnh được các phí cố định mà chưa phản ánh các loại phí biến thiên.

Do đó không khuyến khích sử dụng hạ tầng một cách có hiệu quả, tiết kiệm. Một khi phải trả tiền phí, người chủ phương tiện có lẽ sẽ vẫn giữ thói quen sử dụng phương tiện hoặc thậm chí đi nhiều hơn để bù đắp lại khoản chi phí đã bỏ ra.

Trong trường hợp hệ thống giao thông công cộng yếu kém, nếu thu phí quá cao sẽ tạo bất công xã hội. Nhóm người nghèo hoặc thu nhập thấp sẽ phải è cổ để trả phí mà không thể chuyển sang sử dụng giao thông công cộng vì nếu chuyển sang dùng dịch vụ dịch vụ GTCC kém chất lượng, cơ hội việc làm và sinh hoạt sẽ càng khó khăn hơn, lại càng khoét sâu hơn cái hố bất bình đẳng xã hội.

Năm 2005, tác giả thực hiện một nghiên cứu khảo sát, phân tích hành vi sở hữu xe máy của trên 300 hộ gia đình ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố xã hội có ảnh hưởng mạnh hơn các yếu tố kinh tế đến việc hộ gia đình quyết định có mua xe máy hay không. Nói cách khác, đa phần các hộ gia đình đều quyết định mua xe máy khi có thành viên trong gia đình sắp/mới đi học đại học, hoặc sắp/mới đi làm.

Khi hệ thống giao thông công cộng chưa đảm bảo chất lượng, nếu áp dụng hình thức thu phí phương tiên chỉ làm tăng gánh nặng lên vai người nghèo!

Dựa trên mô hình hành vi tìm được, tác giả kiểm nghiệm tác động của chính sách phí thu hàng năm trong điều kiện các thuế/phí khác không thay đổi. Kết quả cho thấy việc thu phí có hiệu quả rất thấp trong việc hạn chế tăng trưởng xe máy.

Trường hợp không thu phí, tốc độ tăng trưởng xe máy là 15%/năm. Nếu thu phí 500 nghìn đồng/xe máy/năm (như mức đề xuất của Bộ GTVT), tốc độ tăng trưởng là 14%, giảm không đáng kể. Bất ngờ hơn, nếu muốn tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 3%/năm thì có lẽ phải thu phí đến 10 triệu đồng/xe máy/năm.

Nguyên nhân chủ yếu có thể là dịch vụ vận tải xe buýt công cộng còn yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu đi lại nhanh, thuận lợi và an toàn của đa phần người dân thành phố, đặc biệt là những người đi làm nên người dân sẵn sàng trả chi phí rất cao để được sử dụng xe máy vì nó nhanh, cơ động, thuận tiện.

Nguyên nhân khác có thể là do "thói quen" sử dụng xe máy hình thành đã lâu nên việc từ bỏ xe máy trong một thời gian ngắn là rất khó khăn đối với người dân. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ là những tham khảo có ích cho Bộ GTVT trong việc tái xác định mục tiêu của việc thu phí lưu hành, tăng lệ phí đăng ký xe, v.v..

Không nên coi việc thu phí là phương án hữu hiệu để chống ùn tắc và giảm tai nạn giao thông

Cần đặt phí lưu hành phương tiện hàng năm trong mối quan hệ tổng thể với các loại thuế/phí khác để điều chỉnh mức phí cho hợp lý và công bằng.

Đối với các loại phí này, phải hết sức lưu ý rằng hiệu quả chống ùn tắc và tai nạn giao thông trực tiếp của chúng có thể là rất thấp, nhưng lại góp phần tạo nguồn thu đáng kể và ổn định để đầu tư phát triển mở rộng đường xá và hệ thống giao thông công cộng, từ đó gián tiếp làm giảm tắc nghẽn và tai nạn.

Cần tham khảo các nước để xác lập mức phí cho phù hợp với thu nhập của người dân. Ví dụ đối với ô tô (xe con và xe tải) mức thu cao nhất trên thế giới là ở Argentina (trên 700 USD/năm), tiếp đến là Singapore (580 USD/năm), Đức (trên 300 USD/năm), Ấn Độ và Indonesia (100 USD/năm), Thailand (50 USD/năm), Philippines (gần 20 USD/năm).

