[CCCĐ] Hà Giang - Ngày trở lại!

Vuhiephd

Xe tải
Biển số
OF-319712
Ngày cấp bằng
15/5/14
Số km
259
Động cơ
293,890 Mã lực
Nơi ở
Trần Hưng Đạo_Thành phố Hải Dương
Cam
Trời mù mây những em thấy chả nhà nào không dừng lại kể cả hội SP. Chụp lia lịa
Cảm ơn cụ,cuối tuần em về hải dương,cụ rảnh mời cụ cafe nhé,em xin ít kinh nghiệm lên Hà Giang
 

VIKO L

Xe điện
Biển số
OF-346330
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
4,746
Động cơ
341,025 Mã lực
Để tạo nên những bức trình tường độc đáo ấy, người Mông thường chọn lại đất có độ kết dính cao, loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác. Trước khi trình tường, người ta làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài 1,5 m, rộng chừng nửa mét. Sau đó đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. Trong quá trình này, người lạ và phụ nữ không được đến.
Chỉ bắc chõ nghe hơi thôi mà chém hay nhờ!
 

dmdviet

Xe cút kít
Biển số
OF-108122
Ngày cấp bằng
7/8/11
Số km
19,854
Động cơ
587,394 Mã lực
Ngôi nhà làm bối cảnh cho phim Chuyện của Pao là nhà ông Mua Súa Páo. Giữa vùng núi đá tai mèo như Hà Giang lại mọc lên một ngôi nhà bằng đất, cao hai tầng, thì quả là hiếm có. Điều ấy đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa mới, trong tầng lớp quý tộc xưa của đồng bào dân tộc Mông vùng cực Bắc.

Ông Mua Súa Páo là một người nổi tiếng và có vai vế ở vùng Cực Bắc. Ông từng giữ chức Trung đội trưởng đội quân của Vua Mèo thời trước Cách mạng tháng Tám 1945. Người ta bảo, ông Páo võ nghệ hơn người, lại có sức khỏe phi thường, có thể một mình tay không đánh thắng hổ. Chính những khả năng ấy đã khiến Vua Mèo yêu quý và tin tưởng cho mời ra để giữ chức vụ cao nhất trong đội quân tháp tùng.

Kiến trúc nhà của ông có gì đó hơi hướng của dinh Vua Mèo, nhưng cũng xen lẫn các kiến trúc khác. Thường thì người Mông có xu hướng ở phía trên cao (phía lưng trừng đồi núi), người Thái có xu hướng ở gần các dòng sông suối nhỏ). Nhà người Mông kiểu nhà trình tường nhưng ở đây lại 2 tầng có pha chút kiến trúc của nhà sàn người mường?

Du khách tranh thủ chụp ảnh phía trong



Thử sử dụng nông cụ (giờ chắc chỉ còn là kỷ vật cũ của khu nhà)



Bức ảnh trong phim Chuyện của Pao được treo trang trọng phía trong

 

dmdviet

Xe cút kít
Biển số
OF-108122
Ngày cấp bằng
7/8/11
Số km
19,854
Động cơ
587,394 Mã lực
Phía ngoài sân, lũ trẻ vùng cao cứ đầu trần phơi nắng mà vẫn khỏe, kể cũng tài thật





Khi rời khỏi Lũng Cẩm chỉ tiếc một điều không có khuôn hình nào chụp tổng thể từ trên dốc xuống. Góc nhìn ngang:

 

dmdviet

Xe cút kít
Biển số
OF-108122
Ngày cấp bằng
7/8/11
Số km
19,854
Động cơ
587,394 Mã lực
Tiếp tục hành trình rời Thung Lũng Sủng Là để đến với nhà Vương





Thay vì đi thẳng lên ngã ba rẽ phải, nhìn đường lạ lạ nên hỏi người dân chỉ đường đền khu Nhà Vương đi qua Sà Phìn, cũng may khi được đi qua cung đường này vì tất cả đều thốt lên quá đẹp





Kể ra mà yếu tim thì nhìn cũng hốt hoảng phết, vì một bên là núi đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm

 
Chỉnh sửa cuối:

dmdviet

Xe cút kít
Biển số
OF-108122
Ngày cấp bằng
7/8/11
Số km
19,854
Động cơ
587,394 Mã lực
Cuối cùng thì cột mộc Sà Phìn cũng xuất hiện - đây là nơi dừng chân, gửi xe để thăm dinh thự Họ Vương



Sẽ không bàn nhiều về lịch sử, vì khi tìm kiếm Vương Chí Sình hay Vương Chính Đức đã quá nổi tiếng và có quá nhiều tư liệu sẵn có. Nhà trình tường đối diện Dinh



Thung lũng Sà Phìn



Nhà trọ bình dân phía đối diện dinh



Cây trên núi

 

dmdviet

Xe cút kít
Biển số
OF-108122
Ngày cấp bằng
7/8/11
Số km
19,854
Động cơ
587,394 Mã lực
Hà Giang là địa bàn cư trú của 22 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo được hun đúc, gìn giữ từ đời này sang đời khác đến nay đã trở thành chuẩn mực giá trị về văn hóa. Trong những giá trị ấy ngôi nhà truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây được coi là những công trình kiến trúc cổ. Đặc biệt nổi bật là khu nhà họ Vương (xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn) đã được Bộ Văn hóa -Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1993.