Đối với xe máy, trong khu vực mới có Thailand thu 3.5 USD/năm (khoảng 70,000 VND/năm).

Nhà quản lý cần tham khảo các nước trước khi đưa ra hình thức thu phí hợp lý!

Cần phải xem việc thu phí phương tiện (phí trước bạ, phí lưu hành hàng năm) là những chính sách lâu dài (long-term), tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu cho phát triển giao thông công cộng. Việc thu phí sẽ tạo ra một khoản thu lớn.

Với điều kiện khoản ngân sách nhà nước phân bổ cho ngành giao thông hàng năm không bị cắt giảm, thì khoản thu này cần phải được sử dụng 100% vào đầu tư nâng cấp chất lượng hệ thống giao thông công cộng hiện tại (xe buýt) và xây các hệ thống giao thông mới (hệ thống buýt nhanh, tầu điện nhẹ và tầu điện nặng cả nổi và ngầm), xóa bỏ các nút thắt cổ chai và hoàn thành mạng đường thứ cấp mà hiện nay còn thiết trầm trọng.

Người đi xe máy, ô tô sẽ chuyển sang sử dụng các dịch vụ giao thông công cộng khi chất lượng được nâng cấp, nhờ đó lượng giao thông cơ giới cá nhân sẽ giảm mạnh, ùn tắc và tai nạn giao thông sẽ giảm dần.

Tóm lại, Nhà nước phải có chiến lược sử dụng nguồn thu, cam kết sử dụng nguồn thu minh bạch, cơ chế giám sát đảm bảo đạt hiệu quả chống tai nạn và giảm ún tắc về lâu dài. Làm được như thế thì sẽ nhận được sự đồng thuận của người dân.

TS Vũ Anh Tuấn - Viện nghiên cứu Chính sách giao thông Nhật Bản

Theo VnMedia
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
:-/ Em thấy anh Tuấn phân tích hay đấy chứ ạ! Nhất là cái câu cuối này tầm anh # chắc chả bao giờ tự mình phát biểu được đâu các bác nhỉ :D

Tóm lại, Nhà nước phải có chiến lược sử dụng nguồn thu, cam kết sử dụng nguồn thu minh bạch, cơ chế giám sát đảm bảo đạt hiệu quả chống tai nạn và giảm ún tắc về lâu dài. Làm được như thế thì sẽ nhận được sự đồng thuận của người dân.
 

Hoàng_Gầy

Xe điện
Biển số
OF-71582
Ngày cấp bằng
27/8/10
Số km
3,027
Động cơ
457,410 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Mua xe cũ 2-3tr mà lai phải đóng 10tr để lưu hành trong 1 năm thì..chợ xe Ngọc Hà sập tiệm.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trong táo năm nay, bà Dục có câu đối thoại với anh Thông, đại loại là: anh cứ làm mà không có điều tra nghiên cứu xem dân cần gì, nhu cầu ra sao, cứ làm là làm, mệnh lệnh duy ý chí. Có lẽ em cho câu đó là hay nhất trong phần về giao thông năm nay ợ.
Anh Thông (ô /ă) cứ coi dân là chuột bạch, cứ làm, sai đâu sửa đó. Cái anh í đúng là dám làm, nhưng chưa đúng và cực phản khoa học là cứ làm mà không nghiên cứu các mặt. Chẳng biết anh lấy cái trò xây con lươn ở đâu ra, chẳng hiểu cụ ý nghĩ ra con số 20tr hay 50tr từ bài toán quy hoạch nào hay kinh nghiệm của nước nào...Vừa sang bên GT ngồi, chắc nghĩ: cứ lấy 50tr là ổn, bọn đi 4b mở, thiếu gì tiền. Nếu cần, ta tăng thành 500tr chúng nó cũng phải nộp để mà đi ấy chứ. Toán kém quá !
 

Billduy

Xe tăng
Biển số
OF-12031
Ngày cấp bằng
11/12/07
Số km
1,261
Động cơ
538,534 Mã lực
bài phân tích của a Tuấn rất hay ! a # đọc được chắc mất tiếng luôn ! a # thu phí lưu hành ô tô 20 - 50 tr/năm tương đương 1000 - 2500 usd/năm chắc muốn làm sì căng đan cho Việt nam nói chung và cá nhân anh # nổi tiếng thế giới đây !
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Muốn có cách giải quyết phù hợp với thực tế thì phải đi từ thực tế mà ra, nghĩa là khảo sát, cân đo đong đếm... hỏi han, lấy ý kiến trên diện rộng, càng rộng càng tốt.. rồi thì phân tích và lập số liệu thống kê đầy đủ mới tính toán được... (kiểu như khảo sát 300 hộ gia đình sử dụng xe máy ở HN trong nghiên cứu của anh Tuấn Anh tuy đúng hướng nhưng phạm vi vẫn quá hẹp, chưa ăn thua).

Trong chuyện này kinh nghiệm của các nước khác không phải là yếu tố quyết định vì nước mình chả giống nước nào, dân mình không giống dân nào... lãnh đạo nước mình cũng đ^@ giống lãnh đạo lước lào :P và hoàn cảnh nước mình hiện tại thì nghiêm trọng và thuộc hàng "độc" nhất nhì cbn trong lịch sử TG rồi :(

Em thấy các lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý... bố nào cũng trả lời PV hoành tráng...rằng thì phải làm thế này, phải làm thế kia... nghe thì kinh đấy (cũng có cái hợp lý ) nhưng có ai làm đâu, .. phát biểu mạnh mồm thế chứ hỏi bắt tay vào làm từ đâu? việc gì cụ thể phải thực hiện đầu tiên?... thì khối ông lại ngồi im thin thít :D
 

cuncoi_tichtich

Xe tải
Biển số
OF-91719
Ngày cấp bằng
16/4/11
Số km
393
Động cơ
407,731 Mã lực
em ủng hộ thu phí xe máy 10t/ năm nhưng phản đối thu phí ô tô 20T/năm =))
 

xanh

Xe điện
Biển số
OF-72062
Ngày cấp bằng
5/9/10
Số km
2,807
Động cơ
450,890 Mã lực
Nơi ở
NHÀ THI ĐẤU
Theo tính toán của TS Vũ Anh Tuấn , để giảm tốc độ tăng trưởng xe máy xuống 3%/năm thì xe máy sẽ đóng phí lưu hành xe 10tr/năm . Nếu tương tự thì ôtô sẽ phải đóng phí cao nhất tới 500tr/năm.
Em bán chuồng gà nhà em thui , cụ nào rước hộ liên hệ : Si Giáng , ĐC: 18 Phạm Hùng, HN .Tks!
 
Chỉnh sửa cuối:

xanh

Xe điện
Biển số
OF-72062
Ngày cấp bằng
5/9/10
Số km
2,807
Động cơ
450,890 Mã lực
Nơi ở
NHÀ THI ĐẤU
Trong táo năm nay, bà Dục có câu đối thoại với anh Thông, đại loại là: anh cứ làm mà không có điều tra nghiên cứu xem dân cần gì, nhu cầu ra sao, cứ làm là làm, mệnh lệnh duy ý chí. Có lẽ em cho câu đó là hay nhất trong phần về giao thông năm nay ợ.
Anh Thông (ô /ă) cứ coi dân là chuột bạch, cứ làm, sai đâu sửa đó. Cái anh í đúng là dám làm, nhưng chưa đúng và cực phản khoa học là cứ làm mà không nghiên cứu các mặt. Chẳng biết anh lấy cái trò xây con lươn ở đâu ra, chẳng hiểu cụ ý nghĩ ra con số 20tr hay 50tr từ bài toán quy hoạch nào hay kinh nghiệm của nước nào...Vừa sang bên GT ngồi, chắc nghĩ: cứ lấy 50tr là ổn, bọn đi 4b mở, thiếu gì tiền. Nếu cần, ta tăng thành 500tr chúng nó cũng phải nộp để mà đi ấy chứ. Toán kém quá !
Đã bẩu đừng đưa toán học ra mờ .
 