Cổng vào



Mái nhà được lợp bằng ngói âm dương, và cùng với thời gian những lớp rêu xanh bám đầy trên mái ngói của những ngôi nhà đã gần 1 thế kỷ thể hiện sự trường tồn, thách thức với thời gian.



Di tích Nhà Vương (hay thường gọi là khu Nhà Vương) nằm ở khu trung tâm Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đường đến khu di tích này khá thuận lợi vì cách đường quốc lộ 4c (Hà Giang – Đồng Văn Mèo Vạc) chỉ khoảng 200m đường chim bay, cách thị xã Hà Giang 125km và huyện lỵ Đồng Văn 16km. Khu di tích nằm trong khu vực núi đá tai mèo, trên một địa bàn thế mai rùa giữa thung lũng Sà Phìn, có độ cao 1600m so với mặt nước biển.



 
Chỉnh sửa cuối:

dmdviet

Xe cút kít
Biển số
OF-108122
Ngày cấp bằng
7/8/11
Số km
19,854
Động cơ
587,394 Mã lực
Khu nhà Vương là một dinh thự kiêm pháo đài của dòng họ Vương ở Đồng Văn. Chủ nhân của khu nhà này là ông Vương Chính Đức một thủ lĩnh người Mông quản lý vùng Đồng Văn (khi ấy bao gồm cả huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ ngày nay). Sau Cách mạng tháng 8/1945 Vương Chính Đức được giác ngộ cách mạng và bắt đầu gắn sự nghiệp của mình, của người Mông Đồng Văn với Bác Hồ, với Cách mạng. Ông mất năm 1947 và trao quyền sở hữu cho người con trai của mình là Vương Chí Sình (tức Vàng Seo Lử). Năm 1946, Vương Chí Sình được bầu là Đại biểu Quốc hội khóa I và khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông được Bác Hồ quý trọng, nhận là anh em kết nghĩa và lấy tên là Vương Chí Thành. Năm 1945 Vương Chí Thành được bầu làm Chủ tịch ủy ban hành chính huyện Đồng Văn.

Cửa sổ



Khu Nhà Vương được xây dựng vào những năm đầu Thế kỷ XX, trên khu đất hình mai rùa. Mục đích xây dựng khu nhà vừa là dinh thự, vừa là pháo đài, vừa là nơi ở, nơi làm việc, nơi đăng quang, tiếp khách, đóng quân, giam và xử án. Để đáp ứng yêu cầu đó, đồng thời để cho dòng họ nối dõi tông đường, an khang thịnh vượng, Vương Chính Đức đã tìm đến ông Chương Chiểu-thầy địa lý nổi tiếng người Hán ở Phố Là, huyện Đồng Văn tìm chọn khu đất rất kỹ. Theo một số cụ cao tuổi ở vùng này kể lại rằng: Thầy địa lý đã đi khắp vùng Đồng Văn mênh mông này để tìm đất lập “kinh đô”, trèo đèo lội suối đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác, triền núi này đến triền núi khác; từ Quản Bạ đến Lũng Cú, từ Bát Đại Sơn đến vùng Sơn Vĩ… và cuối cùng dừng lại ở đất Sà Phìn.



Thầy nói với Vương Chính Đức: Đây là mảnh đất có địa thế tuyệt hảo. Giữa thung lũng có một vùng đất nổi lên hình mai rùa – đó là thần kim quy; phía trước trên có 2 ngọn núi: núi bên phải nhọn cao chọc trời, bên trái núi to ngang trời. Đằng sau là bức tường thành (dãy núi) vòng cung tạo cho dinh thự một hậu thế vững chắc. Đây là một mảnh đất ở của bậc anh kiệt, dựng cơ nghiệp trên đó thì sự nghiệp của họ Vương sẽ đời đời vững chãi, con cháu đời đời vinh danh. Vì thế Vương Chính Đức đã quyết định dựng nhà ở thung lũng này.
 
Chỉnh sửa cuối:

dmdviet

Xe cút kít
Biển số
OF-108122
Ngày cấp bằng
7/8/11
Số km
19,854
Động cơ
587,394 Mã lực
Khu nhà Vương là một dinh thự kiêm pháo đài với lô cốt và tường thành hình tròn là một dạng kiến trúc hiếm gặp ở Việt Nam. Nó cũng là dinh cơ có quy mô kiến trúc đặc biệt trong số dinh cơ của các thủ lĩnh người dân tộc ở Việt Nam. Nó đại diện cho loại hình kiến trúc này ở nước ta.




Tòa nhà chính được tổ hợp thành hình chữ mục, theo kiến trúc dinh thự Trung Hoa. Các kiến trúc được xây dựng bố cục hợp lý giữa các loại vật liệu gỗ, đá của công trình, đất chình tường, lợp ngói ống và ngói âm dương – nguồn vật liệu tại địa phương và từ Nam Trung Quốc. Nhiều bộ phận và cấu kiện gỗ, đá của công trình được chạm khắc tinh xảo theo phong cách Hoa Nam. Công trình là sự tổ hợp giao thoa của nhiều nền văn hóa, nhiều phong cách kiến trúc, trong đó nổi lên là sự giao hòa kiến trúc Hoa Nam-Mông. Với những đặc điểm giá trị đó, công trình được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật.



Tòa nhà chính bao gồm bốn nhà trên trục chính và sáu nhà ngang đều làm hai tầng và 64 buồng, diện tích sử dụng cả hai tầng khoảng gần 2000m2.

Tường của các ngôi nhà làm bằng đất (theo địa phương gọi là chình tường), móng bằng đá (kiểu nhà của đồng bào Mông) bên trong lia ván, cột kèo bằng gỗ, sàn lát gỗ. Cấu trúc ngôi nhà theo ba lớp cao dần từ ngoài vào trong (tiền dinh – trung dinh – hậu dinh) ở hai góc nhà trong cùng hậu dinh có hai lô cốt xây bằng đá dày 0,7m rất chắc chắn bền vững.


Xen kẽ giữa các lớp nhà là ba sân: sân tiền dinh, sân chính dinh và sân hậu dinh, cả ba sân đều được lát đá.
 
Chỉnh sửa cuối:

dmdviet

Xe cút kít
Biển số
OF-108122
Ngày cấp bằng
7/8/11
Số km
19,854
Động cơ
587,394 Mã lực
Khu nhà Vương có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật được nằm trong rừng thông có gần 100 năm tuổi. Đây là loại gỗ quý ở vùng cao, những cây thông già có cây một người ôm không xuể, thẳng tắp, cành lá xum xuê. Cây thông được ví như tấm lòng ngay thẳng, mộc mạc chân thành mà phóng khoáng của người Mông. Hệ thống cây thông đã tạo cho khu di tích một cảnh quan tuyệt đẹp, một đặc trưng “miệt vườn” trên Cao nguyên đá Đồng Văn.


Phía trong là các khu tiền dinh, trung dinh và hậu dinh


Giá trị kinh tế xây dựng dinh thự quy ra tiền Đông Dương và quy ra tiền nghe đâu cũng đạt đến con số gần 150 tỷ.
 
Chỉnh sửa cuối:

dmdviet

Xe cút kít
Biển số
OF-108122
Ngày cấp bằng
7/8/11
Số km
19,854
Động cơ
587,394 Mã lực
Phía ngoài hướng dẫn viên hướng dẫn rất nhiều về lịch sử khu dinh thự, nghe đâu cũng là cháu của dòng họ Vương



Do một ngày hành trình dài với đêm trước ngủ muộn, nên thăm dinh nhà Vương một lúc đoàn cũng chuẩn bị kéo nhau về Đồng Văn lấy phòng để nghỉ ngơi.



Cách Đồng Văn có hơn 10km nên giờ này về vẫn quan sát cảnh 2 bên đường tốt




Thi thoảng gặp dân vác những bó thân ngô khổng lồ


Con đường vắt vẻo theo triền núi

 
Chỉnh sửa cuối:

dmdviet

Xe cút kít
Biển số
OF-108122
Ngày cấp bằng
7/8/11
Số km
19,854
Động cơ
587,394 Mã lực
E thích phim này đó cụ, cụ may mắn ghê:D
Vâng chắc số em đỏ :D

ngay trước em đi bộ đội đóng quân ở xã hoàng hoa thám huyện chí linh cũng được ở nhà tường trình rồi cụ ạ...dày khoảng 0.5m...mùa hè rất mát..mùa đông thì ấm..họ cũng trát và quyét ve nhé..em hỏi là sao mà tường dày thế xây bằng gạch gì ? ông chủ nhà bảo tường trình thì em mới biết
Cảm ơn cụ đã chia sẻ, tới cụ đi vào dịp lễ nhớ đặt trước vì dịp 30.4 sẽ đông đấy ạ

Cảm ơn 2 cụ nào đó đã mời rượu em ợ :)
Rượu ngẫu nhiên ạ :)

Cụ làm chuyến Bạch Mộc thì cũng không nên tiếc cung này hôm nào em với cụ chạy lại nhé
Chưa hoàn hồn bác đã lại tính đi tiếp :((

Chỉ bắc chõ nghe hơi thôi mà chém hay nhờ!
Thế mới gọi là chém mà bác :))

Món cháo ấu tẩu em ăn vào mấy hôm sau vẫn còn thấy rạo rực. Khoẻ lắm cụ à :D
Không khỏe thì ngủm ạ :(
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top