etran

Xe buýt
Biển số
OF-45461
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
903
Động cơ
468,555 Mã lực
Nơi ở
...in the wind
Theo tính toán của TS Vũ Anh Tuấn , để giảm tốc độ tăng trưởng xe máy xuống 3%/năm thì xe máy sẽ đóng phí lưu hành xe 10tr/năm . Nếu tương tự thì ôtô sẽ phải đóng phí cao nhất tới 500tr/năm.
Em bán chuồng gà nhà em thui , cụ nào rước hộ liên hệ : Si Giáng , ĐC: 18 Phạm Hùng, HN .Tks!
Em đang thắc mắc không biết một số bác có đọc hết nổi bài viết của anh Tuấn không hay các bác chỉ quan tâm mỗi dòng tít thế ạ? :-s
Mong các bác rón tay làm phúc giải thích thêm cho em với, nhất là bác này, em xin đội ơn trước :D

con lậy "Mợ" thiến sót AT.mày chém bão kiểu gia ban thế thì ai đỡ đc
 

hungbm

Xe điện
Biển số
OF-17394
Ngày cấp bằng
15/6/08
Số km
3,464
Động cơ
539,630 Mã lực
Nơi ở
NTL
Năm nay anh # ăn tết to vì cái phát kiến đổi giờ làm sẽ đc thực hiện vào thứ 3 tới đồng thời anh ấy cho rằng toàn dân ủng hộ anh ấy vụ nộp phí lưu hành hàng năm cao gấp 6 lần nước Mỹ.
 

hoatra

Xe điện
Biển số
OF-118695
Ngày cấp bằng
30/10/11
Số km
2,780
Động cơ
411,596 Mã lực
Nơi ở
Nơi vẫn ở
e cứ phải chờ xem hồi sau mới rõ, chưa bít thế nào
 

MsLove

Xe tăng
Biển số
OF-57652
Ngày cấp bằng
25/2/10
Số km
1,493
Động cơ
459,696 Mã lực

ndkhoivtv

Xe tăng
Biển số
OF-83016
Ngày cấp bằng
17/1/11
Số km
1,437
Động cơ
427,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Quả giật tít này rất hay, mới thoạt xem qua thì có vẻ hơi phản cảm, tuy nhiên cái gì cũng đều có nguồn gốc ý nghĩa của nó. Riêng đối với quan điểm cá nhân, trước hàng loạt các "ý tưởng đóng góp", nhà cháu vẫn nghiêng về đề xuất ban đầu là cần hạn chế các phương tiện 2b trong nội đô, việc có thể thu phí lưu hành 10 tr/ 1 năm khác nào gần như cấm 2b!

Hạn chế đến mức tối đa các phương tiện 2b trong nội đô là nâng cao sự đảm bảo an toàn, hiệu quả và kinh tế trong lưu thông. Khi "hướng" được người dân tập trung vào sử dụng các phương tiện công cộng, các phương tiện cá nhân (ô tô) đảm bảo tính an toàn cao hơn, phải vận hành phức tạp hơn đồng thời bắt buộc phải có ý thức chấp hành luật lệ giao thông tốt hơn sẽ làm thay đổi hẳn tập quán sinh hoạt của toàn dân.

Khác với khi còn phổ biến các phương tiện 2b, trước lúc "lên đường", người dân sẽ phải tính toán trước lịch trình, cách thức di chuyển sẽ tiết kiệm hơn, hợp lý hơn. Thay vì cảnh chen lấn xô bồ, cảnh tạt ngang tạt ngửa trong giờ hành chính, người dân sẽ tự giác sắp xếp lại quỹ thời gian tham gia giao thông trên đường một cách hữu hiệu nhất.

Khi đó, mật độ tập trung dân cư tại các khu vực thành thị sẽ tự động được "giãn ra", người ta sẽ không còn cố sống cố chết để "bâu" vào các khu vực trung tâm nữa, bởi vì lúc đó các phương tiện vận chuyển đã có chỗ để "thở" thoải mái, để di chuyển nhanh hơn.

Khà khà... theo nhà cháu, mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn và dễ giải quyết hơn nếu được như vậy. :D
 

inochi

Xe điện
Biển số
OF-28925
Ngày cấp bằng
11/2/09
Số km
2,785
Động cơ
510,625 Mã lực
Nơi ở
HCM
.....
 
Chỉnh sửa cuối:

Wallingforce

Xe buýt
Biển số
OF-82574
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
528
Động cơ
418,430 Mã lực
Website
www.hangchauau.com
Em nghi ngờ trình độ của mấy BT và TS viện nọ viện kia, họ suy nghĩ cách giả quyết vấn đề đơn giản quá, chả có tính đồng bộ gì cả. Căn nguyên chính thì lờ lớ lơ để rồi cứ luẩn quẩn hàng thập kỷ sai đâu sửa đó > sai đó sửa đâu > sửa đâu sai đó > sửa đó sai đâu ...
 

ToLaiNhanDan

Xe hơi
Biển số
OF-126709
Ngày cấp bằng
5/1/12
Số km
189
Động cơ
379,180 Mã lực
em nghĩ là xe đạp lên giá nhất là đạp điện :))
 

pupil

Xe điện
Biển số
OF-54755
Ngày cấp bằng
11/1/10
Số km
2,579
Động cơ
475,060 Mã lực
Quả giật tít này rất hay, mới thoạt xem qua thì có vẻ hơi phản cảm, tuy nhiên cái gì cũng đều có nguồn gốc ý nghĩa của nó. Riêng đối với quan điểm cá nhân, trước hàng loạt các "ý tưởng đóng góp", nhà cháu vẫn nghiêng về đề xuất ban đầu là cần hạn chế các phương tiện 2b trong nội đô, việc có thể thu phí lưu hành 10 tr/ 1 năm khác nào gần như cấm 2b!

Hạn chế đến mức tối đa các phương tiện 2b trong nội đô là nâng cao sự đảm bảo an toàn, hiệu quả và kinh tế trong lưu thông. Khi "hướng" được người dân tập trung vào sử dụng các phương tiện công cộng, các phương tiện cá nhân (ô tô) đảm bảo tính an toàn cao hơn, phải vận hành phức tạp hơn đồng thời bắt buộc phải có ý thức chấp hành luật lệ giao thông tốt hơn sẽ làm thay đổi hẳn tập quán sinh hoạt của toàn dân.

Khác với khi còn phổ biến các phương tiện 2b, trước lúc "lên đường", người dân sẽ phải tính toán trước lịch trình, cách thức di chuyển sẽ tiết kiệm hơn, hợp lý hơn. Thay vì cảnh chen lấn xô bồ, cảnh tạt ngang tạt ngửa trong giờ hành chính, người dân sẽ tự giác sắp xếp lại quỹ thời gian tham gia giao thông trên đường một cách hữu hiệu nhất.

Khi đó, mật độ tập trung dân cư tại các khu vực thành thị sẽ tự động được "giãn ra", người ta sẽ không còn cố sống cố chết để "bâu" vào các khu vực trung tâm nữa, bởi vì lúc đó các phương tiện vận chuyển đã có chỗ để "thở" thoải mái, để di chuyển nhanh hơn.

Khà khà... theo nhà cháu, mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn và dễ giải quyết hơn nếu được như vậy. :D
Cán bộ nói chuẩn lắm vớ !!! :D Em ủng hộ đầu tư phát triển đa dạng kinh tế tại các khu vực nông thôn, không thu đất của họ để sử dụng bừa bãi. Nước ta là nước nông nghiệp, còn những ... 8 năm nữa mới trở thành nước "Công nghiệp hiện đại" , thu hết đất của nông dân bần cùng hóa họ ắt họ sẽ đổ ra các TP để "Làng hóa" về mọi mặt các TP đó thôi, họ là số đông - họ thắng rồi đấy !
(Em leos hiểu nghĩ thế nào mà các "QUAN LON" lại dám phát biểu: đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành trở thành nước "Công nghiệp hiện đại" !)
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuyệt Diệt

Xe buýt
Biển số
OF-65202
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
600
Động cơ
435,641 Mã lực
Mà em cũng công nhận cụ # này nhanh nhẩu nhiệt tình ghê, các cụ bảo cấm sai " nhiệt tình + ngu dốt= phá hoại", em thì muốn thêm là " nhiệt tình + ngu dốt + ghế cao= đại phá hoại"
 

cathoa

Xe đạp
Biển số
OF-128352
Ngày cấp bằng
24/1/12
Số km
17
Động cơ
375,570 Mã lực
hiên tai viêc thu phi oto xe may la không thuc tê bô truong giao thông noi thi hay lam thi kho dây
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top